1:26 SA
Thứ Hai
14
Tháng Mười
2024

Tường thuật chuyến đi công tác tại Asia và họp mặt thầy trò tại trường trung học Công Thanh 11/3/2012

10 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 36277)


Tường thuật chuyến đi công tác tại Asia và họp mặt thầy trò

tại trường trung học Công Thanh 11/3/2012



blank


Như đã trình bày trong bài, "Thầy giáo bất đắc dĩ" mà tôi đã viết nhân dịp lễ Tạ Ơn 2011, trường Trung Học Công Thanh là trường đầu tiên tôi bắt đầu nghề gõ đầu trẻ và nghiệp thầy giáo đã bắt đầu từ trường ấy. Công Thanh và các em học sinh đã cho tôi nhiều kỷ niệm nên tôi có một ước ao là một ngày nào đó, nếu có dịp, thì tôi sẽ về thăm trường cũ và gặp lại các em học sinh của tôi. Ước vọng ấy được sự ủng hộ của Thầy hiệu trưởng Phạm Ngọc Quýnh trao đổi qua email, nhưng thực hiện được hay không thì còn tùy vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là tôi có đi về Việt Nam hay không, về vào dịp nào, và các em học sinh cũ có rảnh để gặp tôi hay có hoan nghênh tôi về thăm trường không?

Trước khi nói về cuộc hội ngộ thầy trò thì tôi nghĩ cũng nên nói sơ qua về lịch sử của trường Công Thanh. Tuy nhiên, vì trí nhớ không tốt lắm nên tôi xin ghi lại đây tài liệu thành lập trường do thầy Hiệu Trưởng Phạm Ngọc Quýnh kể lại, cũng như đóng góp thêm chi tiết của các em học trò Công Thanh.

blank

Trường Trung học Công Thanh được xây cất ngay tại quận lỵ Công Thanh, phía trước là con đường đất đỏ đối diện với văn phòng quận, sau lưng trường là cánh đồng ruộng lúa phì nhiêu thẳng tắp, nối liền hai xã Bình Thạnh và Tân Phú, mà đa số học sinh của trường sinh sống tại hai xã này. Ngoài ra cũng có thiểu số học sinh đến từ các xã lân cận như Bình Hòa, Lợi Hòa, Bình Long, Thiện Tân, Tân Định... etc... Thời đó, học sinh ở Bình Thạnh và Tân Phú phần đông đi học bằng cách... đi bộ. Những gia đình khá giả thì con em được đi học bằng xe đạp... còn học sinh ở xa hơn thì đi bằng xe đò, xe lam... hoặc có thể quá giang... Thầy Cô hay bạn bè đi xe trên đường đến trường. Sau 1975, quận Công Thanh đổi thành huyện Vĩnh Cửu, nay là Vĩnh An. Hai xã Bình Thạnh & Tân Phú họp lại thành xã Thạnh Phú. Trường trung học Công Thanh được xây lại và đổi tên là trường cấp ll Cơ Sở Thạnh Phú.

Theo Thầy hiệu trưởng Phạm Ngọc Quýnh, khóa học đầu tiên của trường là năm 1966-1967, với một lớp đệ thất, học nhờ tại trường tiểu học Bình Thạnh. Lúc đó, Thầy Phạm Văn Bay, là hiệu trưởng trường tiểu học Bình Thạnh kiêm thêm điều khiển. Năm 67-68, Thầy Quýnh về làm hiệu trưởng thì trường có được 2 lớp đệ thất và chuyển sang vị trí mới xây cất, tức là địa điểm của trường bây giờ. Thời gian nầy khá vất vả vì là lúc khởi đầu, có nhiều việc phải làm nhưng rất vui. Thầy kể rằng ban đầu với năm phòng học trên bãi đất trống phải làm sao cho kiện toàn thành khuôn viên trường học đẹp đẽ, cố gắng đặt nền tảng xây dựng thành trường trung học tương đối lớn trong tương lai. Hàng rào xung quanh trường cũng được dựng lên tạo nên sự ấm cúng và an toàn cho học sinh. Những anh chị khóa 1 thời đó mà Thầy còn nhớ như Huỳnh văn Tâm, Huỳnh Minh Hườn, Huỳnh Thị Hồng, Huỳnh văn Cõi, Nguyễn thị Ngọc, Phụng Bình Long, Nguyễn Thị Có cũng phụ giúp xây dựng trường. Bước đầu tuy nhiều thiếu thốn và vất vả nhưng rất vui, vì mọi người đều cùng một tấm lòng, từ trên tỉnh xuống tới quận, thầy trò, cùng ban phụ huynh dốc lòng xây dựng trường ốc cho con em có nơi học hành.

Năm 68-69 có thêm 2 lớp đệ thất nữa. Đến năm 70-71 Thầy về Saigon trình lên Nha Trung học và được phép mở luôn 4 lớp đệ thất (2 lớp nam, 2 lớp nữ) để theo kịp trường Ngô Quyền về mặt này, cũng như để đáp ứng sự cần thiết của địa bàn Công Thanh và các vùng phụ cận như Bửu Long, Tân Thành… Tháng 9 năm 1973, Thầy Quýnh được mời về Sở Giáo Dục Biên Hòa làm Thanh Tra, thầy Lâm Văn Hỷ làm Hiệu Trưởng, thầy Trần Văn Bá làm Tổng Giám Thị, thầy Nguyễn Thanh Liêm làm Giám Học. 

Các Thầy Cô lúc đó phần lớn là học trò của Thầy Quýnh ở trường Ngô Quyền sau khi tốt nghiệp Cử Nhân thì được Thầy mời về CT dạy. Các giáo sư, tính đến năm 1973, có gần 50 thầy cô. Gồm có thầy Phạm Phú Hòa (Lý Hoá), thầy Phan Kim Phẩm (Lý Hóa), cô Nguyễn Thị Tường Lynh (Anh Văn), cô Phan Kim Loan (Lý Hóa), thầy Trần Văn Toàn (Lý Hóa), cô Lương Thị Khá (Toán), thầy Cung Vĩnh Viễn, cô Ninh Nguyệt Thu (Triết), cô Phạm Thị Hòa, cô Lê Thị Mỹ (Văn Khoa), cô Dương Thị Khánh Vân (Công dân, Sử Địa), cô Lê Vĩnh Thu Nga (Sử Địa), cô La Thị Báu, cô Nguyễn Thị Vạn, cô Võ Thị Thanh Hằng (Vạn vật), cô Khánh, thầy Nguyễn Văn Toàn (Anh Văn), thầy Nguyễn Văn An, cô Phạm Thị Quí, Lê Văn Phước, (Quốc văn), Lý Khánh Hồng, Đỗ Hữu Tài, Hà Thị Nhung…

Học sinh khóa 1 thời đó như kể ở trên, thì chị Nguyễn Thị Có là cô giáo đầu tiên trở về dạy tại trường CT. Khóa 2 có Huỳnh Minh Hườn, Xuân Hương, Yến, Triết Lý, Ngọc Anh. Khóa 3 đông hơn, được biết nhiều hơn vì có Tâm, trưởng nhóm trong ban tổ chức đón thầy Phẩm, gồm có Văn Công Danh, Nguyễn Viết Hưng, Vương Kim Lý, Trần Kim Cúc, Trần Mỹ Lộc, Trần Thị Cúc (ca sĩ), Nguyễn Thị Hữu Tính, Lê Kim Liêng, Huỳnh Kim Phụng... Khoá 7 thì có Nguyễn Thế Đình, Nguyễn Ngọc Sương, Phạm Ngọc Đi, Võ Thị Lộc, Trần Thị Kim Chi, Âu Tuyết Thanh, Khâu Bích Liên (USA), Trần Thị Phượng, Trần Thị Hoan, Nguyễn Thị Kim Chi & Đỗ Thị Ngọc Lệ (USA)... Khoá 8 có Trần văn Khoan, Nguyễn Thị Minh Khai (Luxembourg)...

Trường tư thục Quốc Tuấn được thành lập sau trường Công Thanh một năm (1967). Tuy còn non trẻ nhưng hai trường cũng đào tạo được nhiều em đóng góp tốt cho điạ phương. Chỉ trong vòng 7 năm, từ một lớp đệ thất với 50 học sinh học nhờ tại trường tiểu học Bình Thạnh, trường trung hoc Công Thanh phát triển mạnh mẽ với ba dãy building khang trang bao gồm 16 phòng, 23 lớp từ lớp 6 tới lớp 12 tổng cộng gần 1100 học sinh cho tới năm 1973. Học sinh ở các xã lân cận về học ngày càng đông làm cho dịch vụ xe cộ đưa đón học sinh cũng như Thầy Cô ở xa đến trường trở nên tấp nập đông vui.

Sự thành công và phát triển nhanh chóng của trường Công Thanh là cũng nhờ rất nhiều bàn tay đóng góp, nhưng nhân đây xin thành kính tri ân Thầy hiệu trưởng đầu tiên của trường là Thầy Phạm Ngọc Quýnh. Thầy đã dồn hết tâm sức để xây dựng trường ngày càng phát triển vững mạnh. Bên cạnh đó, sự cống hiến giảng dạy, chịu khó đi xa của các Thầy cô từ khắp nơi về đã góp phần to lớn trong sự đào tạo học sinh Công Thanh trở thành những người hữu dụng trong xã hội sau này.

Ngoài những chi tiết mà thầy Quýnh đã ghi trên, tôi xin góp thêm những chi tiết về trường và những kỷ niệm qua trí nhớ của tôi. Trường trung học Công Thanh là một trường quận, xa thành phố, phương tiện đi lại khó khăn và cũng vì hoàn cảnh chiến cuộc thời đó nên sinh hoạt tài chính của đa số dân ở nơi nầy tương đối khó khăn hơn những nơi khác. Tôi còn nhớ là có nhiều em phải thức dậy thật sớm để có giang xe chở cá đưa các em từ Bửu Long đến trường mà nhiều khi, lỡ một chuyến xe thì coi như không đi học được. Tuy nhiên, sự khó khăn ấy là một động lực để các em cố gắng học hành để cải thiện đời sống của gia đình cũng như bản thân. Trong thời gian tôi dạy học đến 1975 tôi chưa bao giờ thất vọng về các học trò của tôi, vì thầy trò đều có cùng một mục tiêu duy nhất là trợ lực nhau để thành công trên đường đời: tôi thì cố gắng trở thành thầy giáo giỏi còn các em thì cố gắng lấy bằng Tú Tài ll để còn lên đại học hoặc đi làm trong xí nghiệp. Tình cảm thầy trò gắn bó cho đến tháng 4 năm 1975 thì tôi từ giã học trò mãi cho đến 37 năm sau mới gặp lại.

Vào tháng 3 năm nay, do nhu cầu của khách hàng cần huấn luyện cách xử dụng các thiết bị của công ty cũng như để giới thiệu những thiết bị mới đến khách hàng, công ty đã cử tôi về làm việc ở Singapore trong hai tuần rồi sau đó thi bay sang Việt Nam làm việc ở đó một tuần rồi tới Indonesia trước khi trở lại US.

Singapore thì hầu như tôi về làm việc mỗi năm nhưng dù thế nào chăng nữa thì tôi cũng không quen được cái nóng và oi bức của khí hậu tại đây. Vì gần đường xích đạo nên khí hậu nóng bức từ sáng sớm đến nữa đêm mà thậm chí khí hậu vẫn nóng dù là ngoài trời đang mưa. Tuy khí hậu quá khắc nghiệt nhưng đời sống của dân cư nơi ấy quá sung túc mà dân trí thì quá cao và trật tự thì quá tốt. Ở Sing, các bạn không thấy cảnh sát ở ngoài đường nhưng tất cả dân chúng đều tôn trọng kỷ luật và đi đâu cũng sắp hàng chờ tới phiên chứ không xô đẩy, chen chút để là người đứng đầu như thường thấy ở những nơi có nhiều người Việt Nam hay Trung quốc.

blank

Lái xe thì dân chúng răm rắp tuân theo luật đi đường, không bóp còi ầm ỉ như ở Việt nam hay xả rác bừa bải như ở Tàu. Trình độ giáo dục ở Sing rất cao vì trường học dạy học trò cách đối xử văn minh ngay từ thời mẫu giáo. Người Sing rất ít nấu cơm ở nhà vì quán ăn có thể tìm thấy mọi nơi mà giá thì còn rẻ hơn là nấu thức ăn ở nhà. Phương tiện giao thông công cộng thì quá tốt nên đa số đi làm hay shopping bằng MRT (Mass Rapid Transit) hay xe bus và chỉ có người giàu mới có thể mua xe mà thôi vì thuế xe rất cao. Giá xe Honda Accord fully equipped ở US chỉ khoảng chừng trên dưới 30K thì ở Sing giá khoảng 100K. Dù đời sống quá cao và quá văn minh nhưng có một việc tôi không thoải mái lắm nếu sống ở Singapore đó là camera được gắn ở khắp mọi nơi và mọi góc đường nên đó cũng là lý do mà tôi không thấy bóng dáng cảnh sát ở đâu cả.

blank 

blank 

Sau khi nhận được rõ ràng lịch làm việc tại Việt Nam, thì qua ý kiến của thầy Quýnh cũng như sự phối hợp chương trình giữa các em học sinh bên Mỹ như Ngọc Lệ và ở Việt Nam như Kim Cúc, Tâm, Kim Lý, Hưng, Danh thì ngày họp mặt để Thầy trò cùng về lại mái trường xưa sẽ được tổ chức vào ngày chủ nhật 11/3/2012. Mục đích duy nhất của tôi cho buổi họp mặt nầy là để tôi được chụp vài tấm ảnh lưu niệm tại trường Công Thanh, ghé thăm lớp học mà 37 năm trước tôi thường đứng trên bục giảng bài, và nhất là được gặp lại các em học sinh của tôi. 

Sáng sớm chủ nhật 11 tháng 3 năm 2012 thì xe công ty đưa tôi về Biên Hòa. Tâm - hội trưởng của nhóm học sinh Công Thanh khóa 3, đã hẹn đón tôi tại chân Cầu Mới và hướng dẫn xe đến trường. Cảm ơn em Tâm vì em đã xóa tan được sự lo âu trong tôi vì ba mươi mấy năm rồi, không cách nào tôi nhớ được đường về Công Thanh mà anh tài xế thì đây là lần đầu tiên anh ấy lái xe về Công Thanh. Khi gặp nhau ở chân Cầu Mới, thì Tâm chạy nhanh đến ôm chầm lấy tôi và nói là "em nhớ Thầy quá, mừng quá khi gặp lại Thầy". Câu nói của em, cử chỉ của em làm tôi vô cùng cảm động với cái tình mà em cũng như các học trò khác đã dành cho tôi. Trong xe của Tâm thì tôi nhận thấy có cô Dương Thị Khánh Vân (con gái thầy Dương Hòa Huân), cô Lê Vĩnh Thu Nga, cô Chỉnh là những đồng nghiệp của tôi tại trường cùng hai em Kim Cúc và Kim Liên là học trò lớp 11 của tôi. Xe Tâm dẫn đường đưa chúng tôi về tới trường Công Thanh. Trên đường đến trường Công Thanh từ Biên Hòa, thì ngày xưa các bạn sẽ đi ngang qua núi Bửu Long với các thợ đập đá mưu sinh dưới cái nóng rực lửa và bụi bậm mù trời. Bây giờ đập đá kiếm cơm không còn nữa mà được thay thế bằng những quán internet, tiệm may, tiệm tạp hóa hay những quán ăn. Con đường ấy tôi đã đi qua bao nhiêu lần bây giờ tôi hoàn toàn không còn nhận ra nữa. Sau Bửu Long thì xe chạy ngang qua vườn bưởi nổi tiếng mà có lẽ các bạn đồng hương Biên Hòa không thể nào quên. Bưởi này có vị ngọt và khô chứ không ướt như các loại bưởi khác. Sau 1975, có nhiều loại bưởi khác đưa vào thị trường Việt Nam như bưởi Năm Roi, nhưng với tôi thì bưởi Tân Triều vẫn là số một của Biên Hòa. Khi gần đến trường thì tôi càng không nhận ra những địa điểm quen thuộc của ngày xưa như quán ăn mà thầy cô thường ăn trưa trước khi trở về lớp học, hay văn phòng quận thì nay nhiều nhà dân được xây cất ở nơi nầy, còn những cánh đồng phì nhiêu thì bây giờ nhường lại cho những căn nhà mới cất hay những công ty buôn bán. 

Xe đến trường thì tôi ngạc nhiên khi thấy trường bây giờ được xây dựng với ba tầng lầu, khang trang vững chắc khác hẳn với tầng trệt nhỏ bé như ngày xưa. Một ngạc nhiên khác là một biểu ngữ to được căng ra hân hoan đón chào thầy cô trở lại thăm trường cũ.

blank

 Khi chia sẻ ý định muốn về thăm trường cũ thì lúc ấy tôi chỉ có ước vọng nhỏ là chụp vài tấm ảnh lưu niệm trước cổng trường mà thôi. Tuy nhiên được sự đồng ý của Vương kim Lý, học sinh lớp 11 của tôi thời đó và hiện là hiệu trưởng của trường, lễ đón tiếp thầy cô sẽ được tổ chức tại lớp học để các em được ngồi trên những chiếc ghế mà ngày xưa có lẽ quá lớn với các em nhưng bây giờ thì quá nhỏ để chịu đựng sức nặng của người trưởng thành nay đã là các phụ huynh sau hơn 37 năm dài với nhiều thay đổi. Khi xe ngừng tại sân trường thì các em nam và nữ chạy ra mừng vui đón chào thầy cô, giây phút ban đầu hơi bỡ ngỡ vì tôi không thể nhớ tên hay nhớ từng khuôn mặt, nhưng rồi khoảnh khoắc ấy cũng qua nhanh, thầy trò tay bắt mặt mừng từ từ thì tôi cũng nhận ra một số em mặc dù sự từng trải để lo toan cho cuộc sống đã làm thay đổi gương mặt và nụ cười của các em và thậm chí ngay cả chính tôi. Cô Vân, Nga, Chỉnh thì đều đã hưu trí nhưng có cô thì vẫn tiếp tục vai trò gõ đầu trẻ cô giáo tại gia còn người thì lo chuyện công đức ở chùa nhưng đa số thì cuộc sống vẫn an bình. Đời sống có nhiều vất vả, tất bật, nhưng nhìn chung, phần đông các em có công ăn việc làm tốt và một số khác thì thành công vững vàng trong xã hội.

Sau một thời gian tay bắt mặt mừng thì tất cả bước vào lớp học, thầy cô thì ngồi trên ghế ở bục giảng bài còn các em thì chen chúc nhau trên những chiếc ghế học trò mà nó hình như quá nhỏ bé so với ngày xưa. Vách tường lớp học thì đầy những vết rong, bảng viết thì đầy bụi phấn trắng mà hình như dù cố gắng lau chùi nhưng vết trắng vẫn nhiều hơn là vết đen cũng như những mái tóc của thầy trò “muối nhiều hơn tiêu”.

blank

 

Em Tâm đại diện cho ban tổ chức và cũng là trưởng nhóm khóa 3 mở lời chào mừng thầy cô trở về thăm trường cũ.

blank

blank

 

Sau đó thì đến mục trao hoa của các em học sinh đến thầy cô. Tôi thì thường xuyên tham dự họp mặt hàng năm của trường trung học Ngô Quyền nhưng toàn là thấy cảnh thầy cô nhận hoa nhưng không ngờ lần nầy thì tôi nhận được hoa từ các học sinh của tôi tại lớp học mà ngày xưa tôi đứng giảng bài. Đó là một cảm xúc khó nói nên lời. 


blank

 

Sau phần tặng hoa thì đến mục thầy cô phát biểu ý kiến. Tôi mở đầu với lời cám ơn các em trong ban tổ chức đã đứng ra tổ chức buổi họp mặt “nhớ đời” nầy, nhưng có lẽ vì quá xúc động với tình cảm của các em dành cho tôi cũng như máy quay phim hướng về tôi liên tục làm tôi càng bối rối hơn nhưng rồi mọi việc cũng qua vì tôi nghĩ các em cũng thông cảm cho tôi, người thầy đã xa bục giảng này hơn 37 năm rồi còn gì!

 blank

Sau đó thì cô Vân, cô Chỉnh và cô Tiếng ngỏ lời với các em học sinh.

 blank

 blank

Kế đến là Vương Kim Lý, đương kim hiệu trưởng cũng mở lời chào mừng thầy cô về thăm trường, rồi đến các em khác. Trong đó có Nguyễn Thị Huệ, hiện là hiệu trưởng trường Định Quán nêu ra một thắc mắc mà em giữ gần 37 năm nay. Mặc dù em cố gắng học thật giỏi, làm bài thật tốt nhưng dù thế nào đi nữa thì “thầy vẫn cho em số điểm hơn trung bình nhưng không phải tối ưu, tại sao vậy thầy”. Em Huệ đã đưa tôi vào vị thế khó xử vì làm sao biết được lúc ấy tôi nghĩ gì nhưng tôi còn nhớ là vào thời ấy, tôi thường hay “giận cá, chém thớt” nên có lẽ tôi “giận ai” rồi trút lên em chăng? Cả lớp cười ồ vui vẻ và thắc mắc của em cũng tan biến đi.

Sau đó là phần trao tặng những món quà gửi đến cho các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đở cũng như trao những tặng phẩm của thầy hiệu trưởng đến các cô giáo của trường.

 blankblank

blank


Trước khi rời trường đi dự tiệc thì thầy trò đã chụp một tấm ảnh lưu niệm trước sân trường.

blank

Cuối cùng là tiệc mừng hôi ngộ thầy trò được tổ chức tại Làng Bưởi Năm Huệ ở Tân Triều do hai em Hưng và Danh bảo trợ tài chính.

blankblank

blank


Tiệc tan vào khoảng 3 giờ chiều sau phần ăn uống và văn nghệ tưng bừng với sự giúp vui nhiệt tình của nhiều ca sĩ điêu luyện của trường Công Thanh như Cúc ca sĩ, Kim Cúc, Kim Liên, Nguyệt Yến, Xuyến, Hữu Tính etc..

 blank blank 

blankblank 

Thầy trò bồi hồi xúc động chia tay nhau với những lời nhắc nhở như “thầy đưa cô về lần sau nhe thầy”, hay “thấy nhớ e-mail cho em nhe thầy”. Tình cảm từ các học trò trường Công Thanh vẫn còn vương vấn trong tôi trên đường trở về Saigon. Tôi và các em học sinh có đồng một ý nghĩ là lần họp mặt thầy trò ở trường Công Thanh và ở trong lớp học ngày chủ nhật 11/03/2012 là việc hiếm có, hi hữu mà có lẽ sẽ không xẩy ra lần thứ hai.

Sau khi trở về lại Saigon từ Công Thanh thì ngày hôm sau và tiếp tục những ngày kế tiếp thì tôi bận rộn với seminar, user forum ở Saigon và Hanoi cho đến tối thứ sáu thì nhận được e-mail từ Kim Cúc cho biết là một phái đoàn học trò Công Thanh gồm 15 em sẽ lên Saigon gặp tôi ở New World hotel để từ giã tôi trước khi tôi rời Việt Nam. Tin nầy đem đến tôi niềm vui xen lẫn lo lắng. Vui vì thấy tình cảm và lòng ưu ái của mấy em dành cho tôi nhưng lo vì một phái đoàn 15 em đến hotel cùng một lúc có vi phạm an ninh hay trở ngại gì hay không? Nhưng tôi bỏ ngay sự lo âu ấy với thái độ là “tới đâu thì tới” nên vui mừng bảo Kim Cúc là “thầy sẽ đợi mấy em ở lobby”. Khoảng 8:30 sáng thứ bảy 17/3 thì một xe van 15 chổ ngồi đổ trước hotel và các em học sinh tuần tự bước ra tay bắt mặt mừng.

blank 

Các em ấy đến thăm tôi, từ giã tôi và đồng thời gửi cho tôi những tấm ảnh và video quay được nhân ngày hop mặt thầy trò. Các em đã thức dậy từ sáng sớm, nhịn ăn sáng để đi Saigon sớm tránh nạn kẹt xe nên khi đến nơi thì các em đã vừa mệt, vừa đói. Tôi hoan hỉ chiêu đãi mấy em món mì vịt tiềm và dim sum tại nhà hàng Dìn Ký ở đường Nguyễn Trải.

blank

 blankblank

Ăn uống chuyện trò thân mật một lúc lâu thì Tâm và các em nhất định phải chở tôi trở lại hotel vì “để thầy đi một mình nguy hiểm lắm!” Các em và tôi bùi ngùi chia tay tại khách sạn với lời hứa là sẽ còn gặp nhau nữa, sẽ còn liên lạc nhau nữa và nhất là “hãy cố gắng giữ gìn sức khõe để còn gặp mặt lần sau”.

blankblank

Sau đó mấy em tiếp tục hành trình đi thăm Huy, một học trò của tôi và cùng lớp với các em, bị tai nạn trong lúc làm việc tại một công trình xây cất. Chuyến đi nầy của mấy em học sinh đã chứng tỏ lòng ưu ái của các em dành cho thầy cũ và sự quan tâm đùm bọc lẫn nhau mà các em dành cho một bạn đồng môn đang nằm trên giường bệnh.

Sau khi rời Việt Nam thì tôi sang làm việc ba ngày ở Jakarta, Indonesia. Chuyến công tác nầy cũng giống như chuyến đi Vietnam là tham dự workshop, user forum và thăm khách hàng, cũng như hướng dẫn cách xử dụng thiết bị của công ty.

blank


blank

Đây là lần đầu tiên tôi đến Indonesia nên cái gì cũng mới cũng lạ cũng đẹp cả nhưng có một điều duy nhất mà tôi cần nói ra là tôi không ăn được thức ăn ở nơi nầy. Indonesia là một quốc gia mà hơn 85% dân số là theo đạo Hồi nên thức ăn, cách ăn mặc, sinh hoạt đều hầu như là theo tôn giáo Muslim. Ví lý do ấy đa số thức ăn là rau cải với nhiều bột nghệ và cari. Còn thịt thì đa số là thịt cừu mà tôi thì không thể nào chịu được mùi hôi của giống thú ấy. Mấy ngày ngắn ngủi làm việc ở bên đó tôi chỉ ước ao được ăn một tô phở nóng hổi của Hòa Pasteur hay tô mì vịt tiềm của Dìn Ký rồi ra sao thi ra!

Trong thời gian tôi làm việc ở Á châu thì thầy Quýnh đến thăm con gái út tại San Jose và thầy rất nôn nóng muốn biết tin tức về cuộc họp mặt thầy trò tại trường Công Thanh. Khi biết được tôi về lại nhà vào thứ sáu 23/3 thì thầy hẹn gặp tôi và Lynh tại nhà hàng Thảo Tiên ở Grand Century Mall. Đây là dịp để tôi kể cho thầy nghe những tin tức “sốt dẻo” từ trường Công Thanh cũng như các lời nhắn ưu ái từ học trò đến thầy hiệu trưởng và đồng thời chia xẻ với thầy những tấm ảnh và những chuyện “tai nghe mắt thấy” mà tôi mang về từ Việt Nam.

 

blank

 Bài viết trên với mục đích chia sẻ với thầy cô cùng bạn hữu những kỷ niệm tôi ghi nhận được trong chuyến về làm việc tại Southeast Asia (Singapore, Vietnam, và Indonesia). Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.

  Phan Kim Phẩm

 March 27, 2012

Xin bấm vào link để xem hình:

https://picasaweb.google.com/103428198526566140169/March122012?authkey=Gv1sRgCNSMpILH2YzW8QE&feat=email

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 183237)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 820)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp của ngày xa xưa trên con đường THĐ - nơi tôi sinh ra và lớn lên.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 788)
phải mang nỗi nhớ nhung ra kể với bạn về một phần đời của Sài Gòn năm cũ. Còn bạn, ký ức nào vẫn còn lưu giữ về một thành phố ngày xưa?
30 Tháng Năm 2024(Xem: 1186)
nhiệt tình của một ông thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt thầy với chân thành thương tiếc!
14 Tháng Tư 2024(Xem: 1004)
Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.
30 Tháng Ba 2024(Xem: 1732)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 1872)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 1692)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1544)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 1349)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 1817)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 1943)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1969)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1816)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2218)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 2801)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 4271)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 3098)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 2925)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2728)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2522)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2496)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2838)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3385)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3666)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 4062)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 4028)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 3565)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 4267)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 4632)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 4883)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 5387)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 5024)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 4932)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 4775)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5734)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5462)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5507)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 6509)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 6585)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 6655)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6381)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5810)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5734)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5710)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 5939)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6494)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 5968)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 7279)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.