Gần đây, nhân khi xếp dọn lại kệ sách cũ, bất chợt, tôi thấy bức minh họa nầy, đăng trên một tờ báo, chắc lâu lắm rồi, nên ảnh đã phai màu, giấy báo cũng vàng úa, mà được cắt dán cẩn thận trong tập lưu ảnh của chồng tôi.Đột nhiên, bức minh họa gợi tôi ký ức ngày 30 tháng tư năm 1975. Xúc động mạnh, mắt tôi rướm lệ. Tôi hỏi lại chồng tôi, nhưng người không nhớ rõ đã cắt từ trong báo nào, chỉ vì thấy có ý nghĩa thấm thía nên lưu giữ làm kỷ niệm, đừng quên!
Cũng lại kỷ niệm, tò mò, tôi muốn tìm hiểu họa sĩ đã minh họa bức ảnh nầy. Trên bức minh họa không lưu lại một dữ kiện nào cho biết tên của tờ báo và ngày tháng phát hành. Chỉ còn lại vỏn vẹn có hai chữ "Bob Gale". Sau nhiều lần tìm kiếm, tôi thấy có trang mạng www.galeart.com. Tôi vào gallery , thấy nhiều bức minh họa khác nhau, nét vẽ tương tự, nhưng không thấy có bức minh họa nêu trên.
Tôi mạo muội scan minh họa và email cho Bob Gale để hỏi xem có phải tác phẩm nầy của Ông hay không? Nguồn cảm hứng và ý tưởng nào đã giúp Ông vẽ nên bức minh họa nầy, trên tờ báo nào và ngày tháng phát hành v.v...
Qua trang mạng, tôi được biết, Họa Sĩ Bob Gale là người Anh, có nhiều năm sống và làm việc tại Mỹ. Hiện nay, Ông đang sống và làm việc bên Anh Quốc. Ông chuyên vẽ tranh và minh họa cho nhiều tờ báo lớn trên thế giới, nhứt là trên các cột báo xã luận chính trị. Ông có hàng ngàn bức tranh và minh họa. Nhưng vì di chuyển nhiều nơi trên thế giới, nên có sự thất thoát đáng kể.
Sau khi dò xét lại hồ sơ lưu trữ, Bob Gale tìm ra được bản phóng ảnh bức minh họa nầy, do chính Ông vẽ trên báo The New York Times, phát hành ngày Thứ Hai, 29 tháng tư năm 1991 (cách nay đúng 21 năm), cùng với bài xã luận "Our Saigon Friends Still Need Help" của Ông James Webb, hiện nay là Thượng Nghị Sỉ Liên Bang Hoa Kỳ, thuộc đảng dân chủ.
Muốn xem lại bài xã luận, xin vào link sau đây:
http://www.nytimes.com/1991/04/29/opinion/our-saigon-friends-still-need-help.html?scp=1&sq=Our%20Saigon%20Friends%20Still%20Need%20Help%20April%2029%201991&st=cse
Riêng về bức minh họa, qua cuộc trao đổi, chúng tôi nhận thấy, Họa Sĩ Bob Gale, tuy là người Anh, có sống và làm việc nhiều năm ở Mỹ, nhưng cùng một cảm nghĩ như chúng tôi, khi phác họa nên bức vẽ trên:
-Hình người: ai cũng cảm nhận đó là biểu tượng "Việt Cộng" (nét vẽ phản ánh đúng rõ rệt con người thật của cái gọi là "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam", con đẻ của Cộng Sản Bắc Việt ).
-Hình bản đồ Việt Nam: có lằn phân ranh rõ ràng (vùng phi quân sự), nhưng "bảng đỏ sao vàng" của đảng Cộng Sản Bắc Việt lại áp đặt ở miền Nam, biểu tượng sự "Cộng Sản Hóa" miền Nam Việt Nam.
-Toàn diện bức ảnh biểu tượng chính xác, trung thực: Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng Tư năm 1975 (Vi phạm Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê ngày 27 tháng Giêng năm 1973).
(A PIcture Is Worth A Thousand Words)
Bài xã luận của Ông James Webb, một cựu chiến binh Hoa Kỳ, từng tham chiến tại Việt Nam, có giá trị và ý nghĩa tương đối, giới hạn trong một giai đoạn lịch sử, xin cám ơn tác giả.
Còn bức minh họa nầy, rất gây ấn tượng và lưu lại nỗi uất hận, căm hờn đời đời, xuyên suốt lịch sử mai sau, xin chân thành cám ơn họa sỉ Bob Gale.
Thật đau buồn: cho toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam; cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa anh dũng; cho tất cã những chiến hữu, quân dân cán chính đã hy sinh; cho những "tù cải tạo"; cho những người đã ra đi, cũng như những thương phế binh và những người còn kẹt ở lại, kể cả cây cột đèn..., vì người ta nói: "nếu cây cột đèn biết đi thì cũng bỏ nước ra đi tìm tự do"."Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy"?
(CPNK)
-Mười sáu năm sau ngày biến nạn lịch sử của miền Nam Việt Nam (1975-1991), một người ngoại quốc, còn có ý tưởng và cảm hứng, vẽ nên bức minh họa nầy.
-Hai mươi mốt năm sau (1991-2012), chúng ta thấy còn có lý do đúng để nhìn lại bức minh họa nầy nữa không?
Có chứ! Đúng lắm chứ!
Vậy:
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
LHA
Con dâu Biên Hòa