12:09 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

LÊ VĂN LỄ VÀ BÓNG CÔ HIỀN

26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14816)

 Thuở ấy vào khoảng năm 1848, nhằm triều vua Dực Tông <Tự Đức>. Mạn Bắc tỉnh Biên Hòa là miền rừng núi hoang vu, do Lạp Man dân ẩn trú. Thổ dân ở lẩn lút trong những trại sách thuộc phủ Phước Long, huyện Phước Bình. Thổ sản đặc biệt trong các vùng là Bối Diệp < lá buông >. Lâm dân thường lấy che chòi, cất trại, đan điệm, dừng vách, bện buồm, chằm áo tơi, làm nón .........
Nhiều nhóm dân Lạp Man chưa chịu thần phục Nam Triều, nổi lên chống đối việc lập Phủ, Trạm,Tuần, Sở, kiểm soát thu thuế Man đinh, tạo miền Đồng Nai thượng nầy ở một tình trạng xáo động, biến loạn, Triều đình cần phải an dẹp. Đã hơn một lần, từ đời vua Thái Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế Nguyễn Phước Khoát. Các Chưởng Cơ Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên được cử đem binh vào bình Man.

Tại miền Đông Giang, Lạp Man dân thưa thớt, nhưng người Việt trú ngụ đông hơn, hợp thành thôn, ấp. Tín ngưỡng dân cư, phần nhiều còn đượm màu Đạo Giáo, nhưng vẫn đầy lòng thành kính. Ở trong ấp, có một vài Bà bóng chuyên ngồi cốt lên đồng xin tiếp xúc với hồn người hoặc Thần Linh. Được tiếng ứng nghiệm, có cô bóng Phạm Thị Hiên, là người đắc thân chủ nhất.
Tiếp tục cuộc bình Man, vua Tự Đức phong cử tiền quân Lê Văn Lễ vào dẹp loạn Côn Man. Đại đội binh mã kéo đến cửa Rạch Đông, vị Đại Thần nghe đồn cốt đồng Phạm Thị Hiên thường xủ quẻ tiên đoán việc hậu lai hung kiết, liền ghé vào vấn quẻ. Cốt thinh ứng cho biết: Tiền quân sẽ <tiền thắng hậu hung>.
Vị lảo tướng có ý giận, nhưng không lộ ra ngoài và vẫn cho tiến quân. Đến vùng Tà Mô Liên có biến loạn. Cụ lảnh binh bình được đám giặc Lạp Man trong một thời gian ngắn. Nhớ lại lời tiên đoán của cốt bóng Hiên, cụ đăm ra lo nghỉ rồi bổng nổi cơn phẩn nộ, liền lập <Hổ Phù lịnh tiển> <bằng tre> sai quân trở lại chém đầu cô Hiên. Cụ truyền lui quân ..........

Chặn đường cụ về, đám tàn quân Thổ Man còn sống sót , phục kích bằng lối <Băng Cung>. Cụ bị sa hầm bẩy, quan quân đã cố gắng, nhưng không sao cứu nguy được. Thấy mình thọ nạn, đúng như lời bói ứng nghiệm, cụ truyền quân phi ngựa theo về Am Cô Hiên để huỷ bỏ lịnh trảm, nhưng đến nơi đao quân đã thi hành , đầu cô Hiên đã rời khỏi cổ, thừa quân đem thủ cấp lên trình báo, cụ tỏ vẽ hối hận và phần bị nạn không thể thoát nguy, nên cụ đành dùng dao tự sát.

Triều Đình được tấu cáo, vua Dực Tôn Tự Đức ban sắc chỉ truy phong cho cụ chức <Khai Nhựt Nguyệt Lê Văn Lễ Đại Thần, Nhứt Thống Bình Man> <Cụ còn có tên tộc ngoài đời là Lê Chuẩn Lễ, nhưng ít được thông dụng>.
Cụ Lê Văn Lễ và cô bóng Phạm Thị Hiên đều bị thiệt mạng trong hai trường hợp hết sức oan uổng. Hồn thiêng của vị Đại Thần và cô Cốt Đồng bạc số, vì oan tình, nên về sau được hiển Thánh. Dân địa phương đều kính nể và sợ oai linh của hai vị và lập miếu tôn thờ: Miếu cụ Lê Văn Lễ tại Chánh Hưng, được gọi là <Miểu Ông Lớn> trở thành danh Ấp.
Trận lụt năm 1940, làm sập Miếu vị Đại Thần Lê Văn Lễ cất tại cận mé Đà Cẩm Vịnh <Bến Vịnh>. Long đình thờ linh vị cụ bị trôi, nhưng không xuôi theo giòng nước mà lại dạt tấp vào bờ bên kia, nơi vàm sông Bé, thuộc làng Chánh Hưng, đồng bào vớt lên. Đến năm 1955, ông Mai Văn Xuồi hiệp cùng Hương Chức tạm dựng một ngôi Miếu nơi đây, để vọng thờ cụ Lê Văn Lễ. Trên tấm bia đá để thờ, được ghi lại <Thống Lỉnh Bình Man Vương Lê Giáp Hiển Trạch Thượng Đẳng Thần>.
HÀNG XÔI: Giửa khoảng hàng <Ông Đội> và <Ba Cửa>, lòng sông Phước Long <ngọn Đồng Nai> nổi lên những gộp đá lớn, nước chảy thành vận xoáy mạnh. Thuở trước, khi miếu <Ông Thượng Đẳng> hãy còn ở bên bờ Bến Vịnh, thì Hương Chức thôn Chánh Hưng chăm lo việc tế tự.
Hằng năm, đến 28 tháng 11 âm lịch là ngày giổ Thần, làng thường dùng ghe chở xôi sang qua sông để cúng. Nhưng mỗi năm đều có một cổ xôi bị rớt chìm tại đây. Thường như thế, nên hàng này được đặt tên là <Hàng Xôi>, mặc dầu, <Miếu Ông Lớn> đã được dời qua nơi vàm sông Bé, không còn chở xôi qua nửa.

Cốt đồng Phạm Thị Hiên cũng được tôn sùng. Nhân dân trong vùng Thiện Tân lập miếu thờ cô tại Thiện Quan, được người trong Ấp kính nể và chỉ gọi tắt là <Miếu Bà Cô>, vì húy kỵ danh xưng.
Tượng <Bà Cô> tiện bằng mít rất đẹp. Trước kia đồng bào địa phương cho tượng đeo kiềng vàng thiệt. Đã nhiều lần, kẻ gian định mò vào miếu trộm vàng, nhưng vì kế hoạch đi xổng đầu không thành, mà bị thiệt thân. Vầ sau kẻ trộm lại đổi chiến lược, đi vào bằng cách trồng chuối ngược rồi dùng chân móc bẻ gảy kiềng vàng. Hương Chức làng được báo mộng mới hay là vàng của Bà Cô đã bị mất trộm. Từ đó, tượng Bà chỉ được trang sức bằng đồ giả.

Sau biến cố 1945, toàn dân kháng chiến chống Pháp. Vào năm 1946, các cấp lảnh đạo tỉnh Biên Hòa có mở cuộc hội nghị với Pháp tại <Miếu Bà Cô>, nhưng cuối cùng, hai giới đương chiến không thỏa hiệp được nhau trên toàn diện.
Đối với vị Thượng Đẳng Thần, Biên Hòa đã có một con đường từ ngã năm Phan Chu Trinh chạy ngang chợ Bình Trước <chợ Biên Hòa>, được đặt tên Lê Văn Lễ để ghi nhớ một vị danh tướng đã thác vì nghĩa vụ dẹp loạn an dân. <Theo Biên Hòa sử lược, quyển 2, của tác giả Lương Văn Lựu>. Hết.
vohawaii

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2022(Xem: 5403)
Một vài chi tiết lịch sử, bổ túc cho con dốc tòa nên thơ nầy và cũng để tặng cho các tác giả: NghiemHai, Nguyễn Trần Diệu Hương và Người xứ bưởi.
14 Tháng Ba 2022(Xem: 6943)
đầy thú rừng và cây cối rậm rạp, mà các vị tiền nhân đã hy sinh, đổ lao nhọc vất vả kiến thiết dần thành khu Hố Nai trù phú hiện nay
01 Tháng Ba 2022(Xem: 4985)
Quê hương Biên Hòa, ngay tại trung tâm thành phố, có một di tích lịch sử; vừa thân thương
27 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3846)
Gốm Biên Hòa gắn với tên tuổi trường Mỹ nghệ Biên Hòa ngày càng được phổ biến trong mọi tầng lớp dân chúng.
12 Tháng Chín 2021(Xem: 4742)
để trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống tinh thần của mỗi người Việt khi sống xa quê.