9:32 SA
Thứ Hai
4
Tháng Mười Một
2024

Anh Do và The Happiest Refugee - Nguyễn Mạnh Trinh

12 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 21792)
Anh Do và The Happiest Refugee
Nguyễn Mạnh Trinh
Description: Cuốn sách 'The Happiest Refugee' tạm dịch là ‘Người tị nạn hạnh phúc nhất’ của tác giả Đỗ Anh
Anh Do (tên Việt Nam là Đỗ Anh) là tác giả của “The Happiest Refugee”, một tác phẩm đã đoạt nhiều giải văn học giá trị: Overall Winner, Indle Book of The Year Award 2011, Winner Non-fiction Indle Book of the Year 2011, Shortlisted 2011 NSW Premier's literary Award, Community Relations Commission Award. Anh Do, sinh năm 1977 ở Việt Nam, là một diễn viên hài hước người Úc gốc Việt được biết nhiều đến trong vai trò diễn viên chính của phim “Footy Legends” do người em trai của anh là Đỗ Khoa làm đạo diễn. Và anh cũng đã xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình như The NRL, Footy Show, The Matty Johns Show và Pizza TV Series.
Gia đình của Anh Do đến Úc tị nạn vào năm 1980 lúc anh mới vừa 3 tuổi. Trong thiên hồi ký tự thuật The Happiest Refugee, anh đã kể lại cả gia đình anh đã vượt biển đi tìm tự do trong 5 ngày với một chiếc thuyền nhỏ tồi tàn chỉ dài có 9 mét rưỡi và chiều ngang 2 mét mà chứa tới 47 người. Họ vượt qua Đông Hải với một hành trình cam go đầy nguy hiểm. Anh Do đã kể lại là chiếc thuyền anh đi y hệt như một hộp cá mòi chất chồng đầy người. Rồi năm lần bị hải tặc Thái Lan cướp, rồi bịnh hoạn vì khát nước. Ngay ngày hải hành thứ hai đã có người chết bởi vì ở ngày đầu con thuyền đã bị mất tất cả đồ ăn và nước uống vì bão tố.
Mặc dù những khó khăn từ bước khởi đầu để tạo dựng cuộc sống mới, trải qua hơn ba chục năm phấn đấu, Anh Do tốt nghiệp cử nhân về thương mại cùng với cử nhân luật và đã được trúng giải ”Comedian of the Year”. Với công việc của một tác giả viết văn, một diễn viên hài hước có chương trình thường xuyên trên truyền hình và một đạo diễn sản xuất phim ảnh anh đoạt giải NSW Triple J Raw Comedy Champion và nhận Winner Thank God You're here Trophy sau khi viết The Happiest Refugee.
Anh Do đã trải qua thăng trầm trong đời, đã được nhận định để vinh danh, đã từng có những khó khăn trở ngại cũng như có những tiến triển vượt bực của một người tị nạn trải qua ba thập niên đã tạo thành một chuyện kể kỳ thú đầy bất ngờ khiến người đọc cảm thấy bị lôi cuốn chen lẫn xúc cảm với nét u mặc để tạo thành một nụ cười. Từ những bi kịch hóa giải để thành một hài kịch, có phải?
Hồi ký của anh như của những thuyền nhân khác đầy những phấn đấu, với trở ngại ngôn ngữ nơi một xứ sở xa lạ, trở ngại gia đình vì cha mẹ ly dị lúc anh mới hơn mười tuổi và người mẹ đóng vai chủ gia đình nuôi con khôn lớn. Cuộc đời cũng thay đổi từ đổ vỡ chán chường ra thành công tuyệt hảo, từ cực độ này sang tuyệt đối kia. Có ai nghĩ đáng lẽ anh sẽ thành một luật sư đúng với sở học của mình của công ty danh tiếng Anderson Consulting mà lại trở thành một diễn viên hài nổi tiếng của màn ảnh truyền hình đoạt giải Comedian of the Year. Hình như Anh Do đã mang xử dụng tất cà những kinh nghiệm trải qua của đời mình cho nghệ thuật giải trí với sự sáng tạo.
Sau khi Anh Do và gia đình đến định cư ở Sydney, anh đã có một mục tiêu cho cuộc đời mình. Đã trải qua những lần bị hải tặc tấn công con thuyền vượt biển từ Việt Nam đến khi trải qua những tháng ở trại tị nạn Malaysia, anh đã xác nhận được một mục đích là giúp gia đình vượt qua được sự bần hàn. “Đã từ lâu lắm rồi, tôi mong muốn làm việc để có tiền mua cho mẹ tôi một ngôi nhà.” Anh đã nói như vậy khi 33 tuổi và đang là một diễn viên hài hước nổi tiếng. Người cha của anh đã rời khỏi gia đình lúc anh vừa mười ba tuổi và người mẹ quán xuyến gia đình với công việc nặng nhọc mà số lương chỉ có 6 đồng 80 cents một giờ trong một tiệm quần áo. Từ tuổi mười bốn, Anh Do đã bắt đầu làm thương mại với công việc nuôi và bán các loại cá cảnh nhiệt đới sau khi biết được rằng chỉ với số vốn 15 đồng nuôi một con cá lớn có thể sinh sản ra hơn 500 chú cá con. Vào năm thứ nhất đại học University Technology, Sidney, Anh đã điều hành một quán bán những vật dụng của thổ dân Indian và đã khuếch trương thành hệ thống “Dances with Wolves” và sau này đã có 4 chi nhánh làm franchised.
Đúng sáu tháng từ khi tốt nghiệp chương trình đại học 5 năm, Anh Do đã từ chối công việc của luật sư đã được nhận để chú tâm vào công việc của một diễn viên hài hước vì nghĩ rằng với công việc này sẽ kiếm tiền nhanh hơn. “Với công việc chỉ đứng bốn giờ một tuần và lương thì khá hơn đôi chút khi tôi nhận công việc luật sư mà phải làm tới 65 giờ một tuần. Tôi chọn một phương cách hơi lười biếng một chút.”
Để mua nhà cho mẹ, Anh Do đã mang hết khả năng ra làm việc để kiếm tiền bất kể công việc nặng nhọc thế nào chăng nữa và đã có được 40 ngàn đô la để làm tiền deposit. Giáng sinh năm 2000, Anh Do đã mua được nhà cho mẹ vào tuổi 23.
Anh Do nhận thấy rằng mình có cơ may khá hơn trong tương lai khi làm diễn viên hài vào năm cuối của đại học khi các sinh viên luật tập sự những kỹ thuật sẽ phải áp dụng tại tòa án. “Họa hoằn hơn khi tôi phải đối diện với những trường hợp liên quan đến luật pháp, tôi đến những lớp để học về nghệ thuật chọc cười thiên hạ và tôi đã thắng trong cuộc tranh giải vì những khán thính giả đã bầu phiếu cho tôi.”
Mặc dù đã trải qua hơn một thập kỷ lăn lộn cố gắng trong nghề nghiệp của một diễn viên hài hước và một người viết văn, Anh Do vẫn có ấn tượng mình là một người ít có tính hài hước nhất trong gia đình. Đó có lẽ vì ảnh hưởng của những phiên bản ghê rợn của chuyến tàu vượt biển mà tất cả mọi người phải chịu đựng bằng cách thay đổi từ “horror” ra “humour”.
Chuyến vượt biển vào năm 1980 khi hai người cậu của Anh Do vượt thoát từ trai tù cải tạo. Họ là những sĩ quan của QLVNCH đã chiến đấu chống Cộng sản và bị thua trận. Con thuyền nhỏ chất đầy người ra khơi và từ ngày thứ hai đã mất hết cả lương thực và nước uống vì bão tố trên biển. Hải tặc đã lấy tất cả vật dụng trên thuyền kể cả máy tàu, nhưng một hải tặc trẻ tuổi ném lại cho một bình nước uống khi tàu của hắn bỏ đi. Và đó chính là nguồn sống lây lất cho cả mọi người trong năm ngày trước khi được một tàu chở hàng của Đức cứu giúp. Lúc đó Anh Do còn nhỏ tuổi chưa biết gì nhưng về sau câu chuyện kể ấy ảnh hưởng đến cuộc đời anh rất nhiều và đã thành một châm ngôn cho cuộc sống của anh: “Giàu có thì đương nhiên là phải thắng nghèo hèn nhưng gia đình là yếu tố quan trọng nhất của đời sống hơn bất cứ một thứ gì hiện hữu.”
Trả lời những câu hỏi về cá nhân mình thì Anh Do cho rằng thành công lớn nhất của mình là mua cho mẹ ngôi nhà đầu tiên. Sau khi đã di chuyển tới 17 lần, Anh Do mới thực sự hiểu được ý nghĩ của bà mẹ về điều đã đạt được. Đó là nơi chốn yên ổn và không có những người chủ nhà sẵn sàng tống cổ cả gia đình ra khỏi căn nhà mướn.
Điều mà anh hối tiếc là đã thích một cô gái ở năm đầu tiên của đại học và không dám ngỏ lời trong 5 năm học kế tiếp. “Chúng tôi chỉ là bạn với ranh giới của nó. Nhưng sau cùng tôi đánh bạo hỏi nàng về tình yêu và may mắn nàng cũng trả lời: ‘Em cũng yêu anh như thế’, và chúng tôi làm lễ hứa hôn sau đó 3 tuần. Đúng là tôi đã chờ đợi quá lâu tới 5 năm để có một ngày hứa hẹn.”
Khi đến Úc, cả gia đình sống bằng nghề may và sau đó lập một trại chăn nuôi. Họ làm việc siêng năng nhưng đến khi mức tiền lời của tiền đi vay tăng cao của thập niên 80 khiến các nhà đầu tư phải rút lui và không chịu bỏ vốn ra để giúp khi có những cơn dịch bệnh của gia súc. Và như thế là cả gia đình lại phải trở về nghề may lại. Thời gian này, vì công việc thất bại, người cha nghiện ruơụ để quên đi những khó khăn của cuộc sống. Gia đình bị tan vỡ và gánh nặng đè trên vai người mẹ. Dù vậy bà cũng cố gắng chu toàn nhiệm vụ và đã cho con đi học ở những trường học tư và phải trả học phí cao.
Anh Do muốn nhắc đến những hình tượng anh hùng của chính cha mẹ mình. Đó là những mẫu người thực. Là cha của anh thời trước và mẹ của anh lúc người cha bỏ phế gia đình. Tính nhân ái tự nhiên của người mẹ thật là không kể xiết dù có khi suýt làm tan vỡ cả gia đình. Nhưng kết cuộc vẫn là sự toàn vẹn của một gia đình theo truyền thống Việt Nam.
Anh Do là một người siêng năng nhưng vui tính, biểu tượng của một thiếu thời đầy gian nguy gần với cái chết và vòng quay nhọc nhằn phân hai giữa đói nghèo cực độ và cuộc sống dễ thở hợp lý. Dù có nhiều khả năng, anh đã chọn lựa một nghề chuyên môn thật nhiều may rủi và bất trắc nhất là đối với một người Á Châu: làm diễn viên hài hước. Và là một người rất can đảm, dám chọn lựa và dám sống chết với chọn lựa của mình.
Thiên hồi ký sau khi kể lại những ngày ở Việt Nam được nối kết với đời sống mới ở tiểu bang New South Wales nước Úc. Gia đình Anh Do đã làm việc từ một xưởng may ở vùng ngoại ô của Newtown, đến trang trại ở Swan Bay rồi đến vùng Yagoona.
Khi viết hồi ký, Anh Do rất thành thật và những nhận xét về mình về người khá chính xác. Những kỷ niệm ấu thơ lúc vừa bước chân vào trường học ở Úc đến lúc thành một cậu bé lo lắng giúp đỡ gia đình, dù hoàn cảnh nào cũng kèm theo nụ cười của lạc quan và tin tưởng. Hình như, sự thư giãn đời sống làm con người dễ đạt được mục đích hơn dù có nhiều trở ngại.
David Koch trong “The Kochie Blog” đã viết về Anh Do và “The Happiest Refugee”: “Tôi đã đọc xong tác phẩm “The Happiest Refugee”. Tôi đã cười to sảng khoái khi đọc nhưng cũng đã bật khóc vì cảm động với câu chuyện kể bất ngờ kỳ thú. Và tôi đã chọn cuốn sách này để làm tặng phẩm trong dịp lễ giáng sinh hoặc ngày từ phụ. Tại sao tôi lại có lựa chọn để quyết định như thế? Bởi vì, tác phẩm đã mở rộng ra tầm mắt (và cả tấm lòng nữa) về những gì liên quan đến người tị nạn. Đừng nói rằng tất cả sự khởi đầu một chu kỳ trở lại từ người tị nạn. Bộ mặt của nước Úc bây giờ đã thay đổi. Đúng như khi những người Anglo Saxon bắt đầu đến châu lục này và cứ thế tiếp diễn sau thế giới chiến tranh lần thứ hai khi đất nước này đã tiếp nhận những người đến định cư từ những nước Nam Âu Châu
...Tôi đã đọc The Happiest Refugee với nụ cười nhưng tôi nghĩ sự ấm áp sẽ ôm choàng bạn. Sẽ làm cho tôi thấy mình có lỗi khi tôi đến xứ Úc như một ban tặng. Tôi yêu đất nước này nhưng ở trong một sự so sánh tôi vẫn chưa hiểu biết hết tận tường ân sủng này như thế nào. Cảm xúc, tạ ơn, tình yêu của gia đình người tị nạn này (và độ chừng của phần đông những người tị nạn khác) về đất nước mới sẽ chân thành biết bao, trung tín biết bao.”
Anh Do, người tị nạn Việt Nam hạnh phúc nhất, có phải vì đã vượt qua tất cả các bi kịch để diễn một vai hài kịch cho đời? [NMT]
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 944)
Nhớ bến bãi ồn ào í ới ngày xưa. Và cũng có người tuổi đời chồng chất, nhớ cảnh xuống xe qua cầu xe lửa Bến Lức, Tân An thuở xa lắc xa lơ
26 Tháng Sáu 2024(Xem: 1204)
Người con kiêu hùng của quê hương cuối cùng đã về với đất Mẹ. Về để nghe tiếng gió lộng giữa đèo cao hay bềnh bồng trong tiếng sóng biển vỗ bờ
11 Tháng Sáu 2024(Xem: 1056)
cuộc đời vốn vô thường nên làm được gì cứ làm hôm nay đừng nên để ngày mai khi ông nhận ra được điều đó thì đã quá muộn màng
23 Tháng Năm 2024(Xem: 1062)
Cho dù cả thiên hà này sụp xuống thì trong suốt cuộc đời này bố, mẹ sẽ luôn ở bên cạnh các con.
20 Tháng Tư 2024(Xem: 816)
Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!
25 Tháng Ba 2024(Xem: 1714)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 1846)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1932)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1561)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1546)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1543)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1638)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1630)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 1512)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1834)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2456)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 2454)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 2681)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 2119)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 2345)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 2417)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 2637)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 2898)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3216)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3786)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3434)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 3296)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 5065)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 5123)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 4754)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 5076)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 4648)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 4905)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 4961)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 5636)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 6173)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 4842)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 5992)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 5731)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 6104)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 6676)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 7213)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5737)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6173)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 6599)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 8322)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7376)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 7394)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 6762)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh