NHÌN VỀ AI CẬP, NGHĨ ĐẾN VIỆT NAM
Nguyễn Công Bằng
Lối thoát cho tên độc tài.
Hai tiếng đồng hồ trước đây (chiều tối ngày 11/02/2010 ở Ai Cập), nhà độc tài Hosni Mubarak từ chức và trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho Hội đồng Quân đội Tối cao, chấp nhận sự thành công của người dân Ai Cập sau 18 ngày đêm biểu tình đấu tranh liên tục, quyết liệt. Tiến trình tái lập dân chủ và xây dựng chính phủ mới còn nhiều bước cam go; tuy nhiên, cánh cửa dân chủ đã mở ra cho Ai Cập.
Bối cảnh chính trị, văn hoá, xã hội của Ai Cập và Việt Nam có khá nhiều điểm khác biệt nhau. Chúng ta hãy cùng nhận diện tính chất của cuộc đấu tranh danh tiếng vừa xảy ra để có một thái độ và định hướng hợp lý.
1. Biểu tình đông người: Dù là dưới chế độ độc tài, người dân ở Ai Cập thể biểu tình đông người — một điều chưa hề có dưới chế độ CSVN. Nhờ điều kiện thuận lợi này, cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập dễ được thành hình, quy tụ được số đông hàng trăm ngàn người và tạo được sức mạnh có áp lực to lớn với chế độ. Ở Tunisia mấy tuần lễ trước đây cũng vậy.
Đây là một yếu tố lớn đóng vai trò quan trọng trong những cuộc đấu tranh với nền tảng là phong trào quần chúng. Tương tự như Ai Cập, các nước Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, Đài Loan, Mã Lai Á... dẹp được chế độ độc tài quân phiệt hay đảng phiệt cũng đều nhờ vào yếu tố chính yếu là có thể quy tụ được đông đảo người dân xuống đường. Học hỏi được những kinh nghiệm này, đảng CSVN đã trấn áp thô bạo những cuộc xuống đường, tụ tập đông người dù là dưới danh nghĩa đòi dân chủ tự do hay công bằng xã hội. Do đó, cho đến khi điều kiện thực tế trở nên thuận lợi hơn để những cuộc biểu tình ôn hoà có thể tổ chức được, chủ trương đấu tranh ôn hoà thuần tuý bằng những đòi hỏi suông sẽ khó có khả năng tạo đủ áp lực để buộc đảng CSVN phải nhượng bộ và trả lại quyền lãnh đạo cho toàn dân. Làm sao vận động được sự hưởng ứng, tham gia (của đông đảo người dân) vẫn là một câu hỏi lớn cho các tổ chức đấu tranh dân chủ Việt Nam.
Đủ rồi.
Đã quá đủ rồi,
30 năm tham nhũng, 10 nội các khác nhau, 1 tổng thống,
80 triệu con người khốn khổ.
Trò chơi đã chấm dứt.
Hãy nghe lời nhân dân mà cút đi ngay.
Cút đi Mubarak.
Mubarak là tên đốn mạt nhất ở Ai Cập. Cút đi Mubarak.
Cút đi đồ hèn nhát.
Còn ở Việt Nam, sự độc tài là từ một đảng. Rút kinh nghiệm từ sự thay đổi đột ngột của Liên Sô, đảng CSVN đã nhanh chóng tản quyền trong thực tế, để mọi quyết định lớn đều phải thông qua cơ chế Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thay vì tuỳ thuộc ở cá nhân người nắm vai trò Tổng Bí Thư, Thủ Tướng hay Chủ tịch nước. Tình trạng kềm chế lẫn nhau để bảo đảm cho sự lãnh đạo không bị thay đổi đột biến bởi quyết định của một cá nhân. Với thực tế đó, mọi trông đợi vào tinh thần cách mạng của bất cứ cá nhân nào theo kiểu Yeltsin ở Nga đều không còn khả năng xảy ra, mà sự thay đổi chỉ có thể phát xuất từ áp lực bất khả kháng cự tạo nên bởi các biến động chính trị hoặc xã hội.
Mubarak, mày cút đi thì tao mới chịu về nhà. Chấm hết.
Nhân dân ghét mày.
3. Vai trò Quân đội: Suốt trong cuộc biểu tình gần 3 tuần lễ, phía quân đội Ai Cập giữ thế trung lập, thay vì đàn áp những người đối lập xuống đường đòi dân chủ. Lời cam kết của Tướng Tổng tham mưu trưởng Sami Al-Anan rằng "quân đội không đàn áp những công dân xuống đường bày tỏ nguyện vọng của mình" là một sự bảo đảm an toàn, đóng vai trò quan trọng cho sự lớn mạnh của cuộc biểu tình. Một mặt nào đó, thái độ trung lập của quân đội là một khích lệ đóng vai trò quyết định lớn cho sự thành công không đổ máu của quá trình đấu tranh đòi ông Mubarak ra đi.
Ở Việt Nam ta, phía quân đội chắc chắn sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình thay đổi đất nước. Một khi biến động xảy ra, thái độ của quân đội sẽ quyết định phần lớn cho sự thành bại của cuộc đấu tranh, đặc biệt là vấn đề có đổ máu hay không. Nếu phía quân đội chọn thái độ đứng về phía nhân dân và bảo vệ đất nước, đồng bào, thay vì bảo vệ đảng CSVN, thì tình hình chính trị sẽ có cơ hội ổn định sớm. Khi quân đội chọn thái độ ủng hộ dân chủ (như ở Romania, Tunisia) hay trung lập (như ở Ai Cập) thì lực lượng võ trang bảo vệ tổ quốc sẽ không bị khủng hoảng trong buổi giao thời, để có khả năng ngăn ngừa sự xâm lăng đột biến từ nước khác.
Hôm qua tất cả chúng ta là người Tunisia.
Hôm nay chúng ta là người Ai Cập.
Ngày mai tất cả chúng ta sẽ được tự do.
4. Đối lập đoàn kết: Cho đến nay, có thể cũng còn sớm để nhìn thấy được toàn diện hậu trường chính trị của cuộc xuống đường đấu tranh ở Ai Cập. Tuy nhiên, qua báo chí quốc tế, người ta nhìn thấy được sự đoàn kết, hay ít nhất là không có tình trạng mâu thuẫn, chống phá nhau giữ các tổ chức đối lập. Thể thức điều động toàn bộ cuộc biểu tình rất tinh vi, khoa học và khéo léo; từ mặt an ninh cho đến vệ sinh.
Đây là một kinh nghiệm đáng trân trọng và học hỏi cho người Việt chúng ta. Trong bối cảnh có khá nhiều tổ chức chính trị đang công khai hay bí mật hoạt động ở trong nước, sự chuẩn bị trước những gì cần phải làm để giúp cuộc cách mạng dân chủ sắp tới có thể thành công một cách nhanh chóng suông sẽ, tốt đẹp là điều không thể thiếu được. Sự chuẩn bị này không phải chỉ giúp bảo đảm thêm an toàn, mà còn ngăn chận được những sự phá hoại chắc chắn sẽ có từ đảng CSVN một khi biến động xảy ra.
Cái khoảng trống duy nhất đáng lo ngại hiện đang nằm trong đầu tên Mubarak
Thà chết vì chân lý còn hơn sống một cuộc đời vô nghĩa
5. Quyết liệt và sáng suốt: Không tin vào sự thay đổi từ thiện chí của chế độ, ngay cả khi Tổng thống Mubarak đã chính thức tuyên bố là sẽ không tiếp tục tranh cử, hay sẽ trao quyền lãnh đạo cho Phó Tổng Thống Omar Suleiman, v.v... Tính quyết liệt, sáng suốt và kiên nhẫn của những người lãnh đạo phong trào và toàn thể người tham gia đã giúp cho nhân dân Ai Cập đạt được thành quả dứt khoát; thay vì vội vã chấp nhận giải pháp nửa vời và hồi hộp chờ đợi một sự đổi thay không chắc là có thể đến hay không.
Đây cũng là một bài học đáng suy gẫm cho người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh dân chủ hoá đất nước. Theo đó, người ta có quyền mong là những người lãnh đạo đảng CSVN hiện nay có thể sẽ có một số thay đổi đáng kể hơn so với thời gian trước, nhưng họ sẽ không tự thay đổi chế độ độc tài toàn trị hiện thời thành một chính thể dân chủ đa đảng. Sự thay đổi đó chỉ có thể có khi nhân dân Việt Nam cùng đứng lên và đồng loạt đòi hỏi "Cộng sản! Hãy cút đi!" mà thôi!
Việt cộng hãy cút xéo đi!
Sự kiện đổi thay thể chế ở Ai Cập đáng để chúng ta học hỏi và hy vọng. Chỉ ba tuần lễ trước đây, chế độ của ông Hosni Mubarak là một trong số các nước độc tài đồng minh của Hoa Kỳ, tương tự như trường hợp CSVN. Do đó, sự kiện Hoa Kỳ ký kết các hiệp ước quân sự, kinh tế, ngoại giao với CSVN chỉ là những công việc cần thiết để bảo đảm cho quyền lợi của Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay. Những ký kết này kia không khẳng định là Hoa Kỳ sẽ ra tay bảo vệ CSVN một khi nhân dân Việt Nam đứng lên. Ngược lại, chắc chắn là khi tình hình chính trị Việt Nam có dấu hiệu thay đổi rõ nét, thái độ của chính phủ Hoa Kỳ lúc đó cũng sẽ có sự thay đổi thích ứng kịp thời.
Đến nay, vẫn khó để xác định Hoa Kỳ đã có nhúng tay thế nào và bao nhiêu vào cuộc thay đổi ở Ai Cập song ít nhất người ta có thể nhìn thấy khi cần phải thay đổi thái độ, Hoa Kỳ có ngay những phản ứng hợp lý một cách nhanh chóng. Điều này không phải do người Ai Cập vận động trước, mà là phản ứng tự nhiên từ một tiến trình có nhiều thành quả của cuộc đấu tranh.
Tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam đang thách thức óc sáng tạo, lòng can đảm và ý chí quyết thắng của những người đấu tranh dân chủ ở trong và ngoài nước. Vấn đề không phải chỉ là chấm dứt tình trạng độc tài, mà là thay đổi thế nào để không gây ra cảnh tang thương, đổ vỡ cho đồng bào, đất nước. Và quan trọng nhất là không có một thành phần nào phải bị trở thành nạn nhân của chế độ mới.
Người Ai Cập đã hành động thay vì chờ đợi! Còn người Việt Nam chúng ta thì sao? Câu trả lời ở mỗi chúng ta.
Nguyễn Công Bằng
VIỆT NAM ƠI! TỔ QUỐC ƠI!
Tổ Quốc ơi! Đây tiếng kêu từ sông núi,
Sục sôi trong tim tiếng mẹ gọi ngàn năm.
Tiếng tiền nhân liều chết cứu non sông,
Uống cạn chén hờn căm vì quốc nhục.
Với thời gian không vơi bầu máu nóng,
Hận Quê hương quằn quại gót xâm lăng.
Héo hắt tâm tư dằn vặt âm thầm,
Ôi quốc biến trong ta niềm uất hận!
Phạm Hồng Thái xưa, danh thơm bất tận,
Công chưa thành nhưng chí cả lưu danh.
Ta nào dám sánh mình trang hào kiệt,
Nhưng quốc thù trĩu nặng gánh trên vai.
Kìa Cairo niềm tin thời đại,
Kìa non sông loang máu lệ biển Đông.
Đồng bào ơi! Mộng lấp bể vá trời,
Hãy cùng nhau đứng dậy đi thôi.
Hỡi ai cùng khát vọng tự do,
Vá đi thôi dãy sơn hà rách nát!
Khiêng lên vai mảnh tổ quốc điêu linh,
Đứng lên đi cho đất mẹ phục sinh!
Đau dân tộc, đau quốc gia tan tác,
Thù xâm lăng thù bán nước tham quan.
Đôi vai gầy thề cứu lấy giang san,
Vì non sông đường gian khó đâu màng!
LÊ CHÂN
Người biểu tình ăn mừng: Đêm hân hoan ở Cairo
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
LỜI TẠ ƠN ĐẦU NĂM
Cảm ơn Anh đã chắt chiu từng giờ,
Đến cùng tôi lao tù dệt ước mơ.
Cảm ơn Chị đã dành bao thương mến,
Đan tặng tôi chiếc khăn thêu màu cờ.
Cảm ơn Cha những bước chân buồn bã,
Đến cùng con nơi tòa án San Francisco.
Cảm ơn Mẹ tấm lòng biển cả,
Đùm bọc con ngày tháng lao tù.
Cảm ơn đồng bào Hoa Kỳ, Nam, Bắc Cali,
Dallas Fort Worth, Seattle, Phila, New Jersey.
Bao năm rồi dầu ngày tháng qua đi,
Trong tim tôi ơn Người mãi còn ghi.
Từ Paris, Úc , Âu Châu nặng nợ,
Canada hỡi! Ơn đồng bào khôn nguôi.
Luân Đôn đó vẫn hoài trong nỗi nhớ,
Nơi giúp tôi trổi dậy hồn thơ.
Ơn Tổ Quốc ngàn đời ghi tạc dạ,
Nghĩa đồng bào muôn thuở khắc tâm can.
Xối máu nóng báo đền ơn Đất Nước,
Góp sức mình cho lịch sử sang trang.
Cảm ơn ai chuyến xe dài vô định,
Đến cùng tôi nơi chốn Pháp đình.
Cảm ơn người cho tôi một niềm tin,
Đường gian nan không chiến đấu riêng mình.
Hương ơi ! Gởi Hương bao ân tình,
Tình non sông có Hương biển tình.
Tôi xin nguyền con đường phía trước,
Đó con đường Vị Quốc Vong Thân.
Tôi cánh én trong đêm trường tịnh mịch,
Đang thét gào giữa bão táp phong ba.
Hỡi đồng bào, hỡi chiến hữu gần xa,
Góp bàn tay diệt Cộng cứu sơn hà.
Nguyễn Thị Ngoc Hạnh
MỔI NGÀY TA NHẬN MỘT BẢN TIN,
TIN NGƯỜI RA VĨNH BIỆT CUỘC ĐỜI!
ĐỂ LẠI TRONG TA NỖI LÒNG CHƠI VƠI,
ĐAU HỜN NON SÔNG HỒN NGÚT LÊN KHƠI!
NƠI VÙNG TRỜI XỨ HUẾ,
HUẾ YÊU THƯƠNG MUÔN ĐỜI.
CÓ NGƯỜI ĐANG CHỜ ĐỢI,
ĐỢI TOÀN DÂN ĐÁP LỜI.
XIN TẾ SỐNG ƠN NGƯỜI,
NGƯỜI TÙ LƯƠNG TÂM ƠI!
XIN QUẤN VÀNH TANG TRẮNG,
KHÓC THƯƠNG AI MỘT ĐỜI.
NHẬN NƠI TÔI HAI LẠY,
LẠY ĐÁP TẠ TÌNH NGƯỜI
LẠY XIN NGƯỜI THA THỨ
VÌ THÂN TÔI BẤT TÀI .
XIN GỞI AI MỘT THỜI ,
THỜI DỌC NGANG BIỂN TRỜI .
SAO ĐỂ THÂN LẦN LƯỢT,
VÀO NGHĨA TRANG ĐÓN MỜI.
TA PHẢI VÙNG LÊN THÔI,
SỐNG CHẾT CHỈ MỘT ĐỜI.
TIẾNG KÊU TỪ XỨ HUẾ,
GỌI HỒN TA AI ƠI!
HUẾ ƠI ! HUẾ TIẾNG VỌNG HỒN TA,
ĐÔI VAI BÉ NHỎ SÓT XA SƠN HÀ.
HUẾ ƠI ! NỢ NƯỚC TÌNH NHÀ,
ƠN CHA NHƯ NÚI HẢI HÀ HỠI CHA.
NĂM CHÂU BỐN BỂ NÀO XA,
MAU VỀ XỨ HUẾ CÙNG CHA VÁ TRỜI.
ƠN CHA LÀ MỘT BIỂN TÌNH,
CON XIN GÓP CHÚT MÁU MÌNH CHA ƠI!
LÊ CHÂN
Thơ của tôi chính là suối lệ,
Là vết thương đang rỉ máu trong lòng.
Là tiếng nấc tận hồn tôi uất nghẹn,
Hòa trong tim rực lửa hờn căm.
Thơ của tôi chính là tiếng thét,
Xé không gian về lại quê nhà.
Cùng đồng bào tôi trong ngày hội mới,
Tổ Quốc ơi! Mãnh liệt réo hồn tôi.
Thơ của tôi ướp bằng nước mắt,
Khóc quê nhà đang quằn quại thê lương
Hỡi đồng bào! Hỡi Tổ Quốc thân thương!
Ta liều chết để muôn người được sống.
Tổ Quốc ta, phải chính tay ta giành lại,
Dù phải đánh đổi bằng tất cả máu xương.
Đồng bào ơi! Ta quyết chọn con đường,
Con đường máu – là con đường cứu nước.
Tiền nhân ta bao đời lao phía trước,
Giặc vào đây dày xéo núi sông nhà.
Giặc vào đây dày xéo mả ông cha,
Bọn qủy đỏ đang dẫm chà đất nước..
Quê hương tôi ngập tràn bao tiếng nấc,
Biến đau thương thành sức mạnh đi thôi.
Cùng tòan dân ta xây mộng vá trời,
Vung kiếm thép giữa biển trời dậy sóng
Xưa tiền nhân cỡi voi giết giặc,
Dưới trăng soi bao độ tuốt gươm mài.
Tiếc kiếp này ta không được làm trai,
Để chí cả được tung hoành tứ hải.
Thân nhi nữ nhưng ta nào há ngại,
Bão táp phong ba vùi dập cuộc đời.
Hồn Trưng Vương đang trổi dậy nơi nơi,
Gương ái quốc ta soi đường cứu nước.
Lê Chân
Vĩnh Biệt Cộng Đảng Bán Nước Hại Dân
Vĩnh biệt đảng cộng sản,
Ta vĩnh biệt ngươi.
Đảng tội đồ dân tộc,
Mi cần phải ra đi.
Vĩnh biệt đảng cộng sản,
Hãy về với Lê Nin
Với Bác Mao "Vĩ đại"
Mà khóc than tội tình.
Vĩnh biệt đảng cộng sản,
Ác đảng của toàn dân.
Mi gieo bao núi hận,
Máu lệ chảy thành sông.
Vĩnh biệt đảng Cộng sản,
Thế giới vĩnh biệt ngươi.
Nhân lọai đang mở hội,
Tự Do đang đón mời.
Vĩnh biệt đảng Cộng sản,
Tổ phụ ngươi còn gì?
Đám tham quan ô lại,
Mi một lũ bất tri.
Đây non sông nước Việt,
Còn mãi mãi lừng uy.
Thái Thú kia vĩnh biệt,
Dân tộc hết chia ly.
Ta về lại quê hương,
Làm viên gạch lót đường,
Cùng tòan dân đứng dậy,
Ác đảng phải cút đi!
LÊ CHÂN
HẸN NHAU TẠI SÀI GÒN
Hẹn anh tại Sài gòn,
Ngày hội lớn quê hương,
Hẹn em lòng đất nước,
Cùng nhau ta xuống đường,
Làm ngọn triều dân tộc,
Làm làn thác tràn dâng,
Thúc giục nhau tiến bước,
Xua tan bóng đêm trường,
Sài gòn đó đã lừng uy một thuở,
Sài gòn giờ hơi thở nhỏ lệ rơi,
Sài gòn xưa rực rở một góc trời,
Sài gòn nay giặc dày xéo tả tơi,
Em còn nhớ ngày nào trên biển cả,
Bám chiếc phao tìm sự sống mong manh,
Em còn đó vết đau bị vò xé,
Xác mẹ hiền đành thủy táng biển đông,
Anh còn nhớ tháng ngày tù oan nghiệt,
Tìm tự do trước nanh vuốt đại dương,
Giữa ngàn khơi anh mơ một thiên đường,
Mơ ngày về Sài gòn trong yêu thương,
Giờ đến lúc thắp lên ngàn ánh đuốc,
Để Sài gòn rập bóng cờ vàng bay,
Để tòan dân xây dựng lại tương lai,
Để non sông quét sạch bóng độc tài,
Hẹn gặp nhé giữa sài gòn diễm tuyệt
Ác đảng kia phải vĩnh biệt ra đi,
Tuổi trẻ hỡi! đây ngút ngàn ý chí,
Tuổi trẻ ơi! Ta hãy dậy mà đi,
Trả lại ta Sài gòn ngàn yêu qúy,
Trả lại ta Sài gòn thuở lừng uy,
Trả lại ta xanh biếc dãy sơn hà,
Trả lại ta xương máu của Ông Cha,
Lê Chân