Gió
Lào thổi cháy cả tay kèm theo những hạt cát như tên bắn vào da. Hơi nóng ấy ở Quảng Trị tôi nghĩ đủ sức đập vỡ những phân tử tinh dầu trong những ngọn lá tràm hoang, không chờ người cắt về nấu chưng cất thành một
dung dịch xanh lục có tác dụng giảm đau nhức, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín, dầu tràm Dung ga Huế... Dân cư mắt bét vì cát tác quái lên phần da mỏng thín
bên trong con mắt. Trên những truông những độn ấy, chỉ có những cây thấp, chặt về nhà vùi lấp dưới vồng khoai lang cho xốp đất, hoặc bỏ vào chuồng heo đạp sau nầy làm phân. Những rừng chồi có sim, móc...Cây tràm đất nhỏ lắm không như cây tràm nước Cà Mâu dùng làm cừ cất nhà. Dãy
Trường Sơn dựng đứng như vách, biến vùng phía tây thành khu đại lục về phương diện khí hậu. Mặt trời mùa hè làm cho không khí căng ra như bong bóng. Hơi nóng từ bên Lào theo nguyên tắc trao đổi nhiệt lượng chạy qua khe núi, như cái sấy tóc, thổi vào Quảng Trị tiếp giáp biển Đông. Thung
lũng Bakerfield bắc thành phố Los Angeles cũng mang hình thái đại lục vì bị chấn ngang bởi một dãy núi ra tận bờ nước. Bầu "nhiệt tình" ấy hằng năm tặng cho Nam California lớp sóng nóng (Santa Ana Heat Wave). Nó
không tác hại cho dân Mỹ vì điều kiện sinh sống đầy đủ, nhà cửa che kín, máy lạnh v.v... Nhưng với Quảng Trị thì khác. Gió Lào, nó rất lào!,
nó đến kèm theo cát bụi và nhất là không nấu cơm được. Gió thế ấy làm sao nhóm lửa. Phải nấu cơm từ khuya, lúc ấy nhiệt độ đại lục xuống thấp,
không khí teo lại chờ mặt trời mới phình trương mà đi xuống Quảng Trị.
Mới đây (2009) tập san Quảng Trị đăng tải bài thơ Nắng Đông Hà tả chuyện gặp lại người xưa:
Em cho tôi ngọn gió Lào
Món quà hội ngộ thấm vào tâm cang.
Vâng, không nên thơ như vậy, tôi có dịp hội ngộ cơn gió Lào trên đất Quảng Trị. Trong cái nóng trưa hè ấy, khoảng 1970 tôi đi qua mảnh đất nghèo xác xơ ấy, tháp tùng bộ trưởng Xã Hội và hai hay ba viên chức ngoại giao thuộc mấy tòa đại sứ Âu Châu trong nhiệm vụ thanh sát đời sống của dân di tản các làng nay thành trận mạc. Đoàn thanh tra được hướng dẫn bởi ông trưởng ty địa phương và các nhân viên tòa tỉnh. Đi được một hồi, đột nhiên ông vội vã đưa tay mời đoàn người đổi hướng. Vì?! Bên hẻm không người đi một mái tranh trên cát bều xều như bãi biển CửaTùng, một thiếu phụ, duy nhất một người, nói lại chỉ một người không có áo tang, chỉ có vành khăn trắng trên cát bều xều ấy trong tư thế nửa ngồi nửa nằm sấp bà khóc, hai tay bấu vào nền cát như đang xoa bóp lưng ai trong cái u ám của lòng người và ngoại cảnh tiêu điều có hai màu rực sáng, màu vàng và màu đỏ lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ trên một quan tài; túp lều trống vốc nằm trong quyền cư ngụ của ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau: cái quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ thiếu phụ vọc đất, cái lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
Georgia USA tháng tư 2009
Mới đây (2009) tập san Quảng Trị đăng tải bài thơ Nắng Đông Hà tả chuyện gặp lại người xưa:
Em cho tôi ngọn gió Lào
Món quà hội ngộ thấm vào tâm cang.
Vâng, không nên thơ như vậy, tôi có dịp hội ngộ cơn gió Lào trên đất Quảng Trị. Trong cái nóng trưa hè ấy, khoảng 1970 tôi đi qua mảnh đất nghèo xác xơ ấy, tháp tùng bộ trưởng Xã Hội và hai hay ba viên chức ngoại giao thuộc mấy tòa đại sứ Âu Châu trong nhiệm vụ thanh sát đời sống của dân di tản các làng nay thành trận mạc. Đoàn thanh tra được hướng dẫn bởi ông trưởng ty địa phương và các nhân viên tòa tỉnh. Đi được một hồi, đột nhiên ông vội vã đưa tay mời đoàn người đổi hướng. Vì?! Bên hẻm không người đi một mái tranh trên cát bều xều như bãi biển CửaTùng, một thiếu phụ, duy nhất một người, nói lại chỉ một người không có áo tang, chỉ có vành khăn trắng trên cát bều xều ấy trong tư thế nửa ngồi nửa nằm sấp bà khóc, hai tay bấu vào nền cát như đang xoa bóp lưng ai trong cái u ám của lòng người và ngoại cảnh tiêu điều có hai màu rực sáng, màu vàng và màu đỏ lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ trên một quan tài; túp lều trống vốc nằm trong quyền cư ngụ của ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau: cái quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ thiếu phụ vọc đất, cái lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
Georgia USA tháng tư 2009
Gửi ý kiến của bạn