Giấy rách phải giữ lấy lề.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ nước ta có thật nhiều câu rất thâm thúy, càng suy nghĩ càng thấy thấm thía vô cùng và mãi mãi có giá trị với thời gian.
Đơn cử câu: " giấy rách phải giữ lấy lề" mà tôi được thầy dạy năm đệ lục( bây giờ là lớp 6), cách nay 50 năm giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Câu nói mộc mạc theo nghĩa đen khiến ta hình dung trang giấy tập vở học sinh, bên lề trái lúc nào cũng có một lằn kẻ màu đỏ thẳng đứng từ trên xuống. Mục đích phần chừa đó để thầy cô đánh giá việc học của học sinh (cho điểm). Đó là lằn ranh mà học sinh không được vượt qua. Đó là thể hiện "tôn sư trong đạo". Nó phân định rạch ròi, chuẩn mực rằng nơi nào là vị trí của thầy, nơi nào là chỗ đứng của trò.Thế nhưng đây lại là một tờ..... giấy rách! Có người bảo tờ giấy đã rách thì...chừa lề để làm gì? Ấy,đó mới là chuyện đáng nói.
Ngẫm nghĩ câu nói của người xưa thật vô cùng thâm thúy. Ông bà ta đã mượn một hình tượng cụ thể ( tờ giấy rách) để nói về cuộc sống quanh mình. Đó là lời khuyên răn nhưng cũng gần như quyết đoán, mệnh lệnh (phải giữ lề !). Chính cái "lề" vô hình trong đời sống mỗi con người chúng ta ngày nay dần bị mai một. Đó là sợi chỉ đỏ chắn ngang trước mũi giày của chúng ta. Nó là sợi chỉ mỏng manh. Chỉ cần ta rấn nhẹ qua lằn ranh đó nửa gót giày là con người trở nên khác. Thế nhưng,phàm ở đời, cái phiá bên kia làn ranh đó lại cực kỳ hấp dẫn hơn. Một khi đã rấn nửa gót giày thì mấy ai thụt lùi lại? Hòa cùng dòng xe cộ trên đường, có những người lúc nào cũng tỏ vẻ gấp gáp. Khi dừng đèn đỏ họ thường cho xe vượt lấn phần dành cho người đi bộ (vạch sơn trắng )để khi đèn xanh thì vọt cho nhanh. Họ cảm thấy "khó chịu" khi phải dừng xe phía sau người khác. Rõ ràng đó là thể hiện "văn hóa chen lấn" trong xã hội ta. Thậm chí phía trước mặt đã chật kín xe, họ vẫn cố vượt lên trước bằng cách ...leo lề (phần chỉ dành cho người đi bộ !) mà không cảm thấy xấu hổ.Một người chơi với đám bạn xấu. Sau nhiều lần được "mời" sử dụng ma túy, được nghe những lời dụ dỗ lẫn khích bác. Dần dà lằn ranh giữa "nên -không nên" càng mỏng dần rồi bước chân về hướng đen tối.Trước sự cám dỗ của tài sản và tiền bạc công quỹ được nhà nước giao cho quản lý rất lớn trong khi luật pháp còn nhiều kẻ hở, một anh công chức nếu không giữ được lòng tự trọng của bản thân thì sớm muộn gì cũng vượt lề đỏ mà thôi. Suy rộng ra, trong xã hội còn rất rất nhiều tình huống như thế. Một khi trong đầu mỗi người chúng ta không cảm thấy xấu hổ, không phân định rạch ròi giữa đúng - sai thì việc bước qua làn ranh đen tối là chuyện chẳng chóng thì chày. Có người nói:-Ối dào! vượt đèn đỏ, leo lề thì có "chết thằng Tây" nào. Nhưng chính nó là đạo đức, là chuẩn mực của cuộc sống. Bên kia đèn đỏ người ta dừng, nhường cho anh đi, đến khi anh có đèn đỏ thì anh cũng phải nhường lại cho người ta đi. Đó là lẽ công bằng, cớ sao anh lại phá vở sự công bằng đó? Ta nên nhớ rằng: thói quen ( xấu) như tơ nhện. Từ tơ nhện biến thành dây thừng, từ dây thừng biến thành xiềng xích, nó sẽ quấn chặt cuộc đời ta. Trong cuộc sống, ta cố làm sao đừng vướn vào hai chữ : "hối tiếc" hoặc "hối hận". Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
Xuân Sang
(Bình Dương)
Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Tư 20152:03 CH
mr trung
Khách
tốt nhưng còn chưa hay lắm
04 Tháng Mười Hai 20128:00 SA
jin
Khách
ga`
01 Tháng Mười Hai 20138:00 SA
trang
Khách
cũng hay mk
01 Tháng Mười Hai 20138:00 SA
đoàn trang kute
Khách
hay
27 Tháng Tám 20137:00 SA
Nam
Khách
bài này k0 hay k0 đúng vs lm` văn và qá thực tế
16 Tháng Giêng 20148:00 SA
cun meo
Khách
ko hay j
23 Tháng Tư 20147:00 SA
hiền anh
Khách
không đúng lắm đâu