2:35 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

NGƯỜI TỪ NGÀN DẶM VỀ THĂM BIÊN HÒA - ĐỖ CÔNG LUẬN

09 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8161)
 Hôm nay đã là ngày 27 Tết. Chỉ còn 3 ngày nữa là khởi đầu năm mới Giáp Ngọ, Tết Nguyên Đán. Mười giờ hơn, tôi về nhà check mail. Hội Ái Hữu BH Cali có giới thiệu bài TUI ĐI DỰ TẤT NIÊN BIÊN HÒA 2014, của Hoàng Duy Liệu lên trang nhà. Tôi nhớ lại, khuya hôm đó tôi có mở màn hình để xem tiếp sóng trực tiếp, nhưng không được. Bởi vì hôm đó bạn bè cùng lứa tôi cũng có tham dự nhiều. Tôi nối máy điện thoại để nói chuyện với bạn Phạm Trọng Kiến, vì chỉ mới hơn 19 giờ ngày chủ nhật ở Cali. Hôm đó vợ chồng bạn tôi có tham dự tiệc tất niên của đồng hương Biên Hòa.
 Dù là người Sài Gòn, nhưng bạn có mối giao hảo với bạn bè BH. Chúng tôi thỉnh thoảng nối máy hàn uyên tâm sự, thường từ 30 phút trở lên. Tôi xử dụng thẻ 1718 để gọi quốc tế, chỉ tốn 1400 vnd cho mỗi phút gọi sang Cali. Đang nói chưa hết chuyện, tiền trong tài khoản thẻ hết, tự động cúp máy.
 Khi cuộc nói chuyện chấm dứt, bạn Phạm Văn Đạo gọi mời tôi sang nhà anh Ma Thành Tâm, nảy giờ tôi bận tán dóc nên Đạo gọi tôi không được. Tôi nhớ lại, anh Đặng Văn Hùng, Hùng Ba Ke, hẹn sáng nay lên BH gặp gỡ bạn bè. Từ đảo quốc phương Nam xa xôi, anh chị về Sài Gòn đã được hai hôm. Anh chị đi xe taxi, ghé thăm gia đình Đạo ở ngã ba Vũng Tàu trước, rồi cả ba người vào BH, ghé nhà anh Tâm. Tôi vừa đến nơi, chị Tuyết cũng được cháu gái chở đến. Trưa nắng, người đẹp Cali phải quấn kín cơ thể như Ninja. Nhiều khi tôi ngồi trước nhà, có người đi ngang qua gật đầu chào, tôi cũng chào theo, nhưng không biết ai. Bởi vì sợ nắng, họ quấn kín cơ thể, chỉ chừa hai con mắt để nhìn đời. Bây giờ lại có mốt, các cô gái chạy xe máy, mặc jupe, lại quấn đôi chân bằng chiếc xà-rông. Mốt này du nhập từ Thái Lan, khi du khách vào viếng Hoàng Cung, hoặc đền chùa, phải mua chiếc xà-rông quấn vào nếu mặc jupe hoặc quần lửng.
 Tôi biết anh Hùng qua lần anh nhắn tin trên trang nhà NQ, tìm bạn bè chung lớp, trong đó có anh Võ Hà Phi, anh ba của Võ Hà Mỹ, bạn tôi. Trong lần tranh luận trên mạng về tên gọi tổ đình Bửu Long của nội tổ anh Phi ở vùng Long Bình, ngã ba Tân Vạn, tôi làm quen với các anh chị. Chúng tôi thường trao đổi mail tâm sự, khi hai đầu nỗi nhớ cách xa hàng ngàn cây số. Công cụ net kết nối mọi người gần lại nhau hơn. Theo đúng lịch bay, anh Tâm phải về Cali này 25 Tết. Nhưng vì anh Hùng đã đăng ký vé trước, lại về SG ngay ngày 25 Tết nên anh Tâm phải lùi ngày về thêm 4 ngày, tốn thêm chút ít tiền phạt, nhưng bạn bè còn có cơ hội gặp nhau trên quê hương. Nếu không, cơ hội chỉ đến năm 2016, khi họp mặt 60 năm NQ được tổ chức. Thời gian đâu có chờ đợi, biết đâu...
 Tôi bắt tay chào anh chị, lần đầu biết mặt, giọng nói đã nghe nhiều lần trên máy điện thoại. Tôi ngồi nói chuyện cùng anh Hùng và anh Tâm, nhắc nhở về bạn bè cùng lớp các anh. Có vài người tôi đã biết qua những lần họp mặt NQ hoặc gặp gở bạn bè. Có những người cùng quê với tôi, ở Chợ Đồn-Tân Vạn. Anh Võ Bá Vạn, con bác xã trưởng Nghiêm, đã ra đi khi huấn nhục ở quân trường Võ Bị Đà Lạt. Có lần, các anh đến nhà anh Vạn, bơi xuồng ở rạch Thủ Huồng. Anh Tấn chuột, bạn dì với anh Hồng Văn Minh, Minh Hồng. Cách nay hơn nửa năm, tôi đã có gặp anh Tấn khi về thăm bà con ở Chợ Đồn. Tôi có điện thoại cho Nguyễn Minh Tâm, Tâm khỉ, bạn cùng lớp với tôi, sang gặp anh Tấn, vì cả hai là anh em cô cậu. Rồi lại nhắc nhở về bạn Bùi Trường Đông, đệ tử của anh Hùng lúc chung đơn vị. Tôi nối máy cho Đông nói chuyện với anh. Đạo, Đông, và tôi là 14 chàng trai của lớp thất 3 chuyển sang lục 1, học hành cũng khá giỏi. Anh Tâm nói về miếng vườn của gia đình, khi con đường mới được mở, nối đường Trịnh Hoài Đức, gần bệnh viện Đồng Nai, sang đường Phan Đình Phùng, đất nhà bị mất một ít, nhưng đổi lại được thành hai mặt tiền đường. Anh em, con cháu, cất nhà xung quanh ở, hôm sớm có nhau.
Hơn 12 giờ, mọi người đến dùng cơm trưa ở nhà hàng trên đường Công Lý cũ nối dài, nối đến vùng Tân Mai, Tam Hiệp, xuyên qua khu vực Gò Me. Từ đó, nơi đây thành khu đô thị mới, với quán ăn, nơi mua sắm, giải trí. Biên Hòa đang mở rộng về hướng Đông Bắc. 7 người chọn một phòng ăn ấm cúng để dễ dàng hàn uyên, tâm sự. Các món ăn dân giả được gọi ra để nhớ về quê hương. Cá tai tượng chiên xù, nước mắm kho quẹt, cá rô kho tộ, cá bóp nấu canh chua...Sau đó anh chị Hùng đến đặt phòng nghĩ ở hotel gần đấy, cho đôi ngày về thăm lại BH, dù thời gian anh sống ở BH chỉ gần 10 năm. Từ miền Bắc theo cha mẹ di cư vào Nam, sau một năm ở Sài Gòn, rồi theo cha lên BH làm việc, học ở trường tiểu học Nguyễn Du, rồi trung học NQ, rồi về lại Sài Gòn. Rồi theo vận mệnh nổi trôi, làm người xa xứ. Nhưng BH đã cho anh nhiều kỷ niệm ấu thơ. BH vẫn còn đó, dù có nhiều thay đổi theo gia tăng dân số cơ học.


blank

blank

blank

blank



blank
blank
Buổi sáng ngày 28 Tết, nhân tiện đi công việc ở BH, tôi điện thoại cho anh Hùng. Anh nói, đã điểm tâm sáng xong, đang cùng chị Tuyết ngắm cảnh ở công viên Cầu Mát, và mời tôi đến uống cà-phê sáng. Quán cà-phê Gió Thoảng, ngay nhà lồng chợ cá cũ, nhìn ra bờ sông. Với địa thế thuận lợi. buổi sáng quán đông khách. Tối hôm qua, anh Tâm và anh Hùng có tổ chức buổi tiệc gặp gỡ bạn bè khóa 5 CHS NQ, khối Pháp văn. Bạn bè đi đông đủ, chỉ có anh Nguyễn Ngọc Khôi, bác sĩ, bị bệnh nên không đến được. Tôi cũng lấy làm tiếc, vì việc mua bán của gia đình, tôi không đến chung vui cùng các anh chị được. Lần họp mặt NQ tri ân thầy cô ở Sài Gòn, gặp gỡ chị Hà Thị Nhung đúng một năm về trước, tôi có tham dự, quen biết nhiều anh chị. Trưa nay, anh Tâm đến dự đám giỗ ở nhà sui gia, 19 giờ ngày hôm sau lên chuyến bay. Anh chị Hùng sẽ về lại Sài Gòn. Anh định nhờ tôi mời bạn Hà Thu Thủy đến gặp gỡ, nhưng nhà Thủy ở gần Đài Kỷ Niệm nên lại thôi. Bởi vì bạn Thủy là bạn thân với Đặng Thúy Nga, em gái anh Hùng. Sau đó mọi người chia tay, các anh chị thả bộ về khách sạn ở đường Công Lý cũ, tôi lo công việc của gia đình. Trên đường về, tôi gặp lại các anh chị ngay ngã ba đường xuống bờ sông, trước mặt nhà thờ BH, dường như chưa muốn chịu chia tay.

blank

blank
 Bạn bè vẫn còn đây, sau 50 năm. Gặp nhau đầu tóc đã bạc, vài năm nữa sức khỏe có còn cho phép hay không. Hai ngày về thăm lại BH, gặp gỡ bạn bè, tuy thời gian ngắn, nhưng cũng đủ ấm tình những trái tim già cổi. Tôi vì còn công việc mua bán của gia đình những ngày Tết, mùa làm ăn, nên hẹn sẽ gặp nhau ở những ngày Tết không bận rộn, anh em sẽ gặp nhau nhiều, như niềm vui tôi có được của những ngày Tết năm vừa qua khi có nhiều bạn bè, NGƯỜI TỪ NGÀN DẶM VỀ THĂM BIÊN HÒA. 

28 tháng chạp Quý Tị.
Đỗ Công Luận.28/1/2014.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 498)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3012)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2989)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1412)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1800)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2622)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 4971)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6253)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7764)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13617)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5540)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7092)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8309)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6708)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6034)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7490)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6437)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9904)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6434)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6714)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9411)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8683)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6597)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6428)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”