12:03 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Đàn ông Việt thường quên nịnh vợ.

05 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 10683)
Hổng có đâu.
Tui Nịnh dzrữ lắm à Nghen.

http://img.bongda.24h.com.vn/uploadimage/thumb_files/20110816/bongda_24h_f0e165a011f9fc0c0997fcb887735255ngoanhien2.jpg.jpg
http://multiply.com/mu/thangchocon/image/CMW24Vfw9Ct3LrEpMWyIqw/photos/1M/300x300/5/chung-nhan-rat-nghe-loi-vo.jpg?et=QhPVeTLlU1GxhYHzmtO32Q&nmid=0
http://binhthuong.vnweblogs.com/gallery/6430/previews-med/huhu_g.jpg


Đàn ông Việt thường quên nịnh vợ.

Nếu vợ đẹp thì khen đẹp, nếu quần áo đẹp thì khen quần áo, nếu ngoại hình không đẹp thì khen công dung ngôn hạnh... miễn sao phải chân thật.
...."Có gì đâu! Cứ khen nhiều vào"...
 
Có nghĩa là xấu thì khen đẹp, đẹp thì khen tuyệt đẹp, hoặc NGU thì khen thông minh, vô duyên thì khen có duyên, v.v… Đấy, quý vị nghĩ xem, đàn bà thích được nghe sự dối trá? Xin quý bà lên tiếng cho sáng tỏ việc này…!
Ai cũng biết “đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”.
Đàn ông Việt thường "quên" nịnh vợ. Có nhiều anh biết phụ nữ thích khen, cho nên, đến cơ quan hay gặp chị em ở đâu, anh ta cũng khen lấy khen để. Nhưng về đến nhà, anh ta lại để 'bảo bối' ấy ngoài cửa. Có anh lại sợ khen lắm, vợ phổng mũi, đâm ra tinhtướng.
 
Có một bà vợ thường làm các món ăn rất công phu, cầu kỳ, nhưng chồng lại tỏ ra không biết thưởng thức. Một hôm bà tức mình, luộc một mớ cỏ cho chồng ăn. Chồng ngạc nhiên:" Cái gì thế này? Không thể nào nhai được!" Bà vợ vui vẻ hẳn lên:" Thế ra ông cũng biết là không ăn được à? Vì mọi khi, tôi thấy ông ăn cái gì cũng như nhau cả mà!"
Ai cũng biết “đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”, nhưng hình như với các ông chồng đã kết hôn vài năm, câu nói đó bị họ quên mất. Có chị may được bộ váy mới, mặc thử vào, cứ đứng ngắm mãi trước gương, hết quay đằng trước lại quay đằng sau, mà chồng ngồi đọc báo ngay cạnh chẳng nói câu nào. Cực chẳng đã, chị phải cất lời hỏi:“ Anh thấy em mặc bộ này có được không?” Anh ta vẫn không rời mắt khỏi tờ báo:“ Cũng được”.
Đó là chưa kể còn có những anh, vợ mặc kiểu gì cũng chê không thương tiếc:“ Bộ này không được, trông buồn cười lắm!...”, khiến vợ ỉu xìu như bánh đa gặp nước. Có chị cảm thấy bất lực, dường như không thể làm đẹp để chồng hài lòng được. Và những ông chồng như thế, dẫu có tận tụy với vợ con đến mức nào cũng khó được vợ yêu, gia đình kém hạnhphúc.
Người phương Tây có một nét văn hóa truyền thống là khen phụ nữ, mà nhiều người gọi đùa là "nịnh đầm". Nó gần như một thứ "nghĩa vụ bất thành văn" của phái mạnh, không biết điều đó không phải là người lịch sự, văn minh. Chúng ta du nhập và ảnh hưởng khá đậm nét văn hóa phương Tây, nhưng "văn hóa nịnh đầm" rất đẹp này lại không vào được bao nhiêu.Ở Việt Nam, rất ít khi nghe chồng khen vợ. Ngay cả những người đàn ông, có thể nói là lịch lãm, hình như cũng nghĩ rằng, nói chung, phái đẹp cần được đàn ông tán thưởng, trừ... vợ anh ta. Liệu họ có biết, người vợ nào cũng sung sướng khi được chồng khen? Chắc anh nào cũng biết, bằng chứng là khi chinh phục nàng, chẳng anh nào lại không sử dụng thứ vũ khí này, nào là:“ Em có mái tóc rất đẹp! Em có giọng nói rất hay!...” Có anh còn "dẻo mỏ”:" Em hút hồn anh ngay từ lần đầu mới gặp. Đôi mắt em sao mà sâu thăm thẳm!"...
Thế nhưng, từ khi đã thành "của nhà”, họ không làm thế nữa. Họ xếp thứ vũ khí sắc bén đó vào kho, để cho nó hoen rỉ mà không biết người vợ vẫn rất cần những lời có cánh ấy. Có người còn đi tìm nó không phải từ chồng.
Có nhiều đàn ông biết phụ nữ thích khen, cho nên, đến cơ quan hay gặp phụ nữ ở đâu đó, anh ta cũng khen lấy khen để. Nhưng chỉ cần về đến nhà, anh ta lại để "bảo bối" ấy ngoài cửa. Có anh lại sợ khen lắm, vợ phổng mũi, đâm ra "tinh tướng". Cũng có thể họ nghĩ, đàn bà nào chẳng thích khen, nhưng thích lời khen "ngoại" chứ thích gì "của nội"? Nếu nghĩ thế, bạn đã lầm. Con khen cũng thích. Chồng khen lại càng thích. Lời khen chẳng bao giờ thừa cả. Bạn thử hỏi các ca sĩ xem, có ai thấy chán ngán cảnh khán giả vỗ tay nhiều quá không? Có ai khó chịu khi những "fan" hâm mộ vây quanh xin chữ ký không? Những người sống gần mình, quen biết với mình mà vẫn khen mình, thì càng có giá trị.
Người ta kể rằng, có một gã chiếm được hàng trăm trái tim phụ nữ, và sau đó chiếm đoạt luôn cả tài sản của họ, nên cuối cùng phải vào tù. Một nhà tâm lý tò mò đến tận nơi, xem hắn có bí quyết gì. Ông ta rất bất ngờ vì đó là một gã đã luống tuổi, hình thức bình thường, duy chỉ có cái miệng rất có duyên. Ông hỏi:" Làm thế nào anh chinh phục được nhiều phụ nữ như vậy?" Hắn trả lời cụt lủn:" Có gì đâu. Cứ khen nhiều vào…"
Nhà tâm lý nổi tiếng người Mỹ – Dale Carnegie – thường đi giảng ở các lớp học làm vợ, làm chồng. Một hôm, sau bài giảng về nghệ thuật làm chồng, ông ra bài tập cho học viên về nhà làm. Ông yêu cầu tất cả đàn ông thực hiện“ Một tuần lễ khen vợ”, ngày nào cũng khen từ sáng đến tối. Ông cam đoan sẽ thấy hiệu quả ngay. Học viên chẳng mấy người tin. Có người còn nghĩ là ông nói đùa, nhưng số đông vẫn thử “làm bài tập” xem sao…, và kết quả thật bất ngờ!
Một anh vừa ngủ dậy, nhớ đến bài tập, nói luôn:“ Nằm cạnh em sướng thật, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát”. Vợ tát yêu một cái. Vợ tập thể dục xong, chồng lại khen:“ Hồi này trông thần sắc em rất tốt!” Vợ càng ngạc nhiên, vì chưa bao giờ thấy chồng để ý đến mình. Lúc dọn món ăn sáng ra, anh ta lại xoa hai bàn tay: “ Chà, em làm món gì trông ngon thế!” Vợ sung sướng nguýt yêu chồng một cái nữa. Ăn xong anh ta lại khen:“ Anh thấy đi ăn sáng ở đâu cũng chẳng bằng em làm!”
Trước khi đi làm, ngắm vợ một phút, anh lại thốt lên:“ Em mặc bộ này trông quá được!” Không ngờ, chỉ trong vòng một tiếng, mới khen có mấy câu, mà chưa bao giờ, anh ta thấy trên gương mặt vợ lại có những nét hạnh phúc ngời ngời đến thế! Ra đến cửa, anh còn quay lại:“ Anh đi nhá! Em rất tuyệt”. Hết tuần, có học viên báo cáo với thầy là, chỉ sau một “tuần lễ khen”, anh ta được hưởng hạnh phúc hơn 10 năm chung sống cộng lại.
Một khi đã kết hôn, ai chẳng muốn có hôn nhân hạnh phúc, muốn được vợ yêu. Và để đạt được mục đích ấy, nhiều người đã phải đổ biết bao công sức. Họ lao động cật lực hàng chục giờ mỗi ngày, mua tặng vợ những tặng phẩm đắt tiền, đưa cả nhà đi nghỉ cuối tuần…. Nhưng có một thứ, người vợ nào cũng khao khát, thì họ lại quên. Đó là lời khen.
Tuy nhiên, nếu vợ đẹp thì khen đẹp, nếu quần áo đẹp thì khen quần áo, nếu ngoại hình không đẹp thì khen công dung ngôn hạnh... miễn sao phải chân thật. Khen bừa lỡ thành mỉa mai, thì sẽ tác dụng ngược đấy!
 keditim (sưu tầm)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 498)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3004)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2987)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1410)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1791)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2621)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 4969)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6249)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7760)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13605)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5539)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7091)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8307)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6703)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6030)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7484)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6436)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9901)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6433)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6711)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9407)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8679)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6593)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6426)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”