8:15 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

XIN CHO TÔI - THY LỆ TRANG

04 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 10856)

XIN CHO TÔI

banggiang-large-content

 Trước năm 1970 tôi có dịp gặp nhạc sỹ Bằng Giang vài lần, lúc đó anh còn trẻ chưa nổi tiếng trong giới âm nhạc miền Nam bấy giờ, nhưng đối với thành phố Biên Hòa thì anh cũng có tiếng tăm. Yêu văn nghệ và ưa thích hoạt động những ngày lễ lớn như Giáng Sinh, Tết anh thường có mặt tham gia trong đội văn nghệ của các trại lính ở Biên Hòa. Không biết cơ duyên nào anh Bằng Giang biết được chị Mai tôi có giọng hát truyền cảm, nên đã tìm đến nhà tôi xin phép ba mẹ tôi cho chị tôi đi hát đêm Giáng Sinh giúp vui cho trại gia binh Bạch Đằng. Anh người Nam cởi mở thành thật. Ba mẹ tôi cho chị tôi đi hát và tôi có dịp đi theo tháp tùng. Tuy có giọng hát hay nhưng chưa bao giờ lên sân khấu dù là sân khấu nhỏ ngoài trời nên chị tôi rất bỡ ngỡ. Được các anh trong ban nhạc hướng dẫn cách cầm micro và khuyến khích nên đêm làm ca sỹ không được dượt trước của chị tôi cũng tương đối tốt đẹp. Lúc đó tôi còn nhỏ lặng lẽ ít nói, ngồi phía sau lưng ban nhạc. Các anh trong ban nhạc thường quay lại cho tôi kẹo '"gum" gọi là "nhai cho vui". Được vài lần đi show như thế rồi thôi. Ít lâu sau tôi và hai cô bạn thân (Lưu và Ba) có dịp quen với anh Thảo chủ hầm đá Công Khanh ở Bửu Long. Anh Thảo phóng khoáng vui vẻ, tính tình nghệ sỹ. Anh vốn vừa là bạn thân vừa là bà con của anh Bằng Giang và anh cũng chính là vị Mạnh Thường Quân giúp cho nhạc sỹ Bằng Giang và nam ca sỹ Chế Linh thủa hai người còn trong bóng tối. Anh Thảo có duyên kể chuyện rất hấp dẫn. Anh hay kể chuyện về bộ ba Bằng Giang, Chế Linh và anh về những quậy phá vui chơi của thời tuổi trẻ. Chúng tôi rất thích nghe anh Thảo kể chuyện, nhất là đoạn tả các anh lang thang rong chơi ngoài đường phố hết sạch tiền bụng đói meo, túng quá cả ba bậm gan vào quán phở kêu ăn "đại". Ăn uống no nê xong cả ba cùng cắm cổ chạy mất. Vài năm sau anh Thảo được người cha giao cho quản lý hầm đá của gia đình. Có tiền anh đến quán ăn xưa trả tiền và xin lỗi chủ quán, người chủ quán rất ngạc nhiên. 

 Tuy bấy giờ là thời điểm chiến tranh nhưng Biên Hòa vẫn sống phồn thịnh êm ấm. Lúc này âm nhạc miền Nam có nhiều màu sắc đậm đà, quyến rủ. Nhạc trẻ đang đựợc thịnh hành và nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẫn, Từ Linh, Văn Cao... vẫn được ái mộ. Nhạc Trịnh công Sơn, Phạm Duy, Từ công Phụng, Vũ thành An, Ngô thụy Miên, Trường Sa, Hoàng thi Thơ... và những nhạc sỹ viết về lính như Trần Thiện Thanh, Trúc Phương đi sâu vào lòng từng lớp từng lứa tuổi mọi người. Thời gian này Bằng Giang và Chế Linh đến với làng âm nhạc miền Nam với hai tác phẩm “Đêm buồn tỉnh lẻ” và “Bài ca kỷ niệm”. Làn sóng thu thanh đã đưa tiếng hát Chế Linh và Phương Dung khắp mọi nơi. Tôi và các bạn đang ở tuổi học trò mới lớn vô tư yêu đời. Những suy tư về chiến tranh chỉ thoáng qua rồi biến mất. Chúng tôi có nhiều hoạt động say mê: làm báo, bán báo và đến tiền đồn ủy lạo chiến sĩ. Ngoài ra những hẹn hò, mơ mộng của tuổi học trò đã cuốn chúng tôi vào một thế giới khác. Chúng tôi không còn gặp lại anh Thảo và câu chuyện của anh cùng Bằng Giang và Chế Linh cũng phai dần theo dĩ vãng. Tưởng chừng đã quên, những kỷ niệm xưa không còn dịp sống lại. Nhưng khi biết về những bài thơ phổ nhạc, tên nhạc sỹ Bằng Giang đã đưa trí nhớ tôi về vùng kỷ niệm xa xưa. Dù bây giờ đã có nhiều thay đổi thay đổi thật buồn trong cuộc đời:

Chị Mai tôi sau cơn bệnh đã từ giã cõi đời vào năm 2006 và anh Thảo theo lời nhỏ Ba cho tôi hay cũng đã nằm sâu trong lòng huyệt lạnh. Tôi vẫn không bao giờ quên được dáng dấp nhỏ nhắn của chị tôi trong tà áo xanh với những bài nhạc của Đoàn Chuẫn Từ Linh và tôi cũng không bao giờ quên được nụ cười hồn nhiên trẻ thơ của anh Thảo khi anh kể lại chuyện ngày xưa.

Mãi đến đầu năm 2010 tôi mới có dịp liên lạc với anh Bằng Giang. Tôi gửi bài thơ Tình Biển cho anh phổ nhạc. Được tiếp chuyện với anh Bằng Giang qua phôn giọng anh rổn rảng và thân tình “Trang! Em có nghe bài Tình Biển chưa cho anh biết ý kiến?” Khi biết tôi chưa nghe bài Tình Biển anh post qua ngay cho tôi. Chao ơi! Điệu nhạc rất nhẹ nhàng, tha thiết tiếng hòa âm của Cao Ngọc Dung thật du dương và tiếng hát của Thùy An thật mềm mại dễ thương. Tim tôi như nhảy ra ngoài lồng ngực. Tôi hét to trong phôn "Em nghe rồi bài nhạc dễ thương quá em thích lắm!". Không biết anh Bằng Giang có bị chói tai vì tiếng hét của tôi không chứ chồng tôi bị một phen hú hồn. Đang xem TV anh ấy phải bỏ ra xem chuyện gì đã xảy ra cho tôi. Sau khi biết chắc chắn đó chỉ là cơn cảm xúc qua một bài nhạc, anh cười lắc đầu và bỏ vào phòng. Nếu bây giờ không là mùa Đông và không có tuyết phủ đầy đường thì tôi đã chạy bay tới nhà anh tôi để khoe bài thơ được phổ nhạc.

Hồng, cô bạn thân của tôi không có ở đây để chia sẻ niềm vui của tôi, trong lúc này nhỏ đang dung dăng dung dẻ ở VN đón Tết cùng gia đình và bạn bè. Tôi gọi cho Thu Xuân may quá nhỏ không bị bận rộn vì đám cháu ngoại lúc này. Tôi cho nhỏ nghe và chờ lời phê bình. Cô học trò ca sỹ của lớp tôi ngày nào và cũng là một trong những học trò cưng của thày dạy nhạc Lê hoàng Long đã chắt lưỡi khen ngợi "Nhạc như vầy mới đáng nghe chứ bây giờ có nhiều bài nghe thấy ớn..." Chữ ớn của nhỏ kéo thật dài... Nhỏ Hồng và tôi thường xầm xì sau lưng Thanh Xuân "nhỏ này có lối nói chuyện giống bà cụ non". Nhưng hôm nay bà cụ non của chúng tôi sao dễ thương chi lạ.

Nhạc Bằng Giang được tay hòa âm tuyệt vời Cao ngọc Dung cùng những giọng hát ngọt ngào như Tâm Thư,Thùy An, Khánh Vy... để cho những người đi sau như tôi có sẵn đường mà đi theo. Từ ngày có thơ phổ nhạc tôi bận rộn nhiều hơn và công việc nhà lười hơn một chút. Sau khi đi làm về, tôi vào website “Hát hay không bằng hay hát” để theo dõi và ủng hộ âm thầm bạn bè khắp nơi. Trong các bài thơ phổ nhạc của anh Bằng Giang tôi thích bài Biên Hòa Ca của anh LSĐ lời thơ và tiếng nhạc hùng hồn, nhắc lại một Biên Hòa rất gần gũi rất yêu thương. Chiều cuối năm lang bạt của anh Thế Nhân rất ngông nghênh lãng tử. Những bài thương nhớ người tình xa của chị Hoàng ánh Nguyệt là tiếng ray rức, thở dài. Và lời thơ trữ tình của Vương hồng Ngọc trong Hãy bước nhẹ chân kẻo lá đau thật nhẹ nhàng, sâu lắng. Qua “Hát Hay Không Bằng Hay Hát” tôi bắt gặp vài khuôn mặt quen thuộc của đại gia đình Ngô Quyền thân yêu. Anh Trần kiêu Bạc giọng thơ miền Nam đặc biệt nhất là những bài thơ về Mẹ của anh thật tuyệt vời. Từ lâu tôi chỉ có dịp thưởng thức thơ của anh qua giọng ngâm điêu luyện của nghệ sỹ Hồng Vân. Vào đây tôi mới biết anh có nhiều bài thơ được Cao ngọc Dung phổ nhạc. Vậy mà anh giấu kín không phổ biến trên website Ngô Quyền để chia sẻ cùng thầy cô và bạn bè. Anh Ngô càn Chiếu một người con của đại GĐ Ngô Quyền đa tài: vừa sáng tác nhạc vừa hòa âm vừa là ca sỹ. Tôi đã nghe nh̃ững bài nhạc mới của anh, thích nhất là bài Trúc Đào phổ từ nguyên tác bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên.

Sau bao tháng chờ mong, tôi đã có đủ mười hai bài nhạc cho một cuốn CD lưu niệm. Đó là thành quả đóng góp lớn lao của rất nhiều người: Nhạc sỹ phổ nhạc Bằng Giang, nhạc sỹ hòa âm Cao Ngọc Dung và các ca sỹ :Tâm Thư, Thùy An, khánh Vy, Trung Hiếu. Ngoài ra những lời comment thật đẹp đến từ các anh chị, bạn bè khắp bốn phương như Mây Tím, Tiểu muội, NnHoa, Kym Ngọc, Anh Tuấn, N Chương, Viễn Duy, Đại Sân, Ngô Càn Chiếu, N L Khánh, H Hoa... vợ chồng anh chị Dung Bá, Quang Ba cùng các bạn làm chung... Tôi xin trân trọng giữ những cảm nhận đẹp trong tim.

 Cuối cùng xin cho tôi gửi lời chân thành cảm ơn đến Nhạc sỹ Bằng Giang. Anh không những là một nhạc sỹ kỳ cựu của nền âm nhạc miền Nam (như lời giới thiệu của NS Nam Lộc trong cuốn ASIA gần đây) mà anh còn là một nhạc sỹ thân thương của Biên Hòa. Cậu bé học trò Trần văn Khôi năm xưa vì quá đam mê âm nhạc đã bỏ học, dọn nhà đến ở chung với thày dạy nhạc của mình. Bây giờ với tuổi hơn 70 anh vẫn còn giữ tâm hồn dạt dào say mê âm nhạc như thủa học trò. Sau bao năm thăng trầm trong cuộc đời có nhiều mất mát có nhiều thay đổi nhưng tình yêu âm nhạc trong anh vẫn sống mãi. Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn qua các bài thơ của những thi sỹ đàn em. Đôi khi có những cảm xúc bất chợt đến vào nửa đêm anh đã thức dậy và ghi lại từng nốt nhạc trên trang giấy trắng. Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.

 Xin cảm ơn anh, cầu chúc anh cùng gia đình gặp mọi sự may mắn và an lành

 THY LỆ TRANG

 MASSACHUSETTS

 

(Đăng tải với lòng ngưỡng mộ người Biên Hòa tài ba. BBT)

 

 

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Bảy 20193:29 CH
Khách
Chào BBT và chị Thy Lệ Trang, hôm qua mình có viết comment về việc tìm đuợc tin tức của một người bạn củ của ông xã mình. Đó là nhạc sĩ Bằng Giang. Ông xã mình vui lắm và đã có gởi email cho nhạc sĩ Bằng Giang theo như địa chỉ mà anh đã cho ở trên. Thế nhưng thư của anh đã bị trả lại. Mình cũng là dân Biên Hoà (Tán Vạn), hiện đang định cư tại San Diego, California. Nếu được, mình cầu xin BBT và chị Trang giúp ông xã mình liên lạc với anh BG. Hai ông vẫn còn nhiều điều để tâm sự với nhau. Cám ơn BBT nhiều lắm lắm!
08 Tháng Bảy 20194:19 SA
Khách
Cám ơn chị Trang đã có bài viết về nhạc sĩ Bằng Giang! Cám ơn anh Khởi đã comment dưới bài viết này! Nhờ vậy mà tụi em biết đuợc email và nơi anh đang định cư. Anh Chín (ông xã của em, làm chung với anh ngày trước tại nhà máy gạch men sứ Thanh Thanh) sẽ email cho anh ngay. Ông xã muốn tìm anh Khởi nhiều năm rồi mà không đuợc. Thậm chí nghe nói anh ở Canada, hai đứa em cũng ráng đi du lịch đến nhiều TP của Canada để hỏi thăm anh, nhưng không ai cho thêm đuợc tin tức gì của anh cả. Rất mong sẽ đuợc gặp lại anh một ngày không xa.
09 Tháng Tư 20137:00 SA
Khách
XIN DINH CHINH LAI CHO DUNG,NHAC SI BANG GIANG SINH NAM 1939......TOI DINH CU O USA TU NAM 1992 CHO DEN NAY....DIA CHI TOI LA ...1264 RIDGE VISTA CT......LAWRENCEVILLE,GA 30043.VE BAI VO GHI TRONG TAI LIEU TRUOC VA SAU 1975 CON THIEU SOT CHUA DUNG......DIA CHI EMAIL CUA TOI; BANGGIANG40@YAHOO.COM........CHAN THANH CAM ON NHUNG NGUOI DA QUAN TAM DEN TOI.........N/S BANG GIANG
11 Tháng Hai 20138:00 SA
Khách
Cảm ơn BBT! Nhưng tôi muốn xin email của nhạc sĩ Bằng Giang luôn có được không?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 2023(Xem: 961)
Sự chân chính của người làm chính trị là luôn thông cảm và đồng cảm với những người đang đồng hành trên con đường chính trị có chung một mục đích
31 Tháng Bảy 2023(Xem: 1054)
Thời gian thắm thoát gần 50 năm, mọi thứ đều thay đổi, ai cũng bận rộn với cuộc sống nên ít ai còn nhớ đến Thầy Tỵ dạy nhạc.
07 Tháng Ba 2021(Xem: 5510)
NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG
12 Tháng Năm 2020(Xem: 7775)
Tôi là một người thích nhạc”. “Nếu anh quá thích cây đàn, tôi có thể bán cho anh, vì anh rất thú vị”
28 Tháng Tư 2019(Xem: 19188)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
26 Tháng Ba 2019(Xem: 7921)
Trong số những bài thơ Nguyễn Tất Nhiên để lại, người con gái tên Duyên có một vị trí đặc biệt. Trong “Khúc tình buồn”,
10 Tháng Ba 2019(Xem: 17088)
Tôi xin chân thành cám ơn Bà Hội Trưởng đã còn nhớ đến Anh Nhân
09 Tháng Chín 2018(Xem: 5635)
Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 6278)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 6175)
hình ảnh trong sạch của ông vẫn còn được không ít người nhắc đến như một điểm son còn lại của chế độ và tương phản với các vụ tham nhũng, thối nát trong 43 năm qua.
12 Tháng Tám 2017(Xem: 10724)
tấm lòng vì quê hương xứ sở, đó là điều quý giá nhất. Ông để lại cho đời một sự cảm phục khi nhắc đến tên tuổi Lương Văn Lựu – nhân sĩ đất Đồng Nai
23 Tháng Hai 2017(Xem: 10840)
Nếu những tác phẩm của ông đã lấy nhiều nước mắt của khán thính giã hăm mộ cãi lương, thì cuộc đời đổi thay đã khiến ông cạn giòng nước mắt
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 13602)
Như vậy tính đến nay đã 26 năm rồi Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống
26 Tháng Mười 2014(Xem: 22005)
Ước ao sao ở Búng, quê của Phan Văn Hùm và ở Tân Uyên (Biên Hòa), nơi của những năm biệt xứ, sẽ là hai địa danh có bia kỷ niệm người con người danh tiếng một thời của đất Đồng Nai.”
02 Tháng Mười 2014(Xem: 90050)
Lịch sử đã sang trang, nhưng đối với kẻ chiến thắng “Nghĩa tử không là nghĩa tận” nên người chết vẫn không yên.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 17095)
thế hệ trẻ sẽ biết ít nhiều về cố nhân sĩ Lương văn Lựu và công lao đóng góp của ông trên địa hạt văn hóa của tỉnh Biên Hòa
21 Tháng Ba 2014(Xem: 8957)
ngang hàng với các nước chậm tiến và nghèo đói nhất trên thế giới về mọi phương diện, kể cả về ĐẠO ĐỨC
05 Tháng Ba 2014(Xem: 10108)
Từ ngữ và hình ảnh, âm nhạc (trong thơ) phải suông sẻ, tự nhiên, thuận tai.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11262)
Hôm nay gió mùa Đông Bắc thổi mạnh trên biển Nam Hải. Trời không nhiều mây nhưng sẽ có mưa rào rải rắc. Biển động mạnh.”
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10519)
Bắc Sơn là tác giả 500 ca khúc trong đó bản dân ca Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè đã được cả nước yêu thích… Ông còn là kịch giả của 80 kịch bản, và đã đích thân tham gia 60 vai diễn trong điện ảnh.
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9352)
Những người trẻ thất tình đọc thơ ông thấy như là mình trong đó, và trào dâng những bi thương trong ruột gan mình.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 13271)
Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường!
06 Tháng Hai 2013(Xem: 10075)
Có lẽ đây là bài thơ "duy nhứt" của Nguyễn Tất Nhiên đã "lột trần" mặc cảm tâm lý: rất muốn "yêu" con gái Bắc dù trong lòng biết rõ chỉ "đơn phương" mà thôi và chỉ được họ "ngó nửa con mắt"
30 Tháng Mười 2012(Xem: 14169)
Tướng Đỗ cao Trí, nói về tài chỉ huy quân sự của ông thì khó ai có thể phủ nhận, xin được có đôi chút về ông mà người viết bài có lần được chứng kiến trong một trận đánh
01 Tháng Mười 2012(Xem: 18800)
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần Sinh ra là Tướng chết đi thành thần Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
06 Tháng Tám 2012(Xem: 10467)
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33670)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15461)
Trưa ngày thứ bảy 11/26/ 2011, Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cùng đồng hương đã đến thăm viếng và tham dự lễ phủ cờ linh cửu ông Nguyễn Linh Chiêu, nguyên cựu Tỉnh Trưởng Biên Hòa tại nhà quàn Peek family funeral home thành phố Westminster Orange county
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11770)
Từ trong tận đáy lòng chúng tôi kính dâng lên hương linh ông lời vĩnh biệt. Tri ân những tài đức của ông đã để lại tiếng thơm cho quê hương Biên Hòa