2:21 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

Xóm Bắc Dốc Tòa ngày xưa - Nghiêm Hải

24 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 22381)

 Xóm Bắc Dốc Tòa ngày xưa.

  Ôi! Tuổi thơ. Tuổi của những niềm vui nhân rộng mỗi ngày, hàng tháng và dài nhiều năm. Cái tuổi chỉ biết sau buổi học chính hoặc bài học ở nhà là những trò chơi của từng thời kỳ, đầy rẫy những trò tự chế và truyền cho nhau như “bí kíp võ công” ? Cái xóm Bắc mà đầu dốc là Tòa án cổ, xây theo kiến trúc Pháp ngày xưa và tận cuối đường là giòng sông Đồng Nai hiền hòa, không kém phần thơ mộng và đôi khi đáng ghét do lụt lội. Nhưng đối với con nít chúng tôi thuở ấy, lại là dịp lội nước bì bõm thỏa thích mà ít khi bị la mắng. Chính vì vậy, cái xóm nhỏ bé với đối diện bên đường là Tổng Liên Đoàn Lao Công và chỉ có khoảng 30 “nóc gia”, đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên.

 Tên xóm Bắc dốc Tòa được người quanh đấy đặt cho, có nguyên nhân của nó. Đây là dãy phố dành cho những gia đình người Bắc di cư vào Nam năm 1954, theo Hiệp định Geneve và được chính thể họ Ngô cấp định cư. Không hẵn toàn người Bắc, liền kề gần bên là những gia đình người gốc Nam, đã sống lâu đời tại đây. Nhưng người Bắc theo đạo Phật chúng tôi, chiếm đa số nếu tính từ đầu dốc trở xuống. Vì thế, đường Lê văn Duyệt ngày xưa, sau 1975 là Bùi văn Hòa và giờ là Hoàng minh Châu, đã trở thành nơi sinh sống của hai bộ phận dân cư Bắc và Nam, sống chung hòa hợp. Vì lẽ ấy mới có tên xóm Bắc, của dân cư quanh vùng.

 Nghe kể lại, ngày vào Nam, tôi chỉ vỏn vẹn 6 tháng tuổi khi gia đình đặt chân xuống phi trường Tân sơn Nhứt { thời đó, nghe nói người Bắc ít khi dám đọc là Tân sơn nhất, vì sợ bị đánh?}. Và vừa định cư xong thì qua năm 1955, nếu tôi không lầm thì Tp Biên Hòa đã phải hứng chịu đợt lụt lớn lịch sử ! Nước sông Đồng nai xâm chiếm toàn bộ khu vực chợ Trung tâm và cái xóm nhỏ bé của chúng tôi cũng không tránh khỏi. Người người phải “di tản” lên đầu dốc xin tá túc tạm qua ngày, chờ nước rút. Và người Nam đầu dốc đã “ lá lành đùm lá rách” người Bắc cuối dốc! Chú vợ tên Ch.., ngày ấy là nhiếp ảnh gia nghiệp dư, nay còn giữ lại một vài tấm hình đen trắng, chụp cảnh lụt lội năm đó tại khu chợ, nước ngập tới đầu. Thật kinh khủng !Những bức hình kỷ niệm đáng giá !

 Tuổi thơ của tôi. Chỉ bắt đầu vào năm 6 tuổi trở lên. Năm mà con người có nhận thức tương đối về mọi cảnh vật một cách không rõ nét, còn mang tính mơ hồ. Ngày mà những bước chân nhỏ nhắn chỉ biết chạy nhảy, la hét và há miệng thật to để ăn thật nhiều chất bổ dưỡng. Cố lấy thật nhiều calories và dùng hết cho chuyện chơi đùa và nghịch ngợm !

 Nhà Cậu Mợ tôi ở giữa, có vách liền kề hai bên. Với nhân số của “đại gia đình” là 11 thì xem ra căn nhà nhỏ xíu ! Vì thế anh em chúng tôi, cứ tiếc hùi hụi khi nghe Cậu Mợ kể lại: “ Đến trước, được chọn nhà nhưng thấy nhà có đất rộng gấp rưỡi nhà mình lại nằm ngay bìa, sợ cướp bóc nên chọn ở giữa cho chắc ăn ?”.Sau này nó là nhà của Bác Th…, nhà mà tôi vẫn thường qua chơi lúc trưởng thành, để đấu trí với Bác dăm ba ván cờ tướng, nhiều khi “nảy lửa”, Bác cháu hục hặc nhưng thế mà tôi “mém” trở thành con rể của Bác, người con gái thường hát chung khi tôi hay ôm đàn, đánh giấc đêm khuya hoặc giăng mùng cho tôi mỗi lúc “say cờ”, quên cả giờ về và ngủ lại. Nếu tôi thành tâm và nếu tôi được Mợ “bật đèn xanh” thì có lẽ, giờ đã ở nước Mỹ lâu rồi ?

 Sát vách trái là nhà Bác H..,người Bác trai vui vẻ mà thuở nhỏ tôi mến nhất xóm và cũng sợ nhất ? Nguyên do, tôi hay qua nhà Bác chơi . Thấy tôi hiền lành và lù đù {gia đình gọi tôi là “ông Ba Tàu”}, nên Bác thích chọc ghẹo .Thông thường, mỗi buổi chiều, Bác hay nhâm nhi với vài chai “bia con Cọp”, lúc tôi qua là đúng lúc Bác ngà ngà say và tôi đã trở thành “mồi ngon” của Bác . Canh lúc tôi đã ở chơi chán chê , khi dợm đứng lên thì Bác ôm chặt và nắm hai tay tôi “dung dăng dung dẻ” một hồi, mặc tôi năn nỉ ỉ ôi “xin tha mạng”, Bác vẫn không chịu thả, cứ nắm chặt hai chân và cù vào bàn chân. Có ai mà chịu nổi? Chỉ khi tôi cố tình khóc lớn và la to: “ Cậu ơi..Mợ ơi..”, Bác mới chịu thả ra. Hú hồn, hú vía..! Lắm khi, Bác thả ra rồi. Tưởng bở, vụt chạy. Bác liền đuổi theo, tay cầm ‘phất trần’ nhứ nhứ, chặn đường về nhà của tôi . Sợ quá, tôi phải chạy ngược về phía sông, nhiều khi rất lâu, đợi Bác trở vào nhà thật sự, mới lấm la lấm lét mò về. Khổ sở là thế, không hiểu sao tôi vẫn cứ thích qua chơi, như quên chuyện hôm trước và để rồi lại đau khổ lúc ra về. Sao mà ngu thế không biết ! Sau này tôi hiểu ra. Do Bác thích ghẹo riêng mỗi tôi . Bác ‘dụ’ tôi bằng cách kể chuyện kèm với nét mặt pha trò dí dỏm, hoặc làm thầy bói với mắt nhắm lim dim. Bác đã làm tôi ‘say’ theo Bác để đến giờ, ký ức vẫn ngập tràn trong tôi !

 Khoảnh đất trống rộng khoảng vài sào, nằm phía sau nhà là ruộng rau muống vào mùa mưa và biến thành sân chơi của con nít xóm tôi vào mùa khô. Những trò thả diều vào chiều gió lộng hay đi lật từng tảng đất nứt nẻ do thiếu mưa , cố tìm thật nhiều dế đá . Dế mái vất đi {giống cái yếu thế? Xin lỗi }. Tôi thích nhất dế lửa ,đầu bự, càng to, sau mới là dế than. Thách thức thi đá dế lẫn nhau. Xì xà xì xụp , lấy cây que nhỏ, thọc vào gáy dế yêu và thổi phù phù cho dế ‘sung độ’ rồi thả xuống đấu trường là một cái hộp rỗng . Tiếng hò reo inh ỏi để rồi sau đó lắm lúc bươu đầu, sứt trán giữa hai chủ dế do ‘huỵch’ nhau tại chỗ hoặc về méc Cha Mẹ. Tình đoàn kết xóm ‘riềng’ có lúc sứt mẻ do Cha Mẹ bênh con. Với con nít nữ thì đánh ‘khăng, chỉ cần hai nhánh cây, một dài, một ngắn và đào một lỗ nhỏ là đã chơi được hoặc là nhảy dây, đánh đũa bịt mắt bắt dê v..v. Con trai có thêm trò ‘năm mười mười lăm hai mươi’ đầy phấn khích và hồi hộp hoặc bắn bive lỗ 9 lỗ 10. Ngày đó, được cha mẹ cho phép ra chơi là rất mừng rồi!

 Xóm tôi về tính đoàn kết cũng khá tốt, bắt nguồn từ cùng chung cảnh ngộ từ Bắc vào Nam, cùng ý thức gầy lại sự nghiệp trên vùng đất Nam bộ lúa gạo phì nhiêu, mưa thuận gió hòa này. Nhưng cả xóm cũng chỉ đi theo con đường ‘công chức’, ăn lương nhà nước, nuôi dạy con cái, cho ăn học nên người. Tuyệt nhiên, không có ai theo ngành kinh doanh sản xuất cả . Câu châm ngôn ‘ăn chắc , mặc bền , có hưu về già’ được áp dụng triệt để và có để lại ‘di chứng’ cho chúng tôi sau này. Nhưng dù sao, tất cả chúng tôi đều được cho ăn học đầy đủ nên ít nhiều có ý thức. Hàng xóm không mất trộm và không phá phách lẫn nhau từ con cái!{thỉnh thoảng chỉ phá sơ sơ nhà khác ‘luồng’ thôi!?}

 ‘Bà Trùm’, người chăm sóc ruộng rau muống sau nhà, rất ghét bọn trẻ chúng tôi . Cứ vào mùa mưa, mùa nước nổi, bọn tôi lại í ới rủ nhau lội nước bắt ốc bưu. Để ăn thì ít, để chơi thì nhiều .Từ bờ ruộng bên kia, bà bắt đầu chửi như tát nước vào mặt khi nhìn thấy bọn nhỏ, tiếng bà the thé như mụ phù thủy trong ‘Harry Porter’ ngày nay! Không sợ, quá xa để bà đuổi kịp! Chúng tôi hỗn hào ghẹo lại! Bà càng điên tiết, càng lồng lộn và chửi ông ống lên như âm thanh của pháo đài bay B52 cất cánh. Sợ cha mẹ nghe được, chúng tôi đành rút quân. Dù như thế ! Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện phá ruộng rau của bà dù rất ghét bà, vì biết nó là nguồn thu nhập chính của gia đình bà. Hơn nữa, lỡ bà sang nhà méc lại thì sao?

 Lò Heo. Một xóm nổi tiếng với những chuyện đánh giết nhau rợn người qua truyền miệng thì ở phía bên kia của xóm tôi, nằm sát đình Tân Lân. Việc gì cần lắm mới phải ráng qua thôi! Còn không thì miễn. Muốn đi đá banh ngay sân gần nhà, đã là cả vấn đề! Vì sợ đụng chạm và bị dân Lò Heo đánh. Nhất là thường nghe chuyện ghét nhau giữa dân Nam và Bắc di cư, ảnh hưởng tai hại của thời Pháp thuộc khi cố tình chia Việt Nam thành 3 miền, tạo sự chia rẽ! Chỉ nhờ đá banh khá giỏi, quen được vài cầu thủ nổi tiếng của ‘bên ấy’, nên mới bớt ngán! Và có lẽ phần nào, nhờ xóm tôi có tiếng ăn học, có vài người thi đỗ Tú tài phần 2. Niềm mơ ước của thanh niên thời đó! Thơm lây từ điều này nên bọn tôi ít bị gây hấn chăng? Chỉ có lần, anh B… của tôi, tướng tá nhỏ con nhưng cũng ‘chì’ dám đụng ‘ổ kiến lửa’. Chọc ghẹo hay đánh một tay ‘bán bánh tiêu’ của ‘bên đó’. Bị khoảng 20 sát thủ nhí truy sát đến tận bờ sông gần nhà, không còn cửa thoát, anh nhảy đại xuống sông. Thế là diễn ra hoạt cảnh! Trên bờ 20 tên chỉ chỏ, la hét chặn đường tẩu thoát. Dưới sông, một mình chơi vơi không ai cứu giúp. Chỉ còn phương kế ‘Hàn Tín lòn trôn’. Anh tôi giơ cả hai tay lên trời, xin xỏ : “Cho tôi xin đầu hàng... Cho tôi xin hàng’.Đến nước này, đối phương phải chấp nhận mà thôi ! Không lẽ ào xuống sông đánh tiếp một người thì cũng kỳ! Tôi chỉ tự hỏi: “Khi xin hàng . Anh B… của tôi có cảm thấy sóng nước dập vào nách và nhột không?”

 Trở lại chuyện xóm Bắc. Bạn đồng trang lứa và thân nhất xóm, chắc chỉ có tôi, T… và Th…Mợ tôi thì thân với bà nội của cả hai. Hợp ý và thân với T… hơn vì cùng ham chơi giống nhau, Th… thì chững chạc hơn! Do đọc chung và cùng mê truyện ‘chưởng’ của Kim Dung, bị ảnh hưởng nặng. Hai đứa tụi tôi chế ra những chiêu thức đánh kiếm gỗ. Như ‘Lăng ba vi bộ’, ‘Nhất dương chỉ’ của Đoàn Dự hoặc chiêu ‘Sư tử hống’ của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn ? Lúc phạt ngang đầu thì hụp xuống, lúc quét dưới chân thì phải nhảy lên, lúc đâm trái phải, nhớ né cho đồng bộ! Độ nhớ bài phải thật tốt để không gây chấn thương cho nhau. {nghe giống trong truyện võ lâm quá!}. Một bài diễn dài vài phút .Tôi và T… có tới mấy bài. Diễn xong cả hai thở ‘bở hơi tai’ ! Nhưng lấy lại tinh thần ngay sau tiếng vỗ tay rào rào của đám khán giả con nít. Hãnh diện quá đi chứ ! Tổng kết từ ngày đi diễn ! Cả hai chúng tôi chưa bao giờ trúng đòn dù đánh nhanh!

 Xóm tôi có một chuyện tức cười! Thường hay ghép đôi hai người khác phái. Chủ yếu do các anh trai và ngay cả các Bác người lớn. Anh V… của tôi thì với chị P… sát bên nhà . Anh B… thì với chị D…, chị của bạn thân tôi, người sẽ đi vào thơ văn của người bạn quá cố NTN. Tôi thì với H.. cạnh nhà . Bạn T… thì với N…. , em gái tôi . Ghép cứ ngậu xị cả lên! Còn nhiều cặp lắm mà tôi không thể kể hết. Nói vậy chứ !Tuy còn nhỏ nhưng cảm giác khoai khoái , gường gượng và nhiều khi muốn độn thổ luôn nếu đề cập khi cả hai cùng có mặt . Tức mình! Phải trả thù thôi! Bọn trẻ chúng tôi ghép ngược lại các anh và các chị của nhau, để xem ai ‘quê’ hơn ai? Gặp ‘cặp đẹp’, hai người khoái ngầm thì không sao, nhưng ‘cặp đũa tre lệch’ thì bọn tôi sẽ lãnh những cái ‘cốc đầu’thật đau hay cái véo tai để đời ! Thế cũng tốt! Làm tăng thêm tình đoàn kết của xóm mà thôi!

 Thuở nhỏ, tôi thì ‘mít ướt’ và có tật ‘cà lăm’ nặng . Tôi khổ vì chuyện đầu thì ít, mà khổ vì chuyện sau rất nhiều. Tôi nhớ mãi vụ anh Q.., con Bác L., ở giữa xóm. Qua chơi , anh nói : ‘ Về lấy lồng đi. Anh cho con thỏ về nuôi.”.Con nít hay tin người lớn. Về lấy ngay lồng mang qua. Anh nói : “Thỏ chạy mất rồi”. Tức khí vì bị lừa , tôi nằm ăn vạ tại nhà anh , đòi bắt đền. Chỉ đến khi anh H…. và P… hiện ở Đức, ra sức an ủi, tôi mới ‘cho qua’. Chuyện nói lắp mới tức cười. Ra xóm chơi thì thích anh V… cõng về . Ngay từ đầu xóm, sau khi yên vị trên lưng xong , tôi lớn tiếng thách thức : “ Đố..đố..tụi..tụi..bay..bay..bắt..bắt..bắt..được..được..được…..tao” . Xong câu thì về đến nhà mất rồi! Chán thế đi mất ! Còn chuyện năm học lớp Nhất {lớp 5 bây giờ} thầy Chấn ,trường Nguyễn Du. Tôi bị thầy bắt trả bài ‘bệnh ho gà’. Ưu tiên được đứng tại chỗ vì thầy biết tôi mắc bệnh. Bệnh này mà gặp nguyên âm thì sợ lắm! Mà bài trên có rất nhiều lần lập lại hai từ ho gà. Từ ‘o’ qua ‘à’ sao khó thế! Tôi lạnh sống lưng khi phải trả hết bài học. Tiếng lắp cứ lập đi lập lại, tôi có cảm giác bài dài hơn thế kỷ. Mới chỉ nửa bài mà nghe cả lớp cười bò ngả nghiêng. Kết thúc bài rồi, mà tôi nghe cảm giác xấu hổ tận cùng Thầy khoát tay và chỉ dịu dàng mỉm cười khoan dung. Tôi vừa ‘quê’, vừa ghét cay ghét đắng cả lớp. Và vẫn còn giữ tình yêu thầy Chấn đến nay.

 Chuyện vui thì nhiều nhưng chuyện buồn của xóm cũng có. Có chiến tranh ắt phải có mất mát. Nhà tôi thì nhẹ như anh B…, đạn bắn vào chân. Nặng hơn thì anh Q…. , bom nổ trong hầm và văng mất ‘bộ nhai. Về phía hàng xóm là nỗi buồn lớn lao! Bác Q…. giữa xóm, anh C.. Sĩ quan , anh của chị D…. và bạn T… thân thiết , anh T…, con Bác Th…, người đánh cờ với tôi .Tất cả đều mất trong cuộc chiến . Đã mấy chục năm qua .Giờ hòa bình đã về trên Đất nước. Chỉ mong hương hồn Bác và các anh, phù hộ cho cái xóm này, được nhiều điều may mắn, an hòa và hạnh phúc!

 Nói chung, chuyện của xóm Bắc dốc Tòa không sao kể hết, chỉ kể lại phần đời của tôi lồng trong xóm này khi tuổi đã xế chiều. Mong con cháu ở xóm biết qua phần nào cái hồn của xóm ngày xưa. Đã có những thú vui ‘rẻ tiền’ ở đây, những trò chơi tao nhã và không kém phần phấn khích! Vậy thì con cháu hãy gắng giữ cho mình, một tâm hồn dung dị mộc mạc, tránh nét đua đòi khi Đất nước ‘mở cửa’. Hãy là con ngoan của gia đình và là người hữu dụng cho Quê hương sau này.

 

 Nghiêm Hải

Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Tám 20127:00 SA
Khách
Anh Hoàng duy Liệu thân mến!
NghiemHai rất thích đọc các bài văn của anh. Lời mộc mạc, chịu chơi và dễ hiểu! Hy vọng anh sẽ có nhiều bài khác với cùng ngôn từ như thế. Đọc xong thấy sảng khoái làm sao ấy!
20 Tháng Tám 20127:00 SA
Khách
Xóm đàn em hiền lắm anh ơi! Chị Duyên 'thà như giọt mưa' và bạn thơ NQ Bùi Tùng cũng trong xóm và hiền như Bụt. Đàn anh cùng Long, Hoa chắc bị xóm Chợ rượt rồi đó! Bọn này cũng bị hai xóm đó rượt hoài lúc nhỏ. Chắc chỉ mong gặp anh tại VN thôi! Khi đó sẽ thù tiếp anh vài bài hát tình ca nha anh Liệu. Đàn em NghiemHai.
26 Tháng Năm 20127:00 SA
Khách
À thì ra thế !
Ngày xưa đó có lần đi tắm sông về lại chơi trò dế mèn phiêu lưu ký làm tui với thằng Long và con Hoa bị rượt chạy xì khói từ Xóm Dốc Tòa đến tận Lò Heo rồi lại bị...rượt tiếp. Đường về xóm Ga sao mà xa dịu dợi chiều năm ấy.
Không biết cái anh Nghiêm Hải này có tham dự gì hay không? Ước gì anh em mình có dịp rượt nhau một trận trên bàn.
Thân mến
Hoàng Duy Liệu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7779)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7744)
Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau. Con sẽ được ở bên cạnh má đời đời
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8553)
Khó khăn và quan trọng nhất là làm sao tui giữ vững sự thương mến của mọi người đã dành cho, để một ngày như mọi ngày vẫn là ngày sinh nhựt cũa tui.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9611)
Tôi gửi lên đây chút lòng ái mộ. Một góc Biên Hòa để nhớ quê hương
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9441)
Cư An Tư Nguy” cám ơn trường bộ binh Thủ Đức. Quân trường đã rèn luyện chúng ta sự nhẩn nhục và chịu đựng của một người lính
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 8471)
Các bạn hãy hẹn nhau cùng về hội ngộ. Để tìm lại niềm vui và nụ cười hân hoan sum họp của thầy cô và bạn hữu.
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9639)
Nhớ đòi nó rửa lon vụ này cho cẩn thận nghe mấy cha. Ít nhất ông Thường Vụ này cũng thích ca hát, thích nhậu nhẹt và rất biết lo cho anh em.
25 Tháng Sáu 2017(Xem: 10307)
Cái nhà! vâng " Sống có nhà, chết có hòm" là câu nói ngoài miệng khi người ta khẳng định chủ trương cuộc sống của mình.
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7516)
đốt đuốc đi tìm xem *Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân* đang nằm trong cống rãnh nào
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 7285)
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con . Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 8390)
“Chúng tôi là người lính”. Hy vọng chúng tôi đã làm sáng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong ngày D- DAY của Lữ đoàn 304TH
15 Tháng Sáu 2017(Xem: 8500)
khi phác thảo xuất thần các khuôn mặt bạn văn, bằng hữu cô có lòng yêu quí. Như vậy cũng đủ cho người viết khi tình cờ ngẫu hứng muốn ‘Viết về Duyên
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9243)
Cuộc sống dù khó khăn cách mấy nhưng những tình cảm tốt đẹp này còn tồn tại thì đời sống vẫn còn ý nghĩa biết bao nhiêu.
21 Tháng Năm 2017(Xem: 7744)
không ai giống được như Má trong thế giới của Ba. Đối với Ba, cuộc sốngcủa Ba đã chấm dứt từ khi hơi thở cuối cùng của Má trút ra trên thế gian này
14 Tháng Năm 2017(Xem: 12550)
kim đồng hồ không bao giờ quay ngược được, chiếc lá không còn đủ xanh trở nên vàng úa chuẩn bị lìa cành...
29 Tháng Tư 2017(Xem: 8806)
Thế là hết, dấu tích kỷ niệm của gia đình chúng tôi cũng không còn. Về một lần chỉ mong tìm lại kỷ niệm
28 Tháng Tư 2017(Xem: 9514)
Nếu không có ngày này thì Mẹ đã không mất chồng và con không mất Ba khi mới 1 tuổi đời
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7849)
Bản thân tôi cứ mỗi năm đến hẹn lại thu xếp nghỉ làm để góp sức với chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh.
17 Tháng Tư 2017(Xem: 7711)
Xin các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình vượt qua cơn bão giông này.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 9519)
Có chăng chỉ là chữ tình để lại cho đời. Tình đồng nghiệp, tình thầy trò, bạn bè và đồng hương
11 Tháng Ba 2017(Xem: 7725)
Bao giờ ánh sáng văn mình và quyền bình đẳng nam nữ chính thức đến tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Thì ngày ấy sẽ không có chiến tranh
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8601)
Dù sao tôi cũng đã thỏa mãn được ước mơ "Một lần viếng thăm xứ sở của Thái Dương Thần Nữ khi mùa hoa Anh Đào nở rộ"
18 Tháng Hai 2017(Xem: 9349)
Con người một khi lìa đời sẽ không mang theo của cải, nhưng đã có một gia tài bằng sự quý mến của tha nhân
14 Tháng Hai 2017(Xem: 8637)
Cảnh kinh hoàng xảy ra! Quá bực tức vì rượt đuổi theo mấy ả mái tơ, mất thì giờ và mất sức
11 Tháng Hai 2017(Xem: 9012)
Hai bản nhạc God Bless America và Việt Nam Việt Nam được hát lên với hùng hồn mãnh liệt. Đã tạo sự xúc động cho toàn thể mọi người đến tham dự
10 Tháng Hai 2017(Xem: 10461)
Còn bao nhiêu số phận đang sống vất vưởng bên lề xã hội, không người thân, không bạn bè.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 8406)
Thay mặt cho những người Biên Hòa xin cám ơn những anh chị đã đặt viên đá xây dựng ngôi nhà tình nghĩa ấm nồng này.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8615)
Tân Niên “ BIÊN HÒA THỜI CHINH CHIẾN” như một lời cám ơn những con người và những tấm lòng cho miền Nam Tự Do.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 10119)
nhưng tôi cũng như bao nhiêu thân phận những phụ nữ khác đã hòa quyện vào dòng sinh mệnh chung của hơn hai mươi triệu người dân Miền Nam
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 9429)
Riêng đối với những em những người bạn trẻ chúng tôi đã có buổi tối gặp mặt êm đềm nồng ấm vào đêm 30.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8109)
Chúc mọi người trên toàn thế giới ấm no , hạnh phúc. Chúc thế giới "hòa khí sinh tài". không hủy diệt lẫn nhau
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8978)
Tôi nợ mình trăm điều tự hỏi, đợi đêm về vung câu hỏi vào đêm. Và tiếng của đêm
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9788)
Xin cám ơn Thượng Đế. Cuối cùng tôi xin được cúi đầu, để tưởng niệm tất cả anh linh của những người đã nằm xuống vĩnh viễn cho cuộc chiến.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7635)
Tháng 11 tôi ứa lệ tiễn người em gái chung trường ra đi . Em cũng là một cô giáo. Em hiền hòa dễ thương.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13341)
Đêm đó chúng tôi cười giởn rất tự nhiên và vui đến nổi không để ý các quan khách đã ra về từ bao giờ.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9361)
Tôi hát khẻ ru mình "... thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rức. Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu..."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8414)
Ở rất xa, luôn huớng lòng về Biên Hòa và mong người ở đó bây giờ cũng hạnh phúc, an lạc như chúng tôi ngày trước.
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8509)
Chị nhắm mắt lại nguyện cầu: Xin ơn trên ban phước lành đến với tất cả mọi người.
26 Tháng Mười 2016(Xem: 7988)
Chưa bao giờ như lúc này, tôi thèm được làm người mắc cơn mưa vội trên đường không kịp tìm chỗ trú
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9569)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10744)
Chiến tranh như cơn xoáy tàn bạo cuốn hút những người học trò vào đó. Không thể chống cự, không thể vùng vẫy
11 Tháng Chín 2016(Xem: 8058)
những ngón tay lã lướt tê tái, xuyên vào tâm của đá giống như những ánh trăng rơi.
10 Tháng Chín 2016(Xem: 8614)
chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 2016(Xem: 8157)
Mila chạy vội đến ôm xiết lấy em như thể chị em đã xa nhau lâu lắm rồi.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8616)
Nhưng tôi vẫn thấy, sao lòng mình cứ thiết tha đến thế...
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8255)
Tôi trở lại Séc trong niềm tâm tư bộn rộn, đối với quê hương xứ sở của mình. Tổ quốc VIỆT NAM
20 Tháng Tám 2016(Xem: 9709)
Những ngày cuối cùng khi thầy còn ở cõi nhân thế, lời tri ân này được kèm theo đây em xin kính gởi thầy như lời tiễn đưa.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 12019)
Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 12308)
Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu