2:29 CH
Thứ Sáu
13
Tháng Mười Hai
2024

CHA VÀ CON GÁI - Micheal Duduk De Wit

16 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 24015)
Bộ phim hoạt hình ngắn Father and Daughter do Micheal Duduk De Wit sáng tạo là bộ phim dài nhất trong số các tác phẩm ông đã làm, với độ dài 8 phút 30 giây, so với 2 tác phẩm khác của ông là Tom Sweep (2 phút 30 giây), và The Monk and the Fish (6 phút 20 giây) (trong đó tác phẩm thứ 2 The Monk and the Fish cũng từng đoạt một giải Oscar vào năm 1995).

Một phim hoạt hình lạ. Không nhiều màu sắc. Tông màu chủ yếu là trắng, đen. Gam màu nặng tạo cảm giác nặng trĩu, buồn thảm xuyên suốt bộ phim. Màu của thời gian, của sự quên lãng. Âm nhạc cũng góp phần chủ đạo nhấn mạnh thêm nét bi của hoạt hình ngắn này. Lúc trầm, lúc da diết đến nao lòng, lúc lại chói tai đến thành khó nghe.
Cảnh vẽ không trau chuốt. Đơn giản mà đọng lại nhiều ý nghĩa. Cảnh tĩnh nhiều hơn cảnh động. Nhưng không chậm, không nhanh. Cứ đều đều và nhịp nhàng như vòng quay những chiếc xe đạp. Xoay tròn, đều đặn, như bánh xe thời gian.

Đặc biệt, có những cảnh vẽ rất xúc động. Như hình ảnh tương phản của cô bé con và một bà già nọ trên đường, cô thiếu nữ với một phụ nữ, cuối cùng là bà già với cô bé nọ đạp xe ngược chiều nhau. Đó là một chuỗi hình ảnh liên tiếp giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cô bé gái. Được thể hiện lờ mờ thông qua những con người khác nhau nhưng cùng đi trên một con đường. Nó cho ta thấy trước cả một cuộc đời phía trước của cô gái nhỏ chỉ là mãi chờ cha trong hy vọng.

Về cảnh cuối, khi cô thiếu nữ ôm lấy cha, tôi nghĩ đó là một độ tuổi nhất định và an toàn nằm giữa hai khoảng trẻ thơ và già dặn. Vì khi là một đứa bé, cô không thể nào hiểu hết được cái đớn đau khi cha bỏ mình ra đi. Nó giả như là một đứa bé mất món đồ chơi yêu quý và chỉ mong tìm lại để chơi tiếp. Chỉ có thế. Còn khi là thiếu nữ, hiểu biết rồi, cô mới thấm rõ được sự xót xa của câu chuyện này. Từ đó, sự đợi chờ của cô mới vẫn hoàn toàn trong hy vọng, vẫn còn nguyên những tình cảm cha con ban đầu. Trọn vẹn chứ không nhạt phai dần khi cô ngày một già thêm và hy vọng này lại biến thành một thứ nghĩa vụ.

Một phim hoạt hình hay nhất tôi từng xem. Mạch phim nhẹ nhàng như hơi thở. Như làn gió thoảng qua. Một người con luôn nhớ về cha. Một người cha đã mất, một người con đã già. Chỉ có kỷ niệm là sống mãi với thời gian.
Xem xong hoạt hình ngắn này, để ta hiểu rằng, có cha, có mẹ, có cả một gia đình thật là hạnh phúc biết bao. Và để nhận ra tâm hồn trong trẻo chân thành của trẻ thơ đúng là một báu vật vô giá của con người.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20054)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21634)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 20474)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19566)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 20109)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?