-“Kẻ
nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác
lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really
cooperating with it) và
-“Cuộc đời của chúng ta bắt đầu chấm dứt khi chúng ta lặng thinh trước những vấn đề sống còn” (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter).
(Given By Martin Luther King)
Hành động cá nhân vs hành động tập thể
-“Kẻ
nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác
lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really
cooperating with it) và
-“Cuộc đời của chúng ta bắt đầu chấm dứt khi chúng ta lặng thinh trước những vấn đề sống còn” (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter).
(Given By Martin Luther King)
-“Cuộc đời của chúng ta bắt đầu chấm dứt khi chúng ta lặng thinh trước những vấn đề sống còn” (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter).
(Given By Martin Luther King)
Hướng Dương txđ - Tôi
đọc bài Ngồi Nhìn Hòn Dái Đâm Đinh chị Phạm Thị Hoài post ngày 16 tháng
11 năm 2013 mà thấy lòng buồn vô tả, buồn cho thân phận con người Việt Nam mà tôi là một, buồn cho vận mệnh đất nước sa sút tới tận cùng đã hơn
nửa thế kỷ mà chưa có dấu hiệu gì sẽ khá hơn. Quê hương tôi vẫn mịt mù tăm tối mà cả dân tộc tôi vẫn trơ trơ không tìm đường giải cứu, đất nước
vẫn chịu số phận khốn nạn không có lối thoát. Chưa bao giờ con người phải chịu sự vô vọng trong một thời gian lâu như thế.
Bài viết của chị Phạm Thị Hoài như sau – kèm theo tấm hình thấy mà rợn tóc gáy:
Nghệ
sĩ Nga Pyotr Pavlensky tuyên bố rằng màn trình diễn mang tên Fixation của mình hôm Chủ nhật tuần trước, nhân Ngày Cảnh sát Nga, là “ẩn dụ về sự vô cảm, sự thờ ơ với chính trị và thái độ duy định mệnh của xã hội Nga hiện đại”.
Nước
Nga đang trở thành một nhà nước cảnh sát, song thay vì sử dụng sức mạnh
của số đông thì dân chúng chỉ bất động ngồi nhìn chính quyền tóm chặt dái mình, đóng đinh mình vào nền tảng của chế độ và phó mặc cho số phận.
Một ẩn dụ mạnh. Một chân dung bạo liệt về bạo lực và bất lực. Một tuyên
ngôn đau đớn về tuyệt vọng và khuất phục.
Quảng
trường Ba Đình cũng là khung cảnh thích hợp cho hành động nghệ thuật ấy. Một hành động cực đoan. Song trong nghệ thuật, cực đoan bao nhiêu cũng không đủ.
Một
nghệ sĩ ở truồng nhìn hòn dái mình bị đóng đinh cho dính chặt xuống viên đá lót đường là một ẩn dụ của sự vô cảm, sự thờ ơ đối với chính trị
và tính chất chấp nhận định mệnh của xã hội Nga - "A naked artist, looking at his testicles nailed to the cobblestone is a metaphor of apathy, political indifference, and fatalism of Russian society" - lời tuyên bố của Pavlensky gửi cho các cơ quan truyền thông"
Đọc
mới thấy rằng chẳng ở Việt Nam thôi mà ngay ở Nga, một nơi xưa kia được
coi là cái nôi của chế độ Cộng Sản, nơi cái chế độ khốn nạn bất nhân thất đức đó đã sụp đổ sau hơn nữa thế kỷ (1922-1991) tác oai tác quái, người dân cũng “chỉ bất động ngồi nhìn chính quyền tóm dái mình”, “phó mặc cho số phận.”
Cái tài của nghệ sĩ Pyotr Pavlensky, 29 tuổi đời, là ông đã biết dùng những màn trình diễn có mãnh lực mà cô đọng ý nghĩa để nói lên cái thảm cảnh của người dân sống trong một chế độ độc tài. Mới tháng ngày 23 tháng 7, ông đã xuất hiện trước nhà thờ lớn Kazan ở St Petersburg với cái miệng khâu lại bằng sợi thô – xem hình - để phản đối việc chính phủ kiểm duyệt và cấm đoán lời nói và hạnh động của người dân. Ông tuyên bố: “khi khâu miệng tôi lại trước Thánh Đường Kazan, tôi muốn cho mọi người biết rằng với tư cách một nghệ
sĩ của nước Nga đương thời tôi chống đối việc ngăn cấm quyền tự do của công luận. Tôi chán ngấy việc dọa dẫm xã hội, chán ngấy sự hoàng vía của
đám đông dân
chúng, chán thấy vẻ mặt sợ hãi của họ khắp mọi nơi” - «By suturing my mouth in front of the Kazan Cathedral, I wanted to show position of the artist in contemporary Russia: a ban on publicity. I am sickened by intimidation of society, mass paranoia, which manifestations I see everywhere»”.
Nếu
nhìn phiến diện vào những cảnh ngoạn mục trên, người ta cho rằng anh chàng nghệ sĩ này muốn phản đối chính quyền Nga, nhưng nghe kỹ những lời
giải thích của anh mới hiểu rằng anh ta đang phản đối cái xã hội ù lỳ, vô cảm trước việc nhà nước trấn áp quyền tự do của nhân dân. Anh ta muốn
banh mắt người dân Nga ra, muốn người dân không còn thờ ơ lãnh đạm trước sự tấn công vào cái quyền làm người của mình nữa. Cái xã hội mà họ
đang sống là do chính họ tạo nên: Chính họ đã tự mình nô lệ hóa mình khi họ cứ câm miệng trước sự trấn áp của nhà nước. Muốn xã hội thay đổi thì người dân phải thôi
thờ ơ, phải mở miệng ra mà hét to, phải ra tay, phải hành động. Thái độ
không quan tâm của người dân đã làm cho chính thể độc tài tiếp tục ngự trị, và không những thế, ngày càng phát triển quyền lực và lộng hành.
Nhưng
vấn đề đặt ra là liệu hành động tiêu cực của anh chàng Pavlensky có tác
dụng gì tới những người đồng bào của anh hay không, hay họ chỉ coi đó là cuộc trình diễn ngoạn mục của một anh chàng điên khùng? Mà quả thật cảnh sát Nga không hề bỏ tù anh ta, mà chỉ đưa anh ta vào nhà thương để được kiểm tra tâm thần mà thôi – Bác sĩ chữa trị vết thương cho anh rồi thả cho anh ra về, sau khi thấy tình trạng tâm thần của anh không có gì là bất bình thường.
Hành
động cá nhân tiêu cực của anh cũng như hành động của ông “kỹ sư” nông dân Đoàn Văn Vươn chỉ có thể gây một tiếng vang, nhưng tiếng vang đó không có tác dụng bao nhiêu và với thời gian – không dài lắm – thì nó chìm vào quên lãng. Nó có thể có một tác động tâm lý nhất thời, người ta
có thể hoặc kính phục hành động hy sinh của họ - vì mấy ai dám làm như thế - hoặc cười ruồi cho rằng đó chỉ là hành động thiếu suy nghĩ, thiếu ý
thức - nếu không muốn nói là vô ý thức - của một cá nhân.
Mà
ý thức là cái khả năng đầu tiên quan trọng nhất của con người. Người ta
cần ý thức việc gì phải làm, việc gì nên làm, và việc gì có thể làm. Chẳng nói tới con người vô ý thức làm gì, vì họ chẳng khác gì cây cỏ hay
hòn đá trơ trơ. Vô ý thức đồng nghĩa với sự vô cảm, sự lãnh đạm, sự thờ
ơ, đồng nghĩa với chủ trương “mặc kệ nó”, chủ trương khỏi quan tâm, chủ
trương bất cần. Nói vô ý thức là nói tới những người không có khả năng ý
thức, chứ không nói tới những người có khá năng ý thức nhưng lại có thái độ vô ý thức. Cái loại vô ý thức sau này thì nó mới thật đáng trách, thật đáng khinh
bỉ. Có bao nhiêu người có đầy đủ khả năng ý thức mà lại cứ thờ ơ, lãnh cảm? Họ cứ làm cái mặt lạnh lùng, coi sự việc chung là của người khác, cứ đường ta ta đi, không hơi đâu phải thắc mắc… Hóa ra đối với giống người này, việc cải tạo xã hội là của người khác, không liên quan gì tới
họ hết… Chết ai cứ chết, miễn là họ còn sống là được rồi. Khốn nỗi đến khi họ chết thì họ cũng ngậm miệng chịu số phận của mình. Thế mới là… hèn.
Còn
những người ý thức và hành động, những kẻ anh hùng đáng được một số người “chân chính” kính phục, thì, khốn nạn thay, họ chỉ là một thiểu số. Mà chính vì là thiểu số nên họ phải hy sinh, hy sinh vì mình và hy sinh cho người khác, hy sinh cả cho những kẻ vô ơn bạc nghĩa. Và vì thế mà chính họ từ từ cũng nhụt chí, họ cũng chán nản, họ thấy rốt cuộc cũng
chẳng đi đến đâu, thiệt chỉ về phần mình. Chúng ta, những kẻ đồng hành với họ cũng thông cảm, cũng hiểu rằng lỗi là tại cái xã hội thờ ơ lãnh cảm, cái xã hội hèn nhát, chỉ biết than thân trách phận, cứ cắn răng chịu đựng số phận “dân
tộc”.
Thế thì làm sao thoát cho khỏi cái vòng luẩn quẩn này?
Câu trả lời là phải làm sao có một hành động tích cực đồng loạt của toàn thể những thành viên của xã hội.
Hai yếu tố quan trọng là “tích cực” và “đồng loạt”
a. Tích cực là phải hành động sao cho có kết quả. Có nghĩa là phải dùng bạo lực để chống lại bạo lực, phải phá đổ, phải đập tan, phải hủy diệt mà không nhân nhượng. Cái xấu và tàn dư của cái xấu phải bị triệt tiêu không thương tiếc. Phải đi theo con đường mà Cộng Sản đã đi: Dùng phương thức Cộng Sản để hủy diệt Cộng sản.
b.
Đồng loạt là phải cùng làm cùng hưởng, cùng đứng lên tàn phá cái mà tất
cả đều căm thù, cùng gánh lãnh trách nhiệm, cùng có gan đứng lên chống bọn hại dân bán nước, kẻ thù của toàn dân. Ngày xưa chúng dùng chữ “đồng
khởi”, chúng hô hào đồng khởi, chúng hô hào toàn dân vùng dậy. Bây giờ chúng ta củng làm như thế, cũng hô hào đồng khỏi nghĩa, đồng diệt giặc thù, đồng phô trương lòng căm thù chúng, cùng “một sống hai chết” với bọn bán nước hại dân, cùng nhau đi tìm con đường giải cứu cho chính mình
và cho cả đất nước.
Đừng
hỏi tác giả bài viết này làm sao làm được chuyện “lịch sử này”? Đừng trách tôi “chỉ nói ngon cái miệng, có giỏi thì làm đi, hay chỉ cách cho chúng tôi làm.”
Ai làm? Thế hệ trẻ mới có đầy đủ điều kiện để làm. Chỉ cần thêm người hướng dẫn, lãnh đạo hay cố vần.
Cách
làm thì ai cũng biết, vấn đề là có ai dám làm hay không? Tất yếu là phải can đảm, phải gan lì, phải “chịu chơi” phải khôn ngoan sáng suốt, phải kiên trì, phải biết tổ chức, phải mưu mô để chống lại nổi bọn mưu mô v..v… Ngày xưa có Hồ chí Minh và một số nhỏ đồng bọn đứng ra làm cái “cuộc Cách mạng Tháng Tám” để rồi con cháu chúng bây giờ lợi dụng thời cơ mà vơ vét, ăn hại bán nước một cách vô lương tâm. Thì ngày nay cũng có thể có một vài người đứng lên chu toàn cái trách nhiệm lịch sử là hủy
diệt chúng, gây lại niềm tự hào dân tộc.
Khi
lịch sử xoay vần thì tất yếu chuyện phải xảy ra sẽ xảy ra. Có điều chúng ta vẫn cần cái tia lửa khơi mào cho biến cố nó xảy ra. Và nhất quyết phải tin rằng thời cơ đã chín mùi, cần tổ chức, cần tuyên truyền, cân nuôi dưỡng lòng tin, và cần sẵn sàng hy sinh đồng loạt. Chỉ bằng cách chứng tỏ cho kẻ thù thấy sức mạnh của toàn dân thì chúng mới sợ hãi, chúng mới nhụt chí, không dám tiến thêm bước nữa, trái lại chúng sẽ
phải giật lùi, giật lùi mãi cho đến khi đầu hàng hay chết một cách thảm
hại.
Lịch sử đã chứng mình rằng mọi chế độ độc tài cuối cùng cũng sẽ chết trước bạo lực của nhân dân.
Gửi ý kiến của bạn