Nhiều hay ít cũng là một tấm lòng, $1000 là một tấm lòng, mà $1 cũng là một tấm lòng. Nhất là tấm lòng của những người đang sống nhờ vào
số tiền trợ cấp rất khiêm nhường của chính phủ. Có rất nhiều người chưa
từng ở trong các trại tạm cư trên đất Phi nhưng vẫn mỡ lòng để cứu giúp
người Phi trong cơn hoạn nạn như là một nghĩa cử "lá lành đùm lá rách",
hay thay mặt cho những đồng bào ruột thịt để đền ơn đáp nghĩa cho đất nước đã cưu mang họ. Để chia sẻ phần nào sự mất mát lớn lao của người dân Phi, CĐNVTD/VIC đã có hai buổi gây quỹ - một tại Happy Receptions (06/12/2013) thuộc vùng Miền Tây Melbourne và một tại Anabella Receptions (15/12/2013) thuộc vùng Miền Đông Melbourne. Với
cái tuyền thống văn hoá "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", với cái đạo lý "uống
nước nhớ nguồn" thay mặt cho CĐNVTD/VIC ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) đã kêu gọi đồng bào hãy rộng tay đóng góp để đền đáp cái ân tình của người dân Phi. Tưởng cũng cần nhắc lại là trong thời gian từ 1975 đến 2012 Phi là quốc gia giàu lòng bác ái đã cùng Cao Uỷ Tỵ
Nạn LHQ xây dựng 2 trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam (trại Bataan và trại Palawan). Suốt trong khoảng thời gian này trại chuyển tiếp Bataan là nơi đã có 400.000 người tỵ nạn Đông Dương (95% là người Việt) đã dừng chân tạm trú 6 tháng để học ngoại ngữ và rèn luyện tay nghề trước khi đi định cư nước ngoài. Tại Palawan từ 1975 đến 1995 đã tiếp nhận 51.722 người tỵ nạn. Phi là quốc gia duy nhất trong vùng Đông Nam Á chấp nhận 2.500 thuyền nhân tỵ nạn được ở lại thay vì bị cưỡng bức
hồi hương, số người này đã được đi định cư vào năm 2012. Ngoài ra Phi là quốc gia duy nhất không có nạn đẩy tàu thuyền ra biển, không có hải tặc và tệ nạn trong các trại tỵ nạn được xem như ở tình trạng thấp nhất so với các quốc gia khác. Trong buổi gây quỹ tại Happy Receptions có sự hiện diện của vị Lãnh Sự Phi tại Melbourne, bà Virginia
"Gigi" Kalong. Sau khi đưa ra những con số chính thức về sự thiệt hại lớn lao do cơn bảo Haiyan gây ra, đại diện cho người dân và đất nước Phi
bà đã bày tỏ sự xúc động và lòng biết ơn đến với ân tình của cộng đồng Người Việt. Đặc biệt, mặc dầu rất bận rộn ông Võ Trí Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) từ Sydney đã cố gắng thu xếp thì giờ và công việc để góp mặt trong buổi gây quỹ. Đứng trước đông đảo đồng hương Melbourne, ông Võ Trí Dũng cũng đã nói đây là lúc để chúng ta đền ơn đáp
nghĩa đối với đất nước Phi không phải chỉ vì Phi đã cưu mang người Việt
tỵ nạn sau ngày 30/04/1975 mà ngay cả trước đó Phi còn là đồng mình của
VNCH trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của CSVN. Trong buổi gây quỹ thứ hai tại Anabella Receptions, để nói về tấm lòng của Người Việt hải ngoại ông Nguyễn văn Bon đã mời lên sân khấu 3 cá nhân tiêu biểu - ông Lý Phước Hùng đại diện cơ quan Phước Thiện Cao Đài Tây Ninh, sau khi biết được cái thảm cảnh mà cơn bão Haiyan gây ra cho người
dân Phi, tuy tiền quỹ có giới hạn nhưng cũng đã xuất ra $4500; một vị đại điện cho Hội Cao Niên Blackburn đã cùng các vị khác trong vùng, tuy đã về hưu hoặc đang sống nhờ vào số tiền trợ cấp khiêm nhường của chính phủ nhưng cũng đã có một nghĩa cử cao đẹp - gom góp được $1000; và em Jennifer Ngô, 13 tuổi, cùng với các em đồng trang lứa với lòng thương người tự nhiên đã tự động đi lạc quyên được $320. Dù ít dù nhiều, đó là những tấm lòng thật đáng trần quý, là niềm hãnh diện của cộng đồng Người
Việt hải ngoại. Ngoài ra trong số các tặng vật đem ra đấu giá, có hai tặng phẩm thật quý hiếm do ông Nguyễn Thế Phong hiến tặng - một tấm tranh của cố hoạ sĩ kiêm điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, là một trong số rất ít nghệ sĩ có tác phẩm được trưng bày vĩnh viễn tại các trường đại học tiếng tăm và tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc cũng như Viện Bảo Tàng Di Dân tại tiểu bang Victoria; và một tấm tranh thủy mạc của Cha Phêrô Nguyễn văn Hùng, người đã giúp đỡ và đấu tranh đòi công lý cho các
công nhân và những cô dâu Việt Nam tại Đài Loan. Đó là những tấm tranh có một không hai, không những có giá trị về nghệ thuật mà còn mang một ý
nghĩa nhân đạo, đầy lòng bác ái của người tặng và người mua. Theo những tin tức nhận được thì sơ khởi chương trình lạc quyên tại Úc Châu tính đến nay có những con số như sau: CĐNVTD/Wollongong: $22 000+ CĐNVTD/NSW: (chưa tổng kết) (Trên đường phố: $27 000+, TTSHCĐ: ???) CĐNVTD/VIC:
$70 000+ (Happy Receptions: $38 000 + Anabella Receptions: $31 000 + Trương mục cứu trợ: (chưa có con số chính thức)) Một số chùa tại Melbourne: $100 000+ Lions Club & Voice (Melbourne): $28 000+ PGHH (Melbourne): $5000+ Và
dĩ nhiên còn rất nhiều buổi gây quỹ khác đang tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi - Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Úc, ... đó là chưa kể những người đã đóng góp trực tiếp vào quỹ tại sở làm hay qua các cơ quan từ thiện địa phương và thế giới. Như thế, Người Việt hải ngoại có thể tự hào với con số đóng góp ước tính lên đến trên dưới $2 000 000 (2 triệu $US). Không có gì đáng ngạc nhiên, vì trước đây trong trận sóng thần xảy ra vào Giáng Sinh năm 2004, cộng động Người Việt hải ngoại cũng đã có những đóng góp lớn lao không kém, có cả một vị sư đòi bán đi cả ngôi chùa để cứu giúp các nạn nhân, thật là những tấm lòng cao cả. Đó là những con người ăn ở có đạo lý, có nhân nghĩa, biết trước biết sau, ... không như bọn CSVN, một lũ vong ơn, bội nghĩa. Bọn chúng đã từng được các thương gia, địa chủ, các bà mẹ VN chất phát che giấu, bảo bọc, nuôi ăn, tiếp tế lương thực, thuốc men, áo quần, ... để rồi bị chúng đem ra đấu tố (Cải Cách Ruộng Đất), cướp sạch tài sản (Cải Tạo Công Thương Nghiệp), cướp luôn cả nhà cửa đất đai (quy hoạch & giải tõa) để phải
sống lây lất trên đường phố, dưới gầm cầu, trong các con hẽm tăm tối, ... Chẳng những vậy mà còn bị tù tội, bị sát hại một cách tàn độc. Đó là
đối với người dân còn đối đất nước thì còn tệ hại hơn nữa. Giang sơn gấm vóc từ ải Nam quan tới mũi Cà Mau do tổ tiên đã đổ ra bao nhiêu xương máu để tạo dựng vậy mà bọn CSVN đã đan tâm bán đi, dâng hiến đất đai, biển đảo của Cha Ông để lại cho Tàu Cộng. Quả là một lũ vong ân bội
nghĩa. Những sự đóng góp to lớn ấy đã nói lên cái ân tình của cộng đồng Người Việt hải ngoại đối với những quốc gia, những dân tộc ân nhân đã cưu mang mình trong những ngày tháng tối tăm nhất, đau thương nhất của giòng người đi tìm tự do. Cái ân tình ấy đã thể hiện cái "quyền lực mềm" của Người Việt hải ngoại, cái sức mạnh của dòng giống Lạc Việt đã làm cho cộng đồng thế giới phải cảm phục và đã làm cho
cái gọi là "cường quốc trị giá 100 000 đô la" cùng với tên tối tớ CSVN (cũng 100 000 đô la - chủ nào tớ nấy) phải chịu nhục. Điều khiển
chương trình cho cả 2 buổi gây guỹ là hai MC khả ái - Thiên Thư và Nguyễn Long của đài Viễn Xứ FM88.9. Phần phụ diễn văn nghệ được Hội Văn Hóa Nghệ Thuật (AVA) đảm nhận và được mở đầu bằng một màn vũ của nhóm Âu
Cơ cùng với bài ca "Nếu chỉ còn một ngày để sống" thật ý nghĩa -
Nếu chỉ còn một ngày để sống ... Cho tôi được cám ơn cuộc đời cám ơn mọi người ... Nếu chỉ còn một ngày để sống làm sao ta trả ơn cuộc đời Làm sao ta đền đáp bao người nâng ta lên qua bước đời chênh vênh ... Cho tôi được cám ơn cuộc đời cám ơn mọi người Cho tôi được sống trong tim người bằng những lời ca ...
*** Đặc
biệt cô Dáng Thơ, quá xúc động trước thảm cảnh mà cơn bảo Haiyan gây ra
cho người dân Phi Luật Tân, đã viết bài nhạc "Thiên Tai" cho buổi gây qũy nói lên thảm cảnh mất mát người thân, nỗi đau lòng của người mẹ mất con.
ThiênTai Một người mẹ, lang thang tìm con Trong đống hoang tàn, tang thương đổ nát Bàn chân trần, bước qua xác thân Đây đó ngỗn ngang, chất chồng lên nhau. Một người mẹ, quỳ trong đêm đen Bên xác không quen, cầu xin Thượng Đế Bà nguyện cầu, cho con bình an Nước mắt rơi tuôn, hy vọng mong manh Ôi! Thiên tai, Thiên tai . Người khóc lầm than, chết chóc thương đau Xác của ai đây? Chồng chất lên nhau Con ở nơi đâu, mất dấu tìm con Kìa là con thơ, thân xác chôn vùi Đôi mắt mở to, kinh hoàng thảng thốt, Bà gục đầu, ôm xác đứa con Than khóc nghẹn ngào, ôi Thiên tai cướp mất con tôi!
*** Còn
ngạc nhiên hơn nữa, ông Trần Đông (Giám Đốc VKTNVN), một người không có
một chút gì nghệ sĩ tính cũng đã làm một bài thơ "Xin được tạ ơn người "
rất mộc mạc nhưng rất cảm động –
Xin được tạ ơn người Xin được tạ ơn, chiếc ghe đã mang tôi tới bến bờ tự do khỏi làm thân trâu ngựa Xin được tạ ơn, bát cơm Cao Uỷ ấm nồng sau cơn đói nhiều ngày lênh đênh sóng bủa. Xin được tạ ơn, các quốc gia đã cưu mang tôi trong tháng ngày khốn khó, Malaysia, Hongkong, Thailand, Indonesia và người anh em Philippines các chùm đảo nhỏ. Xin được tạ ơn, hàng ngàn ân nhân thiện nguyện hàng trăm hội đoàn bác ái khắp năm châu. Xin được tạ ơn, những đất nước tưởng chỉ gặp trong mơ đã mở rộng vòng tay đón tôi với nụ cười nhân hậu. Xin được tạ ơn, hàng trăm ngàn đồng bào tôi xác phơi trong rừng hoang đảo vắng hay chìm sâu dưới lòng đại dương cô quạnh giữa tiếng nấc nghẹn ngào nửa thế kỷ dài thèm một lời kinh tiếng kệ để mong về nơi siêu thoát mà sao khó được quá anh chị ơi! Xin được tạ ơn, Ông bà, cha mẹ, con cháu và bạn trăm năm cùng tất cả người thân kẻ lạ, Xin được tạ ơn, những người đã ban cho yêu thương hay lòng quý mến, Xin được tạ ơn, những anh chị em đã lớn lời mắng chửi hay to tiếng miệt khinh! Xin được tạ ơn, tạ ơn cuộc đời và tạ ơn tất cả tạ ơn anh chị cùng chúng tôi hôm nay trong ngày cuối năm nắng hạ chan hoà yêu thương để người cứu giúp người. Tôi xin được tạ ơn!
*** Không
chỉ bằng hiện vật, tiền bạc thực tế mà bằng cả những lời nói, thơ văn, âm nhạc, ... Người Việt hải ngoại đã thể hiện cái ân tình của mình từ tận đáy lòng.
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn văn Luận, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người.
Vì nơi này chứa một trong những chất có giá trị nhất trên thế giới , nên nó phải có những đặc điểm nhất định để các tổ chức hoàn toàn tin tưởng vào nó.
Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, họ chết trong giấc ngủ.
Tôi rất hy vọng những nỗ lực và thành quả của giới trí thức tỵ nạn Việt Nam như bộ Dòng Việt (GS Lê Văn), sách và bài viết về ngữ học, văn phạm, tự điển
Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Đại tướng Fred C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ và Thiếu tướng Verne L. Bowers, Phụ tá Tham mưu trưởng Lục quân ký thay Tổng thống ân thưởng
ông sếp tôi ủng hộ tất cả những gì tổng thống đắc cử Trump làm, vì (ông) biết Tổng Thống Trump là người sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện, miễn là đạt kết quả
“chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh,” còn theo đại tá Hà thì “Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.