3:06 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

HỌC TRÒ - NTT

20 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 15447)
 
 
danhbe3-large-content
 
 Hôm nay, ngày nhà giáo đang được long trọng tổ chức ở VN. Người ta mang hoa, quà đem biếu thầy cô. Tôi không biết những món quà đó có thật lòng hay không. Nhưng dù sao cũng nói lên một ý nghĩa đẹp. Riêng chúng tôi, những người cầm phấn trước 75 không có ngày nhà giáo. Nhưng mỗi ngày nhà giáo chúng tôi được học trò thương yêu, kính nể bằng cái cúi đầu thật trân trọng khi gặp mặt. Bằng những câu nói bắt đầu bằng dạ, thưa lễ phép. Bằng những tình cảm thân thương, những kỷ niệm gắn bó suốt cả đời. Đối lại chúng tôi đã hết sức trân trọng cái thiên chức làm thầy của mình mà tận tụy và yêu thương học trò. Tôi còn trẻ khi vào nghề nên học trò còn là bạn đối với tôi. Tôi yêu các em như người thân trong gia đình và các em cũng yêu thương và kính nể tôi như một người chị.

 Tôi dạy học không lâu. Thời gian sống với nghề cầm phấn chẳng thấm vào đâu so với các thầy cô giáo lão thành. Thế nhưng tôi thật hạnh phúc vì biết mình không chọn sai nghề. Trong cuộc đời thăng trầm của một con người, chúng ta đã làm nhiều việc, nhiều nghề để mưu sinh. Khi già rồi, những buổi sáng, buổi chiều ngồi một mình, nhớ thời son trẻ, kiểm điểm lỗi lầm để cảm nhận, suy tư và sám hối, ta mới có cái nhìn đích thực về cuộc sống.

 Tôi cũng vậy, dù chưa già tới cúp thùng thiếc, nhưng cũng đã tới tuổi nghỉ hưu, nghĩa là không còn nhiều năng lực làm việc. Thỉnh thoảng tôi ngồi lặng yên cảm nhận một niềm hạnh phúc vô bờ. Hạnh phúc của một nhà giáo được học trò thương yêu.

Tôi có rất nhiều học trò trong quảng đời dạy học. Nhưng dấu ấn trong tôi là những kỹ niệm khó quên của vài em rất đặc biệt.

Người học trò khiến tôi cứ nghĩ tới là mĩm cười là Thành con anh Ngon. Một buổi chiều lâu lắm rồi. Chị Ngon tới nhà tôi năn nỉ mời tôi đến nhà dạy kèm Thành.

 -Cô làm ơn giúp dùm, tôi đã nhờ nhiều thầy cô rồi mà ai cũng không trị được nó. Cô Tất nói với tôi chỉ có cô họa may nó nghe lời. Tôi đầu hàng rồi cô ơi!

Tôi suy nghĩ, thằng bé này như thế nào đây. Sao mà nó ngổ nghịch kinh khiếp như mẹ nó kể.Thôi thì cứ thử. Thế là tôi nhận lời. Thằng bé đôi mắt thông minh, gương mặt ngổ ngáo rất lạ và dễ thương. Tôi dạy em chung với Dung chị nó. Dung thật hiền và ngoan, còn Th thì thật không chịu học. Nó có nhiều cách để chống đối rất mãnh liệt nhưng thật trẻ con. Như vẽ lung tung trên vở, phóng bút cho gãy ngòi, bẻ đầu viết chì, viết tùm lum để thầy cô nổi nóng. Tôi không giận mà lại tức cười khi thấy đôi mắt xếch của nó nhìn tôi như khiêu khích. Tôi mĩm cười và lấy vở nhẹ nhàng bảo ngồi xuống học, cô thương. Vậy mà nó vâng lời và học rất chăm chỉ. Một ngày, nó làm trận nhất định không ăn cơm, nó bảo mẹ mời cô ở lại cùng ăn. Có cô con mới ăn. Không thể thuyết phục, vậy là mỗi buổi tối tôi dùng cơm với nó trước khi về nhà. Nó ngoan và học rất tiến bộ. Có một ngày đi dạy về tôi thấy nó ôm một giỏ đồ đứng chờ tôi trước nhà. Thì ra nó giận mẹ quyết định qua ở với tôi. Thật là khó khăn khi thuyết phục nó đi về . Nhưng nó là thằng bé tôi yêu thương nhất trong quảng đời dạy học. Bây giờ có lẽ em đã là một người trung niên, có gia đình và sự nghiệp. Nhưng nhắc tới em, tôi vẫn nhớ đôi mắt em -đôi mắt xếch thông minh, nghịch ngợm và quả quyết của một người đàn ông.

 Người học trò thứ hai là Chương Thành, con anh Châu Hải. Thằng bé tôi cũng chỉ dạy kèm chung với mấy đứa anh em nó trong gia đình. Tôi nhớ mái tóc dài, dáng con gái và sự nghịch ngợm rất con trai. Ba ngày trong tuần, vào buổi chiều tôi dắt cháu Nhi đến nhà anh Châu Hải, Đưa con bé ra hành lang ngồi chơi với cái ghế xích đu và ít đồ chơi. Tôi vào dạy học. Có lẽ tôi có duyên với con nít nên đứa nào cũng ngoan và học hành rất tiến bộ. Mái tóc Chương Thành gợi cho tôi hình ảnh về mình thuở còn bé. Ngày đó, tôi cũng bị ba má cho làm con trai chung với các anh. Mái tóc bị húi cua và quần ngắn áo sơ mi chung với nhau khiến tôi nhớ hoài không thôi.

 Một em học sinh tôi nhớ không phải vì em có gì đặc biệt mà vì em tạo cho tôi tình huống nửa khóc nửa cười. Tên em là Ngọt ở Quán Chim học Bán công Long Thành. Em hiền và học hơi chậm. Tôi dặn em tan trường có gì không hiểu thì tới nhà cô chỉ thêm cho. Thế là sau một thời gian, em theo kịp các bạn. Để cám ơn cô giáo, một ngày Ngọt tới nhà cho tôi một sâu chim cu đã vặt lông. Em nói ba má biếu cô. Tôi nhìn sâu chim ngỡ ngàng và tội nghiệp vì chim bị làm thịt. Tôi từ chối và trả về cho ba má em bán. Vài hôm sau, em đem tới hai con chim cu trong cái lồng thật đẹp. Em nói ba má tặng để cô nuôi. Tôi dại khờ, thơ ngây, nuôi chim cẩn thận và rất yêu quý nó. Tôi lại còn khoe với các giáo sư chung trường về hai con chim của tôi. Thế là tôi bị thầy Nhản và các giáo sư trong trường chọc quê một trận.Tới bây giờ tôi cũng không quên giọng cười hả hê của thầy Nhản và thầy Bình. Tôi vỡ lẽ ra, xấu hổ quá trời, tôi xách cái lồng chim đem về cho ông anh. Tôi thề không nuôi chim cho tới bây giờ.

 Một người học sinh tôi cũng nhớ tới là mĩm cười và mắc cở. Ngày xưa đó tôi dạy thêm giờ ở trường Trung học Phan văn Minh. Có những ngày sau tiết dạy ở THLT là tới tiết dạy ở PVM. Tôi đi bộ một đoạn đường khá dài để lên lớp. Học sinh lớp tôi thấy vậy chúng cùng nhau đạp xe ra đường lộ để đón cô. Thế là tôi ngồi sau lưng một em học sinh khá lớn. Em còng lưng đạp, bờ lưng em to che khuất hẳn cô giáo. Phía sau một đoàn xe học sinh đi theo rất vui. Buổi chiều, tan giờ chúng lại đưa cô giáo ra về. Một buổi chiều thường lệ thầy trò tôi vui vẻ trên đường, dọc đường mấy người phụ nữ làm sở Mỹ đi về. Một chị nói thật to, chúng tôi nghe rõ ràng

-” Cô giáo với học trò mà chở nhau đi như bồ bịch”.

 Tôi đỏ mặt, chắc em học sinh cũng rất ngượng ngùng. Hôm sau các em ra chở, tôi cương quyết đi bộ, các em rất buồn, đạp xe lửng thửng sau lưng cô giáo. Thế là chấm dứt màn đưa rước. Sau đó tôi mua xe đạp và có Yến về dạy chung, hai đứa chở nhau đi dạy. Đó là thời kỳ VN leo thang chiến tranh nên trong quê, người ta hay khai tuổi sụt, hoặc lấy khai sinh đứa nhỏ cho đứa lớn đi học để tạm hoản thời kỳ quân dịch. Do đó học sinh trung học nhưng tuổi đời khá lớn. Có lần tôi đang đứng lớp. Một phụ huynh đến xin cho một em học sinh về gấp. Tôi hỏi lý do. Người nhà trả lời là vợ em ấy chuyễn bụng, đang chờ sinh con ở bệnh viện.

 Một lần tôi dẫn học sinh đi dã ngoại. Tôi là Hướng đạo sinh nên rất thích sinh hoạt ngoài trời. Hôm ấy, tôi mới mua một cái dù màu rất đẹp. Bước vào bóng râm, tôi xập dù để ngồi sinh hoạt với các em. Tôi loay hoay không biết làm sao xếp cái dù mới. Thấy vậy, Hùng một học sinh tới gần cười cười

-” Cô để em xếp cho” Tôi hỏi

-” Em biết xếp không?”. Hùng nhìn tôi nheo mắt tinh nghịch

-”Cô đừng lo, em xếp dù cho bồ em thường xuyên mà cô”

 Nói xong ,Hùng cầm lấy dù, thoáng một cái em xếp dù gọn ghẻ, bỏ vào bao dù và đưa cho tôi. Tôi ngồi mắc cở thiệt, vì tôi là cô giáo mà không biết xếp dù và cũng chưa có bồ trong khi học trò đã từng trải yêu đương.

 Người kế là em Điềm và em Cu Lùn ở Bình Sơn (Tôi không còn nhớ tên thật của em, tên này ở nhà thường gọi). Hai em học ở Trung học Phan văn Minh. Hai em học thường, nhưng điều tôi không quên là thời gian sau 1975 hai em làm việc cho Ủy Ban nhân Dân Xã Bình Sơn, mà tôi là một người ngụy quyền, vợ ngụy quân, có con nuôi là con đế quốc Mỹ.

Năm1976 tôi về lại quê nhà, trắng tay và là một người phó thường dân trong xã hội mới. Có người đã khinh miệt cười tôi

-”Thế sao không làm cô giáo nữa đi. Thứ đồ cóc chết ba năm quay đầu về núi.” Tôi nuốt giận vào lòng tự nhủ

-“Gặp thời thế, thế thời phải thế. Nhịn để nuôi con”

 Tôi xin vô nông trường cao su BS với nghề dẫy cỏ cao su. Muốn hợp thức hoá giấy tờ để được phụ cấp gạo cho con. ( Vì khi đi vào Nam tôi quên không mang theo giấy khai sinh của cháu Mỹ Linh).Tôi tìm đến Điềm và Cu Lùn. Nhìn cô bằng đôi mắt thương cảm hai em hứa sẽ làm khai sinh cho cháu Linh với điều kiện ngày sinh phải là sau tháng 4 /1975. Do vậy ngày sinh hiện giờ trên giấy tờ Mỹ Linh là không đúng.

 Khi Điềm nhận làm tổ trưởng quản lý công nhân, em rất ngạc nhiên khi nghe tôi khai số đường băng cao su tôi làm trong ngày. Có một ngày, tôi quên đồ ở chỗ đã làm, trở lại lấy, tôi thấy Điềm đi đếm từng khoảng cao su tôi khai báo. Bất ngờ gặp tôi. Em ứa nước mắt

-” Em không ngờ, cô có thể làm được như vậy, sạch sẽ và khai rất đúng. Em rất phục cô.” Tôi cười

-” Bác và đảng đã cho cô cải tạo một đợt ở ngoài Quảng Trị rồi, nên bây giờ cô là nông dân, không phải là nhà giáo”.

 Cuộc đời tôi thật lắm gian truân, nhưng mạng tôi khá lớn. Mấy lần dẫy cỏ cao su tôi va phải bom bi, ngòi nổ nhưng đều bình an. Có lần người chung lối với tôi bị nổ hư cả mắt và bị thương tay. Tôi bị điều đi cắt tranh, đánh tranh, lợp nhà, tháp cây cao su, bôi dầu kích thích cho cao su hay phá rừng khai hoang. Tôi vất vả cực khổ cả ngày dang nắng ngoài đồng, tôi đen thui và gầy nhom, xấu xí. Có lẽ Điềm đã nói với Bác Đội Liễu ba của em, nên thỉnh thoảng bác điều tôi về làm ở nhà máy mủ mỗi khi cần để tôi đở phải dầm mưa dãi nắng. Cám ơn các em, những người học trò có tình có nghĩa.

 Những ngày tôi làm công nhân cao su, tôi thật xuống tinh thần và đầy mặc cảm. Tôi ít ra quận lỵ Chẳng đặng đừng đi chợ thì tôi cũng tránh không để gặp học trò và những người quen. Thế nhưng một học sinh đã cố gắng tìm và đến thăm tôi tại nhà. Đó là em Huỳnh thị Kim Hoàn. Em là học sinh lớp tôi hướng dẫn, trường bán công THLT. Em đến nhà tôi cùng chồng và 2 con còn nhỏ. Em ôm lấy tôi mừng trong nước mắt. Lúc ấy em đã là một kỹ sư công nghiệp và chồng em cũng khá thành công. Từ đó thỉnh thoảng có dịp em lại đến thăm cô giáo. Em mang tặng tôi một chai nước tương do hảng em sản xuất, một bịt bột ngọt chừng nửa ký để làm quà. Cho nên tôi thường gọi đùa em là “ Kỷ sư nước tương.” Tôi gửi em những cây trái vườn nhà. Tình thương yêu đã giúp chúng tôi có một mối dây liên lạc gắn bó. Cám ơn Hoàn, em là chiếc cầu nối đưa cô sống lại những ngày vui. Từ lúc gặp Hoàn tôi bớt đi những mặc cảm thân phận. Hơn 34 năm đã qua. Hoàn giờ là một giảng sư đại học về quản lý kinh tế. Cháu Hiếu bây giờ là một kỹ sư khá thành công ở Mỹ . Tháng 1/2013 cháu sẽ lập gia đình. Bé Thảo bây giờ là một sinh viên đại học rất giỏi. Các cháu đều là những người con ngoan, hiếu hạnh và những người thành đạt. Tháng 7 năm 2011 tôi về VN Hoàn mời tôi tới nhà và đích thân xuống bếp nấu bún bò huế đãi cô. Căn nhà Hoàn & Hiệu đang xây lại dở dang. Căn nhà rất to và rất tiện nghi. Chúc mừng Hoàn. Cô vẫn mãi nhớ em với vòng tay và những giọt nước mắt thương cảm ngày nào.

 Người học trò bây giờ gần gũi và thương tôi nhất là Nguyễn thị Thanh Hương. Em cùng lớp với Hoàn, Nam, Chút, Bonganie, Bao và Ái Hoa. những người học trò yêu thương mà tôi còn liên lạc được. Ngày tôi mới đến Mỹ, Hương nhờ liên lạc với Hoàn nên đã tìm đến thăm tôi. Em cùng chồng cùng ba con trai đến căn nhà đơn sơ tôi mới mướn. Lúc đó ba cháu còn rất nhỏ, quấn quit bên mẹ. Chi đã cho tôi một ấn tượng ban đầu rất đẹp. Em lịch lãm, hoạt bát và nói chuyện rất có duyên. Hương ơi! Không biết em có còn nhớ hay không, nhưng ngày đó đối với cô là một ngày rất đẹp, có ý nghĩa trong đời. Nhờ Hương, tôi đã liên lạc với Chút ở Orange County,, Nam ở SanJose, Ái Hoa ở Canada và Bonganie ở Pháp Thỉnh thoảng có dịp thầy trò lại đoàn tụ, ăn uống, tán gẩu và ôn bao nhiêu kỷ niệm. Nhớ những lần tới nhà Chút, Anh chị Chín tiếp đải chúng tôi rất nhiệt tình. Vườn trái cây với bưởi, xoài, vải sai oằn những quả. Mỗi lần đến thăm đều có chiến lợi phẩm mang về. Dòng đời thật lạ. Tôi bây giờ đã có hai học trò đặc biệt, một người làm Linh Mục và một người xuất gia làm ni cô. Lần hội ngộ THLT 2008 chúng tôi đã ở lại nhà Nam và gặp Châu vợ Nam. Các em đã đón tiếp chúng tôi và các thầy cô bạn bè THLT rất niềm nỡ, vui vẻ, tưng bừng. Tôi nhận thấy một điều trân quý là không chỉ các em kính trọng và yêu thương thầy, cô giáo mà chồng, vợ, các con của các em cũng dành cho chúng tôi những cảm tình đặc biệt. Cám ơn Chi, Hiệu, Châu và các cháu rất nhiều.

 Năm nay 30/6/12 trường THLT tổ chức hội ngộ. Tôi ghi danh cùng các bạn đi cruise thăm Mexico vào tháng 7 độ một tuần. Khi liên lạc để đóng tiền chi phí thì Hương nói giấy tờ chưa xong. Cháu Duy liên lạc để tặng mẹ một chuyến đi chơi thì Hương cũng nói để từ từ. Cuối cùng, ngày khởi hành tôi đem theo một tấm check để ký trả thì mới hay các em đã hùn tiền lại tặng cô một chuyến đi chơi. Thật ra không phải vì tôi không có khả năng chi trả, mà các em biết rằng tôi rất khó khăn để thu xếp một chuyến du lịch xa nhà. Do đó các em mới bàn bạc với nhau để chiêu đải cô giáo một tuần lễ vui chơi xã stress. Tôi thật bất ngờ và không biết mình phải làm thế nào. Chỉ biết cám ơn và trân trọng. Cám ơn Hương, Chi, Ái Hoa, Xuân, Nam, Châu.

 Tôi nhớ ngày xưa, cái ngày quan trọng trong đời người con gái.- Ngày cưới của tôi- Vì BS là vùng sôi đậu, chồng tôi lại là Sĩ quan VNCH nên hôn lễ không dám tổ chức tại nhà cha mẹ. Ba tôi quyết định tổ chức tại nhà riêng của tôi ở quận lỵ. Từ những ngày trước đám cưới, các em hướng đạo đã đến cùng tôi phụ dán vách trang hoàng phòng cưới, chặt cây cau, hái trái đùng đình và dựng rạp ngoài sân. Các em học sinh Bán công đến giăng đèn kết hoa, trang hoàng trong nhà. Có lẽ ít có thầy cô giáo nào được đặc biệt như tôi. Đám cưới của tôi được hình thành bằng những tiếng nói tiếng cười trong trẻo vô tư của những người trẻ nên bây giờ tôi có nhiều cháu. Tuổi xế chiều của tôi được tưới đẩm bằng những tiếng hát, tiếng cười ngây thơ của 9 đứa cháu thật dễ thương.

 Như vậy, tôi là một người hạnh phúc được sống trong tình yêu thương của gia đình, bạn bè và những học trò thân yêu. Bây giờ, các em đã giỏi hơn tôi rất nhiều. Các em đã là những người thành đạt, có trình độ, kiến thức. Nói cho cùng tôi chỉ là một bà già lẹt đẹt đi sau trong cái xã hội mới. Tuy nhiên trong tình thương tôi là một người chị từng nắm tay các em với những ngày đầu đầy nhiệt huyết bước vào đại dương kiến thức. Các em vào rồi, bơi lội trong đó, hóa thành rồng, thành phượng và tung cánh vượt vũ môn. Cám ơn những người em, những học trò ngày xưa còn nhớ để yêu thương cô giáo cũ. Cám ơn nghề giáo đã cho tôi một trời hạnh phúc. Cám ơn ngôi trường THLT, nơi tôi đã từng một thời yêu thương và gắn bó.

Cám ơn nghề cầm phấn,

Cho tôi bước vào đời

Cám ơn học trò tôi,

Cho tôi nhiều kỹ niệm.

Cám ơn sân trường với thật nhiều lưu luyến

Cám ơn cuộc đời cho tôi những ngày vui

Một mai kia tàn cuộc để buông xuôi

 Vẫn còn lại nụ cười khi giả biệt.

 Thêm

19/11/ 2012.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17786)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13110)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12003)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14161)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14249)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13808)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12064)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 11977)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13140)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13454)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10268)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13050)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12310)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11819)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12645)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 10955)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12351)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11374)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18219)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12330)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13002)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11677)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12531)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14448)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 12990)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13516)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20128)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12065)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14489)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14926)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13807)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13378)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13206)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12367)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14029)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13177)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13753)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14533)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18408)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15102)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13596)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12403)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17941)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12500)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13177)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13501)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13870)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18116)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18758)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14255)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản