Hồi đầu năm Nhâm Thìn 2011, theo y lệ hàng năm, Phó Đại sứ Mỹ Palmer viếng thăm Hà Sĩ Phu, coi như thủ lãnh thực tế nhóm trí thức Đà Lạt. Hôm đó, ông Hà thuyết trình một bài quan điểm khá dài về 6 đề mục, trong đó đề mục trọng yếu thứ 2 là: “ So sánh Việt Nam với mấy nước Tunisia, Egypt, Libya … đang làm cách mạng ôn hòa,” với kết luận chắc nịch như vầy:
“Trước đây, khi các nước CS Đông Âu sụp đổ, đã rộ lên những lời kêu gọi hãy làm như Đông Âu, tôi đã một lần vạch rõ ảo tưởng ấy. Nay trước cao trào cách mạng dân quyền ở Trung Á và Bắc Phi cũng lại rộ lên những lời kêu gọi xuống đường như họ! Chúng tôi vẫn chia sẻ những khát vọng chính đáng ấy, nhưng nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công. Ở VN khó lòng xảy ra những cuộc Cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen… kiểu như vậy. “
Về vấn đề nầy, nhạc sĩ Tô Hải còn lã lướt hơn với bài viết tựa đề “Hương hoa lài làm tôi nhức óc!”
Cũng nhớ lại cách nay mười mấy năm, khi trùm hòa hợp, hòa giải “Tổ quốc ăn (cũ) năn” cảnh Kiểng qua San Jose múa ba tấc lưởi, nhà ông luật sư Hũ Liếm dõng dạc phụ họa: Không làm cách mạng ở Việt Nam được đâu!
Tui là gã nhà quê hũ lậu, không biết lý thuyết, biện luận dài dòng, chỉ nhìn thẳng vào sự thật, “thấy mặt đặt tên”, tui nói và viết đi, viết lại kể cả mần thơ, vè xác quyết rằng: Chắc chắn có Hoa Lài, Hoa Sen Việt Nam.
Bửa
nay, tôi đọc phụ đề cái clip “Công an thao dượt chống
“biểu tình chống THAM NHŨNG”, tôi hứng chí tố lên
phát nữa: Hoa sen Việt Nam hiện đang TRỖ NỤ XINH XINH.
CHỈ NAM,
ĐÁNH BẮC
Các quí ông nói rằng đồng bào tôi trí thấp, “nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công (sic).” Tôi thì nói theo người xưa, nhà cách mạng Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học “Không thành công cũng THÀNH NHÂN.” Các quí ông có thể đứng trên quan điểm duy vật cho rằng hy sinh như vậy là vô bổ nhưng tôi là người Việt Nam truyền thống, tôi quý trọng truyền thống quý trọng thành nhân dù không thành công.
Nhưng thử hỏi vận động tiến hành cách mạng toàn dân có cơ may thành công hay cúi đầu, quỳ gối xin – cho mới thành công?
Tôi không biết lý luận, tôi chỉ thẳng vào sự thật.
Ngày 5 tháng 6 năm 2012, nhìn hình ảnh hơn ba ngàn đồng bào Bến Nghé, Đồng Nai, Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tàu... hăng hái rồng rắn đi biểu tình suốt một đoạn đường dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới tận Chợ Bến Thành, tôi vui mừng rưng rưng nước mắt, đặt tên ngày ấy là ngày Lịch sử Dân tộc.
Đó là cuộc biểu tình đầu tiên trong 11 cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng hồi mùa hè năm ngoái.
Tôi chỉ đọc cái bài “Tổ quốc là trên hết” kể trên mà còn biết ý đồ của các quí vị “ trí thức, lão thành cách mạng” là vận động các cuộc biểu tình nầy để yểm trơ cái “ Kiến Nghị” ( và Lá Thơ Ngỏ hải ngoại) thỉnh cầu đảng mở rộng Dân chủ nữa là Tổng cục An Ninh Chánh trị Bộ Công an. Cho nên một ngày trước khi có cuộc biểu tình thứ 12, trùm Phạm Quang Nghị triệu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và 4 vị chủ chốt trong kiến nghị lên thành ủy phủ dụ một hồi là êm chuyện, bỏ rơi cuộc biểu tình thứ 12 do giới trẻ tự ý tổ chức bị đàn áp thật là tàn bạo.
Dù sao thì 11 cuộc biểu tình mùa hè 2011 vẫn để lại một di sản quý báu ngoài ý muốn của quý vị: 11 cuộc biểu tình lịch sử ấy là ngòi nỗ “Đột phá” khai thông cánh cửa tiến vào tiến trình cách mạng Việt Nam.
Mùa hè năm nay 2012, không còn một vị nào trong số quí vị có mặt trong 4 cuộc biểu tình đầy biến động và bị bóp chết từ trong trứng nước!
Nhưng
mà ở đời, đâu ai học được chữ ngờ: Trong khi giới
trẻ toan tính dùng thuật chỉ Nam, đánh Bắc, nghĩa là bề
mặt chống Tàu xâm lăng, đàng sau phi cước đả “đảng
cướp sạch” chưa kịp chuyển hướng thì xãy chuyện
trên mặt trận nông dân.
ĐÁNH LỘT
VỎ HÀNH
Ngày 5 tháng giêng, 2012, nơi Cống Rộc, Tiên Lãng, tiếng bom bình gas tự chế nỗ bùng. Tiếng súng hoa cải râm rang, kháng cự cuộc “hành quân” cưởng chế cướp đầm hải sản của cường quyền. Không thiệt hại nhân mạng. Chỉ có 6 trự khuyển ưng, khuyển phệ bị đạn ghém, rỗ mặt. Nhưng nước mắt oan khuất thì nhiều. Gia đình, nhà cửa của nông dân/ kỷ sư/ cựu bộ đội Đoan Văn Vươn, người hùng lấn biển nơi Cống Rộc, tan nát: Chồng, em, cháu 4 người lâm vòng lao lý! Chị Thương, chị Hiền và hai con nhỏ chịu lạnh lẽo nơi chiếc lều tạm cạnh ao đầm.
Nhưng mà tiếng bom súng họ Đoàn chính là nhát dao cắt chõm đầu cũ hành quân bạo ngược.
Ngày 24 tháng 4, 2012, trận chiến Văn Giang khai diễn. Hai ngàn bạo quân dàn trận với khí cụ hung tàn: Roi điện và lựu đạn hơi cay, xung sát không thương tiếc.
Bảy
trăm dân Phụng Công, già trẻ, bé lớn liều chết kháng
cự lũ cuồng đồ. Tuy bị đàn áp tơi bời, nhưng hiệu
quả trận chiến vang động như tác dụng lột lớp vỏ
hành thứ nhứt: Lột mặt bạo ngược của cường quyền
đồng thời biểu dương khí thế tranh đấu kiên cường.
Trận
Nam Định kế tiếp, thảm thương nhiều! Hai trăm nông dân
hiền lương, phần lớn là phụ nữ và cụ bà, chít khăn
tang trắng quyết liều mình giữ gìn mảnh đất tổ tiên.
Năm trăm quân lang sói, súng đạn đầy mình, xông vào
đánh đập không thương tiếc. Một cụ bà tuổi đã 70
bị chúng đập bễ đầu vứt ra vệ đường. Một thanh
niên chúng đập cho gãy cẳng. Khăn tang trắng nhuộm máu
đào rơi vãi khắp cánh đồng Vụ Bản. Lớp vỏ hành thứ
hai thấm máu bị lột trần: Bộ mặt sát nhân quyết lòng
cướp đất của dân lành của bọn cường quyền tư bản
đỏ.
Càng về phía Nam, sự thể càng quyết liệt. Thủ Thiêm máu đào hòa nước mắt: Một cán sự công nghiệp, cựu bộ đội không bảo vệ được cha mẹ già bị ưng khuyển hành hung, lại thêm uất ức vì cơ nghiệp của mẹ cha bị san bằng trước mắt, van xin mãi mà không được, đành liều mình tưới xăng tự thiêu. Một thanh niên khác, táo bạo hơn, chế bom chai xăng Molotov đánh trả bọn ôn thần “cưởng chế”. Chúng ập lại đánh đập bễ đầu, sứt trán, bắt đi, không biết còn mất lẽ nào!
Lớp
vỏ hành thứ 3 bị lột với khói lửa, biểu tượng “
răng chọi răng, mắt đổi mắt.”
Cái
lớp vỏ hành thứ 4 thối tha do mẹ con chị Phạm Thị
Lài – Hồ Nguyên Thủy lột ra bằng hành động tuyệt
vọng, khỏa thân ngăn chặn xe ủi của tư bản đỏ xông
vào cào nhà, cướp đất. Hành động bi thảm của hai phụ
nữ Cái Răng, Cần Thơ đẩy bộ mặt của cả chế độ
mệnh danh xã nghĩa xuống đống bùn nhơ, mãi mãi không
sao rửa sạch.
Đầu thế kỷ trước, biến cố về vụ cường hào thực dân Tây cướp ruộng đất xãy ra trên cánh đồng Nọc Nạn xứ Bạc Liêu. Gia đình Biện Toại xả thân bốn mạng đổi một mạng cò Tây Tournier, giữ lại được mảnh đất tổ tiên. Ngày nay, bà mẹ Bạc Liêu Đặng Thị Kim Liêng trải qua bao nhọc nhằn đau đớn, lớp bị kẻ cậy quyền thế lấn đất nhà, lớp thương xót con Tạ Phong Tần viết báo công kích cường quyền, binh vực lẽ phải mà lâm vòng lao lý, oan khuất, tuyệt vọng đành thiêu thân phản đối bạo quyền. Ngọn lửa mẹ Bạc Liêu dù bé nhỏ, hắt hiu từ nơi xa xăm cuối Miền Tây Nam bộ, vẫn leo lét dẫn đường cho đàn con thẳng tiến trên đường vì dân khử bạo.
Hiện tại, dù cộng phỉ tàn ngược lẽ nào, vẫn run sợ trước hàng hàng, lớp lớp nông dân tuyệt đường sinh kế từ Bắc chí Nam. Chúng hoãng sợ, phải tập hợp bọn côn đồ “thanh gươm và lá chắn” tập trận chống lại đám đông “dân (cùng đường) không sợ chết, “ (Đạo Đức Kinh) thác lời là “ thao dượt chống biểu tình chống tham nhũng.”
Rồi
đây, các đơn vị tinh nhuệ chống biểu tình nầy sẽ
phải đương đầu với làn sóng biểu tình “chống tham
nhũng đất đai” tràn lan, chưa biết mèo nào cắn mĩu
nào?
Nhưng
cũng chưa phải chỉ có bấy nhiêu, sẽ còn hai mặt trận
đầy hứa hẹn: Mặt trận Công nhân và Thanh niên sinh
viên.
Đầu năm nay, tể ba Dũng họp bộ Lao động – Thương binh - Xã hội phán: Năm 2011 có trên 900 cuộc đình công trên toàn quốc. Năm nay các tòng chí phải cố gắng giảm xuống. Giảm hay không thì chưa biết, chỉ biết rằng các cuộc đình công hiện nay gia tăng về qui mô và cường độ: số lượng công nhân đình công, tiêu biểu như Khu công nghiệp Bĩm Sơn lên đến trên 8,000. Cở nhỏ như xí nghiệp may mặc Thủ Dầu Một cũng trên 2,000. Không khí đình công căng thẳng. Tuy chưa có bạo động nhưng đã có xô xát: Trong vụ Bĩm Sơn đã có một nữ công nhân đang mang thai bi cai người Đài Loan xô té, bất tỉnh phải chở đi cấp cứu.
Bây giờ là vấn đề thất nghiệp. Toàn quốc có 15 triệu công nhân. Con số thất nghiệp ước lượng trước khi có vụ doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt là 1 triệu rưởi. Từ đầu năm 2011 đến nay có cả trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân, nghĩa là không phải là đảng viên hay thân nhân tục gọi tư bản đỏ, bị ép chế, làm ăn thua lỗ phải ngưng kinh doanh hoặc phá sản. Do đó con số thất nghiệp hiện nay phình lên đến 25%, tức là om em 4 triệu công nhân thất nghiệp!
Về mức độ lạm phát gây khó khăn trong đời sống cả xã hội chớ không riêng gì về giới công nhân càng bi đát hơn: Nó cứ lượn lờ ở hai con số 18 – 20%, hạng nhứt lạm phát trong khu vực và hạng nhì trên toàn cầu!
Từ ngày bộ ba dũng sĩ trong phong trào công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh – Đoàn Huy Chương – Nguyễn Hoàng Quốc Hùng lâm vòng lao lý, câu khẩu hiệu đòi “công đoàn độc lập”, hay nói cách khác là “ Đòi Tự do Nghiệp đoàn” ít thấy nêu lên, nhưng đàng sau các cuộc đình công vẫn thấp thoáng yêu cầu ấy, cũng giống như các cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng luôn luôn thấp thoáng đâu đó ý tưởng diệt nội xâm cs.
Chừng
nào lực lượng công nhân, nhất là mấy triệu công nhân
thất nghiệp mở trận tuyến tranh dấu vì dân sinh, dân
chủ chớ không còn bó hẹp trong phạm vi nghiệp đoàn thì
cường quyền chắc sẽ phải tổ chức “diễn tập
chống biểu tình đòi quyền sống!”
Về phía Học sinh – Sinh viên, tình thế gay go hơn. Từ khi mới cắp sách đến trường cho đến khi ra đời làm việc đã mang gông xiềng Đội – Đoàn – Đảng cho đến hết đời. Ví như không có truyền thông điện tử, có lẽ giới trẻ mãi mãi rơi vào tăm tối. Nhờ cuộc cách mạng truyền thông điện tử, giới trẻ tự mình tìm tòi, lần về cội nguồn dân tộc.
Bọn Tuyên huấn cs không lường được điều nầy nên chúng vẫn viết trong tài liệu giảng huấn về giới trẻ như vầy:”Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói 'tinh thần dân tộc' vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.
Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.”
Và cái sợ “chút tinh thần dân tộc còn le lói trong huyết quản” ấy của tà quyền cs là xác thật và đã có chỉ dấu xuất hiện:
Mùa hè năm nay trên hai dầu đất nước Hà Nội, Saigon và các thành phố lớn đã xãy ra các cuộc diễn hành nho nhỏ với khẩu hệu: “Một giọt xăng là một giọt máu”, “Giá xăng tăng, ta khốn đốn.” Đó là câu khẩu hiệu tranh đấu vì dân sinh. Từ dân sinh bước qua tranh đấu vì Dân Chủ chỉ có một bước. Thì đây:
Trên
cầu An Sương thùng truyền đơn diều khiển bằng điện
thoại di động bật tung. Truyền đơn có dán tiền tung
bay mang khẩu hiệu chống Tàu xâm lăng của nhóm “Tuổi
trẻ yêu nước.” Dư luận ngạc nhiên và thương xót
không hiểu vì sao mà bạo quyền đối xử với cô gái
nhỏ 20 tuổi Nguyễn Phương Uyên trong nội vụ tàn bạo
làm vậy! Té ra chúng run sợ vi bài thơ yêu nước thắm
thiết đánh thẳng vào mặt đảng cs của cô gái nhỏ:
“Đất nước tôi không có chiến tranh
Mà
nghe đau thắt ở trong lòng
....
Núp dưới ảnh Bác và cờ đảng
Chúng cơ hội bóc lột dân lành"
Khác với quí ngài trí thức, nhân sĩ cách mạng nhũn nhặn, suy tính sâu xa, cháu gái Phương Uyên, tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam hôm nay, ngạo nghễ quăng vào mặt bọn csvn câu tố cáo lẫm liệt: Núp dưới ảnh già hồ và cờ đảng, “chúng” bóc lột dân lành.
Lực lượng Sinh viên, học sinh là sức mạnh của tuổi trẻ. Một khi thức tỉnh, với lòng yêu nước nồng nàn, xông lên là tạo thành cơn giông bảo cách mạng quét tan lòai lang sói cs tham tàn.
Rồi đây sẽ có ngày bọn đầu gấu cs sẽ phải hốt hoảng thành lập “lực lượng chống SVHS XUỐNG ĐƯỜNG YÊU NƯỚC.”
Khi
ấy Cách mạng Hoa sen Việt Nam sẽ đi vào giai đoạn Phóng
trục.
PHÓNG
TRỤC
Phóng trục nói đây là phóng trục NỌC ĐỘC CỘNG SẢN ra khỏi cơ thể Mẹ Việt Nam một lần cho tất cả. Bằng cách nào?
Kết hợp lực lượng NÔNG DÂN – CÔNG NHÂN – SINH VIÊN HỌC SINH ba mặt giáp công, đánh thẳng vào hang ổ Ba Đình, trước khi bọn đầu đảng cs kịp huy động Quân đội và Công an phồi hợp tập dượt “ hành quân hỗn hợp chống nổi dậy, lật đổ.”
Chỉ một trận trúc chẻ, ngói tan, xúc cả bầy 14 tra già và cả lòng tong, cá chốt nơi ao Ba Đình ̣̣̣đổ trút xuống Sông Hồng, để mặc thây chúng hoặc trôi giạt ra biển Đông hoặc lội ngược dòng về Tàu gặp bác Mao của chúng.
Xưa, trong cuộc cách mạng Tư sản, Dân quyền 1789, nhà cách mạng Pháp Marat lớn tiếng hô:
“On est grand parce que vous vous mettez à genoux.
Citoyens! Levez vous droitement
(“Nó” vĩ đại vì các ngươi cúi đầu quỳ gối.
Nầy
công dân! Hãy đứng thẳng người lên)
Ngày
xưa nhân dân Pháp chỉ phải đối đầu với một bạo
chúa Louis XVI. Ngày nay dân tộc Việt Nam phải đương đầu
một lần cả nội xâm Việt gian cs lẫn ngoại xâm hậu
duệ Tôn Sĩ Nghị. Vì vậy chúng tôi phải noi theo mưu
lược của tổ tiên, dùng sức mạnh toàn dân, mở cuộc
hành quân thần tốc tiến nhập Thăng Long đánh duổi cả
Thái thú Khổng Hựu lẫn bọn tôi tớ Lê Chiêu Thống
thời nay là bọn cộng sản An nam chạy về Tàu như ngày
xưa Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ thực hiện năm Kỷ Dậu
cúng lúc cách mạng Pháp 1789.
Các
quí ông Hà Sĩ Phu có thể cười nhạo gã nhà quê tui là
“ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm
tính”, nhưng
mà tui là người Quốc gia theo ý nghĩa là người Việt
Nam truyền thống “thương nước, mến nhà”, tui suy nghĩ
như vậy và viết ra như vậy. Hơn thế nữa, tôi còn theo
truyền thống tâm linh dân tộc, tui đọc luôn ra đây mấy
câu Sấm Trạng Trình, tằng tổ họ Nguyễn nhà tôi:
“Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa-tăng
Ngựa lồng quỉ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín
con rồng lộn khắp nơi”
Để
kết thúc, tôi ca bài ca mà tuổi trẻ Miền Nam ngày trước
thường ca trước khi lên đường nhập ngũ tòng chinh để
các bạn trẻ ngày nay nghe:
Đây Bạch Đằng Giang, sông hùng dũng
Của nòi giống Tiên Rồng, giống anh hùng
Nam, Bắc, Trung
…..................
Mây nước Thiêng liêng còn ghi chép rành
Thời liệt oanh của bao người xưa Trung Chánh
Vì yêu Quốc Gia vui lòng hiến thân
Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần
Dòng nước trắng xóa, bảo bùng mưa gió
Đằng
Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung
Nguyễn Nhơn