Thế vận hội mùa Hè 2012
Theo chu kỳ cứ cách bốn năm Hội điền kinh thế giới Olympia lại tổ chức thi đấu vào mùa Hè chung cho mọi bộ môn thể thao mùa Hè.
Lễ hội thi đấu thể thao Olympia có nguồn gốc từ thời thượng cổ xa xưa trong lịch sử nhân loại vào khoảng năm 1000 trứơc Chúa giáng sinh. Nhưng từ năm 393 sau Chúa giáng sinh lễ hội thi đấu thể thao Olympia đã bị cấm không được tổ chức nữa. Và từ năm 1896 do Bá Tước Pierre de Coubertin đã cổ động phục hồi Olympia trở lại trong đời sống nhân loại.
Năm nay Olympia mùa Hè được tổ chức ở thủ đô London, bên nước Anh từ ngày 27.07. đến 12.08.2012 với 132 nữ vận động viên thi đấu, và 162 nam Vận động viện thi đấu đến từ 200 Quốc gia trên thế giới. Họ thi đấu trong 26 bộ môn thể thao với tất cả 302 lần thi đấu được diễn ra trong kỳ Olympia lần này.
1. Nguồn gốc Olympia
Nguồn gốc khởi thủy của lễ hội thi đấu Olympia từ thời Thượng cổ có lẽ vào năm thứ hai ngàn trứơc Chúa Giáng sinh. Danh sách những người thắng cuộc thi đấu ghi lại từ năm 776 trứớc Chúa giáng sinh và đến thế kỷ thứ tư trứơc Chúa giáng sinh được điều chỉnh ghi viết lại. Những cuộc thi đấu thể thao được mang tên Olympia, nơi diễn ra các trận tranh tài thi đấu ở vùng Tây Bắc bán đảo Peloponnes bên nước Hylạp.
Các cuộc thi đấu thể thao Olympia được tổ chức không hằng năm, nhưng theo chu kỳ bốn năm một lần bắt đầu ở Olympia cùng ở Delphi, ở Nemea và ở Conrinthô.
Khởi đầu Olympia được tổ chức ở vận động trường dài 192,24 mét. Các cuộc thi đấu ở đây không mang tính chất thể thao thuần túy như quan niệm ngày hôm nay. Nhưng mang mầu sắc tôn giáo nhiều hơn để kính thờ Thần Xoi ( Zeus) và Thần anh hùng Pelops.
Vào thời hưng thịnh lễ hội Olympia, những cuộc tranh tài kéo dài 5 ngày. Ngày đầu tiên là ngày rước kiệu tôn giáo tôn kính các thần thánh đến đền thờ Thần Xoi. Nơi đây các người tham dự thi đấu tuyên thệ tuân giữ các luất lệ thi đấu.
Các người thi đấu thắng cuộc được đội trên đầu một vòng chiến thắng bện bằng những cành lá Oliu xanh cùng với một băng vài trên trán. Hình ảnh này trông họ giống như những vị thần có hoào quang triều thiên chiến thắng vinh hiển.
Những thi đấu Olympia thời thượng cổ theo quan niệm cách nhìn ngày nay, mang đầy tính chất man rợ đầy bạo lực. Vì những người tham dự thi đấu như môn đô vật, môn ném vòng…cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng bị thương hay chết nữa.
Khi người Roma vào năm 148 trứơc Chúa giáng sinh chiếm chinh phục nước Hylạp, Olympia không chỉ còn dành độc quyền cho riêng người Hylạp nữa, nhưng cả người không phải là Hylạp cũng được tham gia vào. Có lẽ vào năm 393 sau Chúa giáng sinh là lần sau cùng lễ hội Olympia được tổ chức, trước khi hoàng đế Theodosius I. của đế quốc Roma ra chiếu chỉ cấm hẳn những nghi lễ thần dân ngoại. Lý do ngăn cấm Olympia vì chính trị, vì văn hóa, và cũng vì lối tôn kính thần thánh đi ngược không còn thích hợp với đạo Kitô giáo đã được chính thức công nhận từ năm 313 sau Chúa giáng sinh trong toàn thể đế quốc Roma.
Chỉ biết chắc chắn là sau năm 426 sau Chúa giáng sinh không còn lễ hội Olympia nữa. Vì Hoàng đế Theodosius I. đã cho phá hủy tất cả các đền thờ của người Hylạp. Và tiếp sau đó lụt lội, động đất đã phá bỏ tan hoang những gì còn sót lại nơi các đền thờ.
Lễ hội Olympia thời xa xưa mang sâu đậm mầu sắc tôn giáo thờ kính thần thánh của người Hylạp cùng hầu như chỉ cho người Hylạp. Nhưng từ khi Olympia được khôi phục cho sống trở lại trong dân gian, Olympia mang nội dung mầu sắc bộ mặt mới khác.
2. Bá Tước Pierre de Coubertin
Năm 1896 Bá Tước Pierre de Fréry, Baron de Coubertin đã khám phá ra chất liệu nội dung mới cho ngành thể thao cùng khôi phục sống lại phong trào Olympia đã bị khai tử chết chìm ngập từ năm 394 sau Chúa giáng sinh thời Hoàng đế Theodosius I. của đế quốc Roma.. Ông sinh ngày 01.01.1863 00 Paris. Ông là người con thứ tư của một gia đình thuộc hàng qúy tộc sinh sống gần khu lâu đài Versailles bên Paris. Ông đã lần lượt học chuyên ngành về Nghệ thuật, ngành Ngôn ngữ học và ngành Luật ở đại học nổi tiếng Sorbonne bên Pháp.
Khi ra trường Ông trở thành nhà giáo dục môn sư phạm, nhà nghiên cứu lịch sử và nhà chuyên môn về thể thao. Ông du lịch qua nhiều nước quan sát học hỏi về sư phạm cũng như thể thao. Sau cùng Ông đã cùng với Thomas Arnold đi đến niềm xác tín về con đường mới trong ngành đào tạo giáo dục nhất là qua môn thể thao làm sao tinh thần và thể xác phải dẫn đưa đến hòa hợp cho toàn thể con người.
Từ năm 1880 Ông đi nghiên cứu khai quật tàn tích Olympia bên Hylạp ngày xưa. Nơi đây Ông đã tìm thấy những ảnh hưởng cùng hứng thú gợi ý trong việc khôi phục làm sống lại Olympia đã bị chết mai một: Olympia góp phần xóa bỏ sự ích kỷ của một dân tộc để biến đổi thành nền hòa bình cho cả thế giới.
Năm 1894 Ông thành lập Ủy ban Olympia quốc tế (ICO) và chính Ông là vị Tổng thư ký tiên khởi.
Ngày 06.04.1896 Olympia trong thời đại mới lần thứ nhất được tổ chức ở thủ đô Athen nước Hylạp với sự tham dự của 60.000 người, có 295 nhà thể thao tham dự thi đấu tranh tài đến từ 13 quốc gia trên thế giới.
Từ năm 1896 đến 1925 Ông được bầu làm Chủ tịch Olympia quốc tế ( ICO).
Ông De Coubertin qua đời ngày 02.09.1937 ở Geneve, bên Thụy Sỹ. Sau khi Ông qua đời, trái tim của Ông được chôn cất trong đài kỷ niệm Olympia ở bên Thụy Sỹ.
3. Làn gió Olympia mới
Năm 1913 De Coubertin vẽ phác họa lá Cờ Olympia với 5 vòng tròn. Và lá Cờ này cùng với 5 vòng tròn lần đầu tiên trong kỳ Olympia mùa hè 1920 được kéo lên ở Antwerpen. Hội điền kinh thế giới tổ chức Olympia nhằm khuyến khích phong trào thể thao luyện tập sức khoẻ, khuyến khích các tài năng phát triển qua các cuộc thi đấu treo giải thưởng huy chương cho những ai, những dân tộc nào thắng cuộc, và cổ vũ cho mọi dân tộc xích laị gần nhau qua thể thao. Nên dấu hiệu của Olympia là năm vòng tròn tượng trưng cho năm châu lục được vẽ hay khắc đan vào nhau như các mắt xích liên kết với nhau. Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau nói lên đặc điểm của mỗi châu lục:
- Vòng mầu xanh da trời tượng trưng cho Châu đại dương hay còn gọi là Úc châu.
- Vòng mầu vàng tượng trưng cho Á châu
- Vòng mầu xanh lá cây tượng trưng cho Âu châu
- Vòng mầu đen tượng trưng cho Phi châu
- Vòng mầu đỏ tượng trưng cho Mỹ châu
Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau cũng nói lên những đặc tính của Olympia: Hoà bình, Vui tươi, Khoẻ mạnh, Chân thành và Tình bằng hữu.
Và trong tranh tài thi đấu châm ngôn được đưa ra làm kim chỉ nam cho thành tích là citius, altius, fortius – nhanh hơn, cao hơn và mạnh hơn.
Olympia là hội lễ thể thao ở bên Hy Lạp để tôn kính các Thần Thánh Xoi ( Zeus) của họ. Người Hy Lạp ngày xưa tổ chức hội lễ thi đấu thể thao vừa để giải trí vừa nhằm luyện tập thân xác nên tráng kiện.
Và họ không chỉ chú trọng đến thể thao đến giải trí, nhưng họ còn chú trọng đến khía cạnh đạo giáo tinh thần. Vì thế giữa các cuộc thi đấu thể thao họ dành giờ rước kiệu ca hát tôn kính các Thần Thánh của họ.
Họ đặt ra luật lệ trong suốt thời gian diễn ra các cụôc tranh tài thể thao không được gây ra chiến tranh. Các vận động viên tham dự các cuộc tranh tài phải có bộ mặt vui tươi và khi luyện tập cũng như khi thi đấu họï phải biểu lộ sự chân thành, cái đẹp cái hay của nghệ thuật không được chơi xấu, vì thể thao là môn nghệ thuật nói lên sự dẻo dai uyển chuyển của thân xác.
Và qua hội lễ thi đấu Olympia có những cuộc gặp gỡ trao đổi tạo nên tình thân hữu với nhau.
De Coubertin khi phục hồi ngành thể thao Olympia đã có suy tư làm nền tảng cho những thi đấu tranh tài của thể thao“Điều quan trọng nhất trong Olympia không phải là chiến thắng, nhưng là cùng tham dự, cũng như điều quan trọng nhất trong đời sống không phải là chiến thắng đọat phần thưởng, nhưng là sự cố gắng đạt tới đích điểm. Điều quan trọng nhất không phải là chinh phục chiếm đoạt, nhưng là chiến đấu tốt.”
Thánh Phaolô ví cuộc sống trần gian của chúng ta là một cuộc chạy đua trên vận động trường trên đường về quê hương trên trời với Thiên Chúa. Phần thưởng đạt được không phải huy chương vàng bạc hay đồng, nhưng là triều thiên chiến thắng không bao giờ hư nát, tức là đời sống hạnh phúc trên trời. ( 1 cor 9, 24-25)
Đức giáo hoàng Benedictô XVI. hôm Chúa nhật 03.08.2008, trong buổi đọc kinh truyền tin đã có tâm tình hướng về Olympia: “ Tôi quan tâm theo dõi biến cố thể thao lớn lao này với lòng thiện cảm, và nhiệt liệt cầu mong sao tinh thần Olympia cống hiến cho cộng đồng quốc tế một thí dụ khuôn mẫu về gía trị sự sống chung giữa các người thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau, trong sự tôn trọng phẩm gía chung. Ước chi một lần nữa tinh thần thể thao Olympia là bảo chứng cho tình người và hòa bình giữa các dân tộc.“
Mùa Hè 2012 – Olympia 2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Gửi ý kiến của bạn