Tôi
biết nhà văn Huy Phương, tôi thích phong văn ông viết, và là người của nhiều nguồn gốc, như những gốc nhà binh, gốc nhà thơ, gốc nhà gốc nhà báo, gốc nhà giáo, gốc tù nhân Hát Ô và là người gốc Quảng Trị. Tôi đọc cuốn "Đi Lấy Chồng Xa" xong, thích ngay lối viết của ông. Lúc thì đùa cợt trong văn phong châm biếm, phiếm hài ý nhị, duyên dáng, lúc thì nghiêm túc đưa vấn đề nghị xây dựng sửa đổi. Huy Phương và Quỳnh Giao (vocalist, pianist) là 2 cây bút tạp ghi tôi canh me đọc văn của nhị vị này, tôi nghĩ đây là 2 nhà văn tại hải ngoại có phong văn đặc biệt được nhiều người mến mộ. Nhà
văn Huy Phương chọn khuynh hướng tạp ghi rất đúng cho các lãnh vực văn chương và báo chí (cùng truyền thông). Lý do vì ông dùng khả năng sẵn có
hay lợi điểm viết văn chuyển sang viết những câu chuyện tạp ghi thời sự, quan điểm về chính trị, xã hội, hay đạo đức nhân tâm, triết lý,... hay sử liệu cho báo chí hay truyền thông. Những tác phẩm in ra cô đọng những bài tạp ghi đó khi 10, 20 hay 30,... năm sau sẽ ích lợi lợi cho độc giả tìm về những chuyện cũ đã qua. Ví dụ như các bài trong Nhìn Xuống Cuộc Đời, Ấm Lạnh Quê Người, Nước Mỹ Lạnh Lùng trong tủ sách ở phòng đọc sách của tôi. Những câu chuyện như NƯỚC MỸ ĐÁNG THƯƠNG, MỘT NÉN HƯƠNG CHO HUẾ, NIỀM TIN VÀ LÒNG THÙ HẬN, GIỌT LỆ TRI ÂN, NHỮNG NHÀ TÙ LỚN, RỐI BỜI CHỮ NGHĨA,... cho thấy Huy Phương viết gì, và những chuyện gì đã xảy ra. Huy
Phương còn là nhà thơ, ông làm thơ nhiều về quê hương, thân phận con người, cuộc đời người lính, những đề tài mà cuộc đời ông đã kinh qua để ngòi bút biến chất thơ theo như những suy nghĩ ở bên văn. Hình như thơ của ông gần gũi với đề tài về Huế, ví dụ như các bài: Nhớ Huế, Huế Oan Khiên, Chiều Chiều, Chiều Xuân Xa Nhà, Cát Lạnh, Chúc Thư, Nửa Đời Lưu Lạc,...
“Xin gọi trăng soi khe Đá Mài Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội Phú Thứ tóc vương trảng cát dài”.
(Huế Oan Khiên - Huy Phương)
hay
"... Mùa này Huế có còn phượng đỏ Tiếng ve nào gọi nỗi buồn xa Nơi này cả một trời hoa tím
Nhớ em xưa tiếng guốc học trò.
Mùa này Huế có còn áo trắng Em hiện thân làm bướm tan trường Thương ngày tháng một thời niên thiếu Huế bây giờ - Huế đã mù sương!
Huế của tôi giờ đâu còn nữa Cảnh vô hồn khuất nẻo người xưa
Hồn cổ tích Hoàng Thành hoang phế Tiếng chim khuya gọi bóng trăng mờ..." (Nhớ Huế - Huy Phương)
Hôm
nay lại đọc tạp ghi Huy Phương, qua bài viết "Tuổi trẻ và lớp già", Huy
Phương già hay trẻ ? Có lẽ ông có dư điều kiện cho số tuổi hưởng "thọ",
sẽ vào hàng niên lão không bao lâu nữa. Tôi quen với Huy Phương đủ để khẳng định ông thương mến tuổi trẻ, khi tuổi trẻ đứng lên chống CS, Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão
niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !!
Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.