3:02 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

TÌNH CHA. Đỗ Công Luận.

04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 22626)

TÌNH CHA.  

  Mùa hè năm 1965, tôi đã học xong lớp đệ lục ở trung học Ngô Quyền. Những ngày hè êm ả, tôi vui đùa với chúng bạn cùng quê. Một buổi trưa, tôi cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng bên phải, đau đến nổi vả mồ hôi hột. Chiều đến, cha tôi đi làm về, mẹ và các chị kể cho cha nghe. Để được an tâm, cha dẫn tôi đến phòng mạch bác sĩ Đào đức Chiệu, cách nhà mấy căn phố. Bác sĩ chẩn đoán, tôi bị viêm ruột thừa, cần phải đến bệnh viện để phẩu thuật. Sau đó một hai hôm, tôi cảm thấy không còn đau nhức nữa, vẫn vui chơi với chúng bạn. Cha tôi an tâm, ngày hai buổi đến xưởng làm việc bình thường. Khoảng hai tuần lễ sau, cơn đau lại bộc phát, dữ dội hơn lần trước. Cha đưa tôi đến khám bệnh ở bác sĩ Trần văn Tứ, phòng mạch gần trường tiểu học Nguyễn Du. Bác sĩ Tứ chẩn đoán, tôi bị bệnh viêm ruột thừa cấp, cần phải mổ ngay. Nếu không, chỗ đau đã tụ mủ, bị vỡ, ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hóa. Nghe vậy, cả gia đình cuống cuồng, phải đưa tôi đến bệnh viện để điều trị.
  Sáng hôm sau, cha tôi đã nhờ chú Tư Cô Hồn, lấy chiếc Toyota Pick up 1000, đưa tôi đến bệnh viện Grall, nhà thương Đồn Đất, để điều trị. Bệnh viện nầy của người Pháp quản lý, hầu hết các bác sĩ đều là người Pháp. Đón tiếp cha con tôi ở phòng nhận bệnh là một bà đầm, bác sĩ, và cô điều dưỡng người Việt, nói tiếng Tây u rôm rốp.Cha kể bệnh trạng của tôi mấy ngày qua.
_ Sáng giờ gia đình có cho cháu ăn gì chưa?
_ Dạ, chỉ có uống nửa ly sửa.
_ Tốt, trưa nay sẽ đưa cháu lên bàn mổ.
  Bà đầm có hỏi tôi một câu, tôi hiểu nhưng không dám trả lời, vì chỉ mới bập bẹ học tiếng Pháp hai năm.
_ Comment t' appelles-tu ?
  Tôi nhớ rõ, hôm đó là ngày thứ tư trong tuần. 13 giờ, tôi được đưa vào phòng mổ. Phòng mổ mát lạnh, kín đáo, đèn tròn cao áp sáng trưng. Một chiếc khăn tay màu đen, được cô điều dưỡng đưa qua mủi tôi mấy lần, tôi rơi vào trạng thái hôn mê, không biết gì. Đến khi tôi thức tỉnh, tay chân cọ quậy, sao lại cứng ngắt thế nầy ?Tay chân tôi bị cột chặt vào thành giường, chỉ ú ớ mấy tiếng. Lúc đó, cha tôi đang nằm nghỉ lưng ở cửa sổ, ngồi dậy nhìn vào. Tôi đang nằm ở phòng hồi sức, đang dần tỉnh, lúc đó quá khuya của ngày hôm sau. Cô điều dưởng mời cha tôi vào căn dặn, chỉ cho tôi uống vài giọt nước cam cho thắm giọng. Nguyên tắc bệnh lý là sau khi mổ không được phép uống nhiều nước, ảnh hưởng đến sinh mạng, vì vậy tôi mới bị cột tay chân vào thành giường. Suốt mấy ngày đêm như vậy, cha tôi ngồi bên cửa sổ, nhìn vào theo dỏi sức khỏe của tôi. Đêm đến, hoặc nghỉ trưa, cha ngã lưng trên mấy tờ báo trãi trên nền gạch. Đến sáng ngày chủ nhật, sức khỏe tôi đã hồi phục, vết mổ tương đối liền miệng, không còn sưng nửa. Kỷ thuật hồi đó của người Pháp là vết mổ không dùng chỉ để khâu, mà được nẹp lại bằng mấy chiếc kẹp inox, để tế bào mọc ra, nối liền vết mổ. Một lổ thông nhỏ, đặt bên hông để thoát mủ trong màng bụng. Chẩn đoán vết mổ của tôi đã tốt, trưa hôm đó bác sĩ quyết định cho tôi ra phòng điều trị để tiếp tục được săn sóc. Điều làm tôi bất ngờ, thực đơn trưa chủ nhật của tôi là một góc tư gà rô ti ăn với nui xào tương cà và salad, khoai tây chiên. Bởi vì đây là bệnh viện tư của người Pháp nên khẩu phần ăn theo thời khóa biểu mỗi ngày. Sáng điểm tâm bằng một ly cà-phê sửa, kèm mấy lát bánh mì sandwich ăn với phô-mai, hoặc sô-cô-la. Thức ăn thường là nui xào, khoai tây chiên, thịt bò bít-tết, gà rô ti...Tôi ước ao phải chi được nằm bệnh viện đến hết hè cũng được. Tôi không hiểu rằng đó là sự hi sinh lớn lao của cha và gia đình, vì lo lắng cho sức khỏe của tôi, vì hai anh trai tôi đã mất lúc ba, bốn tuổi bởi bệnh tật. Lúc đó ở nhà thương Đồn Đất chia ra 3 hạng phòng. Hạng nhât, phòng dành cho một người, đầy đủ tiện nghi, trừ ti-vi, vì lúc đó hệ thống truyền hình ở Sài Gòn chưa có. Nước máy bơm từ sông Sài Gòn nên hơi chua phèn, hệ thống nước máy ở Thủ Đức người Úc chưa viện trợ cho chúng ta. Phòng hạng nhì dành cho hai người. Tôi nằm phòng hạng ba, có bốn người, giá tiền phòng là 300 vnđ một ngày. Tổng cộng chi phí cho ca mổ và 15 ngày điều trị của tôi là 15.000 vnđ, thời điểm năm 1965. Đầu năm 1958, cha mẹ tôi phải chạy vại cho đủ số tiền 50.000 vnđ để mua lại căn nhà cất trên đất của nội tôi, từ tay cô năm Hiếu. Cô năm đã nói với cha tôi, sẽ cho cha tôi thiếu nợ tiền mua gạch để xây lại hai tấm vách nhà mục nát. Nhưng cha mẹ tôi từ chối vì sợ, nợ chồng nợ.
  Đó là sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho tôi. Tôi cũng là niềm hy vọng của gia đình, các chị đã nghỉ học sớm, giúp đở cha mẹ để các em được ăn học. Lúc đó kỷ thuật y khoa còn hạn chế, cha mẹ không ngại tốn kém để giữ gìn sinh mạng của tôi. Tôi còn nhớ, đầu năm 1976, ở trong trại Phú Lợi, một bạn tù bị viêm ruột thừa cấp tính. Đưa xuống trạm xá, mấy anh quân y sĩ đã phẩu thuật trong tình trạng không có phòng mổ, không có tiệt trùng, chỉ buông mùng quanh giường mổ, và sức khỏe anh ta vẫn tốt sau khi mổ. Cách đây hai năm, em gái tôi bị viêm ruột thừa, đã đến bệnh viện Thánh Tâm, Hố Nai, mổ bằng phương pháp nội soi, hai ngày sau là về nhà. Những tháng ngày tôi đi chinh chiến, mỗi lần xem báo, biết có tin chiến sự nổ ra ở vùng tôi đóng quân, cha không ngại đường xa để tìm đến thăm tôi. Khoảng mười năm về trước, khi sức khỏe còn cho phép, mỗi sáng cha thường ra ngồi trước sân nhà, uống cà-phê sáng, đàm đạo với các bạn già vong niên. Một ly cà-phê sửa, một cái bánh tiêu, một điếu thuốc thơm. Thế là cha có một buổi sáng tuyệt vời. Những khi rảnh rổi, con ngồi nói chuyện với cha và nghe cha kể chuyện cuộc đời. Bà nội quê gốc Tân Hạnh, thứ sáu trong gia đình, được gã về cho giòng họ Đỗ nghèo khó ở Chợ Đồn. Người em gái thứ bảy, là mẹ của chú tư, chú chín, chủ hiệu vàng Kim Hưng, có chồng ở Tân Hạnh, thuộc hàng khá giả ở quê. Có lần đám giổ mẹ là bà ngoại của cha, nội bảo cha và bác hai mang con gà mái dầu, lội bộ từ Chợ Đồn về Tân Hạnh để cúng giỗ. Dì bảy nhìn thấy hai đứa cháu cơ cực, lam lủ, nghĩ phận nghèo hèn của chị mình, vội lén lấy mấy cắc bạc cho cháu. Nhìn hai đứa cháu đi bộ về nhà trong ráng chiều, dì bảy cầm lòng không được. Cuộc đời của cha, sinh ra là khốn khổ.
  Cha kính yêu của con, chỉ còn hơn bốn tháng nữa, chị em chúng con sẽ tổ chức lễ cúng một năm ngày mất của cha. Có lẽ cha mẹ cũng vui cười nơi chín suối khi chị em chúng con hòa thuận, có cuộc sống sung túc, ấm êm nơi cái làng Chợ Đồn giờ đã lên phố thị. Câu nói của ông bà ta, " không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời ", đúng quá phải không cha? Ngôi nhà vách cây, mái ngói mà gia đình ta về ở khi con được 7 tuổi, giờ là căn nhà đúc 2 tầng, dành làm nơi thờ tự cho cha mẹ. Chị em, con cháu chúng con về đông đủ mỗi dịp lễ Tết, cúng giổ cha mẹ. Có lẽ, giờ nầy nơi cửu tuyền, cha mẹ đang nắm tay nhau dạo chơi nơi nước nhược, non bồng. Như những ngày đầu cha mẹ gặp nhau nơi xứ sở lò chén của vùng đất Thủ. Ngôi nhà mới của cha mẹ là mộ huyệt sánh đôi, bên cạnh những người thân, dì ba, cậu tư, ông bà cố...Con còn phải đi tiếp phần đời còn lại, khi nước mắt vẫn chảy xuôi, bên niềm vui với các con và các cháu. Một ngày nào đó....
                         Biên Hòa, ngày 4/6/2012.
                            Đỗ Công Luận.














Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8568)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9478)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9174)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9611)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8390)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9585)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8170)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 8958)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9219)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9276)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9580)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9638)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10868)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10415)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 9916)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10173)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9515)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8234)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9594)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 8894)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14334)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12550)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9218)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9203)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10138)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 8899)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9645)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10287)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9764)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9525)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 8897)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9184)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10646)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 10915)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10505)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9091)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 9930)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9740)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10272)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10445)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10747)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 12936)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11515)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9514)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9541)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13181)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11583)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9450)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9148)
Giờ này, có ai thả dùm tôi một ngọn đèn, làm dấu chỗ Sông nằm, hoi hóp, chờ ngày sẽ ngừng trôi ra biển!