1:44 CH
Thứ Bảy
2
Tháng Mười Một
2024

Kỷ Niệm Thời Học Sinh - Hát Bình Phương

02 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 14979)
  Kỷ Niệm Thời Học Sinh
hocsinh1-large-content
Tôi được sinh ra và lớn lên ở Cù Lao Phố của quê hương xứ Bưởi, nơi có dòng sông Đồng Nai bao bọc xung quanh với ruộng lúa xanh tươi và cây ngọt trái lành. Đối
với tôi, thời thơ dại là phần đời đẹp nhất trong nửa quãng đời sống ở quê nhà và lại càng có ý nghĩa hơn khi nửa quãng đời còn lại làm thân lưu lạc nơi xứ người.
Không biết Tổ Tiên tôi đã định cư ở đất Cù Lao từ lúc nào? Tôi chỉ biết rằng mảnh đất nầy đã ôm ấp hình hài của Ông Bà Cố, Ông Bà Nội và cả Cha Mẹ tôi nữa. Đó là lý do dù có sống nơi đất khách bao lâu chăng nữa thì con tim của tôi vẫn còn niềm thương nhớ khôn nguôi chốn quê nhà như một điều gì thiêng liêng không thể chối bỏ.
Thuở Ba tôi mới lớn, sau khi học xong trung học thì lại có việc làm ở Saigon nên phải chuyển về đó sinh sống. Hàng tuần vẫn về Biên Hòa thăm Cha Mẹ. Rồi Ba tôi lập gia đình và vẫn sống ở Saigon cho đến khi năm đứa con lần lượt ra đời, được dưỡng nuôi và lớn lên ở quê Nội. Ông Nội tôi mất khi anh Hai tôi mới vài tháng tuổi nên trong tôi hình ảnh của ông Nội rất mơ hồ. Tôi chỉ biết ông Nội là người có tấm hình mà gia đình đang thờ phượng, thế thôi! Còn hình ảnh bà Nội tôi luôn khắc sâu trong trí nhớ vì Bà đã thay Cha Mẹ tôi chăm sóc cả một đàn cháu nhỏ từ lúc sinh ra cho đến khi học xong trung học. Bên cạnh bà Nội là cô Hai - chị cả của Ba tôi - mà anh em tôi gọi là má Hai để phân biệt với má ruột của tôi là má Sáu vì Ba tôi thứ sáu. Bà Nội và má Hai là hai người đàn bà thân thương và kính mến đã đi sâu vào tâm hồn tôi qua những kỷ niệm của thời thơ ấu. Còn má Sáu của tôi cũng là người tôi yêu kính lại gắn liền với phần đời của tôi lúc trưởng thành.
Khi tôi được sáu tuổi, vào học lớp Năm của ngôi trường làng Hiệp Hòa thì má Hai là người đưa tôi đến trường trong buổi học đầu tiên. Tôi cũng mang tâm trạng bỡ ngỡ trong ngày khai trường như tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại trong tác phẩm “Tôi Đi Học”. Năm ấy, tôi được học cô Năm Châu, người chuyên dạy lớp Năm nhiều năm và rất nghiêm khắc với học trò nên đứa nào cũng sợ và răm rắp nghe theo lời Cô. Vì trường nhỏ, mỗi cấp lớp chỉ có một lớp nam và một lớp nữ nên hầu như học sinh nữ cả làng đều phải qua tay Cô dạy học ở lớp Năm. Cô tuy nghiêm khắc nhưng rất thương học trò và tận tâm dạy dỗ nên thuở ấy tuy không qua lớp mẫu giáo mà học trò lớp Năm nào cũng biết đọc và biết viết để chuẩn bị lên lớp Tư.
Khi ở nhà tôi sống bên cạnh bà Nội và má Hai, đến trường thì được cô giáo dạy dỗ nên tôi cảm thấy rất gần gũi với Cô trong suốt năm học đầu tiên của bậc tiểu học. Đến
năm lớp Tư thì được học thầy giáo Ngàn cũng là vị Thầy đầu tiên của quãng đời học sinh. Tưởng đâu Thầy nghiêm khắc hơn cô Năm nhưng thực sự Thầy có phần dễ dãi hơn
và thương yêu chúng tôi như con. Sẵn có nề nếp từ lớp Năm nên tôi chăm học và có kỷ luật, vì vậy tôi ít bị Thầy rầy la hay quở phạt.
Đến lớp Ba thì tôi học cô Năm Tích, cũng nghiêm khắc như cô Năm Châu và hay đánh đòn học trò những đứa ham chơi và lười học. Trái lại, những đứa giỏi ngoan thì Cô rất thương và khen ngợi trước lớp. Vì sợ đòn nên bọn con gái chúng tôi đều ráng học cho giỏi. Một điểm đặc biệt, khi lớp Cô có nhiều học sinh trùng tên thì Cô thường gọi tên và họ chung với nhau cho dễ nhớ. Vậy mà những cái tên đó theo chúng tôi cho đến khi lên bậc trung học lúc bạn bè cũ gặp lại nhau. Nào là Hoa Đỗ, Hoa Ngô, Hoa Phan, Hoa Dương, Hoa Đào… nào là Hạnh Phạm, Hạnh Nguyễn; Loan Đào, Loan Lê; Phụng Phạm, Phụng Lê; Gái Lôi, Gái Nguyễn…
Lên lớp Nhì thì tôi không nhớ tên thầy cô giáo, có lẽ không phải là người ở Cù Lao. Còn cô Năm Châu ở ấp Nhất Hòa, cô Năm Tích ở ấp Nhị Hòa nên tôi vẫn còn nhớ nhà của hai Cô. Nhà thầy Ngàn ở gần trường nên học sinh nào cũng biết nhà Thầy. Đặc biệt khi lên lớp Nhất thì tôi học cô Trần Thị Hai, Cô ở nơi khác và mới ra trường Sư Phạm Cộng Đồng Long An về dạy ở trường Hiệp Hòa. Cô còn rất trẻ, dáng người cao ráo và có mái tóc dài thật đẹp. Lúc nào Cô cũng nở nụ cười thân thiện khi tiếp xúc với mọi người. Cô dạy học rất nhiệt tình và thương yêu học trò như những đứa em trong gia đình nên chúng tôi rất quý mến Cô. Cuối năm lớp Nhất, Cô cho cả lớp chụp hình chung với Cô để làm kỷ niệm và tặng cho mỗi đứa một tấm. Cho đến bây giờ - 50 năm sau - tôi vẫn còn giữ tấm hình đó. Màu thời gian đã làm tấm ảnh vàng úa, nhạt nhòa nhưng hình ảnh của cô giáo và bạn bè thân thương năm ấy vẫn còn được lưu giữ ở một góc ký ức trong tôi. Dòng thời gian vẫn âm thầm trôi, những đứa bạn năm xưa tản mác khắp nơi, kẻ chân trời người góc biển và tất cả đã bước vào tuổi lục tuần - tuổi hoàng hôn của đời người - có lẽ đôi lúc thả hồn về dĩ vãng, nhớ lại một thời thơ dại đã qua mà chạnh lòng nuối tiếc...
hocsinh2-large-content
Lớp Nhất A (1963 - 1964) Trường Tiểu Học Hiệp Hòa
Một kỷ niệm khó quên của năm học lớp Nhất là tôi được nhận giải Ba của cuộc thi Nữ Công trong dịp Lễ Hai Bà Trưng. Hàng năm, tỉnh Biên Hòa đều có tổ chức thi nhiều môn dành cho học sinh nữ toàn tỉnh nhân ngày Kỷ Niệm Hai Bà Trưng. Riêng môn Nữ Công, mỗi trường gửi một học sinh nữ lớp Nhất để dự thi ở trường Nguyễn Du và tôi hân hạnh được đại diện trường Tiểu Học Hiệp Hòa tham dự năm 1964. Nhận được giải Ba cũng là một vinh dự cho tôi và phần thưởng là một số tập vở cùng một chiếc hộp bằng sơn mài, phía ngoài có hình hai con cá vàng thật đẹp. Tôi nâng niu gìn giữ chiếc hộp thật cẩn thận suốt mấy chục năm dài và cuối cùng phải để lại Việt Nam khi lên đường sang Mỹ năm 1995. Có thể chiếc hộp đã bị thời gian làm tróc đi lớp sơn mài hay đã bị hư hỏng không sử dụng được nữa, nhưng hình ảnh cô bé nhà quê ngập ngừng bước lên trước khán đài nhận giải của ngày ấy và chiếc hộp bóng bẩy vẫn còn lưu lại trong vùng ký ức của riêng tôi.
Cũng năm học lớp Nhất, tôi được chọn vào đội múa của trường để dự thi văn nghệ của các trường toàn tỉnh Biên Hòa. Thế là sau giờ học và ngày cuối tuần, chúng tôi ráo riết tập dợt múa và hát bài “Rắc Cành Dinh”, một bài hát miền sơn cước. Tuy không giành được giải văn nghệ cho trường nhưng chúng tôi cũng được dịp thi thố tài năng với các trường làng bạn cùng với vài trường lớn của tỉnh. Đó cũng là những hoạt động nổi bật của học sinh qua sự tận tâm dìu dắt của quý Thầy Cô kính yêu.
Học xong lớp Nhất trường làng, tôi chuẩn bị thi tuyển vào lớp đệ Thất trường Trung Học Ngô Quyền. Tuy đi làm ở Saigon nhưng đến ngày thi tuyển thì Ba tôi xin nghỉ làm để đưa tôi đi thi ở Biên Hòa. Rồi đến ngày xem kết quả, Ba tôi cũng về Biên Hòa để chở tôi đi. Ba tôi rất vui mừng khi tôi thi đậu và thưởng cho tôi một bữa ăn mì ở
tiệm “Mì Chú Mừng”. Chính Ba tôi là người chở tôi đi học ngày đầu tiên ở trường Ngô Quyền cũng là lần đầu tiên tôi mặc chiếc áo dài vải trắng với quần satin đen, đội nón lá,
mang chiếc cặp da và chân mang đôi guốc mới. Ôi, cái hình ảnh thơ ngây thật dễ thương đó làm sao tôi quên được!
Giã từ những trò chơi trẻ con của trường tiểu học: đánh đũa, búng hột me, búng thun, nhảy cò cò, nhảy dây… tôi trưởng thành và điềm đạm hơn một chút khi lên bậc trung học. Tôi có thêm nhiều bạn mới ở rải rác khắp các xã của tỉnh Biên Hòa như Tân Vạn, Chợ Đồn, Hãng Dầu, Tam Hiệp, Hố Nai, Tân Mai, Bửu Long, Hóa An… Chúng tôi chơi chung với nhau và hễ có cơ hội là rủ nhau đến nhà của một bạn nào đó chơi vài tiếng đồng hồ có khi kéo dài cả buổi. Những dịp Lễ Tết thì đi chơi xa có khi cả ngày và bao giờ cũng được ba mẹ của bạn mình tiếp đón và cho ăn no mới về. Đến nhà các bạn có vườn cây ăn trái thì tha hồ mà leo lên cây hái trái chín vừa ăn vừa nô giỡn ầm ĩ. Thật là một thời niên thiếu vô tư hoa mộng!
Với tôi, thời trung học đệ nhất cấp là phần đời đẹp nhất của tuổi học trò vì đó là cái gạch nối của tiểu học và trung học đệ nhị cấp. Chúng tôi đã giã từ tuổi thơ ngây và sắp bước chân vào tuổi trưởng thành với nhiều mơ ước cho tương lai. Khi bắt đầu lên đệ Tam của bậc trung học đệ nhị cấp thì cũng là lúc tình cảm phát triển, lại học chung với nam sinh nên không tránh khỏi những mối tình học trò vụng dại. Từ đó, tâm hồn của các nữ sinh không còn trong trắng thơ ngây mà đã biết mơ mộng một bóng hình nào đó để rồi thẫn thờ và mang những nỗi buồn không tên...
Bây giờ bước vào tuổi hoàng hôn ở xứ người, khi lần giở những trang lưu bút ngày xanh, hồi tưởng lại thời nữ sinh hoa mộng với tà áo dài tha thướt của những ngày xưa thân
ái, tôi chợt thấy lòng bâng khuâng khi nhớ lại những kỷ niệm xưa cùng vài mảnh tình con lưu lại trong ký ức:
Nữ Sinh
Nhớ quá đi thôi, thời nữ sinh!
Một mình len lén đọc thư tình
Ai đó bỏ vào ngăn bàn học?
Kèm một món quà bé xinh xinh...
Còn đâu tà áo dài tha thướt
Trong trắng thơ ngây tuổi học sinh.
Hình như... còn sót trong trí nhớ
Vài kỷ niệm xưa, dăm mảnh tình!!!
(hbp)
Từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, được biết bao Thầy Cô tận tâm dạy dỗ và không hiểu tự lúc nào trong tôi, hình ảnh Thầy Cô là thần tượng để tôi mơ làm cô giáo. Đẹp
làm sao cái hình ảnh lớp học với cô giáo đứng trên bục giảng bài và phía dưới là những học sinh hồn nhiên như những trang giấy trắng! Giấc mơ đó đã trở thành hiện thực
khi tôi được trúng tuyển vào trường Quốc Gia Sư Phạm Saigon. Cuối cùng sau hai năm học, tôi đã tốt nghiệp và trở thành cô giáo, tiếp bước quý Thầy Cô dấn thân vào nghề
dạy học mà đối với tôi là một nghề tuy đạm bạc nhưng có tâm hồn cao quý.
Rời khỏi trường Sư Phạm, cầm sự vụ lệnh trong tay là tôi đã thực sự làm người trưởng thành để tự quyết định và có trách nhiệm với chính bản thân mình. Bây giờ Cha Mẹ sẽ là người cố vấn để truyền đạt những kinh nghiệm sống mà Người đã trải qua. Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời, bỏ lại sau lưng những kỷ niệm đẹp của thời thơ dại với gia đình, Thầy Cô và bè bạn…
Hát Bình Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 183443)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 972)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp của ngày xa xưa trên con đường THĐ - nơi tôi sinh ra và lớn lên.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 980)
phải mang nỗi nhớ nhung ra kể với bạn về một phần đời của Sài Gòn năm cũ. Còn bạn, ký ức nào vẫn còn lưu giữ về một thành phố ngày xưa?
30 Tháng Năm 2024(Xem: 1338)
nhiệt tình của một ông thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt thầy với chân thành thương tiếc!
14 Tháng Tư 2024(Xem: 1123)
Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.
30 Tháng Ba 2024(Xem: 1851)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 1967)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 1780)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1650)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 1441)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 2010)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 2118)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2070)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1917)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2298)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 2881)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 4359)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 3209)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 3005)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2809)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2610)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2578)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2950)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3466)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3778)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 4160)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 4107)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 3645)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 4354)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 4723)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 4968)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 5459)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 5109)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 5007)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 4866)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5805)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5541)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5600)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 6591)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 6676)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 6743)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6463)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5906)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5832)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5813)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 6020)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6573)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 6049)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 7407)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.