7:41 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

40 NĂM HẠ BỪNG CƠN BÃO LỬA- HUY VĂN

27 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 10792)
Kính chuyển
( Để thay lời tưởng niệm )
HV (HVC )
 
40 NĂM HẠ BỪNG CƠN BÃO LỬA
 
Năm nay hè về thật sớm. Cơn nắng quái dậy mình từ mới giữa tháng năm. Bên kia đường, hàng cây dầu bỗng dưng trút lá. Gió quyện. Lá rơi. Từng chiếc thốc lên cao rồi lả tả buông mình xuống thảm cỏ bên này đường: thảm cỏ của khoảng sân nhà tôi. Nhìn bâng quơ ra sân vàng hương nắng- bây giờ lại phủ thêm một lớp nâu mềm của lá mới rời cây- tôi thấy mình như vừa sống lại giây phút bâng khuâng của năm nào ngồi trên thềm Palace, phóng mắt nhìn màu vàng vọt của dải đồi trên sân cù, ngắm màu xanh của trời trong in trên mặt hồ im lắng, và trải lòng theo vạt nắng thật óng ả đang vươn dài trên thảm cỏ mượt như nhung trước ngôi khách sạn sang trọng và nổi tiếng nhứt của cao nguyên Lâm Viên. Không biết có bao nhiêu bạn đã từng tư lự như tôi đã làm trong những buổi chiều hè 1972, năm của định mệnh nghiệt ngã đã dành cho chúng tôi: những thanh niên đang ươm hoa mộng trong đời bằng nhiệt tình rất hồn nhiên của tuổi trẻ. Mùa hè của binh biến bất chợt chuyển mình vào cơn cuồng nộ. Mùa hè mà người quân nhân kiêm nhà văn Mũ Đỏ Phan Nhật Nam đã gán cho hai chữ " đỏ lửa " để nói đến sự khốc liệt của chiến tranh, lúc đó đã kéo dài gần hai tháng. Hai tháng đủ để cho giới trẻ miền Nam dậy sóng âu lo, và chuyện gì phải đến đã đến. Tháng 5/1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành sắc luật Tổng Động Viên, chiếu theo điều 004 của Luật Ủy Quyền đã được Quốc Hội thông qua một tháng trước đó.
Ngày ấy tuổi trẻ chúng tôi bị đóng khung. Phận người đành phải thả trôi theo dòng định mệnh. Chúng tôi không có đường chọn lựa. Hoặc là vào lính để chấp nhận gian khó, hiểm nguy. Hoặc ngày đêm trốn lánh sự chận bắt của cơ quan công quyền, sống một cuộc đời vô định đầy hồi hộp và bất trắc. Sống chết có số. Ai sao mình vậy. Và thế là tôi trở thành một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngay khi vừa đúng 20 tuổi, lứa tuổi thần tiên mang nhiều hoài bảo nhứt của thanh niên trong mọi thời đại.
Mưa nắng quân trường tại Đồng Đế chỉ là bước đầu cho những ngày gian khó. Nắng quái, mưa dầu của 42 ngày Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ cũng chỉ là để rèn luyện ý chí, sức chịu đựng và khả năng thích ứng của thể chất. Lửa đạn chiến trường mới là ngời thầy đích thực dạy cho chúng tôi những bài học nhớ đời. Hai chuyến thực tập tác chiến tại Núi Dài, Châu Đốc và trên vùng rừng núi Pleiku tuy chưa đủ để gọi là kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng đủ để giúp tôi vững lòng chấp nhận hoàn cảnh khi đối diện với sự tàn khốc của chiến tranh, và từ đó có thêm chút tự tin khi chính thức nhập cuộc lúc ra đơn vị. Cùng lúc đó, tâm trạng tôi cũng dần dà thay đổi. Tâm trạng sầu đời trong tôi biến mất từ lúc nào không hay. Khi nhận lấy trách nhiệm chỉ huy một trung đội, là lúc tôi nhận ra mình đã thật sự trưởng thành về mọi mặt. Tôi vững lòng dấn thân. Tôi tin tưởng đồng đội thuộc cấp. Tuy họ không "ngán " tôi chút nào- vì ngoại hình của tôi vốn không phải là vóc dáng lý tưởng của một sĩ quan trung đội trưởng- nhưng họ rất thương mến tôi. Họ cũng vừa là thầy, vừa là bạn, nên hòa đồng với họ không khó khăn chút nào.
Càng nhớ càng thấy thương những người lính đã cùng tôi chia xẻ gian nguy. Đa số là thanh niên. Họ- cũng như tôi- nhập ngũ khi tuổi đời đang độ tươi đẹp nhứt. Họ chỉ biết nghe lệnh và ôm súng lao vào lửa đạn mà không hề có một lời than trách. Biết chỗ chết mà vẫn cứ tiến vào. Biết " một đi không trở lại " mà vẫn " Xung Phong ...Sát! " rân trời. Nếu như tuổi lính được tính bằng năm quân vụ thì một năm cầm quân tác chiến của tôi không có nghĩa lý gì so với quãng thời gian phuc vụ hay nằm bệnh viện dưỡng thương của nhiều " lão làng " kỳ cựu nhứt trong quân đội. Nhưng bấy nhiêu đó cũng đã quá đủ để mấy lẩn " giỡn mặt " với Tử Thần khi giao chiến với đám bộ đội chính quy trong vùng núi Thất Sơn, Thạch Trụ, Mộ Đức, Tiên Phước, Quế Sơn, Nông Sơn hay dò dẫm từng bước trên các bãi mìn của các vùng Phong Thử, Gò Nổi thuộc quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và tại xã Đức Lương trong quận Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Không tài nào nhớ hết tất cả mọi người. Những gương mặt cứ nhòe dần trong tâm tưởng. Theo thời gian thì trí nhớ cũng cùn mằn. Có lúc chỉ mường tượng người xưa, cảnh cũ...rồi thôi! Họ đến rồi đi sau năm lần bổ sung quân số.. Đi bằng nhiều cách: vĩnh viễn, tạm thời, đi không trở lại sau hơn mười tháng hành quân và hai tháng dưỡng quân ven quốc lộ 1 hay ngay tại hậu cứ ở Hòa Khánh, Đà Nẵng. Rốt cuộc ngày tôi bàn giao trung đội để đi học khóa Sĩ Quan Tiếp Liệu Binh Đoàn thì số người cũng vẫn không hơn hai chục mạng. Đa số những người mới về đơn vị chừng vài tháng là hy sinh hoặc trọng thương rồi giải ngũ. Thời gian sống với nhau không lâu nhưng người Lính - tuy bất sá, cuồng vội, ba gai, phá phách, bất cần đời- vẫn gắn bó với nhau bằng thân tình chỉ có với nhau trong quân ngũ: tình huynh đệ, nghĩa chi binh có tính cách rất...thầy trò mặc dù tuổi đời của quan và lính vốn xấp xỉ nhau. Cấp bậc chỉ là để phân biệt ai chỉ huy và ai là người nhận lệnh. Còn lúc dưỡng quân- ven quốc lộ, quanh làng mạc, hay tại phố xá hậu phương- thì quan và lính đề huề như nhau, với những màn chồm hổm phô lưng trần nốc rượu hoặc đàn ca hát xướng đủ các loại nhạc trên đời.
Quên sao được những lần nhai vội, nuốt nhanh bên cạnh chiếc poncho gói xác của đồng đội! Nhớ vô cùng những thân hình bê bết máu, mắt mở trừng như muốn níu giữ sự sống đang rất mong manh. Và càng không thể quên từng miếng lương khô, từng hơi thuốc lá chuyền tay nhau cho đỡ thèm, đỡ đói. Người lính Việt Nam Cộng Hòa tận hiến máu xương bằng cách tuân hành kỷ luật thép của quân đội. Và tôi, kẻ còn nguyên vẹn hình hài sau khi chấm dứt chiến tranh quả đã nợ đồng đội những ân tình cùng với món nợ máu xương vốn không có gì tương xứng để đền đáp. Họ chết cho tôi sống. Họ mất đi một phần thân thể và trở nên tàn phế vĩnh viễn để tôi biết thế nào là hạnh phúc của một kẻ còn lành lặn tứ chi. Người khinh binh của tôi ơi! Tôi nợ các anh, các bạn, các em nhiều quá! Tôi thật sự thẹn lòng khi chợt nhận ra là mình đã không hề có tiếng cám ơn khi đồng đội của tôi đã trở thành " những đòn bánh tét nhòe nhoẹt máu ", hay ngay cả lúc tiễn thương binh về tuyến sau, tôi cũng không có lời tri ân đúng nghĩa mà chỉ qua loa vài câu an ủi vội vàng ...rồi thôi!
Đời người vốn đã vô thường. Cuộc sống giữa lằn tên mũi đạn lại càng mong manh hơn mọi thứ khác trên đời. Thấy đó, mất đó. Sống nay, chết mai. Mới đầu hôm còn quây quần bên thau rượu thì sớm mai đã ngậm ngùi vuốt mắt bạn ngay lúc cuốn poncho. Một tá " quan nhí " về nhận trung đội ngay những ngày đầu xuân thì mới chớm hè đã phơi thây trên trảng tranh vùng Suối Đá của QuảngTín. Chỉ mới quen mặt, chưa kịp nhớ tên thì họ đã không còn tồn tại trên cõi đời.
Nghĩ lại mới thấy mình bé nhỏ và mọn hèn trước sự hy sinh và mất mát của đồng đội. Đã gần 40 năm qua rồi nhưng tiếng đạn bom, tiếng súng lớn, nhỏ vẫn vang vọng trong đầu. Lắm lúc tôi có cảm giác mình vẫn là người Lính của năm xưa. Vẫn một tâm trạng đau buồn mỗi khi kỷ niệm ngày tan hàng, mất nước, và...mất tất cả.
Nơi xứ người, sống trong cảnh cơm no, áo ấm, mà lòng cứ canh cánh nghĩ về những chiến hữu ngày xưa đã hy sinh, hay những ai đang còn lây lất trong cảnh đời ngập ngụa khổ đau nơi quê nhà. Càng nghĩ càng thấy thẹn lòng. Họ nhọc nhằn trong đau khổ đã suốt bao nhiêu năm qua. Mà tôi thì chẳng làm được gì ngoài những lời cầu nguyện và chút quà mọn hèn nhỏ giọt đó đây. Nghĩ đến họ rồi nghĩ lại mình mới thấy buồn thêm cho một sự tan đàn trong hận tủi. Dù sao cũng đã một thời. Dù sao cũng đẹp khoảng trời quê hương. Quê hương đã không còn. Đúng hơn là đã sa vào tay giặc. Và tôi thì vẫn là một người Lính chưa giải ngũ. Tôi vẫn là người Lính của Quân Lực Việt Nam Công Hòa .Tôi không thể quên nguồn cội của mình nên màu cờ quốc gia và sắc áo của binh chủng vẫn luôn được treo, máng một cách trang trọng trong nhà.
Tôi không phê phán những ai đã không còn nhã hứng mặc lại bộ quân phục trên người. Có vị còn lên tiếng phê bình và mỉa mai " những kẻ già nua, cuối đời còn lề mề trong bộ quân phục để khoe lon lá với mọi người " Bá nhơn, bá tánh. Họ, những kẻ muốn quên đi nguồn cội của mình hay có lý do nào đó không thích trân trọng hình ảnh xưa, kỷ niệm cũ. Nhưng riêng bản thân tôi thì có dịp là tôi sẽ mặc lại bộ đồ bông, và khoát chiếc Mũ Nâu trên đầu. Đây là sắc áo mà tôi đã chọn đúng 40 năm về trước để phục vụ cho màu cờ của quốc gia tự do mang tên Việt Nam Cộng Hòa. Bốn mươi năm Hạ bừng cơn bão lửa trên miền nam thân yêu đã biến tôi từ một thư sinh thành người lính chiến. Tôi trưởng thành nhờ quân đội. Tôi sống còn nhờ các chiến hữu- còn sống hay đã hy sinh- giúp tôi hoàn thành trách nhiệm của một người trung đội trưởng. Tôi tri ân họ mỗi ngày cho đến suốt đời. Tôi sẽ không quên họ. Không bao giờ!
 
HUY VĂN
KBC 3507
( 05/2012 )

Flag of South Vietnam.svg
blank

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2024(Xem: 330)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 418)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 582)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 438)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 525)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 470)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 510)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 568)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 543)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 826)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1399)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 1356)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 1553)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 1158)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1391)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1390)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 1736)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 1975)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2267)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2891)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2531)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 2378)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 4095)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 4027)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3867)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 4181)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 3747)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 3954)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 4061)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 4653)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 3846)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3927)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 5081)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4781)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 5200)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 5821)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6293)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4809)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5288)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 5641)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7409)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 6499)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 6430)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 5831)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
03 Tháng Hai 2021(Xem: 5502)
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
16 Tháng Giêng 2021(Xem: 5655)
Sợ không còn đủ tỉnh táo để viết nên điều gì ra hồn, chỉ mong đây là những cảm nghĩ rất thật về một giọng hát mà người đời sẽ tiếc nhớ khôn nguôi
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 5398)
thì tôi cũng đã có một nhìn nhận rõ ràng hơn về cái giới mà nhiều người cho là, hoặc tự họ cho là tinh hoa, ở Việt nam.