6:36 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

BIÊN HÒA THỜI THƠ DẠI Nguyễn Trần Diệu Hương

03 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 18954)


bienhoathodai-large-content 

 

Sông Đồng Nai và những trái bưởi ngọt thanh là hình ảnh gắn liền với Biên Hòa trong lòng rất nhiều người, nhất là những người phài sống đời lưu lạc. Với riêng tôi, Biên Hòa gắn với hình ảnh bờ sông Đồng Nai gần Bưu điện, với những cây hoa hoàng hậu màu tím (còn có một cái tên rất thô thiển là "hoa móng bò") ở sân trường Nữ tiểu học; và trường Ngô Quyền thân yêu với những ngày leo con dốc dài trên đường Quốc lộ một đi học.

Đầu tháng mười hai âm lịch là lũ học trò chúng tôi nao nức đếm từng ngày đến Tết như một ca ca dao trong sách tập đọc lớp ba:

"Cu kêu ba tiếng cu kêu,

Cho mau đến Tết dựng nêu ăn chè"

Đến bây giờ tôi vẫn còn thuộc mặc dù vẫn không hiểu tại sao hình ảnh cây nêu ngày Tết lại có liên quan đến loài chim cu và những chén chè ngọt ngào.

Năm năm ở trường Tiểu học, dưới mười tuổi, còn quá nhỏ nên chúng tôi được cô giáo lo cho mọi thứ. Đến "ngày tất niên" (ngày học cuối cùng trước khi nghỉ Tết khoảng hai tuần), bầy con gái nhỏ chỉ việc kéo nhau đến trường mà không phải ôm cặp, không phải học bài, mà lại còn được tha hồ ăn mứt, kẹo trong tiệc tất niên ở từng lớp. Thường thì chì có các loại mứt quen thuộc như mứt khoai, mứt bí, mứt gừng, mứt hột sen... có phủ một lớp áo đường ở ngoài, và cắn hột dưa màu đỏ. Những đứa chưa mọc răng cửa vẫn nhìn bạn bè cắn hột dưa dòn tan với tất cả "vẻ ngưỡng mộ”. Mỗi đứa được cô giáo phát một chai xá xị hay nước chanh có cắm sẵn ống hút. Ớ một góc lớp có một cây mai giả làm bằng giấy nhún màu vàng, công trình của cả lớp trong mấy giờ thủ công, nhìn từ xa cũng giông giống mai thật. Chỉ có vậy, nhưng mấy cô học trò bé tí xíu vui vẻ, rạng rỡ còn hơn người lớn dự yến tiệc. Đến cuối tiệc tất niên, chia tay nhau về, chúng tôi còn tặng cho nhau một tấm thiệp chúc Tết, thường là tự làm lấy, chỉ có nét vẽ vụng dại hoa mai vàng, pháo đỏ, hay mấy phong bao lì xì màu đỏ bên cạnh mấy chữ "cung chúc tân xuân" nắn nót viết còn hơn là mấy ông đồ xưa viết câu đối Tết. Vậy mà niềm vui tuổi nhỏ kéo dài đến "ra giêng" đi học lại. Lớn lên, nghĩ lại kỷ niệm xưa, dù bạn bè cùng lớp thời thơ dại đã biền biệt phương nào, dư âm của hạnh phúc tuồi thơ vẫn còn ngọt ngào êm dịu.

Kỷ niệm ngày Tết ở Ngô Quyền thì vui hơn, thơ mộng hơn, và có phảng phất "hình như là tình yêu" mà thật ra không phải là tình yêu, chỉ là dao động của tuổi dậy thì. Cũng như thời tiểu học, vào tháng chạp âm lịch là lòng chúng tôi mở hội vì gần Tết, chúng tôi lại vừa thi đệ nhất lục cá nguyệt xong, không còn phải thức khuya dậy sớm học bài, không phải lo lắng bài vở. Thời gian đó, nếu thầy cô cho làm bài kiểm tra là cả lớp cùng đoàn kết "đình công" vì chẳng có đứa nào học bài trong mấy tuần trước Tết. Đã vậy, sau khi tan học, thay vì về nhà, nhiều khi cả lớp còn "dung dăng dung dẻ" đi coi chợ hoa, đi coi các hàng bánh mứt. Và chỉ dám đứng xa mà nhìn, không dám đến gần, sợ đổ bể cái gì thì chỉ có cách làm công để trừ nợ vì không đứa nào có tiền.

Sau này, trưởng thành hơn, nghĩ lại mới thấy hình ảnh của học trò con gái tuổi mười ba, mười bốn cũng là một biều tượng sống cùa mùa xuân, góp phần tô điễm cho hương sắc mùa xuân bên cạnh mai, lan, cúc, trúc... khoe sắc trong chợ hoa ngày Tết.

Những con đường chính của tỉnh lỵ Biên Hòa lúc đó, dưới con mắt của học trò đệ nhất cấp, chỉ gồm có Quốc lộ một, Nguyễn Hữu Cảnh, và Trịnh Hoài Đức. Những con đường quen thuộc mà chúng tôi đi qua, đi lại bằng xe đạp, xe lam, hay đi bộ mỗi ngày rất quen thuộc đến độ biết chỗ nào có ổ gà, chỗ nào cần phải lấy hơi đạp xe lên dốc, nhất là những lúc phải chở một đứa bạn hơi... "sổ sữa" ở yên sau của xe đạp mini bánh rất nhỏ.

Đa số chúng tôi đi học bằng xe lam (một loại xe ba bánh chở nhiều nhất là mười người khách) nhưng lúc về thì đi bộ, nhất là những ngày học buổi chiều. Buổi trưa trời nắng chang chang, đi học bằng xe lam rất thuận tiện, chỉ tốn có năm đồng. Xe ngừng trước cổng trường Ngô Quyền, thả ra từng đàn học sinh áo trắng là một hình ảnh rất đẹp mỗi sáng, mỗi trưa, như một cái đồng hồ chính xác của những người sống gần trường. Học trò tỉnh lỵ thời đó rất dễ thương, hôm nào lỡ quên đem tiền, có khi một nữ sinh Ngô Quyền khác hào phóng trả giùm, có khi bác tài xế cho nợ ngày mai sẽ trả. Cả chủ nợ lẫn con nợ đều không quen biết nhau, có khi bác tài cũng chẳng nhớ mặt con nợ trong cả trăm nữ sinh áo dài trắng đồng phục giống nhau, nhưng con nợ không bao giờ quên trả món tiền thiếu chịu. Ngày hôm sau, đi học sớm, đứng ở chỗ chờ xe lam quen thuộc hay ở cổng trường nhìn mặt từng bác lái xe lam để trả lại cho bác tài tử tế năm đồng thiếu chịu.

Chỗ chúng tôi vẫn đứng chờ xe lam là một ngã ba, có một cái bồn phun nước, có lẽ để tiết kiệm nước, chỉ có ban đêm nước mới phun lên; ban ngày chỉ có một chút nước trong lòng hồ, nhưng được cái là bao giờ bồn nước cũng sạch, không có rong rêu, không có rác. Mỗi lần đứng chờ xe lam dưới bóng cây, chúng tôi vẫn mong rằng lúc nào cũng có nước phun lên chắc một góc tỉnh lỵ sẽ sinh động hơn. Một lần, không hiểu tại sao xe lam không đến khoảng năm phút một lần như thường lệ, cả một bầy học trò vừa ngơ ngác, vừa lo lắng sợ trễ học, có một chiếc xe nhà binh GMC loại lớn nhất, chắc có ít nhất là mười bánh xe, đậu lại. Trên xe không có ai, chỉ có mỗi một ông tài xế. Chắc là tội nghiệp học trò (hay là nhờ có những chị học lớp mười một, mười hai đang ở độ tuổi đẹp nhất đời người nổi bật trong đám học trò lóc nhóc lô nhô?), ông tài xế thò đầu ra từ buồng lái, hét lớn át cả tiềng động cơ xe:

- Các em đi học ở đâu? Ngô Quyền, Trần Thượng Xuyên, hay Khiết Tâm phải không? Lên xe đi, tôi chở giùm đến trường.

"Được lời như cởi tấm lòng", cả nhóm học trò chừng hơn ba chục người giúp nhau leo lên xe vì cái xe rất cao, học trò con gái thì áo dài thướt tha, có nhiều chị lại còn mang guốc cao. Trong lòng một cái xe GMC của lính, bầy học trò tự nhiên thấy mình bé nhỏ lại cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ngồi lọt thỏm trong một góc xe.

Dọc đường, rất nhiều người nhìn lên xe với dấu chấm hỏi trong đầu khi thấy một chiếc GMC đầy bụi đường, thường chở những người lính từng "nằm gai nếm mật" với súng ống đạn dược, lại chở một nhóm học trò áo trắng trong trẻo, ngây thơ với cặp sách tinh khôi. Đó là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần duy nhất trong đời, học trò chúng tôi được đi trên một chiếc xe GMC to lớn phảng phất mùi vị của chiến tranh. Bỗng dưng thấy mình lớn hơn, cao hơn tất cả người và xe đang xuôi ngược trên đường, và được dịp "nhìn xuống cuộc đời" từ mắt nai của học trò.

Đến trước cổng trường, người lính dừng xe lại, chị lớn nhất nhóm leo xuống trước, hỏi ông ta:

- Chú ơi cho tụi cháu trả tiền xe.

Người lính cười thành tiếng, khoe hàm răng trắng nổi bật trên khuôn mặt sạm nắng;

- Cho các cô các cậu thiếu chịu. Lần sau trả luôn.

Lúc đó là tháng giêng năm 1975, gần đến Tết Ất Mão, nên chẳng bao giờ có một lần sau như lời người lính tốt bụng đã chở giùm một nhóm học trò trung học đến trường. Với riêng tôi, đó cũng là một món nợ nhỏ suốt đời không trả được. Sau này mới biết hôm đó là ngày đình công của nghiệp đoàn những người lái xe lam, học trò con nít không theo dõi tin tức nên không biết, vẫn đứng chờ xe lam đến như thông lệ.

Buổi chiều tan học, trời đẹp, đi bộ vui hơn, lâu lâu còn ghé tiệm cho thuê sách Nam Tạo ở gần Ty Cảnh Sát và rạp Biên Hùng để mướn truyện về đọc. Còn nhỏ, chưa phải nấu ăn, chưa phải phụ việc nhà nhiều, không cần phải về gấp, nên trên đường về, chúng tôi còn đủng đỉnh ghé vô tiệm sách Huỳnh Hiệp trên đường Trịnh Hoài Đức "đọc cọp" các loại sách truyện bày bán trên giá. Có khi ba bốn đứa còn chia nhau, mỗi đứa đọc một chương của một quyển sách nào đó có cái bìa rất đẹp, hoặc "nghe đồn" đó là một truyện rất hay. Chỉ hai hay ba ngày liên tiếp như vậy, cả lớp đã được biết toàn bộ nội dung câu chuyện. Xin gởi lời cảm ơn muộn màng đến nhà sách Huỳnh Hiệp đã không nỡ đuổi những cô học trò nhỏ chuyên "đọc cọp" vì không có tiền mua sách.

Thật ra trình độ học trò lớp bảy lúc đó, còn ngây thơ, quanh đi quẩn lại chỉ đọc các tác phẩm của Tự lực văn đoàn trong chương trình Quốc văn ở trường, và các tác phẩm cúa tủ sách Tuổi hoa mà cà người đọc lẫn người viết vẫn còn trong thời kỳ cắp sách. Chúng tôi đi hàng ngang trên đường phố, lúc đó vẫn còn nguyên vẻ bình yên của tỉnh lỵ, luân phiên kể chuyện theo thứ tự từng chương sách. Chắc thấy học trò con gái ngoan ngoãn dễ thương, không có ai phàn nàn với kiểu đi chiếm hết lề đường của chúng tôi.

Hồi đó vì chiến tranh, không được đốt pháo vào ngày Tết, nghe nói lệnh cấm chỉ có từ sau Tết Mậu Thân 1968. Nên với thế hệ chúng tôi, ngày Tết không có tiếng pháo, không có ông đồ già tóc và râu đều trắng màu sương khói ngồi ở một góc phố viết những câu đối Tết màu đỏ chữ đen; nhưng ngày Tết vẫn có ý nghĩa thiêng liêng với mùi trầm hương ngào ngạt trên bàn thờ tổ tiên, vói bộ quần áo mới mỗi năm chỉ có một lần, và những phong bì màu đỏ bên trong có tờ tiền thẳng nếp còn thơm mùi giấy mực.

Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.

 

 Nguyễn Trần Diệu Hương

 California, ngày đầu mùa đông 2010



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6709)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5878)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6947)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7352)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6371)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6077)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6645)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5432)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5294)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5604)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5527)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5578)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6038)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6824)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6840)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6186)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6107)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6278)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6465)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6918)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6579)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6962)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7034)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6823)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6436)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47152)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66998)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24965)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6001)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5984)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6299)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7030)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5528)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5776)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6392)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5658)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5472)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5938)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6422)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5482)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6020)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6205)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6219)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8189)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7113)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6364)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8762)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7802)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7438)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7372)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu