9:36 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

KỶ NIỆM ĐẦU XUÂN - TRẦM MẶC HOA HUYỀN

10 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19252)

 bennhau-content Ánh sáng lập lòe của đống lửa được chúng tôi nhóm lên nơi gốc cây bằng lăng mục để sưởi ấm và đuổi muỗi rừng đêm. Trời cuối đông giá lạnh. Tiếng ngáy đều và nặng của những thằng bạn cùng chung số mệnh như tôi sau một ngày mệt nhọc vất vả càn rừng băng suối đốn củi, đốt than hòa cùng tiếng tí tách của than củi, tiếng dế rừng rả rích kêu sương tạo thành một giai điệu trầm buồn thê lương ảm đạm. Cơn gió thoảng qua thổi bung những đóm lửa tỏa ra. Sáng rực. Rồi vụt tắt, như những đóm hỏa châu tỏa sáng trên trời quê hương trong những tháng năm dài chiến tranh thảm khốc!

 Sáu anh em chúng tôi có chung một thời làm lính Quốc gia oai hùng, khoát áo hoa rừng, hiên ngang xông pha trận mạc. Giờ đây, nằm chèo queo nơi miếu Ông Hổ giữa rừng Xã Hoàng, thuộc xã Long An, huyện Long Thành, Đồng Nai cách truông Bàu Mây hơn bảy tám cây số, khu rừng này trước kia là căn cứ của VC. Chúng tôi bỗng trở thành những tiều phu bất đắc dĩ: Đốn củi, đốt than kiếm đồng tiền mọn về phụ vợ nuôi con!

 Người ta đồn miếu Ông Hổ này linh thiêng lắm. Trên bàn thờ giữa miếu có tấm bia bằng đá khắc hình con cọp ba chân, nhe răng trợn mắt như muốn ăn tươi nuốt sống người đối diện. Ngày xưa nơi đây có một con cọp bị mắc bẫy nơi chân trái trước, nó tự cắn đứt bỏ chân để chạy thoát. Tuy còn ba chân nhưng nó rất hung hăng và dữ tợn lắm. Nó ăn thịt người nhiều quá nên biến thành tinh. Sau nhờ một Thượng sĩ người Pháp dẫn lính đến kích ba ngày đêm mới bắn chết. Từ đó về sau, cứ đêm đêm nó hiện về gầm thét vang động cả khu rừng. Những người đi săn, làm rừng hay dân xe be nghe thấy sợ quá, nên lập miếu thờ cho tới bây giờ.

 Những đêm cuối đông, khu rừng già tẩm đầy hơi sương và gió từ nơi xa mang hăng hắc mùi bom đạn của cuộc chiến ngày nào thổi về lành lạnh. Rợn người. Cành lá xạc xào như lời oán than của những oan hồn chiến cuộc! Tôi ngồi trước thềm miếu, nhìn vầng trăng non e ấp núp sau lớp sương mờ đục, trải ánh vàng trên các đọt chuối rừng ven suối như tấn lụa vàng mỏng manh phất phơ trước gió. Tiếng muỗi rừng vo ve như tiếng sáo diều trên cánh đồng quê hương tuổi thơ. Chiếc lá cuối mùa rơi xuống sân miếu, bị gió thổi bung lên chao đảo mấy vòng rồi nằm im lìm trên thảm cỏ, chắc nó cũng mang tâm trạng nuối tiếc ngày xanh như tôi! Khói thuốc rê làm mắt tôi cay! Ngùi ngùi nhớ lại thuở ngọc ngà thơ mộng dấu yêu. Ôi, nó êm đềm. Nó diễm tuyệt làm sao! Những ngày tháng cuối đông như đêm nay, Búp đã cho tôi nhiều kỷ niệm, kỷ niệm đầu đời không thể nào quên. Không biết bây giờ nàng trôi giạt phương nào?!...

 Hồi đó, tôi và Búp ở cùng xóm, nhà tôi cách nhà nàng một con mương nhỏ. Hai đứa bằng tuổi nhau, hoc chung lớp, chơi đùa khắn khít bên nhau. Thường gọi nhau bằng mầy tao. Nhưng mẹ Búp bảo nàng phải gọi tôi bằng anh vì tôi lớn hơn nàng bốn tháng. Nàng lớn con, tướng tá giống như con trai. Chưa đầy mười ba tuổi mà đã trổ mã trông xinh đẹp như gái mới dậy thì. Mày lá liễu rậm. Mắt đen. Mặt má bầu, nước da bánh mật. Miệng cá chim nhỏ xíu. Cười chúm chím trông rất có duyên. Búp hiền, dễ thương và ưa khóc. Mỗi lần Búp khóc mẹ nàng thường la rầy: "Cái con nhỏ này kỳ ghê, nước mắt lúc nào cũng chực sẵn trên mi, hở ra là khóc, sau này sẽ khổ cho mà coi!".

 Đình làng tôi gọi là Đình Mỹ Khoan nay thuộc xã Hiệp Phước huyện Nhơn Trạch hàng năm có tổ chức lễ Kỳ yên vào hai ngày mười bốn và rằm tháng mười một. Đúng ra lễ này các làng khác gọi là lễ Cầu an. Riêng chỉ có làng tôi gọi là Kỳ yên. Vì Cầu là tên của ông Cả Hai ông này tên là Phạm văn Cầu. Còn An là tên của vị quan Phủ Hàm tên Lê văn An cùng ở trong làng. Nên dân làng kỵ nể không dám gọi tên sợ xúc phạm, như dân chúng sống dưới thời phong kiến không dám gọi trên vua chúa. Trong đình chia ra hai phần: Phía trước thờ Thần Hoàng và các vị quan chức ngày xưa có công khai khẩn và trấn giữ làng gọi là Tiền Hiền. Phía sau thờ các vị bô lão chức sắc có công gìn giữ trùng tu đình đã qua đời gọi là Hậu Hiền. Trước đình là cái sân rộng có tấm bia bằng xi măng lớn, tạc hình con cọp hướng mặt ngắm rừng. Bên phải là miếu thờ bà Cửu Thiên Huyền Nữ, bên trái dưới gốc cây gõ mật là bàn thờ ông Thần Nông. Tục truyền ngày xửa ngày xưa, dân chúng chưa biết làm nhà hai mái xuôi xuống, ông Thần Nông thấy dân chúng ở trong những chòi lá một mái bằng ngang. Trời mưa nước ứ đọng, dột nát thảm thương nhưng không nghĩ ra được cách nào lợp nhà cho khỏi bị đọng nước nên mới hỏi bà Cửu Thiên Huyền Nữ. Bà không trả lời mà một tay đứng chống nạnh, tay kia vuốt theo đường gãy của cánh tay và cùi chỏ như hai mái nhà. Từ đó về sau dân chúng mới cách biết lợp nhà xuôi theo hai mái. Ông Thần Nông thua trí thông minh của đàn bà, tức quá, tự ái nổi lên nên thề rằng suốt đời suốt kiếp không thèm ở trong nhà mà bà Cửu Thiên Huyền Nữ chỉ bày. Vì thế cho nên dân làng mới thờ ông ở ngoài trời cho tới bây giờ.

 Bên hông đình có cái mõ bằng cây to gần một ôm, dài cỡ một thước tây, đục rỗng ruột, sơn đỏ lòm. Cái mõ này dùng để đánh tụ tập dân làng mỗi khi có lễ hội. Ba tôi bảo cái mõ ấy linh lắm, nếu ai không phải là chức sắc trong Hội đình và chưa tới ngày lễ lộc mà đánh mõ thì ông Thần đình về vặn họng chết tươi. Cho nên, hễ đêm nào dân làng nghe thấy tiếng mõ đình đánh lên là biết có mấy ông trong rừng về và người nào đánh mõ không sớm thì muộn cũng bị lính Quốc Gia bắn chết ngủm cù đèo. Làng tôi có tám người đi trong rừng làm du kích, lần lượt về đánh mõ đình đều chết sạch sành sanh, không còn một móng!

 Vào ngày lễ Kỳ yên, mặc dù trời lạnh, sương nhiều nhưng bọn trẻ trong làng thường thức suốt đêm ở trên đình, nào là theo các cô bác lớn học chưng bông trái, hay coi nấu xôi, gánh nước, bửa củi v.v... Hoặc chơi các trò chơi dân gian như nhảy dây, bịt mắt bắt dê, bỏ khăn... Riêng bọn trẻ xóm tôi thì chơi trò chơi trốn tìm và chỉ có mỗi mình tôi là bị bắt liên tục vì hồi nhỏ tôi thường hay bệnh hoạn, èo uột khó nuôi. Hễ mỗi lần thức khuya dậy sớm hoặc trái gió trở trời thì ba mẹ bắt đè tôi xuống xức dầu Nhị Thiên đường hay dầu gió Khuynh diệp Bác sĩ Tín khắp mình mẩy, nên dù cho tôi có trốn ở hốc kẹt nào đi chăng nữa, bọn chúng cũng vẫn tìm ra dễ dàng vì ngửi thấy mùi dầu!

 Tôi bị thua nên phải đi tìm những đứa chạy trốn. Khi đến dưới gốc cây cám, bỗng nghe có tiếng khóc thút thít. Tôi vội chạy đến thấy Búp ngồi chù ụ một đống, bụm mặt khóc. Hỏi tại sao? Nàng chỉ xuống đáy quần nói bị vấp té rách một lỗ lớn lắm, ra ngoài sợ tụi nó thấy cười chọc quê còn về nhà sợ bị má đánh đòn. Rồi, rất tự nhiên, Búp nắm lấy tay tôi ghị sát vào háng mình tuồng như để trưng bày vật chứng, cho tôi thấy rằng nàng không hề nói dối. Con gái quê tôi thời bấy giờ tuy đã lớn chồng ngồng rồi nhưng ít có đứa nào biết mặc quần lót lắm. Khi tay vừa chạm vào chỗ rách tôi cảm giác như có cái gì đó hơi nham nhám ở phần trên. Bỗng dưng Búp đứng dậy, ghị tôi sát vào nàng, tay choàng qua sau lưng tôi. Siết thật mạnh và âu yếm hôn lên môi tôi. Tôi tê cứng cả người, mê man trong khoái cảm. Thân thể mình nóng rần lên. Có lẽ, được truyền tải bởi một nhiệt lượng cao độ phát ra từ chỗ rách đó! Và...sau cùng "của quí mới ra ràng" của tôi phủ kín mít chỗ rách dưới đáy quần nàng...

 Dưới ánh trăng lờ mờ sương phủ, rừng cây hơn mẫu tây xung quanh đình bỗng nhiên trở nên âm u, cô tịch đến rợn người... Tôi nghe văng vẳng như có tiếng ai đó réo gọi tên chúng tôi. Tôi vội cởi áo mình choàng qua mông nàng và cột chặt hai tay áo vào nhau nơi eo ếch cho khỏi rớt. Búp lượn lách người qua những kẻ lá lùm cây, băng đường tắt chạy về nhà như bóng một nữ hiệp trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung băng mình giữa rừng khuya tuyết giá lạnh lùng!

Búp chạy về nhà thay quần rồi đem áo lên trả lại cho tôi. Nè, mặc vô đi kẻo bị cảm lạnh, ba má trên đó biết được chửi tôi chết. Tôi mặc áo vào, liếc nhìn chiếc quần Búp mới thay mỉm cười. Búp nhéo vào bắp vế non tôi đau điếng. Bộ lạ lắm sao cười chọc quê người ta hoài hà! Rồi hai đứa cùng nhau ngồi bên hông đình chờ gà gáy canh tư coi lễ Thỉnh Sắc.

 Lễ Thỉnh Sắc là lễ dùng kiệu rồng, sơn son thiếp vàng, bốn người khiêng, có tàng lộng che chở, trống kèn, cờ phướng rình rang. Nhóm người đi Thỉnh Sắc gồm có Chánh Tế, Bồi Tế (Chánh Tế là người được Ban Hội đình đề cử ra đứng làm chủ lễ tế thần trong một năm, còn Bồi Tế là vị kế thừa sẽ lên làm Chánh Tế trong năm tới. Cứ lệ hàng năm làng chọn thêm một vị Bồi Tế để điền khuyết cho năm sau) cùng với một số thanh niên ăn mặc lễ phục cung đình gọi là "Học trò lễ", đi rước tờ Chiếu chỉ của vua phong chức sắc cho vị quan nào đó về trấn nhậm cai quản địa phận làng xã (giống như Sự Vụ Lệnh bổ nhiệm chức vụ sau này). Được một bô lão có uy tín cất giữ và dân trong làng tôn bái thờ phượng để nhớ công lao của tiền nhân. Nên có câu "Sanh vi tướng tử vi thần" là như vậy. 

 Không biết vị thần đình làng tôi làm quan cấp bậc chức vụ lớn cỡ nào mà dân làng sùng bái đến như thế. Còn chúng tôi đi lính Quốc Gia cũng làm quan như ai, những "Chiếu chỉ" bổ nhiệm, thuyên chuyển từ đơn vị này qua đơn vị khác nhiều như tờ giấy lộn lưng, có đôi khi cầm nó trên tay mà ứa nước mắt nữa là đàng khác! Sau ngày mất nước, những tờ "Chiếu chỉ" đó bị phe bên kia cho là "bằng chứng tội ác" và căn cứ vào đó để áp đặt những hình phạt tù đày thảm khốc, chớ đừng nói chi đến trọng vọng tôn thờ!!!

 Những năm sau đó quê tôi giặc giã nổi lên rần trời. Xóm làng không còn bình yên như trước nữa. Những đêm đông lạnh lẽo, thức trắng đêm đùa giỡn trước sân đình. Những ngày mùa với đoàn người gánh lúa về rộn ràng thôn xóm. Những cánh diều giấy tung bay trong buổi hoàng hôn dịu mát của những ngày tháng giêng hai trên cánh đồng thơm mùi rạ mới gặt. Tiếng tù và hòa cùng tiếng nghé ngọ của bầy trâu đang rảo bước ra đồng trong buổi bình minh... Tất cả đã vùi sâu vào làn dĩ vãng...đã lùi xa...thật xa...Tiếng võng đưa kẻo kẹt, tiếng mẹ hiền ru con à ơi trong những buổi trưa hè đã thay bằng tiếng bom ầm đạn xé. Mùi hương lúa mới được thay bằng mùi máu thịt dân lành. Hàng cau gầy guộc, cây vú sữa trơ cành, lũy tre làng gục đầu nức nở thảm thương!...

 Ba tôi bỏ vườn ruộng dẫn vợ con ra ngoài Thị trấn Long Thành hùn vốn mở trại mộc với bác tôi. Còn tôi vẫn tiếp tục lên tỉnh học vì ở Quận chỉ có bậc Trung học Đệ Nhất cấp. Từ đó tôi xa hẳn làng quê, xa nhơi chôn nhau cắt rốn và... xa luôn cả Búp! Xa những ngày tháng sống bên nhau với biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn thời thơ ấu. Nhất là ngày lễ Cầu An dưới ánh trăng mờ ảo nơi gốc cây cám trong khu rừng đình, tuy rằng mình chưa lần thề thốt yêu đương nhưng chúng mình đã là "của nhau" rồi phải không Búp! Giờ xa nhau thử hỏi ai mà không buồn, không nhớ! Chiến tranh! Tôi thù ghét chiến tranh! Tôi căm thù những kẻ gây ra cuộc chiến nồi da xáo thịt trên quê hương tôi! Tôi căm thù! Tôi căm thù đến tận xương tủy!

 Rồi tôi vào lính. Rồi Búp cũng lầm lũi theo chồng, cam phận vợ hiền. Đến nay chưa lần gặp mặt! Thời gian như cuộc chạy đua nước rút, càng lúc càng gần tới cái đích cuối cùng của đời người, nó đẩy lùi vào quá khứ những kỷ niệm êm đềm càng lúc càng trôi xa... Biền biệt!...

 Sau khi thanh toán tiền nong với chủ vựa than xong và đây cũng là đợt bán than cuối cùng trong năm để anh em chúng tôi chia tay nhau trở về nhà cùng vợ con chuẩn bị đón Xuân, vui Tết. Anh Hai L‎‎ợi có ý kiến "Suốt mấy tháng trời sống trong rừng ăn măng le, uống nước suối, giờ ra phố mình tìm quán nào đó nhậu lai rai vài xị rồi về nhà cũng không muộn. Chịu không tụi bây?". Tất cả gật đầu khen phải. Chúng tôi vào quán Phở Mười Tây ở đầu cầu Ngang thuộc xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, kêu mỗi người một tô phở ăn cho vững bụng, dĩa bò xào củ hành và lít rượu ngâm chuối hột uống vừa thơm ngon vừa trị đau lưng. Thấy có người bán vé số dạo đang đi lại ngoài cửa quán, anh Sáu Khánh cao hứng nói: "Tụi mình hùn tiền mua mỗi đứa một cặp vé số đứa nào trúng phải chia đều cho anh em. Ôkê hông?". Cả bọn xướng lên "Ôkê!". Anh định đưa tay ngoắt người đàn bà mặc áo bà ba vải bô nâu, cụt chân trái, đội nón lá cũ mèm bung vành ngả màu xám bạc. Đu mình trên đôi nạng gỗ, tay cầm xấp vé số dày cộm dường như chưa bán được bao nhiêu, đang lăng xăng gọi mời người qua kẻ lại mua dùm. Thằng Tư Cải chận lại: "Mua vé số cầu may, nên phải chọn người bán lành tay khỏe chân, chớ tàn tật thế kia dễ dầu gì trúng cha nội". Tôi can: "Người ta tàn tật như vậy mà không đi ăn xin là tốt quá rồi, bán vé số khổ cực để nuôi thân biết đâu trời thương chiều nay cho bọn mình gặp hên thì sao? Thôi kêu lại mua giúp bà ấy đi kẻo tội nghiệp!"

 Đến vòng tua tôi uống. Vừa cầm ly rượu đưa lên môi thì người đàn bà bán vé số cũng vừa đến trước mặt. Mắt tôi bỗng hoa lên. Bàng hoàng khi nhìn thấy gương mặt ẩn khuất trong chiếc nón lá thâm đen kia dường như quen lắm. Tôi không còn tin tưởng vào thị giác của mình. Định thần nhìn kỹ. Rõ ràng là Búp! Trời ơi! Búp ngày nào của tôi bây giờ như vậy sao?! Ly rượu trên tay tôi bất thần rơi xuống đất vỡ tan. Những giọt rượu đắng cay văng tạt vào làm ướt mắt tôi. Hai tay tôi nắm chặt vai Búp gọi tên nàng qua ngấn lệ: "Búp!... Trời ơi!... Tại sao lại ra đến nông nổi này hả Búp?!". Nàng kéo vành nón lá thấp xuống, quay mặt hướng khác, dợm bước đi như cố che giấu dòng lệ đang rơi. Trả lời trong nghẹn ngào: "Không... Anh nhìn...lầm... người rồi!". Cả bàn tiệc không biết chuyện gì xảy ra, nhìn nhau ngơ ngác, dò hỏi. Tôi khẳng quyết: "Không! Tôi không lầm đâu! Dẫu có chết đi sống lại đến trăm ngàn lần đi chăng nữa thì hình bóng của Búp không bao giờ mờ phai trong tâm trí của tôi". Vừa nói tôi vừa nắm tay kéo ghế mời Búp ngồi. Hỏi đến tình cảnh gia đình nàng tôi mới biết:

 Khi tôi vào lính được hơn một năm thì chồng nàng bị mấy ông trong rừng về làng bắt cưỡng ép đi theo mấy ổng làm du kích. Sau ngày mất nước, hắn làm trong xã đội được hai năm thì bị cho ra rìa vì dốt nát và trong lúc chính quyền Miền Bắc đang giải thể thành phần "giải phóng miền nam". Chồng Búp về nhà rủ thêm một người bạn trước đây cũng là du kích vào rừng tìm những quả đại bác lép, cưa ra lấy khoanh bạch kim chịu lực kết hợp giữa thân và ngòi nổ của quả đạn. Bị sức ma sát của cưa sắt vào thân quả đạn nên quả pháo 125 ly phát nổ. Chồng nàng và người bạn đồng hành chết banh thây. Thịt xương lẫn lộn, không biết đầu của người nào và chân của người nào. Chỉ gom được một mớ thịt vụn về chia ra làm hai chôn mỗi người một lỗ. Chắc có lẽ ngày trước đi theo giải phóng quân mấy ổng gài "mìn" giết người nhiều quá nên bây giờ gặp quả báo chết chẳng toàn thây. Búp cùng đứa con gái đi theo vào rừng xắn măng, lượm củi gần đó cũng bị văng miễng nên nàng cụt chân trái, còn đứa con gái bị mù một mắt. Cả hai mẹ con đều đi bán vé số kiếm sống đắp đổi qua ngày!

 Nghe xong chuyện gia đình của Búp tôi thở dài ngao ngán cho thân phận con người sau cái ngày gọi là "giải phóng dân tộc". Chẳng những chúng tôi là những người chiến bại chịu khổ đau đày ải đã đành mà kể cả những kẻ mệnh danh là "chiến thắng" như chồng Búp cũng chẳng được hưởng thụ sung sướng gì hơn! Trong hoàn cảnh khốn khó này, chúng mình đều là những nạn nhân hướng chịu đau thương sau cuộc chiến thì có khác gì nhau. Thế nên, tôi đâu còn có gì để giúp được em hả Búp. Xin em hãy tha lỗi và đừng trách hờn tôi nghen Búp!

 Tôi gom hết tiền và mượn anh Sáu Khánh thêm hai chục ngàn nữa mới đủ mua hết xấp vé số của nàng. Búp cám ơn rồi đưa vé số cho tôi. Tôi không nhận và nhét tất cả tiền lẫn vé số vào trong túi đệm dính bụi đỏ lòm treo lơ lửng bên hông chân cụt. Nghẹn lời an ủi: "Búp cất đi! Tôi cầu mong biết đâu chiều nay những tấm vé số này sẽ làm thay đổi cuộc đời em". Búp cắp đôi nạng trong nách khập khểnh băng qua đường và khuất sâu dần vào ngõ hẻm bên kia...

 Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!

 Chắc giờ này các con tôi đang ra đầu ngõ chờ đón tôi mang tiền về cho chúng mua sắm quần áo mới để vui Xuân hưởng Tết cùng chúng bạn. Tôi đạp xe về nhà mà lòng rối như tơ vò vì không biết phải trả lời làm sao với vợ con, trong khi hai ba tháng trời vào rừng đốn củi bán than, nay vác mặt trở về chẳng những không có một xu dính túi mà còn mắc nợ thêm hai chục ngàn!

 Kansas City cuối Đông 2010

 TRẦM MẶC HOA HUYỀN


 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5749)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6808)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7229)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6279)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 5991)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6517)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5343)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5215)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5519)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5443)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5480)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 5956)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6735)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6742)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6083)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6031)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6180)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6375)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6820)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6494)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6895)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 6916)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6709)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6327)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47076)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66894)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24871)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5903)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5904)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6205)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 6953)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5470)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5692)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6320)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5566)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5373)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5844)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6318)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5420)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5903)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6123)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6130)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8064)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7016)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6254)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8641)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7726)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7330)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7311)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6523)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ