ĐỖ THỊ MINH HẠNH: ANH THƯ NƯỚC VIỆT Nguyễn Bắc Truyển
26 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 15270)
ĐỖ THỊ MINH HẠNH: ANH THƯ NƯỚC VIỆT
Nguyễn Bắc Truyển
Thời thế tạo Anh hùng hay Anh hùng tạo thời thế.
Khoảng giữa năm 2006, qua những người bạn có cùng sở thích đi du lịch, tôi được biết một
bạn gái trẻ, phải nói là rất trẻ, cô gái này cũng thích được đi khắp nơi để chiêm ngưỡng non sông gấm vóc vẽ đẹp hùng vỹ của Việt Nam. Cô là một sinh viên, tuổi còn ăn học nên khi thấy tôi và các bạn ngao du sơn thủy vào dịp cuối tuần, cô rất là hâm mộ, nhưng chuyện học hành đã không
cho phép cô du hành cùng với chúng tôi. Một ngày, cô đến thăm tôi tại văn phòng làm việc, tôi cho cô xem những hình ảnh mà tôi chụp được trong
những chuyến đi, cô rất thích. Lần thứ hai, cô đến gặp tôi để hỏi kinh nghiệm về chuyện học trong nhà trường và thực
tế trong cuộc sống. Trong lúc trò chuyện tôi cảm nhận cô gái này suy nghĩ già hơn cái tuổi đôi mươi của cô. Cô nói về ước mơ, về xã hội và cả
lĩnh vực cấm kỵ lúc đó là chính trị. Tôi cảm nhận được tình yêu thương của cô dành cho đất nước và người dân Việt, đặc biệt là người nông dân. Như có bạn đồng hành, tôi và cô nói chuyện từ trưa cho đến lúc chia tay cũng hơn 7 giờ tối, tôi mời cô đi ăn tối nhưng cô từ chối vì đã có hẹn với bạn. Từ đó, tôi không còn dịp gặp lại cô.
Tháng 5/2010, tôi
rời phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc về nhà. Sau 3 năm 6 tháng tù, cái tin Chương, Hùng, Hạnh bị bắt lọt thỏm trong đống tin tức phải đọc. Như được sự sắp đặt, tôi chọn sự quan tâm đến các tù nhân chính trị vì một lý do đơn giản là vì mình đã từng ngồi tù. Tôi đọc lại các tin tức về tù nhân trên mạng truyền thông, tìm hiểu từng người xem mình có thể làm gì để giúp đỡ họ và gia đình. Và tôi đọc về Minh Hạnh, tôi không ngờ
Minh Hạnh chính là cô gái trẻ năm xưa tôi đã từng biết. Tôi muốn bật ra
khỏi ghế khi thấy hình Minh Hạnh trên Google. Bây giờ tôi mới hiểu: tại sao cô gái trẻ lại có suy nghĩ chính chắn và tâm hồn
nhiệt huyết như vậy. Bằng tuổi như cô, tôi chỉ là một kẻ khù khờ, non nớt còn tin vào những điều hoang tưởng của một học thuyết mà ngày nay nhiều nước đã quăng vào sọt rác. Tôi đem chuyện này tâm sự với các bậc trưỡng thượng, có bậc chân tu nói: "cô ấy đã được chọn". Tôi nhớ
lại, khi Mẹ tôi vào thăm, có nói một cô gái điện thoại đến nhà hỏi thăm, an ủi và động viên Mẹ tôi, tên là Hạnh, thật sự lúc đó tôi không nghĩ là Minh Hạnh.
Tôi muốn viết gì đó về Minh Hạnh, nhưng sợ rằng sẽ nguy hiểm cho Minh Hạnh vì còn đang trong giai đoạn điều tra. Sự liên quan đến tôi sẽ bất lợi cho Minh Hạnh,
mặc dù tôi và Minh Hạnh biết nhau vì sở thích du lịch. Gần đây, một người tù đã liên hệ với tôi và cho tôi biết tin về Minh Hạnh. Người bạn tù cho biết, Minh Hạnh rất gầy, người đầy thương tích, lằn vết, chứng tích của sự ngược đãi. Nhưng tinh thần của Minh Hạnh thì rất tốt. Cô không hề nao núng trước những dọa nạt của bất kỳ thế lực nào, cô thương những bạn tù của mình, san sẻ tất cả những gì mình có cho bạn tù, ngay cả những người có trách nhiệm quan sát cô. Minh Hạnh đã
lấy tình thương để cảm hóa con người. Tôi nhớ Minh Hạnh dáng người gầy,
bây giờ chắc hẳn cô còn gầy hơn. Điều gì đã làm nên con người bản lĩnh từ một cô gái dịu dàng, nữ tính như Minh Hạnh?
Minh Hạnh chuyển đến phân trại 6 (phân trại này mới xây dựng và nằm sâu trong rừng) của trại giam Xuân Lộc vào tháng 5/2011, cô thường xuyên bị kêu đi làm việc.
Những lời đối đáp của cô đã làm những người quản lý trại giam chắc phải
khó xử lắm. Cô nói: :"Cán
bộ không có người thân bị mất đất, nên cán bộ không hiểu được những nỗi
lòng người dân oan bị mất đất", "Cán bộ không làm công nhân thì làm sao
hiểu được nỗi khổ sở nhục nhã khi bị chửi mắng, đày đọa, bóc lột của người chủ", "Mất từng mãnh đất Việt Nam, tôi như mất từng miếng thịt da của mình"...Mẹ của Minh Hạnh cũng được trại giam mời đến để yêu cầu "hợp tác" trong việc "khuyên nhủ" Minh Hạnh chấp hành tốt để được khoan hồng. Nhưng cô nói thẳng: "tôi không xin khoan hồng". Kiểm điểm 3 tháng một lần, Minh Hạnh viết: "Tôi không có tội", ngắn gọn nhưng chắc có người "mệt" lắm, vì đối với họ: ai vào tù cũng là có tội.
Có lẽ tôi phải gặp Mẹ của Minh Hạnh, để an ủi, động viên như Minh Hạnh đã từng làm với Mẹ tôi và tôi sẽ nói : "chị có người con gái rất đáng tự hào, một Anh thư nước Việt". Minh Hạnh có thể chọn cho mình một cuộc sống nhẹ nhàng, an phận như bao
người con gái khác, nhưng không chấp nhận sự ích kỷ đó, Minh Hạnh đã dấn thân vào con đường đầy chông gai để em ngày càng trưởng thành hơn, xác quyết hơn những gì em đã suy nghĩ, ưu tư và chọn lựa. Cô gái trẻ, 25 tuổi đã chấp nhận thanh thản với bản án 7 năm tù cho sự thể hiện lòng yêu nước của mình. Thời
thế đã cho ta một anh hùng.
Có lẽ lâu lắm tôi
mới có dịp gặp lại Minh Hạnh. Nhưng tôi tin rằng dù ở một góc tối nào đó, tôi thấy em nở nụ cười qua đôi mắt, em vẫn giữ niềm tin đất nước, dân tộc Việt Nam sẽ sáng lên trong một ngày gần đây. Niềm tin đó đã cho em một bản lĩnh phi thường, mạnh mẽ khi "dạo chơi" qua hàng loạt nhà tù.
Tôi ước gì có thể tặng em một cành hoa lài, để hương thơm lan tỏa khắp nơi trong chốn ngục tù.
Sài gòn, 15/7/2011
Viết tặng Minh Hạnh nhân dịp Minh Hạnh được Tổ chức nhân quyền Việt Nam tại Oregon vinh
danh (Đại hội liên mạng Kỳ 2, Vancouver, Canada).
Cựu Tù Chính Trị Nguyễn Bắc Truyển
MẤY VẦN THƠ CHO ĐỖ THỊ MINH HẠNH
Đất nước mình không có hôm nay Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ Nếu không có những người con gái như em Dòng sông dài và phiến đá chông chênh Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại Dân tộc này rồi sẽ ra sao?
Em ra đời Mười năm sau cuộc chiến Bom đạn đã thôi rơi, sao tiếng khóc chưa ngừng Câu hát hòa bình, sao nước mắt rưng rưng Từng đoàn người vẫn lần lượt ra đi Xuống biển, lên non, băng rừng, vượt suối Tự do !
tự do ! Dù đổi bằng mạng sống Dù phải chết ở quê người hơn ở lại quê hương.
Tuổi thơ em Được nuôi bằng những giọt tình thương Mẹ vắt ra từ bầu sữa cạn Bằng giọt mồ hôi cha trong sớm chiều lận đận Cõng cuộc đời trên chiếc lưng cong.
Những nỗi nhọc nhằn đã làm em khôn lớn thêm nhanh Để biết thương yêu đồng bào lao động Để biết lắng nghe tiếng thở dài của núi sông và lời thì thầm của tình yêu mơ mộng Để biết mỉm cười trong cả lúc khổ đau.
Đất nước mình không có hôm nay Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ Nếu không có những người con gái như em Dòng sông dài và phiến đá chông chênh Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ
hãi Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại Dân tộc này rồi sẽ ra sao?
Em bước vào tù khi tuổi mới hai mươi Tuổi đẹp nhất của thời con gái Bên ngoài trại giam, mùa xuân đang qua và không trở lại Nhưng trong trái tim em, xuân mãi mãi không tàn Hạnh phúc của em là hạnh phúc của dân oan Của những con người không có quyền được nói Niềm vui của em là niềm vui của đàn em thơ mới lớn Của những mái đầu bị xóa mất màu xanh.
Đảng xô em vào vũng bùn đen lọc lừa, giả dối, gian manh Em lọc ra những giọt nước ngọt ngào, tinh khiết Đảng trồng trong nhận thức em cây hận thù chém giết Em chăm sóc cây để trổ trái tình người Đảng đốt cuộc đời em bằng ngọn lửa bạo tàn rực đỏ khắp nơi Em thổi tắt để thành
nguồn sưởi ấm Đảng biến em làm con sâu đo uốn mình quanh bốn vòng cửa cấm Em thoát thân thành cánh bướm vàng.
Hôm nay Lịch sử đang chờ em để bước sang trang Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại Những người chết đang bắt đầu sống lại Những người đi đang lần lượt quay về.
Giữa quê người còn một bài thơ Viết cho em bằng những dòng hy vọng Đừng gục xuống, đừng than thân trách phận Hãy mỉm cười như một chuyến đi xa Mẹ sẽ chờ em dù năm tháng trôi qua Sông núi chờ em trong ngày hội lớn.
Những uất hận ngày nào chảy theo dòng sông Hát Đang trở thành những lớp phù sa.
Trần Trung Đạo Boston, Hoa Kỳ 17 tháng Ba, 2011
MỘT BẢN ÁN MAN RỢ DÀNH CHO ANH THƯ NƯỚC VIỆT ĐỖ THỊ MINH HẠNH
Nguyễn Thanh Giang
“Một
cháu như vậy là có hai người kèm theo, tay còng. Hai đứa kia đi thì cũng bình thường mà cái mặt lầm lì, còn riêng bé Hạnh thì nghinh cái mặt
lên, cái mặt con Hạnh nó nghinh lên trời, nó coi trời bằng vung, nó trề
môi, nó bĩu môi, nó khinh bỉ”
Trên
đây là lời kể chân thực của bà Ngọc Minh trên đài phát thanh Á Châu Tự do về phiên tòa ngày 18 tháng 3 năm 2011 tại Trà Vinh. Lời kể nghe như khúc bi tráng ca hào hùng rung động lòng người, như hiện lên bức tranh uy phong lẫm liệt về một người con gái Việt Nam, tạc vào thế kỷ.
“Hai người kèm theo” là hai công an, “Hai đứa kia” là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, “Bé Hạnh” là Đỗ thị Minh Hạnh. Bà Ngọc Minh là thân mẫu bé Hạnh. Suốt mấy thập niên cuối của thế kỷ trước, Đài Tiếng nói Việt Nam ngày đêm “tạc” vào không gian bài “Dáng đứng Việt Nam”. Đấy là một ca khúc phổ thơ Lê Anh Xuân.
Họ dự trù sẽ có cuộc hoảng loạn đối với hằng ngàn người Mỹ và các đồng minh của Nam Việt, các thợ thuyền công chức và bạn bè họ trong thành phố thiếu phòng ngự.
Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ phải kê vai nâng cả một gánh sơ hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.”
Chủ nhật ngày 18 tháng Năm năm 2014, Toàn quốc xuống đường! Hãy xuống đường để nhà cầm quyền Việt Nam thấm thía rằng số phận họ gắn liền với dân tộc Việt Nam
Ba mươi tháng tư đến như tên khách lạ, không mời, không mong, không đợi, không chờ, đến nhà gõ cửa không hỏi, không chào. Ba mươi tháng tư, một nửa miền Nam cúi đầu dưới họng súng đi theo một nửa miền Bắc đau thương xã hội chủ nghĩa
Chẳng biết viết gì hơn bao nhiêu người khắp trong nước và thế giới đã viết về anh, tôi chỉ xin phép hương hồn anh và gia đình anh thứ lỗi cho tôi về những gì “có ý khác
chó là con vật được đánh giá cao vì sự thông minh, lanh lợi, lòng trung thành, tình cảm chan chứa, và nhất là mối thân hữu tự nhiên đối với loài người.
Cuộc Chiến Quốc Cộng đang đi vào giai đoạn kết thúc. Số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Việt Cộng đã được quyết định, vấn đề còn lại chỉ là khi nào và bằng cách nào.
Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả, "Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân...
Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, nhưng như con chim một lần bị tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm những nụ hồng.
Nên chăng phải in câu “Người tiêu thụ vé số kiến thiết từ trẻ em, người già, người tàn tật là tiếp tay với vi phạm pháp luật” trên từng tờ vé số kiến thiết
Việt Dzũng đã ra đi, nhưng tinh thần và lý tưởng phục vụ cho tha nhân, cho quê hương đất nước cùng dòng nhạc của anh vẫn còn tồn tại và sẽ sống mãi trong lòng những người thương mến anh.
Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn.
“Phim tài liệu” của miền Nam trong các trận hải chiến Hoàng/Trường Sa từ 19/1/1974 – mà hồi trước (Việt cộng) mình cố thắng nó nên phải nhìn nhận việc cắt đất tổ tiên (VN) của đồng chí Phạm văn Đồng đúng “không chệch vào đâu được”
tôi cũng là một người Biên Hòa, cảm ơn người giấu mặt này đã nói thay suy nghĩ của mình. Lạ là công an Phường sở tại đã "xóa dấu tích" việc làm này. Họ không thấy xấu hổ chăng?
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.