7:05 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

Bác Tám và Chín Y - Hoàng Duy Liệu

17 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 13502)
Bác Tám và Chín Y

 Đêm đã quá khuya, con đường trước mặt với những dãy phố cao thấp lộn xà ngầu kèn cựa sát rạt bên nhau đang ngủ vùi trong bóng tối mập mờ thỉnh thoảng lóe lên một ánh đèn xe Honda lướt vội qua, đủ để thấy vài dáng người nằm co ro bên hè. Tui rời khung cửa sổ khách sạn bước xuống sân đứng lặng câm như một bóng ma. Có lẽ đã quá quen thuộc với những khách đến từ phương xa còn lạ giờ không ngủ được, nên ông già bảo vệ chỉ đưa tay lên vẫy nhẹ một cái rồi gục xuống mặt bàn bất động, mặc cho tui đứng đó chìm sâu trong bóng tối trầm tư nhớ
đến một người. Một người đã đi xa về miền cực lạc, nhưng cái tên và kỷ niệm ngày xưa đó vẫn còn nằm trong tận cùng tâm khảm của tui cho đến mãi tận đêm nay. Tui nhớ đến bác Tám, người đã bỏ công lao tiền của ra xây cái khách sạn lớn nhứt tỉnh thành này. Biên Hòa Club

bh1-large-content
 Vào những thập niên 1960 hay 1970 hầu hết mọi người ở trong cái thị xã này đều có nghe danh của bác Tám Mộng. Một người giàu có với bao cơ sở kinh doanh to lớn khắp Biên Hòa. Không phải là bà con họ hàng nhưng vì là bạn học với Chín Y con trai của bác Tám, nên tui bắt chước con cháu trong nhà mà kêu ổng là bác. Chín Y là con nhà giàu nhưng không phách lối, trong cái thân hình cao lớn rắn chắc đó lại là một tâm tính điềm đạm hiền từ thích giúp đỡ bạn bè. Tui học trên Chín Y một lớp nên chỉ chơi chung và thân nhau một khoảng thời gian ngắn, khi hai thằng cùng học chung một lò võ trên dốc Kỷ Niệm gần trường trung học Ngô Quyền, Biên Hòa. Ngày ngày, vào khoảng trưa trưa từ cái khu nhà giàu đường Công Lý, nó thường hay chạy xe Honda đến nhà tui nằm tuốt trong xóm ga sau lưng rạp hát Biên Hùng, chở tui đi tập võ hay đi đánh bóng bàn hoặc bơi lội, ở cái khách sạn của nhà nó trên xóm Kỷ Niệm Máy Cưa.
 Phải nói lên một sự thật là tui biết bơi đúng cách, chứ không còn phải hụp lặn cào cào như chó nữa, là nhờ Chín Y chở tui đến đây mà học lén người ta ở cái hồ tắm này. Cho đến bây giờ mỗi khi trầm mình trong làn nước xanh ngát của một cái hồ bơi nào tui vẫn thầm nhớ đến Chín Y.
bh2-large-content
9 Y đứng trước hồ tấm
oOo
 Châm một điếu thuốc tui chậm rãi bước ra cỗng khách sạn, quay lưng lại nhìn quanh một hồi lâu rồi tui đi thẳng đến một cái góc tối, mà xem lại khúc phim dĩ vảng một mình. Tui đã đứng ngay cái chỗ này hơn mấy mươi năm về trước mà học được một bài học nhớ đời.
 Hôm đó như mọi lần, sau khi Chín Y đứng yên gồng mình nhẫn nại mà tập cho tui mấy thế đá Tae Koon Do, xong hai thằng chở nhau đi đánh ping pong. Hình như hồi đó bà con quanh vùng không kêu tên khách sạn, mà chỉ gọi là Câu Lạc Bộ thì phải. Cuối khu nhà hàng trông ra cái hồ bơi bác Tám có cho đặt một cái bàn đánh ping pong cùng mấy cái ghế xung quanh.
 Tui với Chín Y đang "triu qua triu lại" thì bỗng dưng chẳng biết hiện ra từ nơi nào, một anh chàng cao lớn mặc bộ trây di xanh nhào đến tát vô mặt Chín Y một phát. Tuy là bất ngờ nhưng trong cái sững sờ của tui, Chín Y chỉ nhẹ nghiêng đầu né tránh, một chân của nó hơi co lên sửa soạn bung ra cú đá thần sầu, còn tui đang chạy đến tính ăn ké thì phải nhanh chóng đứng dạt qua một bên, dọn đường cho cái anh lính cà chớn kia bay ra ngoài sân như bong bóng xì hơi, vì tui biết quá rành ngọn cước thảm khốc cùa Chín Y. Nhưng... không hiểu sao mà Chín Y thu vội chân về, tui vẫn còn nhớ rất rõ từng cử động của nó ngày hôm đó. Bình thản đặt trái banh xuống bàn, lấy cây vợt chận lên nó ung dung bỏ đi lên lầu trước cái vẻ mặt ngỡ ngàng của anh lính. Còn lại một mình lượng sức không chơi lại một đối thủ bự con, lại cao hơn mình cả mấy cái đầu, tui bèn chụp lấy cái ghế dơ lên...thủ. Anh lính kia mỉm cười khi dễ, từng bước từng bước chân âm thầm tiến tới, trong khi tui đang nghĩ đến phòng mạch của bác sĩ Chỉnh, nhà thương bác sĩ Cao, hay tệ lắm thì cũng phải là chai thuốc đỏ của bà già. Cũng hơi kỳ kỳ là đang lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này, tui lại còn thấy luôn mấy cái mông tròn tròn của mấy cô ý tá, đang ngồi chồm hổm ăn quà trước cỗng bịnh viện Biên Hòa. Cái đầu tui nóng bừng lên. Sao mà tui khổ sở bận rộn quá vầy nè!
 Anh lính đã đến trước mặt, sửa soạn cho thằng tui đếm trăng sao dưới nắng chiều trôi, thì một tiếng nói trầm hùng vang lên:
- Khoan đã!
Từ trên lầu, bác Tám đang đi xuống cùng với Chín Y cung kính theo sau. Không biết bằng cách nào, mà từ cầu thang cho đến chỗ tui đứng có hơn mười mấy thước, mà thoắt cái bác Tám đã chen vào đứng ngay giữa tui và anh lính. Bằng một giọng nói nhỏ nhẹ, trầm ấm ôn tồn nhưng rất rõ ràng, bác Tám mở lời trong khi một tay đưa ra sau đẩy nhẹ tui ra:
- Tui không biết tại sao mà chú em đánh con cháu tui, nhưng mà trong này chật chội, xin mời chú em ra ngoài kia, tui cho phép nó tiếp chú vài chiêu.
bh3-large-content
Bác Tám ngày xưa


 Trời đất ơi! nghe sao đã thiệt là đã, đó là lần đầu và cũng chỉ có độc nhứt một lần trong cả một đời lang bạt kỳ hồ, tui đã gặp và nghe một ông già nói lên một câu ngon lành đã điếu như vậy. Sở dĩ tui nhớ từng tiếng nguyên văn mà bác Tám đã nói, là vì sau đó tui đã đứng trước kiếng mà dợt đi dợt lại cả ngàn lần.
 Quay qua bên cạnh thấy Chín Y đang đứng khoanh tay trước ngực, nhìn anh lính mà cười nửa miệng như một Lý Tiểu Long, hay là Khương Đại Vệ làm tui cũng bỏ cái ghế xuống ưỡn ngực, khoanh tay như nó, nhưng tui biết nếu có ai đó chụp dùm cho một tấm hình, thì trông tui có vẻ đang khoanh tay trước cây thước của cô giáo. Cũng có thể là tại mấy trăm quyển Lệnh Hồ Xung lẫn Cô gái Đồ Long, cùng Lộc Đĩnh Ký đã nhét đầy đầu, nhưng xin thú thiệt là cho đến bây giờ tui vẫn còn nhớ đến cái cảm giác hồi hộp, xen lẫn cả một khung trời ngạo nghễ như là mình đang theo sư phụ, đứng hiên ngang trước một võ đường, mà thách đấu một cách hào hùng với cái sĩ khí của con nhà võ, cờ xí chiêng la rợp trời võ bào lộng gió phần phật khí hùng anh.
Tui không phải ngạc nhiên mấy khi thấy cái mặt anh lính kia, đang từ đỏ tía đổi sang xanh lè rồi xìu xuống như gà mắc mưa, tay chân long cọng thừa thải trông đến tội nghiệp, là vì bác Tám đã ân cần khuyên nhủ thêm một câu chí mạng:
- Lần sau trước khi muốn đánh ai tui nghĩ chú em nên cởi áo ra, quân đội của ta cấp cho chú cái áo đó, không phải để mặc mà đi ăn hiếp em út dân lành.
Tất cả chỉ có hai câu nói ngắn ngủi của bác Tám, đã làm cho anh lính hùng hổ, dữ dằn kia lí nhí ngõ lời xin lỗi, rồi bỏ về bàn ủ rũ ngồi im một cách thảm hại. Ngày đó, với cái danh tiếng lẫn địa vị của mình chỉ cần nhấc nhẹ cái điện thoại, là sẽ có ngay vài xe Quân Cảnh đến đưa cái
anh chàng kia về chốn quân lao mút mùa lệ thủy, hay nhẹ hơn nữa thì chỉ một cái vẫy tay đã có bao cái dao phay bay lên từ dưới bếp, cả chục cái mâm inox ào ra mà hầm xương anh lính. Bác Tám đã không xử sự như người thường, lại còn chơi ngon hơn trong truyện võ lâm của
Kim Dung gấp vạn lần. Chắc bà con còn nhớ phải không? Ngày đó mình xem phim đọc truyện chưởng, thường hay thấy trong trường hợp này, sư phụ thường hay cho mấy thằng đai trắng cà chớn chống xâm lăng như tui, ra uýnh trước chết liền cho đở tốn công dạy dổ bớt chật sân, rồi mới từ từ lên đến cấp đệ tử có vỏ công thâm hậu hơn. Chừng nào kẹt lắm mới dùng đến người thân cận, đằng này Bác Tám tui ngang nhiên trầm tỉnh đưa ngay quý tử ra mời người khách giỏi tài đánh lén kia một vài chiêu. Cái này mới đúng với cái câu “Chốn giang hồ dễ có mấy tay”.
Chiều hôm đó khi xuống xe ở trước rạp hát Biên Hùng tui hỏi Chín Y:
- Sao hồi nảy mày không đá?
Chín Y ngước mặt lên mỉm cười:
- Đó là chỗ làm ăn của ông già, tao nghĩ là muốn làm cái gì thì cũng phải xin phép ỗng trước.
- !!!
Trong cái vàng hực của buổi chiều tàn, nhìn Chín Y quành xe về hướng đường Đấp Mới, tui thấy sao cái vai của nó to rộng ra lên gấp bội lần.
Vận nước đổi thay, người con Biên Hòa lưu lạc khắp bốn phương trời, kỷ niệm đó là lần cuối cùng tui gặp Chín Y cùng bác Tám, cho đến mãi nửa đời sau khi Bác Tám đã vân du nơi miền miên viễn.
oOo

Trong bữa cơm chiều tối hôm đó tui mang chuyện ra kể cho cả nhà nghe, ông Nội tui nói:
- Tao biết dòng tộc đó, giàu có mà không phách lối lại biết dạy dỗ con cái. Tất cả đều thành danh.
Tui hiểu ý ổng nói đến thầy Chinh, bác Sáu Nhơn, bác Bảy Lộ, bác Tám Mộng và nhiều người nữa, những người đã có một thời ở Cù Lao hay ở trên đường Công Lý Biên Hòa, mà tui đã bao lần trốn học dừng chân dế mèn phiêu lưu ký, đứng nhìn cây chuối xòe lạ lùng ngộ nghĩnh.
bh4-large-content
Bác Tám chăm sóc vườn hoa như chăm sóc mảnh đời của mình

 Nhìn cái vẻ chân tình vị nễ của ông Nội, người đã sống đời thủy thủ theo tàu qua bao xứ lạ, bạn bè giàu nghèo đủ hạng khắp năm châu, khi nói lên câu đó làm tui quyết tâm tự nhủ mình phải cố gắng tập luyện, để một ngày nào đó có dịp mà nói lên được một câu ăn tiền như bác Tám, như Chín Y.
 Tui thường hay đợi lúc không có ai ở nhà, chạy vô phòng ba má đứng trước tấm kiếng, mà cố gắng lập lại từng tiếng câu nói của bác Tám ngày đó, đến độ thuộc nằm lòng cho đến bây giờ. Tui cũng nghĩ chắc là bác Tám võ nghệ cao cường, có thuật khinh công tuyệt đĩnh, nên mới bay đến nhanh như thế, thế là tui cũng tập phi thân chạy từ ngoài trước ra ngoài sau nhà cho thiệt lẹ. Kể ra thì bà con sẽ cười ha hả, mấy anh sẽ lắc đầu mà chửi thề... Cái thằng! mấy chị em sẽ hí hửng chọc quê tui, nhưng vì đây là chuyện thật mà tui ôm ấp trong lòng cả một đời, nên xin nói lên tất cả một lần với tấm lòng ngưỡng mộ bác Tám của riêng tui.
 Sau vài ngày tập luyện cái thuật phi thân, đã đưa tui bay cái vèo đến nhà thương Biên Hòa, mà vá mấy mũi trên cái chân mày, là vì tui đã vấp phải con chó Lẹo của nhà chị Lan chui ra từ dưới cái divan, dộng đầu vô ngay cạnh tủ thờ, tiên tổ giật mình tỉnh giấc trăm năm trợn mắt nhíu mày chửi bới ầm vang. Nhưng tui không nản chí! Dù sao thì máu đã chảy lệ đã rơi, võ lâm sẽ có một ngày biết danh Hoàng giáo chủ. Hà hà... Không được bà già cho tập ở trong nhà thì tui ra ngoài ruộng, chạy trên bờ đê lại sụp lỗ chưn trâu, trẹo mắc cá đi cà thọt cả tháng trời. Lớn lên chút nữa tui cũng đã có bao dịp mà thực hành, nói lên mấy câu khí phách ngang tàng như bác Tám, nhưng chưa có được một lần nào nói hết nguyên một câu. Khi thì mới mở miệng ra, thì quả đấm đã bay đến phải ngậm lại mà lo né, nếu không muốn bị gãy răng bầm mặt bên tím bên xanh. Khi thì quá ư là diễu dỡ, đến độ tui cũng phải nhe răng ra mà cười, là vì tui đã quá thành tâm mà nói nguyên con bài bản như vầy:
- Tui không biết tại sao mà chú em đánh con cháu tui nhưng ...Mà có con cháu nào đâu?
Chỉ có mình tui với một thằng du đãng trên phố Đa Kao Sài Gòn và tui chỉ mới có 17 tuổi, một em bắc kỳ nho nhỏ gọi là bồ cho ấm nệm sau xe Honda còn chưa có, con cháu kiếm đâu ra? Thấy tui ôm bụng cười rủ rượi, nó chán nản lắc đầu bỏ đi miệng lầu bầu :
-Mới sáng sớm đã đụng nhầm sư phụ, thằng này chắc ở Biên Hòa.
Phải chi nó đừng vội bỏ đi, tui với nó có thể sẽ quậy cà phê đá mần vài điếu Salem lẻ mà luận chuyện giang hồ. Cái thằng gì đó ơi, tao chịu cái lối chịu chơi của mày. Dân chơi thứ thiệt không ăn hiếp đàn bà con nít, lại càng không chấp người bị bịnh... tâm thần.Tiếc thật. Dù sao thì cũng
khá khen là chú em đã tu luyện thâm hậu, đến cái mức nhận ra ngay...Người Biên Hòa.
Rồi cũng có một đêm mây buồn phố núi ngay cỗng sau trường NLS trên Bảo Lộc, tui bị một người anh em xóm Chùa kề dao chận lại, mà hỏi giấy chích ngừa phong đòn gánh, lần này tui đã có kinh nghiệm nên bỏ lại "con cháu" ở nhà, nhưng khi nói đến cái áo thì tui đâm ra ngọng
nghệu, là vì địch thủ đang xà lỏn ở trần với con dao sáng loáng! Biết nói chi đây, thôi thì uýnh sớm về sớm vậy, chiều hôm tối rồi bịnh viện sắp tới giờ đóng cửa lạng quạng hết cả chỉ khâu.
 Đêm đó tui hên là vì quá biết thừa thân phận đơn côi, lang thang qua ngỏ tối bao mùa lá đỗ của , do đó lúc nào tui cũng thường dấu sẵn một cây rựa trong bụi cỏ bên đường nên người anh em kia được dịp …
...♫ ♪ … Khoác áo nhà thương ♫..♫..lưng đỏ một đường ♪♪… la la la.
Cái thằng đó chạy lẹ quá chứ không thì tui đã có dịp mà nhắn nhủ rằng:
…. Lần sau trước khi chào đón ai, Qua nghĩ chú em nên ăn mặc đàng hoàng hơn một chút. ! … Ha ha …Con cám ơn Bác Tám.
Biết là bà con đang tủm tỉm cười nhưng tui không mắc cở đâu, tui không có "khe" nên tui sẽ kể tiếp. Chẳng những tui rất lấy làm hảnh diện có cái chuyện bác Tám này, mà còn lấy làm vui mừng có được cái cơ hội kể lại cho bao người dân Việt khắp năm châu.
 Rời xứ xa quê đi học tiếp bên Nhật, tui mằn mò đi học võ chùa Thần Đạo chính tông, sau khi phải âm thầm gạt lệ xa rời võ đường Nhu đạo, vì mấy nàng sư tỷ muội Nhật quá ư là nặng nề tui vật hổng nổi, tui còn học luôn cái nghề đánh kiếm cho huề vốn, những sáng mù sương bị mấy ông thầy chùa Nhật bắt cào sỏi sân chùa và tui đã cẩn thận mà dịch mấy câu nói của bác Tám ra tiếng Nhật đàng hoàng. Mà là thứ tiếng Nhật dân chơi đó nha, nói nghe rồ rồ dễ teo lắm.
 Một ngày kia trên phố ăn chơi Shinjuku nổi tiếng đầy quán bar, gái nhảy gái ngồi, gái nằm, cao bồi du đảng, cướp trộm bụi đời kể cả pê đê, ô môi, ô mép đủ thứ hầm bà lằng, trong tiếng nhạc xập xình xập xình uốn éo theo ánh đèn màu ma quái, xỉn say làm sao mà tui đụng chuyện
với một tên Yakuza xã hội đen Nhật và tui cũng đã nhẫn nại mà lập lại câu thần chú muôn năm. Lần này thì cái thằng Nhật cà chớn kia, chắc vì không có cái tâm tư giang hồ lãng mạn của người phương Nam xứ Việt, nên đã nhanh chóng rút phăng đoản kiếm dành để tự mổ bụng ra
mà hét trướng lên:
-Tao không có đánh mày, tao chém!
Ối giời ơi, khỏi phải nói tui chạy vắt giò lên cổ. Kể ra bản lĩnh phi thân cũng đã được tăng thêm vài phần công lực, là nhờ mấy năm trời ngày ngày xách cặp rượt theo xe điện để đi học, đi làm, đi săn gà mái tơ và đi cào sỏi sân chùa. Cho đáng kiếp! Ai biểu chú mày lang thang ra chốn đó!
 Mấy chú bác thầy cô sẽ la rầy như thế. Tui biết! Tuy không nổi tiếng như nhà văn Tưởng Dung, nhưng tui cũng có chút Niềm riêng. Tui làm nghề pha rượu ở nơi đó hàng đêm, để có thêm tí tiền mà gởi về cho ba má cùng lũ em đang vật vờ, đói khát khỗ sầu trên vùng kinh tế mới buồn hiu.
 Đêm đêm, nhìn người ta ăn mặc sang trọng, đẹp đẽ ôm nhau du dương theo dòng nhạc, tui thuờng hay rót riêng cho mình một ly cối sa kê, để không phải bị khách chê là rượu mày pha sao mặn như hòa nước mắt... Tui buồn tủi cái bản thân nghèo nàn thấp kém làm phận" Phổ Ky", nơi trà đình tửu quán nơi xứ lạ đường xa, lẫn cho bao cảnh đời nghiệt ngã, nơi quê hương hàng đêm theo ánh đèn màu.
Tui lại nhớ đến Bác Tám khi nói về cái áo lính với mấy tiếng... Quân đội ta...
oOo
 Đánh lộn biết bao lần bao nhiêu chỗ, có lúc thắng lúc thua nhưng chưa có được một lần ngon lành, hóa giải trận tiền êm đềm như bác Tám làm tui buồn lắm, cứ tự hỏi mình thiếu cái chi?
Trước ngày rời thần Thái Dương qua Mỹ, t
Thưa thầy có lần nào con đã nói được trọn cả một câu đâuui trở lại chùa xưa chào giã biệt sư phụ, rồi không biết vì một nguyên nhân nào, tui đem mọi chuyện ra kể cho ông thầy già chùa Thần Đạo nghe.
Thầy tui rót một chén trà đưa cho tui rồi nói:
-Con đã tập luyện thành công rồi chỉ tại con không biết đó thôi.
Ngẩn ngơ tui hỏi lại thầy:
-
Thưa thầy có lần nào con đã nói được trọn cả một câu đâu?
Ông thầy mỉm cười như Phật mà ôn tồn:
-Có phải đã có bao lần chỉ vì con muốn nói lên như thế mà địch thủ bỏ đi, vì nó tức cười hay là nó tưởng con điên? Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào
cũng đánh nhau. Tối thiểu thì con cũng đã không phải đánh nhau, hay bị người ta đánh cho u đầu gãy gọng bao lần, vì đã ráng nhớ mà nói lên cái câu đó. Bác Tám nào đó đã dạy cho con ba chữ Bi Trí Dũng và nay con đã có thêm chữ Nhẫn. Như thế cũng tạm đủ để làm hành trang
trên bước đường đời.

Thật vậy sao Sư phụ?
Quá đổi mừng vui, tui hăm hở xuống núi lang thang tiếu ngạo giang hồ tận xứ cao bồi Bắc Mỹ, mà quên hỏi thầy...Chừng nào thì con có thêm chữ Tình?
 Cuối đời phiêu bạt sắp tàn cuộc lảng du, tui cũng đã âm thầm mà nhận ra trên bước đường đời lưu lạc, có một loại dân chơi mà anh em mình không bao giờ thắng nổi, càng đấu càng thua te tua. Đó là những nữ thần, nữ hiệp phái Nga Mi, từ miền quê hương đồng xanh biển mặn cho đến thung lũng hoa vàng hay tận phố đá buồn rừng phong tuyết phủ, nếu lỡ mà gặp họ thì nên dùng chữ Nhẫn chứ đừng có hăm hở mà bảo...Cởi áo ra ! Tui đã lỡ dại chỉ có một lần mà bị tẩu hỏa nhập ma, phải sống đời nô lệ hốt lá chiều Thu, đem bỏ thùng rác suốt cả đời dài đêm tàn bến Ngự.
oOo
 Cái khách sạn giờ đã đổi tên đổi chủ, hồ tắm thành sân để xe, cái áo lính hẵn đã bạc màu sương gió rách tả tơi, nhưng mảnh đất và khung trời xanh lơ bác Tám, đứng uy nghi hùng dũng ngày nào vẫn còn, thì sẽ có một ngày nào đó tui sẽ chỉ cho đám đệ tử cùng con cháu biết rằng, ngày xưa ta đã từng học được ở nơi đây một bài học ân tình dài cả một đời người lang thang. Chuyện xảy ra từ thuở xa xưa, hôm nay tui đã sáu mươi tuổi rồi, tuy là không giàu có như bác Tám ngày xưa, nhưng khách sạn thì cũng đã có ra vô biết bao lần từ Motel 6 cho đến Hilton, từ nhà nghỉ thành phố cho đến khách sạn ngàn sao, nên tui không còn phải sợ tiếng đời dị nghị, mà viết ra đây câu chuyện này xem như là một nén hương lòng thắp lên cám ơn bác Tám.
bh5-large-content
9 Y và Bác Tám. Cha và con gặp nhau lần cuối tại Hoa Kỳ 1999

 Gần đây tui đã gặp lại một Chín Y chẳng những thành công trên đường đời mà còn được bạn bè cùng người xung quanh quý mến, vị nể và đêm nay nhớ đến cô cháu ngoại của bác Tám mà tui đã thấy trên mạng tui chỉ muốn mượn cái bài này mà thưa với ông Nội tui một câu nói chân tình tự tấm lòng thành:
-Ông Nội biết không cái Bi Trí Dũng của bác Tám ngày nào năm xưa đã truyền đến thế hệ thứ ba và con cũng đã có học được đôi phần. Hết rồi

Hoàng Duy Liệu
(Hồi xưa tui đi học)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9240)
Giờ này, có ai thả dùm tôi một ngọn đèn, làm dấu chỗ Sông nằm, hoi hóp, chờ ngày sẽ ngừng trôi ra biển!
19 Tháng Tư 2015(Xem: 9397)
Thế là hết một ngày vui, tuy mệt mỏi vì phải cuốc bộ trên những con đường dài, nhưng rất lý thú.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 10620)
Hy vọng đời sống luôn có những người trọng tình nghĩa như những nhân vật trong chuyện
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15861)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 11395)
làm thơ Đường Xướng Họa tham gia vào nhiều nhóm tác giả tên tuổi. vừa để tập dợt, vừa học hỏi cầu tiến.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 13196)
Có đi vào chiến tranh, có chia xẻ tận tình với nhau những lần sống chết mới thấm thía được nỗi nhớ ấy như thế nào
03 Tháng Tư 2015(Xem: 9240)
Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 11562)
Cám ơn tác giả Hà Thu Thủy đã gởi đến cho người đọc thông điệp yêu thương và nhân ái với nhiều quyết tâm
29 Tháng Ba 2015(Xem: 10117)
Cuộc chia ly nào cũng đau khổ và tiếc nuối. Ra đi là hết, biết đến bao giờ trở lại. 1954 Cầu Hiền Lương đã chia đôi đất nước.
28 Tháng Ba 2015(Xem: 10891)
Tôi không tin một triệu dân Biên Hòa ai ai cũng đồng tình phát triển thành phố mà quên đi chục triệu dân Sài Gòn.
21 Tháng Ba 2015(Xem: 9303)
Trời bảo, Trời mưa vì buồn thôi Để người thơ thẩn, ngắm mưa rơi
19 Tháng Ba 2015(Xem: 10821)
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi
17 Tháng Ba 2015(Xem: 10244)
hình bóng cuả quê hương nằm rải rác suốt ba miền Trung Nam Bắc, nơi nào tôi cũng thấy đáng yêu, càng nghèo càng khổ lại càng thương càng nhớ.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 10466)
Tiếc nuối nhớ lại những kỷ niệm xa vời, để mà ngậm ngùi thương tưởng, tìm về một thời “Xuân Thì” đã qua.
09 Tháng Ba 2015(Xem: 11207)
đưa con thuyền bềnh bồng, mênh mông theo làn nước cuộn, thoang thoảng xa xa bài ca vọng cổ não nề, buồn bã chia tay…
08 Tháng Ba 2015(Xem: 16952)
“Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 10633)
Tiển biệt Mẹ người mẹ vĩ đại của chúng con với lòng thương tiếc trọn đời
07 Tháng Ba 2015(Xem: 11386)
Mong cháu tôi nhớ mãi ngày hôm nay để cố gắng học hành, không phụ lòng tin tưởng của cha mẹ cháu và của chính tôi.
28 Tháng Hai 2015(Xem: 10623)
tình cảm anh chị em vẫn tràn trề dù thời gian đã mấy chục năm. Xin cám ơn người Biên Hòa của tôi.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10069)
khi nghe một chiếc lá rụng, một giọt nước rơi, như nhắc nhở mình để biết thương tuổi thơ, tuổi trẻ Việt Nam và biết yêu đất nước mình hơn.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10276)
Định cư ở Mỹ từ năm 1992 nhưng mãi đến giữa năm 2013 mới liên lạc được với vài anh chị đồng hương Biên Hòa
25 Tháng Hai 2015(Xem: 11035)
Tấm lòng nhi nữ thương mà trách. Chẳng trách chi Nàng, trách Hóa công
25 Tháng Hai 2015(Xem: 9575)
Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 19181)
Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California và đồng hương đã tham gia cả sự trang trọng và đặc biệt.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10376)
giáng sinh năm nay người mẹ đã mất và người con chỉ biết gởi cho chúng tôi tấm hình để làm kỷ niệm như một lời tri ơn
14 Tháng Hai 2015(Xem: 10548)
Cám ơn Hội Ái Hữu Biên Hòa, cám ơn Ngô Quyền và cám ơn cái quán Cà Phê Cầu Mát dễ thương
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10195)
Anh tôi đã mất lâu lắm rồi, nhưng mỗi khi thấy một người mặc đồ Biệt Động Quân trong những ngày lễ hội, tôi lại nhớ anh tôi vô cùng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10453)
Tôi chịu không nổi cái cảnh bó gối ngồi trong rọ. Bao nhiêu gia đình đã tìm đường chạy khỏi Sài Gòn và đã chạy được khỏi Việt Nam
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10681)
Người Đi Trên Mây của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng có lẽ là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người ta nói hoặc viết về Nguyễn Xuân Hoàng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10550)
Cuộc đời có những buồn vui bất chợt dễ thương để trở thành kỷ niệm đẹp, đều mang một ý nghĩa thiêng liêng.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 10201)
Hy vọng tôi sẽ vượt qua một cách bình an và để lại một nụ cười. Nụ cười mãn nguyện cám ơn cuộc sống quý giá mà ơn trên đã ban cho tôi.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9978)
Cái chết của người bạn thân thiết là sự đoạn tuyệt đột ngột với quá khứ của mình. Chúng ta không những mất một sự hiện diện mà còn mất cả một phần của cuộc sống
04 Tháng Hai 2015(Xem: 11311)
Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10273)
mong chị hãy thanh thản bước về miền tây phương cực lạc
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10721)
Cám ơn tác giả Nguyễn Thị Thêm đã cho tôi và những đồng hương độc giả BH thưởng thức một bài thơ hay, đầy ý nghĩa và chứa chan tình tự quê hương.
17 Tháng Giêng 2015(Xem: 10379)
những kỹ niệm, những tình cảm mến thương với chị Chu Diệu Thi, chị Lương Thị Sao bỗng chốc không cầm được nước mắt…
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 9931)
Trong khi những cơn gió Bấc cứ thi nhau thổi phà qua căn nhà trống trước, trống sau đem thêm những cơn lạnh thấu da.
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 8775)
Trong không gian êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói lên điều tự khoái…
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 10897)
cho một thi sĩ đã ra đi, nhưng lời thơ còn ở lại và vẫn chứa đựng mênh mang năm tháng cuộc đời .
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10333)
Tiển người đi. Trả lại buồn phiền những ai bi
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10603)
Sáng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi bịnh xá, đứng trên Quốc lộ 4 nhìn về hướng Cần Thơ thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 10275)
Phong bao tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩ to lớn là người Việt mình độc lập trong đời sống, trong tư tưởng cũng như phong tục tập quán.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 15789)
Nhìn lại, mái tóc đã pha muối tiêu. Tình cảm vẫn như ngày xưa. Xin cám ơn cuộc đời.Một ngày vui qua mau.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 10407)
Tôi thấy mình quá đầy đủ và hạnh phúc. Xin chia sẻ niềm hạnh phúc này đến tất cả các bạn.
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11353)
Thưởng thức lại ca khúc “Lời Con Xin Chúa” không phải để khơi lên “đống tro tàn tang tóc”, mà để cảm thông với những con người đã và đang chịu đau khổ
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9965)
merry Christmas and happy New Yeara
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9850)
Gia đình Kiều Oanh xin chân thành gửi lời kính chúc đến quý vị trưởng thượng, quý Thầy cô, đồng hương, cùng các bạn hữu vui đón một mùa Noel an bình, thịnh vượng
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14943)
Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9082)
Cám ơn các thân hữu, bạn bè gần xa đã đọc những tâm tình của tui trong năm qua và luôn yêu thương, khuyến khích.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11290)
Giữa hai người yêu nhau mà người con gái vì một chuyện gì đó nhỏ lệ thì người con trai lại hốt hoảng lo âu