2:01 SA
Chủ Nhật
26
Tháng Ba
2023

ÔN NGOẠI VIÊN NGẠC - Hồ Kim Trâm

29 Tháng Tám 20141:37 CH(Xem: 9365)

Ôn Ngoại Viên Ngạc

Chồng tôi không mang họ Hà Thúc mà họ Nguyễn, họ Hà là họ mẹ. Mạ chồng tôi là chị cả của 7 người cậu và 1 người dì. Lúc còn ở Việt Nam, tôi đã gặp tất cả các cậu dì bên chồng, ngoại trừ cậu Hà Thúc Giảng sống ở Mỹ. Sau hơn mười năm cải tạo, bây giờ hầu hết gia đình các cậu đều định cư ở vùng Bắc California.

Nhân dịp các cậu mợ xuôi Nam về Little Saigon, cùng lúc tôi từ Virginia qua, tôi theo cậu mợ Hà Thúc Giác đi dự trại hè liên trường trung học trước 1975 ở công viên Fountain Valley. Chúng tôi ăn trưa và nghe ca nhạc ngoài trời. Trong khi mợ Giác tập dợt bài hát chờ đến lượt mình, cậu Giác chụp hình xong ra đứng dưới bóng cây râm mát, kể cho tôi nghe những kỷ niệm xưa ở Huế. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của cha cậu, ông Hà Thúc Ngạc, còn được gọi là Viên Ngạc, Ôn Ngoại của chồng tôi.

Cậu Giác nhắc nhớ đến cha mình bằng một giọng yêu thương và lòng tự hào. Trưa hè Nam Cali nắng và nóng như thiêu đốt, nhưng tôi đã bị lôi cuốn bởi câu chuyện của giòng họ Hà Thúc nên chỉ còn cảm nhận được làn gió mát thỉnh thoảng thổi qua. Từ đó tôi được biết thêm về Ôn Ngoại Viên Ngạc, thần tượng của chồng tôi.

*****

Ôn Cố Ngoại xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc. Ông đã thi đậu Cử nhân, lẽ ra được bổ nhiệm làm quan ngay sau đó, nhưng mẹ ông mất phải để tang 3 năm. Mãn tang, ông nhậm chức thì đã chậm hơn những người thi đậu sau ông, nó cũng đồng nghĩa với việc bổng lộc được hưởng trong thời gian làm quan ngắn hơn. Tuy không bằng những người thi đậu sau mình, nhưng ruộng đất của ông lúc đó cũng gọi là “cò bay thẳng cánh”.

Giai đoạn Ôn Cố làm quan, nông nghiệp vẫn là nghề quan trong nên mới có câu: “nhất Sĩ nhì Nông, hết gạo chạy rông, nhất Nông nhì Sĩ”. Con trai của quan cũng theo hai khuynh hướng: một số con được cho đi học để theo nghiệp quan như cha, gọi là Ấm, số còn lại đi làm ruộng để giữ đất đai ruộng vườn của cha ông, gọi là Viên. Ôn Ngoại thuộc số con theo nghề nông, tên Hà Thúc Ngạc nên được gọi là Viên Ngạc.

Ôn Ngoại tiếng là Viên nhưng thông minh và có khiếu thơ văn không kém chi Ấm. Theo lời chồng tôi, tài thi phú của Ôn thể hiện qua cách đặt tên theo vần như: Say, Sưa, Dày, Mỏng, Thôi, Thiệt, Mà. Hoặc gọi tên các cháu theo âm điệu cho dễ nhớ như: An Nhàn Phê Phết Dàn Du Cốm Bạch Diệp.

Ôn ngoại có vóc dáng của một tá điền lực lưỡng, làm việc đồng áng rất giỏi. Buổi sáng ôn thức dậy sớm, theo trâu ra đồng, trưa về, ngồi ở bộ ván xoẹt xoẹt hai chân với nhau vài cái rồi lăn ra ngủ. Mấy người con hỏi cắc cớ: “răng cha không rửa chưn?” thì ôn trả lời: “chút nữa ra ruộng cày tiếp, rửa mần chi”. Ôn đơn giản vậy đó!

Ai nói dân làm ruộng cục mịch, gặp Ôn Ngoại sẽ thay đổi ý kiến ngay. Ôn nói năng mạch lạc, rõ ràng, ngoài ra còn khéo tay nữa. Bàn ghế dùng trong nhà đều do một tay Ôn làm ra, tuy nhìn không thẩm mỹ như mua ngoài tiệm nhưng rất chắc chắn, và trên hết, đó là những vật dụng đẹp nhất trong mắt của con, cháu Ôn.

Khoảng năm 1952 Ôn chuyển lên thành phố sống, chỉ về làng để làm vườn. Chồng tôi và các em con cậu đều sống chung với Ôn ở căn nhà đó. Ôn thường bắt cả bầy cháu ngồi xếp hàng ngoài sân cho Ôn hớt tóc. Đồ nghề hớt tóc của Ôn gồm một cây lược, một cây kéo, và một cây chổi đót (chổi cỏ quét nhà). Bầy cháu đều ngoan ngoãn ngồi cho ôn hớt tóc từng đứa, riêng một đứa con cậu Hà Thúc Mảng không bao giờ cho Ôn hớt, còn hay vùng vằng: “hông búp, búp hông bẹp” (không hớt, hớt không đẹp). Sau khi hớt tóc xong, Ôn dùng cây chổi đót quét tóc dính trên đầu lên cổ bầy cháu cho sạch. Tôi đã có lần hỏi chồng tôi Ôn cắt tóc đẹp không. “Biết chi mô, nhưng cắt tóc xong được ôn cho tiền nên cứ cắt thôi”. Chồng tôi hóm hỉnh tiếp: “thợ cắt tóc mà còn phải trả tiền cho khách hàng mới lạ”.

Ôn thương yêu con nhưng dạy dỗ rất nghiêm, mấy cậu dù có lớn cũng bị ăn roi nên sợ cha một phép. Chồng tôi là cháu ngọai đầu nên được Ôn cưng chìu, đến bữa ăn ôn thường cho chồng tôi ngồi trên bàn và đút ăn trước. Lúc chồng tôi lên 3-4 tuổi, bị sốt cao tím tái người, Ôn đã cõng thằng cháu ngoại chạy bộ từ nhà đến bịnh viện bằng đôi chân trần chai sạn của Ôn, bỏ việc ruộng vườn để ở lại bịnh viện nuôi thằng cháu nhỏ.

Lần lượt từng người con lớn lên lập gia đình ra ở riêng. Những đứa cháu nội ngoại đều đi học nên ít gặp Ôn. Sau năm 1975 hầu hết ruộng đất của Ôn bị tịch thu. Ít về làng, Ôn ở nhà lấy thú nuôi chim, trồng cây tiêu khiển. Ôn có thể đạp xe hàng chục cây số để bắt cào cào, châu chấu cho chim ăn. Trong số mấy con chim quý Ôn nuôi, có con nhồng đẹp biết nói, ông Ngô Đình Cẩn nhiều lần hỏi mua nhưng Ôn không bán. Dạo Ôn bịnh nặng, cậu Hà Thúc Tứ ra trại, đem Ôn vào Sài Gòn ở nhà cậu để điều trị. Đi theo Ôn chỉ có hai cái lồng và hai con nhồng quý.

Mỗi tuần chồng tôi đưa vợ con đến nhà cậu mợ thăm Ôn. Tuy Ôn bịnh nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, chỉ khó khăn khi nói. Giường Ôn nằm nhìn ra cửa sổ có treo lồng chim ngoài sân. Đó là niềm vui của Ôn! Hai đứa con của chúng tôi rất thích nghe nhồng nói chuyện, về nhà thường bắt chước giọng điệu của nhồng: “chai bao bán khôn” (ve chai bán không). Chúng thường phân biệt các ông bên ngoại, bên nội bằng cách gọi Ôn là “Ông Cố có con nhồng”. Sau khi Ôn mất, hai con nhồng bỏ ăn uống, không nói chuyện, lần lượt đi theo Ôn. Hai đứa con chúng tôi cũng rất tiếc.

Chuyện kể về Ôn Ngoại còn dài. Tôi sẽ còn được nhiều dịp nghe chồng tôi, các em con cậu, các cậu nhắc nhớ đến Ôn mỗi khi có dịp ngồi lại với nhau. Tôi cảm nhận được niềm kiêu hãnh trong từng lời nói của cậu Giác, một sĩ quan xông pha trận mạc xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng khi về nhà bên cha, cậu chỉ như đứa trẻ. Hay cậu Hạo, một giáo sư giản dị, đã thay các anh trong trai cải tạo nuôi cha qua giai đoạn khó khăn. Và câu nói với giọng cười đôn hậu của mạ chồng tôi: “Ôn đập mấy cậu hung lắm, nhưng mạ chưa khi mô bị Ôn đập”.

Tôi ngưỡng mộ gia đình bên chồng có một người cha, người ông như Ôn Viên Ngạc.

Hồ Thị Kim Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 178527)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
12 Tháng Ba 2023(Xem: 131)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 582)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1114)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 1328)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 1262)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 1156)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 1585)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 2113)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 2324)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 2870)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 2640)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 2564)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 2456)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3198)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3064)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3068)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 3887)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 4118)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 4024)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 3781)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 3129)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 3153)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 3186)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 3402)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 3665)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 3493)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 4158)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 4282)
Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.
26 Tháng Tư 2021(Xem: 4825)
hay sương thành lệ tra vào mắt mờ khuất trong em mọi nẻo về.
17 Tháng Tư 2021(Xem: 3431)
ánh trăng năm ấy đã lấy đi biết bao nhiêu linh hồn chưa đến tuổi phải từ bỏ thế gian...! trăng tròn 26-4-1975 ánh trăng buồn muôn thuở.
14 Tháng Tư 2021(Xem: 3891)
Facebook là bạn, nhưng tôi yêu những người bạn thật của tôi hơn. Họ đang chia sẻ với tôi những tâm tư tình cảm vui buồn rất thật của họ.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 5022)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 4314)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 5099)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 5312)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 4712)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 4430)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 4714)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 3876)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 3839)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 4100)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 4223)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4110)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 4672)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 5529)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 5381)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 4887)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 4834)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 4967)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.