9:18 SA
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

MỘT THỜI LÝ LẮC - Hoàng Duy Liệu

29 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 29095)
Biên Hòa 1960 …

 Chú Chín gãi đầu gãi tai, đi lòng vòng quanh cái trống to đùng sơn màu đỏ quạch, treo tòn ten trên cây đà ngang bên hông văn phòng, dưới đất nằm bơ vơ cái dùi trống, với trái banh tenis màu xanh gắn dính vô một đầu, bên cạnh là cái ghế lật nằm chỏng gọng trên sân cỏ.

Chú cứ lầm bầm:

- Ai vừa mới đánh trống? Chưa tới giờ mà?

Chú Chín không hiểu ai đã thay chú mà đánh trống, cho học trò ra chơi trước những 15 phút. Đã vậy còn dám chơi ngon quăng cây dùi gỗ lên nước bóng loáng của chú dưới đất.

Đây là chuyện quái đản" biết chết liền" xảy ra lần đầu tiên, trong cả bao nhiêu năm làm việc ở cái trường tiểu học công lập lớn nhứt tỉnh này. Chú Chín làm đủ thứ chuyện trong trường, nhiệm vụ của chú là chăm sóc trường ốc, phòng sở, đóng mở cổng sáng chiều, phụ giúp thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô trong các công việc lặt vặt hàng ngày. Nhưng cái việc mà chú thích và tự hào nhất là ... đánh trống.

Chú tự coi đó là một cái quyền uy tối thượng trời ban, ngày mấy bận qua hồi trống lệnh thùng thùng của chú, đã làm cho bao tên học trò khi khóc lúc cười, ôm cặp chạy xém tuột cả quần vào buổi sáng, hí hửng nhảy tưng tưng ra khỏi lớp giờ ra chơi hay giờ về, kẻ bị quỳ gối trước cửa lớp khoan khoái đứng dậy xoa xoa hai đầu gối nhoẻn miệng cười...thoát nạn. Thầy cô thì thở phào mừng cho một ngày tai qua nạn khỏi với bầy quỷ nhỏ .Tất cả đều xảy ra sau mấy tiếng trống oai hùng điệu nghệ của chú Chín. Chú thường hay ngẫm nghĩ cuộc đời xoay vòng theo ba tiếng trống của chú.

Vậy mà hôm nay, vâng! cái ngày hôm nay lại có tên nào dám to gan lớn mật mà dành cái quyền đó của chú? Hỏng lẻ nó là ma là quỷ? Mà nếu là quỷ thì chắc là quỷ sứ.

Chú Chín lặng lẻ sửa lại cái ghế, nhặt lên cái dùi trống rồi ngồi yên đưa mắt soi mói cái đám học trò đang chạy nhảy ngoài sân. Sao hôm nay chú thấy ghét cái bản mặt tươi cười khoe đầy răng sún, của mấy trăm thằng quỷ sứ chạy ngang qua. Chắc là thằng này? Không! có lẻ thằng chết bầm kia? Ồ mà cũng có thể là cái tên trọc đầu trông rất xỏ lá này hỏng chừng. Dám lắm nha ! Chú Chín cứ ngồi đó mà ngẩm nghĩ, tay xoay xoay cái dùi trống lệnh, cái đầu quay qua quay lại như cái security camera chiếu tướng vô mặt từng thằng.

Hì hì...Chú Chín ơi! Hơn nửa đời hương phấn, sắp đến ngày vĩnh biệt tình em, tàn đời cô Lựu rồi, giờ thì xin thành tâm khai báo, cái thằng quỷ sứ đó là tui. Mấy anh em nào ở Biên Hòa có đi học trường Nguyễn Du vào năm đó thì mang nợ tui 15 phút ra chơi đó nha. Không biết bà con có vui vẻ chi không chứ tui thì hôm đó nhờ được chơi đánh đáo lâu hơn mọi ngày làm tui thua mất hai đồng rưởi, phải nhịn ăn bánh mì sáng hết hai ngày. Đúng là quả báo nhản tiền. Cổ nhân đã phán.

ngdu50-large-content

Thuở đó tui đang học lớp ba với thầy Bỗ, ổng là người quất roi mây vô mông tui nhiều nhất trên đời sau bà già. Tui được thầy Bỗ dạy dỗ đến hai năm lựng, tui ở lại lớp ba với thầy thêm một năm nữa là vì tui đi học sớm một tuổi, Má tui nói nếu cứ tiếp tục lên lớp thì đến lớp nhứt cũng sẽ phải nằm lại vì không đũ tuổi để thi vào trung học. Thầy Bỗ cũng là thầy của ba tui nên ổng biểu ba má tui để tui đó cho ổng quất thêm một năm nữa cho mau nên người. Nhờ vậy mà tui học hành khá hơn và được thầy cho làm trưỡng lớp rồi còn được lảnh phần thưởng của tổng thống Ngô Đình Diệm tại rạp hát Biên Hùng năm đó. Đến bây giờ vẫn còn nhớ rõ cái gói phần thưỡng bự hơn tui phải kêu xe xích lô chở về nhà. Cứ nghĩ đến cái cảnh một thằng nhóc trọc đầu sún răng, ngồi chểm chệ trên xe xích lô tay ôm cái gói bao giấy kiếng đỏ tổ chảng, há miệng cười toe toét làm tui muốn ở lại lớp ba suốt một đời. Chả cần tú tài mí lại cữ nhân tiến sĩ chi ráo.

Ông thầy Bỗ quả là bực thầy. Tính toán như Thần, bằng chứng là từ năm đó trở về sau tui có nhiều tự tin hơn trong việc học qua các lớp nhì nhứt của các thầy Hưng, thầy Chấn rồi thi đậu vô trường trung học công lập Ngô Quyền. Bây giờ mà có thầy ở đây tui sẽ mời thầy đi Las Vegas tính dùm tui một chuyến chứ sao mà tui cứ tính trật hoài, lần nào cũng nằm bẹp trên xe đò Hoàng túi nhẹ tình không.

Có thể nói cái năm đó là cái năm tui quậy đã điếu nhứt trong đời. Phần thì được thầy thương, phần thì chẳng cần phải học hành chi nhiều, học rồi năm ngoái năm nay học lại cũng y như thế thì có khó chi đâu.Tui lại còn được học trước thêm toán lớp nhì lớp nhứt với chị Lài cùng mấy bà chị lớn khác ở cùng xóm. Tui thích làm mấy cái bài toán gì mà anh Ba ở một đầu anh Bảy ở một đầu, hai anh cùng phóng xe honda ngược chiều nhau với tốc độ như vầy như vầy...Hỏi đến khi nào thì hai anh...đụng nhau? Chị Lan cứ hay diễu tui là mày làm trật rồi, hai ổng đụng nhau là lúc thấy tao băng qua đường. Hừm!cứ làm như là hoa hậu xóm ga hỏng bằng, cái chị sổ sửa dễ thương kia !

Bây giờ thì tui đã biết tại sao hồi đó mấy bà thường hay rề rề tới dạy tui học miễn phí. Chẳng qua là mấy bả cần sai tui chạy ra tiệm thuốc tây mua dùm cái cục bông gòn có dính theo mấy sợi dây mà thôi. Có ngày tui phải chạy đi mua đến hai ba bận, đến nổi ông dược sĩ chủ tiệm đã có lần hỏi tui:

- Bộ mày ở Dốc Sỏi hả?

Ổng tưởng là nhà tui có động " nui gái ".

Chị Lan lúc nào cũng tự hào là mình học giỏi, đẹp gái, nữ sinh trường Ngô Quyền đàng hoàng vậy mà phải ngồi bí xị gậm nát đầu cây viết chì, với cái bài toán này của anh Hải Nhảy Dù viết ra, bảo tui đem hỏi mấy chị của mày sau khi bao tui ăn mì Linh Viên Viên.

Ảnh viết lên tập nháp của tui như vầy :

- Trên bước quân hành, một anh hạ sĩ Nhảy Dù và một ông thiếu úy Biệt Động Quân cùng đi tè vô hai cái tỉn nước mắm một lượt. Giả sử như tất cả mọi thứ đều bằng nhau như vận tốc, dung tích, chiều cao của hai ổng v...v... Hỏi ai là người tè đầy tỉn trước?

Chỉ vỏn vẹn có mấy hàng chữ đơn sơ, không có số chằn lẻ thập phân chi hết vậy mà cả đám chị gái cứ vò vò cái đầu trọc của tui nguyên buổi mà vẫn không tìm ra câu trả lời. Ngay cã chị Kiều bà con nhà tui đang học trường Trưng Vương hay Gia Long gì đó ở Sài Gòn ghé chơi cũng đành phải quy hàng. Cuối cùng thì thật là bất ngờ, cái người giải được cái bài toán ướt át này lại là người chỉ có bằng tiểu học. Đó là chị Gấm nhà tui. Bả vừa đọc xong là đã phán ra liền:

- Anh Cai Dù thắng !

Có thể cũng nhờ đó mà sau này chị Gấm nhà tui lên xe hoa GMC theo anh cai dù Hải ra tận miền địa đầu giới tuyến.

Mấy bà chị thân thương ở xóm ga Biên Hòa ngày xưa đó của tui ơi, đó đây trên cỏi đời này nếu có dịp đọc được những dòng chữ này thì cũng xin đừng quên rằng ngày đó tui đã từng xin Má cưới hết mấy chị về làm vợ. Tui thương mấy chị lắm! Nhớ hong? Duyên nợ không thành là tại vì bà già tui quá ư là hà tiện chứ không phải tui quên. Bả nói:

- Cưới vợ tốn tiền lắm con, một đứa là đủ rồi. Mày muốn cưới ai?

Lúc đó tui không biết chọn ai, bỏ ai. Chị nào cũng có hai bàn tay mềm mềm mát lạnh ẻo lả trên đầu tui như sông nước Đồng Nai.

Lớn lên tui biết má tui xạo quá, cưới vợ có tốn kém bao nhiêu đâu, trong tiệm của ông Nam Tạo tui đã đọc rỏ ràng rằng thì là :

 Ba đồng một thúng trầu cau

 Sao anh không hỏi những ngày còn trinh.

Tiếc quá ! Bây giờ thì tui có dư tiền trầu cau cho cả xóm nhưng mà mấy chị có còn...hong? Thôi thì đêm nay đầu bạc nhớ nhau...Biên Hòa vậy nha !

 o0o

 

Trở lại cái chuyện ân oán giang hồ với chú Chín, bửa đó thầy Bỗ sai tui đi lên văn phòng xin cho thầy vài viên phấn, trên đường trở lại lớp đi ngang qua chổ chú Chín thường hay ngồi đọc báo, với cái trống treo lủng lẳng trên đầu, nhìn quanh thấy không có ai, cái dùi trống nằm tênh hênh trên ghế có vẻ gọi mời, tui bèn nổi máu tề thiên đại thánh chụp lấy cái dùi leo lên trên ghế thẳng tay mà chơi luôn ba hồi trống gọi hồn. Thế là từ trong các lớp quỷ sứ ùa ra hú hét mặt mày rạng rở trong khi tui té xuống ghế cấm đầu chạy thụt mạng về lớp. Chẳng có ai thấy tui đánh trống, hú vía cái thằng tui.

Qua ngày hôm sau vì muốn gở lại tiền thua đánh đáo tui bổn cũ soạn lại, làm bộ xin thầy đi phòng vệ sinh mon men đến chổ cái trống, cầm lấy cây dùi lấm lét ngó quanh, trèo lên ghế dơ tay định đánh thì bị một bàn tay sắt chụp dính cứng cùng lúc có tiếng của chú Chín phía sau lưng:

- Hà hà, cũng lại mày!

Vừa lôi tui đi lên phòng thầy hiệu trưỡng chú Chín vừa cằn nhằn:

- Sao mà tao khổ với mày quá !

Mà thiệt, mới có ba bốn năm học ở đó mà tui đã làm phiền chú Chín bao bận. Từ những bửa đi học trể phải leo cổng vô bị chú ấy bắt cho đến một chuyện tày trời đầy máu lữa quê hương tui là chuyện cái fermeture xảy ra hồi đầu năm học.

Hồi đó gia tài của mẹ thằng tui ngoài mấy cái quần xà lỏn xanh đỏ còn có thêm 2 cái quần sọt màu xanh dương để dành mặc đi học mà má tui đặt may từ cái tiệm may của ba thằng Định bạn cùng lớp. Tui mặc đi mặc lại mãi từ lớp năm cho đến cuối lớp ba thì cũng vừa đúng lúc phải khoe mông cùng tuế nguyệt qua mấy cái lổ thủng ngoài sau.

Lẽ dĩ nhiên là bà già tui đã trổ tài may vá chằn đụp bao lần nhưng đã đến lúc hết chổ để vá nữa nên đành thôi, nghiến răng mà dốc hầu bao may cho tui cái quần mới tại nhà may Nam Long của bác Hai Thiện gần chợ.

Ờ mà ai nghĩ ra hai tiếng " Chằn Đụp " này thiệt là đúng quá. Má tui chằn cạnh này, lấy vải đụp lên lổ kia, cái đít quần trông giống như tấm bản đồ Hiệp chủng quốc. Âu đó cũng là điềm trời báo trước thằng con cùa bà sẽ lê đũng quần trên khắp xứ Mỹ.

Tui thích cái quần mới này lắm, nó thơm tho vừa vặn, có túi trước túi sau đàng hoàng, à à...hai cái túi sau được may đúng theo thời trang, có 2 cái nắp xếp li như quần lính trận. Nhưng cái điều làm tui khoái khoái là cái quần này có fermerture chứ không dùng nút hột cài khuy. Đó là cái fermerture đầu đời của tui.

Cả ngày cứ hể rảnh rang là cứ kéo lên kéo xuống nghe nó kêu sồn soạt, nhìn 2 hàng dây thiết sáng loáng từ từ kết nối lại với nhau làm tui khoái chí tử. Thế là từ đây không còn những ngày phải lum khum vụng về gài lại từng cái nút vô khuy, giả từ cái cảnh hôm nào quên cài một nút bị chúng nó kêu là thiếu úy, trung úy này nọ. Còn gì buồn cười dể thương hơn là có khi cài lộn dưới trên một cái nút tạo thành một cái lổ hổng nho nhỏ từ xa đã thấy có thằng nhỏ trăng trắng lấp ló cái đầu đỏ hỏn trong đó. Hay là tệ hơn nữa khi có thằng bé ló cái đầu ra lúc lắc tòn ten cả ngày khắp hang cùng ngỏ hẹp mà chẳng hay. Đôi khi ba bốn thằng ngồi chơi đá dế đều cài lộn nút quần để lòi cả dế than dế lửa ra. Cái fermerture này giải quyết tất cả mọi chuyện khổ sầu rắc rối trần gian đó. Cứ xong chuyện kéo lên cái rột là ăn tiền phẻ re.

Tui còn được cái hân hạnh là thằng có cái quần kiểu này đầu tiên trong lớp, tụi nó toàn là còn mặc quần cài nút, cả đám lúc nào cũng xúm lại xin kéo thử. Ngày đi lấy quần trên đường về má tui nổi hứng chơi sang kéo tui vô tiệm chụp hình Phạm Lung năn nỉ ông chủ tiệm chụp rẻ rẻ cho hai má con một tấm hình. Về nhà nghe lời chị Gấm người giúp việc nhà chỉ dạy tui lấy cây đèn cầy cà cà vô cái fermerture vàng chóe cho nó trơn tru dể kéo hơn.

Để rồi một ngày đẹp trời trăng sáng vườn chè kia.Thiên bất dung gian.

Thầy Bỗ đang viết bài học thuộc lòng trên bảng, mặc cho lũ bạn đang mím môi méo miệng gò người biên chép, tui ngồi buồn thò tay rèn rẹt lên xuống cái fermerture quần. Thấy thằng Hùng què ngồi kế bên quay lại ngó với ánh mắt thèm thuồng, tui hứng chí kéo mau kéo mạnh hơn nữa.

Úi cha mẹ ơi ! Một cơn đau như bị trời thiến làm tui khóc thét lên, thầy Bỗ hoảng hồn quăng cục phấn chạy vội xuống. Cái fermerture như hai cánh cửa sắt đang nghiến cứng cái đầu thằng bạn đời của tui trong đó. Kéo lên hỏng được mà kéo xuống cũng không xong, qua làn nước mắt, nhìn thằng nhỏ đang quẹo đầu há miệng ngáp ngáp tui càng khóc rống lên. Mỗi lần thầy Bỗ đưa tay tính giải phóng cho tui khỏi cái cảnh đời kìm kẹp, thì cơn đau rách da xẻ thịt lại tăng lên theo từng tiếng rú. Máu đào đã bắt đầu nhỏ giọt. Bực mình Thầy Bỗ sai một tên nhóc chạy đi cầu cứu với chú Chín. Còn tui ngồi im đó cố gắng không cho nó có một chút cục cựa rung rinh hít hà thút thít từng tiếng nhỏ.

Vài phút sau thấy chú Chín hùng hổ chạy đến với một cây kềm đen thùi trong tay tui lại khóc la thảm thiết, những tưỏng phen này sẽ thành thái giám, khổ là bây giờ đâu có còn hoàng hậu với công chúa để mà phục dịch. Ờ ờ ... mà sao nước Việt Nam hơn bốn ngàn năm văn hiến, vua chúa vạn đời mà sao tui không thấy có cái hình của bà công chúa nào?

Trong khi thầy Bỗ ôm chặt tui phía trên, hai tên bự con nhứt lớp nắm chặt hai cái chân tui, chú Chín từ từ thò cái kềm vô. Tui gồng mình nhắm mắt lại mà thầm nghĩ từ nay sẽ phải ngồi đái xè xè như tụi con Hoa con Lê, tự dưng nhớ đến mấy gốc cây sao bên đường.

Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên. Hết thuốc chửa thầy Bỗ ra lịnh cho chú Chín áp tải tui lên văn phòng thầy hiệu trưỡng.

Hai tay nắm chặt lưng quần tui khệnh khạng thả từng bước chân âm thầm sau lưng chú Chín, cố đi nhè nhè cho cái đó nó hỏng có nhúc nhích run rinh làm đau thêm. Vô đến phòng, thầy hiệu trưỡng lấy chai alchohol tưới đại lên hiện trường hiện vật. Cơn đau rát thấu trời xanh làm tui la chói lọi nhảy dựng lên cũng là lúc cái quần rơi xuống đất. Ha ha ! Sau này tui mới biết là chất cồn lạnh làm cho chổ đó teo nhỏ lại rồi tự nó sút ra. Hay thiệt ha ! Con mang ơn thầy hiệu trưỡng suốt đời. Mừng quá kéo quần lên chạy tuốt về lớp mà không nghĩ rằng chắc tui là cái thằng độc nhất nghêng ngang khệnh khạng tuột quần bước vô văn phòng thầy hiệu trưỡng thời đó.

Buổi trưa tan học về nhà bắt đền má tui về cái fermerture quái ác, bả dòm dòm rồi đưa tay nắm kéo mạnh một cái miệng cười chúm chím:

- Không sao, còn cưới vợ được !

Ủa? bộ phải có cái đó mới cưới vợ được sao? Tui nào biết.

Đêm nay nhớ lại thì thấy cũng lạ là sao cái của quý như vậy mà không có ai ra luật bắt mấy cái hãng chế tạo fermerture thêm vô hàng chữ lưu ý khách hàng như là:

- Coi chừng! Kéo bậy bạ không đúng chỗ có thể mất vợ .

Hoàng Duy Liệu

( Hồi xưa tui đi học )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8327)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8657)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9559)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9269)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9718)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8491)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9673)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8246)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9071)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9296)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9389)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9679)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9726)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10961)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10522)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 10010)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10268)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9606)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8325)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9709)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9003)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14449)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12671)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9331)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9299)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10219)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 8994)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9736)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10370)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9861)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9642)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 9005)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9266)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10760)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 11000)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10585)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9181)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10062)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9871)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10422)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10537)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10838)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13060)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11625)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9596)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9635)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13349)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11682)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9561)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.