5:48 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

TẠP BÚT : BIÊN HÒA ƠI ! SAO NHỚ QUÁ -TRẦN KIÊU BẠC

04 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 18956)


 


buoi_bh-content

 

Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.

Đó là những lần một mình vào siêu thị sau giờ làm việc, chiều nắng hơi nhạt, gió hơi lạnh, một mình lang thang trong chợ. Chỉ một mình lang thang, tôi bắt gặp Biên Hòa trong tầm mắt mình, tôi sờ Biên Hòa trong tay mình, tôi ngửi được Biên Hòa qua mũi mình qua hàng trái cây có những trái bưởi vàng rất đẹp. Nhất là khi thấy những trái bưởi nho nhỏ dáng quen thuộc như mình đã biết hồi năm nào còn thơ ấu. Bà Nội tôi thường bảo tôi người ta gọi đó là bưởi Ổi, chỉ to hơn trái ổi xá lỵ một chút, dáng mảnh khảnh dễ thương như cô con gái mới lớn, còn e ấp, mắc cỡ, mỗi khi ai nhìn vào ngực chưa bằng trái bưởi ổi của mình. Bưởi Ổi thơm lắm, mà bưởi tôi thấy trong siêu thị bên nầy không thơm bằng. Mỗi lần Tết, Bà Nội tôi chưng bưởi lên bàn thờ là mùi thơm bay xa lắm, tôi ngồi học bài xa bàn thờ cũng ngửi được. Mùi thơm được giữ lâu qua đêm rằm tháng Giêng vẫn còn nguyên và có khi còn đậm đà hơn trước Tết. Tôi phải dài dòng như thế để có ý nói rằng hương bưởi đã là một phần trong trí nhớ tôi qua nhiều năm xa quê cũ.

Đến khi về sống tại Biên Hòa tôi thường thấy loại bưởi nhỏ nhắn nầy. Tôi mua về để trong phòng là thấy đời như tươi thêm, và hình như học bài mau thuộc thêm.

Thử hỏi, trong lòng tôi có bưởi, trái tim tôi có bưởi, thì khi nhìn thấy bưởi sao không nhớ Biên Hòa? Không nhớ mới là chuyện lạ!

Từ hồi nào không biết, tôi tự xếp nỗi nhớ ấy vào loại NHỚ CÓ ĐIỀU KIỆN, tức là mỗi khi thấy bưởi là nhớ Biên Hòa, hay có nhìn thấy bưởi tôi mới nhớ! Xin đừng đánh giá tôi hạn hẹp hay hời hợt, bởi lúc nào lòng tôi cũng đầy ắp Biên Hòa và ngập tràn hương bưởi.

Tôi tự an ủi và thấy an tâm khi nhớ lại điển xưa tích cũ: Nỗi nhớ thường đi đôi với ngoại cảnh và điều kiện. Chúng ta đã biết câu thơ đầy tình cảm qua điển tích Trung Hoa:

 “Gió Thu một tiếng bên tai

 Thuần lư sực tỉnh nhớ mùi Giang Nam”

Đó là chuyện ông quan Trương Hàn thời Trung Hoa cổ, người đất Giang Nam, trấn nhậm nơi xa, đến khi gió Thu về gợi nhớ mùi rau thuần và mùi cá lư là những thức ăn hồi nhỏ, coi như đặc sản ở quê ông. Nỗi nhớ quê làm ông xao xuyến, chịu không nổi đến độ từ quan mà về quê để có dịp gặp lại và thưởng thức món đặc sản quê nhà bấy lâu xa cách. Tôi nghĩ gió Thu và mùi thức ăn đặc sản đã làm cho ông nhớ lại quê xưa như là điều kiện cần thiết vậy.

Phải nói rằng nỗi nhớ quê nhà không hình dáng, không cân đo được, mịt mùng sâu thẳm, mà làm lòng người nôn nao một nỗi nhớ quay quắt. Cả loài vật cũng vậy, câu “Việt điểu Sào Nam Chi, Hồ Mã Tê Bắc Phong” là một thí dụ. Chuyện xưa Ngựa Hồ Chim Việt, hay Chim Việt Cành Nam, Ngựa Hồ Gió Bắc tưởng không xa lạ gì mới mọi người, nhưng cũng nên nhắc lại: Chu Thành Vương nhận con chim của Vua nước Việt dâng lên, vẫn không khỏi ngạc nhiên khi thấy con chim trong vườn ngự vẫn chọn cành cây phương Nam mà làm tổ. Hay con ngựa của Rợ Hồ dâng cho Hán Vũ Đế, mỗi khi nghe gió bấc về thường ngoảnh mặt về phương Bắc để hí vang!

Thì ra, hoàn cảnh và điều kiện làm người ta và cả loài vật đều nhớ nhà theo cách riêng cũng không lạ. Còn tôi, khi có dịp thấy trái bưởi hay tình cờ nghe mùi hương bưởi là nhớ Biên Hòa đến xao xuyến cả lòng!

Dẫu nỗi nhớ Biên Hòa là mịt mùng, là sâu thẳm, tôi vẫn như cuốn hút vào những nơi đặc biệt có nhiều kỷ niệm hay những dấu ấn đầy tình người. Tôi muốn nhắc đến trường Ngô Quyền trước hết. Đó là thời vàng son của thời mới lớn, biết suy nghĩ và nhất là biết yêu. Đó là những kỷ niệm mà cả đời không bao giờ tìm thấy được. Ở đâu đó, trong ký ức mỗi ngày càng mờ nhạt, thì hình ảnh ngôi trường xưa càng đậm nét. Tôi thấy lại thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo với chiếc Lambretta 2 màu cùng thân hình vạm vỡ và mỗi sáng thứ Hai đầu tuần, Thầy vẫn thường cầm cái roi đi rảo quanh sân trường xem có đứa nào không mặc đúng đồng phục để chào cờ không? Nỗi lo khi gặp Thầy lúc đó bây giờ là nỗi nhớ khó nói bằng lời! Lời giảng bài của thầy Phiên (Toán), thầy Cát (Toán), thầy Lang (Pháp văn), thầy Chước (Anh Văn), cô Oanh ( Sử Điạ), thầy Bích (Triết) , thầy Phúc (Lý Hóa) ngày nào vẫn đầy uy lực trong tôi. Đó là những nhịp cầu đầu tiên đưa tôi vào đời mà bây giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy cần mang ơn đến trọn đời. Tiếng xe Lam và tiếng lao xao của đám đông nữ sinh trước giờ học, áo trắng và giày không cao gót vẫn là nỗi ám ảnh mỗi khi nhớ lại trường xưa. Tôi đã chìm trong tiếng lao xao đầy quyến rũ ấy để tìm ra một tà áo trắng để nhớ nhung và yêu mến để khi rời xa tuổi học trò, chỉ còn lại một vết sẹo thật sâu bên ngực trái. Tôi chỉ học ở Ngô Quyền năm cuối bậc Trung Học, nếu dài hơn và lâu hơn, không chừng khuôn ngực tôi, cả bên trái và bên phải chập chùng những vết sẹo không bao giờ lành lặn! Những lời Thầy Cô giảng dạy mê hoặc tôi đã đành, mà những tà áo trắng, vài tiếng guốc khua nhẹ êm và len lén đã khơi trong tôi niềm nhớ nhung khôn xiết. Ngô Quyền ơi! Trường vẫn còn đó, dù đã qua bao thay đổi, nhưng tìm đâu được thời xanh tóc và thấy đâu được kỷ niệm vàng theo thời thơ ấu đã lùi xa?

Tôi sống ở Biên Hòa lâu hơn thời gian tôi đi học. Tôi đã đi đến những nơi xa và nơi gần của Biên Hòa, những ngõ ngách, những đường rộng đường hẹp, những vườn cây trái và tiếp xúc được nhiều giới trong xã hội, nên tôi có thể nói rằng Biên Hòa là nơi đất lành mà chim cần tìm ra để đậu và người cần tìm đến để sinh sống và làm ăn. Những năm chiến tranh dai dẳng, Biên Hòa vẫn không nổ ra những trận giao tranh lớn và Biên Hòa vẫn không chịu hậu quả nặng nề do chiến cuộc gây ra. Phải chăng đất đai, phong thổ, hay vị trí chiến lược đặc biệt cùng sự phù hộ của các Đấng Thần Linh đã cho Biên Hòa sự vững vàng như thế? Thật là khó lý giải để thuyết phục một trăm phần trăm, nhưng có một điểm mà tôi cho là có thể tác động tới mọi thứ, đó là TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI BIÊN HÒA (viết hoa). Phải thành thật và công bằng mà nói, người Biên Hòa rất hiền hậu và chân thật trong đời sống, sinh hoạt lẫn giao tiếp! Đó là tôi nói về cái thời xưa của Biên Hòa còn sau nầy, tôi không biết. Người Biên Hòa bình dị nhưng không kém phong lưu trong đời sống! Trong đối xử với nhau, mọi người đều khoan hòa, không cự cãi quá mức. Nói năng từ tốn, không nóng vội, người Biên Hòa ăn không to miếng, ăn không nghe tiếng, không gắp lia lịa, mà nhai kỹ và không nuốt ừng ực, không húp sì sụp. Người Biên Hòa ít khi to tiếng với hàng xóm. Đi không vội mà bước chân vững vàng và đĩnh đạc làm người Biên Hòa đầy vẻ chững chạc, tự tin hơn. Phụ nữ chỉ mỉm cười nửa miệng cũng làm điêu đứng biết bao anh hùng. Gặp chuyện vui quá, người Biên Hòa cũng không cười to tiếng, có giận hờn, nguời cũng không la lối om sòm. Tôi xin kể một chuyện hồi tôi còn ở đó, cũng lớn xộn rồi. Tôi kêu một anh bán cà rem trạc độ tuổi tôi vì định mua cà rem. Anh ta bưng thùng cà rem tới, nhưng tôi đổi ý không mua! Tôi thấy sắc mặt anh ta hơi đổi khác, tôi hơi lo, nhưng anh vẫn nói trong hơi thở điều hòa và bằng một giọng vừa phải: “Sao không mua “anh Hai”, cà lem tui ngon lắm mà!”. Tôi biết ngay là người bán cà rem là dân Biên Hòa chánh hiệu, nếu không, tôi sẽ không được yên đâu! Một chuyện khác là tôi có người quen là Cô Giáo ở Biên Hòa. Một ngày không hên, nhà Cô bị trộm viếng. Tên trộm vừa lấp ló ở chuồng gà thì bị cô bắt gặp. Cô chỉ từ tốn hỏi “Ăn trộm hả?”. Chỉ ba tiếng nhẹ hều như vậy mà tên trộm hoảng sợ hết hồn trong hai giây, chắc là một giây ngạc nhiên và một giây cảm động, rồi bẻ giò lái, chạy bén gót, bỏ lại trước chuồng gà một chiếc dép đứt quai! Nếu còn ở lại, có khi được Cô giáo hỏi thêm “Mạnh giỏi không”, thì chắc mừng hết lớn nổi!

Người Biên Hòa như thế, hỏi sao tôi không thương không nhớ chứ?

Đã ra vùng ngọai ô Thành phố Biên Hòa thì mới thấy rõ cái dễ thương của vùng đất dễ sống nầy. Tôi đã đi từ sương sớm tới tối mịt mới về nhà. Tôi đã lội cùng khắp, tất nhiên là chưa thể đi hết, và đã thấy Biên Hòa đẹp biết bao! Gần nhất là Cù Lao Phố, Cầu Gành hay xa hơn nữa là Bửu Long, Châu Thới hoặc Tam Hiệp, Long Thành… Đó là sương, là nắng, là màu mỡ thiên nhiên, là sức sống trào dâng, và cũng là muôn vàn khó nhọc.

Cù Lao Phố

Ở đâu cũng thấy nhiều mảng xanh mát rượi đến không ngờ. Những cây bưởi tàng xanh, bày những chùm hoa trắng làm xao lòng người thăm viếng. Trong những mảnh vườn gia đình con con, người ta trồng đủ loại rau hay hoa cỏ với nhiều màu sắc mà người nhìn như thấy thỏa mãn con mắt hơn là nghĩ đến dạ dày! Cây, hoa, trái là thơ là nhạc mà những nốt tròn trắng hay những âm giai rời trải từ xa đến gần như một dải lụa thon mềm trên vai một bậc quý phi. Mọi người đến đây và trở về đều mang theo mình một cảm xúc khó quên về một Biên Hòa màu mỡ đầy hương vị quê hương. Sự hẹp hòi không bao giờ tồn tại được ở Biên Hòa mà nơi đó có sự hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, không gian tham, lừa lọc. Nhà nầy lúc túng cùng có thể sang láng giềng mượn lon gạo về ăn, xin bó củi về nấu, xin bó hoa về chưng hay xin bó rau muống về luộc. Chuyện nhỏ mà! Tôi đang mơ màng về bưởi, một tác nhân làm nên “Nỗi Nhớ Biên Hòa” trong tôi mỗi khi vào siêu thị. Ở đâu cũng bưởi, trong vườn nhà, bên cạnh sông, ngoài ngõ, trong sân, trên xe Lam và trong chợ …

Bưởi làm cảm xúc dâng cao, bưởi gây nỗi nhớ nhà thêm đầy, và bưởi cho tình người thêm ngọt. Tôi miên man với bưởi, tôi nhớ Bà Nội tôi qua hương bưởi và tôi nhớ Việt Nam mến yêu qua hình bưởi quen thuộc quê nhà!

Nhìn lại sông Đồng Nai, ở khúc nhớ Biên Hòa, tôi lại nghĩ đến những ngày tuổi xanh đầy mơ mộng. Tôi đã tắm nơi khúc sông nầy, đã bơi theo nghĩa bóng, những hình ảnh con gái xinh xinh trên bờ sông bên bồi bên lở. Tôi đã một mình đứng lặng trên Cầu Mát để có những vần thơ vu vơ vô nghĩa mà bây giờ đọc lại thấy ngượng ngùng! Sông Đồng Nai bao dung và luôn rộng mở tấm lòng với du khách. Tôi chưa thấy một đáng tiếc nào xảy ra nơi khúc sông tôi ở cạnh trong suốt thời gian xưa nên tôi kết luận không vội vàng như thế. Đồng Nai đồng nghĩa với nước trong gạo trắng, với đồng xanh bát ngát và ruộng lúa mùa vàng, là nôi Mẹ ấm lòng, là cây bưởi trắng hoa, là hương cau trầu thơm ngát!

Tôi lan man nghĩ đến sương và nắng ở Biên Hòa. Sương sớm màu khói nhang rất đẹp. Sương chiều màu đậm hơn và làm người ta yếu lòng khi ngắm lâu! Qua màn sương ấy, tôi mơ màng nghĩ đến một mối tình tuổi trẻ nông nổi dễ tan vỡ như màn sương và cũng từ màn sương đó tôi nghiệm ra rằng những bàn tay Mẹ tảo tần qua một nắng hai sương không dễ gì tan trong lòng những người con hiếu để. Nắng từ Biên Hòa hắt ra cũng mang một sắc thái khác thường. Đứng từ bên nầy sông nhìn qua bên kia, chúng ta thấy con nắng (xin lập lại là con nắng, không phải cơn nắng) nhảy múa như reo vui cùng thiên hạ.

Nắng reo từ tà áo bà ba yêu kiều thiếu nữ, nắng ríu rít theo những giọng cười của cô gái chèo đò, nắng đùa vui với hạt lúa vàng, nắng xôn xao với những gia đình nhỏ bé và sum họp một cách thân tình và dễ mến. Những giọt nắng chiều chảy xuống, đong đưa trên những nhịp Cầu Gành là bức tranh tuyệt mỹ của thiên nhiên mà không phải nơi nào trên Tổ quốc ước mơ mà có được.

Tôi đã đi hơi xa về nỗi nhớ Biên Hòa? Không đâu! Tôi vẫn còn bình tĩnh để thấy quanh mình những dấu kỷ niệm không dễ phai về một nơi tôi đã sống qua! 

Trong chúng ta, mỗi người mang một số phận, mỗi trí óc một suy nghĩ, nhưng tôi tin lòng hoài hương thì chỉ có một, hay ít ra cũng giống nhau như là một. Tôi nhớ Biên Hòa có thể bằng chi tiết khác những đồng hương, nhưng trong tôi, và trong lòng những người đồng hương yêu quý đó chỉ có một Biên Hòa.

Bây giờ thì xa lắm rồi với vô vàn kỷ niệm cũ, chúng mình gặp nhau bây giờ chỉ là để có dịp nhắc lại thôi, chứ Biên Hòa vẫn xa và nằm ngoài tầm tay của chúng mình. Cho nên tôi vẫn hằng ao ước có một thành phố Biên Hòa thật gần gũi và luôn nằm trong tầm tay với. Làm một Biên Hòa trên không gian ảo chăng? Nên lắm chứ! Tôi lại ao ước có một Website về Thành phố Biên Hòa thống nhất, không cần ở hai nơi như Texas hay Cali hay nhiều nơi khác bởi Biên Hòa dù trời có lở, đất có long thì vẫn muôn đời là một, là nơi dấu yêu cần được luôn nhắc nhớ, tôn trọng và giữ gìn. Có Website, dù là ảo nhưng mỗi lần mở ra là thấy Biên Hòa một bên với trường xưa bạn cũ, với tiếng cười nói thật vui của bạn bè, tiếng ồn ào của bến xe Lam, tiếng vọng chuông chùa ưu tư trầm vắng buổi chiều, hồi chuông ngân giáo đường buổi sớm, hay nỗi vắng im của quán cóc cà phê lẻ loi mà không cô độc, hay tiếng ì ầm của sóng nước Đồng Nai chảy hoài như không bao giờ cạn. Gần nhất, tôi ao ước có lần được trở về thăm lại Biên Hòa, một mình cũng được, hay với ai đó mà tôi có cảm tình đặc biệt càng hay! 

Về để nhìn lại ngôi trường xưa đã làm mình lắm lần nhung nhớ, để thấy tình người vẫn còn, tình Thầy Trò vẫn y nguyên, để ngửi lại trọn vẹn mùi hương bưởi toát ra từ những chùm hoa trắng tinh nở sớm bằng đất Biên Hòa, bằng nước Đồng Nai,và qua sự chăm bón của những bàn tay Biên Hòa chính hiệu, không cần vay mượn hương bưởi Mỹ hay Mễ ở nơi xa ngoài Tổ quốc nầy.

Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?

 

TRẦN KIÊU BẠC.

( Lập Đông 2009)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Chín 2012(Xem: 30753)
Mà tại sao phải mặc cảm chứ, khi anh Nguyễn Ngọc Ánh đã bền bĩ vượt qua khốn khó, và tự mưu sinh bằng sức lực chân chính của mình?...
14 Tháng Chín 2012(Xem: 19617)
Thành và Huệ Nhi nở nụ cười trọn vẹn khi đôi bàn tay yêu thương đã tìm đến nhau…trút cạn hơi thở cuối cùng trong...Chuyện Tình Buồn
13 Tháng Chín 2012(Xem: 28775)
Tôi đọc trang Hội ái hữu Biên Hòa không phải ở Việt Nam, mà là ở một đất nước xa xôi cách VN nửa vòng trái đất. Tôi đã tìm thấy lại cái tình người ấm áp mà chỉ thật sự cảm nhận có ở quê hương.
10 Tháng Chín 2012(Xem: 19897)
Tôi, cái thằng con trai ngã ngựa vô tích sự trên đời chẳng làm điều gì để mẹ vui, mẹ hạnh phúc. Tôi là thằng con bất hiếu, một thằng con có vô số lỗi lầm nhưng chưa một lần xin lỗi mẹ.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 23584)
Cho đến lúc tàn hơi, má vẫn nghĩ tới tương lai hạnh phúc của con. Vậy mà con nông nỗi, nỡ xua tan hạnh phúc riêng tư cuối đời của má. Trong cơn đau xé lòng, Mén nghe vẳng đâu đây lời ru buồn mênh mang của má:
09 Tháng Chín 2012(Xem: 18393)
Như lây từ nỗi nhớ của Trâm, Trang và Uyên cũng khóc. Lạ một điều, em không nhớ mẹ mà lại nhớ cô. Đã có hai đóa hoàng lan thơm ngọt ngào trong túi áo như một lời vỗ về nên em không khóc
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39072)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 22475)
thầy Phan Thanh Hoài ngồi bên cạnh tôi luôn tỏ sự lo lắng vì sự vắng mặt của thầy Hoàng Phùng Võ, cũng như những tin tức không tốt về sức khỏe của thầy Phan Thông Hảo ở Philiadelphia và thầy Trần Minh Đức ở Virginia, cửa xe đóng kín hình như có một chút bụi cay vương khóe mắt...
02 Tháng Chín 2012(Xem: 21797)
Tôi thấy lại mình, với mái tóc ngang bum bê ngơ ngác, buổi trưa nắng oi người cùng với nhỏ bạn, hai đứa chở nhau trên chiếc xe đạp, lăn từng vòng bánh xe buồn đi thăm mộ má của bạn vừa mới mất. Hai đứa chở nhau đi, nhưng chẳng huyên thuyên ríu rít như mọi lần…
01 Tháng Chín 2012(Xem: 23990)
con được mẹ gọi 2 tiếng thân thương “ BÉ TƯ” ngày nào. Con muốn có đòn roi mẹ, mỗi khi con phá phách. Con muốn có Mẹ, để được mẹ trả tiền con ăn thiếu, ăn chịu mẹ ơi...
01 Tháng Chín 2012(Xem: 22440)
Con đã nhận ra:Lời dạy của ba,lời nào sao cũng đúng! Ba mãi mãi là thần tượng của con mà! Càng thương nhớ ba con càng thương nhớ mẹ vô cùng!
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19916)
Hai em qua phà Cổ Chiên, gió từ sông thổi lên làm ấm những tâm hồn già cổi trong trái tim còn rung động nhịp yêu thương.
26 Tháng Tám 2012(Xem: 19885)
tôi không dám chào Thu, đúng hơn là tôi không đủ can đảm để nhìn thật sâu vào ánh mắt người chồng đã bị vợ hơn một lần phản bội
23 Tháng Tám 2012(Xem: 22002)
tôi đồng ý với Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn ngay tại chỗ tên cộng sản nằm vùng Bảy Lốp tại Chợ Lớn trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, tình huynh đệ chi binh thể hiện một cách rõ rệt và mãnh liệt giữa bạn và thù trong phút chóc.
22 Tháng Tám 2012(Xem: 21733)
Nguyện ánh sáng Từ Bi của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đem lại nguồn an lạc cho cô Huỳnh Thị Ba được mọi phước lành. Nguyện cầu tất cả các bà mẹ hiền tiền cũng như quá vãng được sống trong niềm hạnh phúc an lạc của tỉnh thức và bình an.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 21711)
Và như vậy xin tạ tội với tổ tiên vì tôi gắn bó với Santa Clara, nơi tôi sống lâu hơn quê nhà; xin tạ tội với ông bà, tôi chưa một lần về thắp một nén hương tưởng nhớ trước bia mộ tiền nhân. Giống như loài chim thiên di, tôi luôn nhớ cội nguồn và có một quê hương thân yêu trong tâm tưởng.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 27223)
cuộc sống luôn có những bất trắc với nỗi đau và hạnh phúc, nhưng niềm vui có được là biết mang đến cho nhau những nụ cười và cùng cầu nguyện may mắn, an lành cho nhau.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 20716)
Ngày nay, nơi xứ người, gã cựu tù vẫn mơ màng. Một mai khi nghiệp "Ác Cộng" đã được giải trừ, gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh
16 Tháng Tám 2012(Xem: 24439)
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại, đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời, nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng.
16 Tháng Tám 2012(Xem: 22103)
Là các đơn vị an ninh lãnh thổ hay diện địa, Nghĩa quân, Địa phương quân tuy không lập được chiến công hiển hách nhưng công lao bảo vệ cho làng xóm, dân tình được an cư, lạc nghiệp, tuy âm thầm nhưng đáng quý trọng và xứng đáng là thành phần của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từng phen máu đào nhuộm thấm đất quê hương!
12 Tháng Tám 2012(Xem: 24226)
Chính tấm chân tình của gã kiếm khách vốn vô tình này đã khiến “ Ánh mắt của nàng lạnh như giá tuyết băng… gặp một sức nóng đã tan ra từng giọt, từng giọt chớp ngời.”
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21544)
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu, tôi vẫn còn có thể quay lại trường của con gái, tôi sẽ trao cho con tôi quyển sách mà ông nội nó đã gởi trọn cả niềm tin yêu và hy vọng. Tôi cũng sẽ nói: “Cuốn sách nầy sẽ rất bổ ích, nếu con để NÓ giúp con”.
10 Tháng Tám 2012(Xem: 23438)
Từ đâu em có được tấm lòng cao thượng biết san sẻ cho kẻ khốn cùng. Phải chi kẻ chiến thắng họ được như vậy, đất nước Việt Nam sẽ không giống như ngày hôm nay.
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 31054)
Chúng tôi chia tay nhau khi mặt trời mon men nóc chợ, mỗi đứa một phương tiếp tục quảng đời riêng nhưng bao giờ cũng chung một ngã trong cùng tận đáy lòng
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 22269)
em sẽ dành cả đời này cho con như tình yêu của em đã dành trọn vẹn cho anh. Chút Kỷ Niệm Buồn,mình mãi mãi mất nhau hay là có nhau hỡi anh
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28353)
Vậy là chết tui rồi! Cái"anh Hạnh" này chơi tui tới bến. Mấy cô em đó ngồi chung trên xe cã ngày mà bây giờ mới báo động làm sao tui trốn kịp đây?
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28945)
Từ một chàng trai tuổi đôi mươi tràn đầy nhựa sống , khao khát ước mơ và hy vọng – Thoắt cái người ta thấy mình trở thành một phế nhân , chôn vùi tất cả ước mơ sau những cơn đau triền miên , vật vã…
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 23032)
Xa quá rồi phải không bạn, những ngày tháng cũ . Ngày hội ngộ năm nay lại thiếu những khuôn mặt của 1A2 năm xưa. Tôi nhớ các bạn vô ngần , Thông, Sang , Liên , Kim Hoàng , Nho, Kim Ngân , Phố , Mẫn, Nuôi , Nhỏ , Lan Phương .
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 23259)
Cuộc đời đáng yêu lắm, Em không thể bỏ ngay lúc này dù căn bệnh cứ đeo theo dai dẳng, làm ngán ngẩm lòng người, lòng mình, nhưng biết làm sao đây?
05 Tháng Bảy 2012(Xem: 28475)
Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 22695)
Quãng đời của mỗi người đều trải qua những thăng trầm và cơ hội gặp gỡ nhau là để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống vốn dĩ vô cùng bận rộn và đầy những nỗi lo toan…
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 29079)
Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 20916)
“Vé số đây…” tiếng rao của chú Dế , cũng âm thanh quen thuộc đó, cũng con người đó qua bao năm mò mẩm với tấm thân mù lòa, cũng ra Chợ Đồn qua Hóa An, đến Tân Hạnh. “Vé số đây…
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 28601)
Cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, các em sẽ lớn lên sẽ choàng khăn với những huy hiệu. Các em sẽ học được gì ở nhà trường XHCN để được nhìn thực tế của cuộc sống
25 Tháng Sáu 2012(Xem: 21983)
Nắm một cục đất tôi quăng xuống suối, muốn nghe lại tiếng “tõm” ngày xưa. Nhưng không, chỉ một tiếng “Bịch” khô khan như một cái đấm vô tình đập vào lồng ngực. Tôi nghe nhói nơi đó. Ôi! Mãnh vườn và thời thơ dại của tôi đã bị sói mòn như con suối nhỏ.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 22369)
Tình yêu là xuất phát từ trái tim, từ cảm xúc trong tâm hồn. Thuyền hoa đã chẳng tấp được vào bến yêu nào, khi những nụ hoa còn thiếu bàn tay vun bón nên nó cứ trôi, trôi mãi, và rồi Quỳnh thiếp đi trong cảm giác trôi mơ bên tiếng sáo…
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 30195)
Bạn Trần văn Vỏ, 1949, CHS K.08 NQ, lớp thất 4 Anh Văn, đã mãn phần trưa ngày 13/6/2012 tại Vũng Tàu, sau một thời gian lâm bệnh. Sau đó gia đình đưa bạn về tổ chức tang lễ ở Biên Hòa, ngã ba Thành
17 Tháng Sáu 2012(Xem: 27818)
Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 22833)
Một phim hoạt hình hay nhất tôi từng xem. Mạch phim nhẹ nhàng như hơi thở. Như làn gió thoảng qua. Một người con luôn nhớ về cha. Một người cha đã mất, một người con đã già Đây là cái phim câm hay nhứt và cảm động nhứt trong đời tui. Biết bao cô gái VN đã như nhân vật trong phim. Coi đừng có khóc nha !
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 21765)
Đêm xuống dần bất chợt Phụng đến bên nàng lúc nào không hay.Phụng đã ôm vai nàng, đặt lên môi nàng một cái hôn nồng nàn. Hai người cùng vào phòng, họ ngủ một giấc ngủ an lành trong vòng tay yêu thương nhau.
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 24042)
Đêm qua là đêm Hạnh Phúc nhất của tôi từ ngày tôi xa Phúc-Cũng là lần đầu tiên tôi mơ thấy anh về…Giấc mơ tuy chưa trọn vẹn vì tôi chưa được nghe những lời yêu thương từ anh, tôi chưa được ôm anh để nghe những lời an ủi.
10 Tháng Sáu 2012(Xem: 20881)
Người con gái Việt Nam bất hạnh với thế cuộc, bất hạnh với những nỗi oan khiên trên biển cả, bất hạnh với những lời miệt khi của những người không hiểu cho nỗi đau riêng của họ...
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 32098)
Nhìn các con cháu vui vầy quanh quẩn, tôi đã không kìm được hai hàng nước mắt... Mượn tên một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy để nói lên tâm trạng của mình, của một con tim vốn bị nhiều thương tổn.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 31153)
dù cách nhau nửa vòng trái đất hay cùng sống chung ở quê nhà, những người thân quen cũng như những bạn bè năm xưa “tình cờ” gặp lại nhau và có được những giây phút tương phùng, gắn liền quá khứ với hiện tại mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong giấc mơ...
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 22695)
Cha kính yêu của con, chỉ còn hơn bốn tháng nữa, chị em chúng con sẽ tổ chức lễ cúng một năm ngày mất của cha. Có lẽ cha mẹ cũng vui cười nơi chín suối khi chị em chúng con hòa thuận, có cuộc sống sung túc, ấm êm nơi cái làng Chợ Đồn giờ đã lên phố thị.
03 Tháng Sáu 2012(Xem: 22471)
Có tiếng xe ngoài cổng và tiếng cười ríu rít. Bầy cháu tôi đã tới nhà. Tôi lại phải chạy ra mở cửa và như đàn chim chúng sẽ tíu tít chào. Chúng sẽ ôm hôn tôi với mùi thơm thật tuyệt diệu. Mùi thơm của trẻ con, của vô tư và thánh thiện.
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22814)
“Mưa Trên Sông Đồng Nai” cũng diễn tả rất thực tình trạng xã hội miền Nam mà tác giả đã sống từ lúc sinh ra cho đến khi bỏ nước ra đi, gần 50 năm trời. Ba lãnh vực mà Kha đã “may mắn” hay “rủi ro” sinh hoạt là giới báo chí miền Nam, Quân Lực VNCH và tù đày sau năm 1975,
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22270)
Xin gửi đến mọi người bài thơ “Ta đã thấy, đã nghe và đã nói” của NICK MỚI - XCAFE VN trên điện báo Dân Làm Báo. Những lời thơ vang vang như TIẾNG RÉO GỌI CỦA QUÊ HƯƠNG!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 23606)
Từ đó về sau mỗi khi đến ngày này tôi thường hay suy nghĩ vẩn vơ. Chúng mình mang hoa tưởng nhớ người đã khuất đã bao lần trong đời nhưng có bao giờ nghĩ đến việc thay mặt người lính năm xưa tặng cho người ở lại một cành hoa nhỏ, thật nhỏ đủ để vắt lên vành tai đang ửng đỏ nỗi sầu chia ly muôn thuở.
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33669)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”