6:40 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

BIÊN HÒA THỜI THƠ DẠI Nguyễn Trần Diệu Hương

03 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 18955)


bienhoathodai-large-content 

 

Sông Đồng Nai và những trái bưởi ngọt thanh là hình ảnh gắn liền với Biên Hòa trong lòng rất nhiều người, nhất là những người phài sống đời lưu lạc. Với riêng tôi, Biên Hòa gắn với hình ảnh bờ sông Đồng Nai gần Bưu điện, với những cây hoa hoàng hậu màu tím (còn có một cái tên rất thô thiển là "hoa móng bò") ở sân trường Nữ tiểu học; và trường Ngô Quyền thân yêu với những ngày leo con dốc dài trên đường Quốc lộ một đi học.

Đầu tháng mười hai âm lịch là lũ học trò chúng tôi nao nức đếm từng ngày đến Tết như một ca ca dao trong sách tập đọc lớp ba:

"Cu kêu ba tiếng cu kêu,

Cho mau đến Tết dựng nêu ăn chè"

Đến bây giờ tôi vẫn còn thuộc mặc dù vẫn không hiểu tại sao hình ảnh cây nêu ngày Tết lại có liên quan đến loài chim cu và những chén chè ngọt ngào.

Năm năm ở trường Tiểu học, dưới mười tuổi, còn quá nhỏ nên chúng tôi được cô giáo lo cho mọi thứ. Đến "ngày tất niên" (ngày học cuối cùng trước khi nghỉ Tết khoảng hai tuần), bầy con gái nhỏ chỉ việc kéo nhau đến trường mà không phải ôm cặp, không phải học bài, mà lại còn được tha hồ ăn mứt, kẹo trong tiệc tất niên ở từng lớp. Thường thì chì có các loại mứt quen thuộc như mứt khoai, mứt bí, mứt gừng, mứt hột sen... có phủ một lớp áo đường ở ngoài, và cắn hột dưa màu đỏ. Những đứa chưa mọc răng cửa vẫn nhìn bạn bè cắn hột dưa dòn tan với tất cả "vẻ ngưỡng mộ”. Mỗi đứa được cô giáo phát một chai xá xị hay nước chanh có cắm sẵn ống hút. Ớ một góc lớp có một cây mai giả làm bằng giấy nhún màu vàng, công trình của cả lớp trong mấy giờ thủ công, nhìn từ xa cũng giông giống mai thật. Chỉ có vậy, nhưng mấy cô học trò bé tí xíu vui vẻ, rạng rỡ còn hơn người lớn dự yến tiệc. Đến cuối tiệc tất niên, chia tay nhau về, chúng tôi còn tặng cho nhau một tấm thiệp chúc Tết, thường là tự làm lấy, chỉ có nét vẽ vụng dại hoa mai vàng, pháo đỏ, hay mấy phong bao lì xì màu đỏ bên cạnh mấy chữ "cung chúc tân xuân" nắn nót viết còn hơn là mấy ông đồ xưa viết câu đối Tết. Vậy mà niềm vui tuổi nhỏ kéo dài đến "ra giêng" đi học lại. Lớn lên, nghĩ lại kỷ niệm xưa, dù bạn bè cùng lớp thời thơ dại đã biền biệt phương nào, dư âm của hạnh phúc tuồi thơ vẫn còn ngọt ngào êm dịu.

Kỷ niệm ngày Tết ở Ngô Quyền thì vui hơn, thơ mộng hơn, và có phảng phất "hình như là tình yêu" mà thật ra không phải là tình yêu, chỉ là dao động của tuổi dậy thì. Cũng như thời tiểu học, vào tháng chạp âm lịch là lòng chúng tôi mở hội vì gần Tết, chúng tôi lại vừa thi đệ nhất lục cá nguyệt xong, không còn phải thức khuya dậy sớm học bài, không phải lo lắng bài vở. Thời gian đó, nếu thầy cô cho làm bài kiểm tra là cả lớp cùng đoàn kết "đình công" vì chẳng có đứa nào học bài trong mấy tuần trước Tết. Đã vậy, sau khi tan học, thay vì về nhà, nhiều khi cả lớp còn "dung dăng dung dẻ" đi coi chợ hoa, đi coi các hàng bánh mứt. Và chỉ dám đứng xa mà nhìn, không dám đến gần, sợ đổ bể cái gì thì chỉ có cách làm công để trừ nợ vì không đứa nào có tiền.

Sau này, trưởng thành hơn, nghĩ lại mới thấy hình ảnh của học trò con gái tuổi mười ba, mười bốn cũng là một biều tượng sống cùa mùa xuân, góp phần tô điễm cho hương sắc mùa xuân bên cạnh mai, lan, cúc, trúc... khoe sắc trong chợ hoa ngày Tết.

Những con đường chính của tỉnh lỵ Biên Hòa lúc đó, dưới con mắt của học trò đệ nhất cấp, chỉ gồm có Quốc lộ một, Nguyễn Hữu Cảnh, và Trịnh Hoài Đức. Những con đường quen thuộc mà chúng tôi đi qua, đi lại bằng xe đạp, xe lam, hay đi bộ mỗi ngày rất quen thuộc đến độ biết chỗ nào có ổ gà, chỗ nào cần phải lấy hơi đạp xe lên dốc, nhất là những lúc phải chở một đứa bạn hơi... "sổ sữa" ở yên sau của xe đạp mini bánh rất nhỏ.

Đa số chúng tôi đi học bằng xe lam (một loại xe ba bánh chở nhiều nhất là mười người khách) nhưng lúc về thì đi bộ, nhất là những ngày học buổi chiều. Buổi trưa trời nắng chang chang, đi học bằng xe lam rất thuận tiện, chỉ tốn có năm đồng. Xe ngừng trước cổng trường Ngô Quyền, thả ra từng đàn học sinh áo trắng là một hình ảnh rất đẹp mỗi sáng, mỗi trưa, như một cái đồng hồ chính xác của những người sống gần trường. Học trò tỉnh lỵ thời đó rất dễ thương, hôm nào lỡ quên đem tiền, có khi một nữ sinh Ngô Quyền khác hào phóng trả giùm, có khi bác tài xế cho nợ ngày mai sẽ trả. Cả chủ nợ lẫn con nợ đều không quen biết nhau, có khi bác tài cũng chẳng nhớ mặt con nợ trong cả trăm nữ sinh áo dài trắng đồng phục giống nhau, nhưng con nợ không bao giờ quên trả món tiền thiếu chịu. Ngày hôm sau, đi học sớm, đứng ở chỗ chờ xe lam quen thuộc hay ở cổng trường nhìn mặt từng bác lái xe lam để trả lại cho bác tài tử tế năm đồng thiếu chịu.

Chỗ chúng tôi vẫn đứng chờ xe lam là một ngã ba, có một cái bồn phun nước, có lẽ để tiết kiệm nước, chỉ có ban đêm nước mới phun lên; ban ngày chỉ có một chút nước trong lòng hồ, nhưng được cái là bao giờ bồn nước cũng sạch, không có rong rêu, không có rác. Mỗi lần đứng chờ xe lam dưới bóng cây, chúng tôi vẫn mong rằng lúc nào cũng có nước phun lên chắc một góc tỉnh lỵ sẽ sinh động hơn. Một lần, không hiểu tại sao xe lam không đến khoảng năm phút một lần như thường lệ, cả một bầy học trò vừa ngơ ngác, vừa lo lắng sợ trễ học, có một chiếc xe nhà binh GMC loại lớn nhất, chắc có ít nhất là mười bánh xe, đậu lại. Trên xe không có ai, chỉ có mỗi một ông tài xế. Chắc là tội nghiệp học trò (hay là nhờ có những chị học lớp mười một, mười hai đang ở độ tuổi đẹp nhất đời người nổi bật trong đám học trò lóc nhóc lô nhô?), ông tài xế thò đầu ra từ buồng lái, hét lớn át cả tiềng động cơ xe:

- Các em đi học ở đâu? Ngô Quyền, Trần Thượng Xuyên, hay Khiết Tâm phải không? Lên xe đi, tôi chở giùm đến trường.

"Được lời như cởi tấm lòng", cả nhóm học trò chừng hơn ba chục người giúp nhau leo lên xe vì cái xe rất cao, học trò con gái thì áo dài thướt tha, có nhiều chị lại còn mang guốc cao. Trong lòng một cái xe GMC của lính, bầy học trò tự nhiên thấy mình bé nhỏ lại cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ngồi lọt thỏm trong một góc xe.

Dọc đường, rất nhiều người nhìn lên xe với dấu chấm hỏi trong đầu khi thấy một chiếc GMC đầy bụi đường, thường chở những người lính từng "nằm gai nếm mật" với súng ống đạn dược, lại chở một nhóm học trò áo trắng trong trẻo, ngây thơ với cặp sách tinh khôi. Đó là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần duy nhất trong đời, học trò chúng tôi được đi trên một chiếc xe GMC to lớn phảng phất mùi vị của chiến tranh. Bỗng dưng thấy mình lớn hơn, cao hơn tất cả người và xe đang xuôi ngược trên đường, và được dịp "nhìn xuống cuộc đời" từ mắt nai của học trò.

Đến trước cổng trường, người lính dừng xe lại, chị lớn nhất nhóm leo xuống trước, hỏi ông ta:

- Chú ơi cho tụi cháu trả tiền xe.

Người lính cười thành tiếng, khoe hàm răng trắng nổi bật trên khuôn mặt sạm nắng;

- Cho các cô các cậu thiếu chịu. Lần sau trả luôn.

Lúc đó là tháng giêng năm 1975, gần đến Tết Ất Mão, nên chẳng bao giờ có một lần sau như lời người lính tốt bụng đã chở giùm một nhóm học trò trung học đến trường. Với riêng tôi, đó cũng là một món nợ nhỏ suốt đời không trả được. Sau này mới biết hôm đó là ngày đình công của nghiệp đoàn những người lái xe lam, học trò con nít không theo dõi tin tức nên không biết, vẫn đứng chờ xe lam đến như thông lệ.

Buổi chiều tan học, trời đẹp, đi bộ vui hơn, lâu lâu còn ghé tiệm cho thuê sách Nam Tạo ở gần Ty Cảnh Sát và rạp Biên Hùng để mướn truyện về đọc. Còn nhỏ, chưa phải nấu ăn, chưa phải phụ việc nhà nhiều, không cần phải về gấp, nên trên đường về, chúng tôi còn đủng đỉnh ghé vô tiệm sách Huỳnh Hiệp trên đường Trịnh Hoài Đức "đọc cọp" các loại sách truyện bày bán trên giá. Có khi ba bốn đứa còn chia nhau, mỗi đứa đọc một chương của một quyển sách nào đó có cái bìa rất đẹp, hoặc "nghe đồn" đó là một truyện rất hay. Chỉ hai hay ba ngày liên tiếp như vậy, cả lớp đã được biết toàn bộ nội dung câu chuyện. Xin gởi lời cảm ơn muộn màng đến nhà sách Huỳnh Hiệp đã không nỡ đuổi những cô học trò nhỏ chuyên "đọc cọp" vì không có tiền mua sách.

Thật ra trình độ học trò lớp bảy lúc đó, còn ngây thơ, quanh đi quẩn lại chỉ đọc các tác phẩm của Tự lực văn đoàn trong chương trình Quốc văn ở trường, và các tác phẩm cúa tủ sách Tuổi hoa mà cà người đọc lẫn người viết vẫn còn trong thời kỳ cắp sách. Chúng tôi đi hàng ngang trên đường phố, lúc đó vẫn còn nguyên vẻ bình yên của tỉnh lỵ, luân phiên kể chuyện theo thứ tự từng chương sách. Chắc thấy học trò con gái ngoan ngoãn dễ thương, không có ai phàn nàn với kiểu đi chiếm hết lề đường của chúng tôi.

Hồi đó vì chiến tranh, không được đốt pháo vào ngày Tết, nghe nói lệnh cấm chỉ có từ sau Tết Mậu Thân 1968. Nên với thế hệ chúng tôi, ngày Tết không có tiếng pháo, không có ông đồ già tóc và râu đều trắng màu sương khói ngồi ở một góc phố viết những câu đối Tết màu đỏ chữ đen; nhưng ngày Tết vẫn có ý nghĩa thiêng liêng với mùi trầm hương ngào ngạt trên bàn thờ tổ tiên, vói bộ quần áo mới mỗi năm chỉ có một lần, và những phong bì màu đỏ bên trong có tờ tiền thẳng nếp còn thơm mùi giấy mực.

Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.

 

 Nguyễn Trần Diệu Hương

 California, ngày đầu mùa đông 2010



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9252)
Giờ này, có ai thả dùm tôi một ngọn đèn, làm dấu chỗ Sông nằm, hoi hóp, chờ ngày sẽ ngừng trôi ra biển!
19 Tháng Tư 2015(Xem: 9414)
Thế là hết một ngày vui, tuy mệt mỏi vì phải cuốc bộ trên những con đường dài, nhưng rất lý thú.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 10644)
Hy vọng đời sống luôn có những người trọng tình nghĩa như những nhân vật trong chuyện
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15879)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 11422)
làm thơ Đường Xướng Họa tham gia vào nhiều nhóm tác giả tên tuổi. vừa để tập dợt, vừa học hỏi cầu tiến.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 13213)
Có đi vào chiến tranh, có chia xẻ tận tình với nhau những lần sống chết mới thấm thía được nỗi nhớ ấy như thế nào
03 Tháng Tư 2015(Xem: 9256)
Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 11585)
Cám ơn tác giả Hà Thu Thủy đã gởi đến cho người đọc thông điệp yêu thương và nhân ái với nhiều quyết tâm
29 Tháng Ba 2015(Xem: 10128)
Cuộc chia ly nào cũng đau khổ và tiếc nuối. Ra đi là hết, biết đến bao giờ trở lại. 1954 Cầu Hiền Lương đã chia đôi đất nước.
28 Tháng Ba 2015(Xem: 10905)
Tôi không tin một triệu dân Biên Hòa ai ai cũng đồng tình phát triển thành phố mà quên đi chục triệu dân Sài Gòn.
21 Tháng Ba 2015(Xem: 9315)
Trời bảo, Trời mưa vì buồn thôi Để người thơ thẩn, ngắm mưa rơi
19 Tháng Ba 2015(Xem: 10839)
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi
17 Tháng Ba 2015(Xem: 10270)
hình bóng cuả quê hương nằm rải rác suốt ba miền Trung Nam Bắc, nơi nào tôi cũng thấy đáng yêu, càng nghèo càng khổ lại càng thương càng nhớ.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 10484)
Tiếc nuối nhớ lại những kỷ niệm xa vời, để mà ngậm ngùi thương tưởng, tìm về một thời “Xuân Thì” đã qua.
09 Tháng Ba 2015(Xem: 11228)
đưa con thuyền bềnh bồng, mênh mông theo làn nước cuộn, thoang thoảng xa xa bài ca vọng cổ não nề, buồn bã chia tay…
08 Tháng Ba 2015(Xem: 16969)
“Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 10641)
Tiển biệt Mẹ người mẹ vĩ đại của chúng con với lòng thương tiếc trọn đời
07 Tháng Ba 2015(Xem: 11431)
Mong cháu tôi nhớ mãi ngày hôm nay để cố gắng học hành, không phụ lòng tin tưởng của cha mẹ cháu và của chính tôi.
28 Tháng Hai 2015(Xem: 10639)
tình cảm anh chị em vẫn tràn trề dù thời gian đã mấy chục năm. Xin cám ơn người Biên Hòa của tôi.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10096)
khi nghe một chiếc lá rụng, một giọt nước rơi, như nhắc nhở mình để biết thương tuổi thơ, tuổi trẻ Việt Nam và biết yêu đất nước mình hơn.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10294)
Định cư ở Mỹ từ năm 1992 nhưng mãi đến giữa năm 2013 mới liên lạc được với vài anh chị đồng hương Biên Hòa
25 Tháng Hai 2015(Xem: 11059)
Tấm lòng nhi nữ thương mà trách. Chẳng trách chi Nàng, trách Hóa công
25 Tháng Hai 2015(Xem: 9589)
Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 19200)
Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California và đồng hương đã tham gia cả sự trang trọng và đặc biệt.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10394)
giáng sinh năm nay người mẹ đã mất và người con chỉ biết gởi cho chúng tôi tấm hình để làm kỷ niệm như một lời tri ơn
14 Tháng Hai 2015(Xem: 10566)
Cám ơn Hội Ái Hữu Biên Hòa, cám ơn Ngô Quyền và cám ơn cái quán Cà Phê Cầu Mát dễ thương
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10222)
Anh tôi đã mất lâu lắm rồi, nhưng mỗi khi thấy một người mặc đồ Biệt Động Quân trong những ngày lễ hội, tôi lại nhớ anh tôi vô cùng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10475)
Tôi chịu không nổi cái cảnh bó gối ngồi trong rọ. Bao nhiêu gia đình đã tìm đường chạy khỏi Sài Gòn và đã chạy được khỏi Việt Nam
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10694)
Người Đi Trên Mây của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng có lẽ là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người ta nói hoặc viết về Nguyễn Xuân Hoàng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10573)
Cuộc đời có những buồn vui bất chợt dễ thương để trở thành kỷ niệm đẹp, đều mang một ý nghĩa thiêng liêng.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 10227)
Hy vọng tôi sẽ vượt qua một cách bình an và để lại một nụ cười. Nụ cười mãn nguyện cám ơn cuộc sống quý giá mà ơn trên đã ban cho tôi.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 10002)
Cái chết của người bạn thân thiết là sự đoạn tuyệt đột ngột với quá khứ của mình. Chúng ta không những mất một sự hiện diện mà còn mất cả một phần của cuộc sống
04 Tháng Hai 2015(Xem: 11332)
Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10299)
mong chị hãy thanh thản bước về miền tây phương cực lạc
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10742)
Cám ơn tác giả Nguyễn Thị Thêm đã cho tôi và những đồng hương độc giả BH thưởng thức một bài thơ hay, đầy ý nghĩa và chứa chan tình tự quê hương.
17 Tháng Giêng 2015(Xem: 10411)
những kỹ niệm, những tình cảm mến thương với chị Chu Diệu Thi, chị Lương Thị Sao bỗng chốc không cầm được nước mắt…
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 9953)
Trong khi những cơn gió Bấc cứ thi nhau thổi phà qua căn nhà trống trước, trống sau đem thêm những cơn lạnh thấu da.
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 8798)
Trong không gian êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói lên điều tự khoái…
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 10924)
cho một thi sĩ đã ra đi, nhưng lời thơ còn ở lại và vẫn chứa đựng mênh mang năm tháng cuộc đời .
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10343)
Tiển người đi. Trả lại buồn phiền những ai bi
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10615)
Sáng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi bịnh xá, đứng trên Quốc lộ 4 nhìn về hướng Cần Thơ thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 10295)
Phong bao tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩ to lớn là người Việt mình độc lập trong đời sống, trong tư tưởng cũng như phong tục tập quán.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 15806)
Nhìn lại, mái tóc đã pha muối tiêu. Tình cảm vẫn như ngày xưa. Xin cám ơn cuộc đời.Một ngày vui qua mau.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 10421)
Tôi thấy mình quá đầy đủ và hạnh phúc. Xin chia sẻ niềm hạnh phúc này đến tất cả các bạn.
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11374)
Thưởng thức lại ca khúc “Lời Con Xin Chúa” không phải để khơi lên “đống tro tàn tang tóc”, mà để cảm thông với những con người đã và đang chịu đau khổ
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9980)
merry Christmas and happy New Yeara
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9861)
Gia đình Kiều Oanh xin chân thành gửi lời kính chúc đến quý vị trưởng thượng, quý Thầy cô, đồng hương, cùng các bạn hữu vui đón một mùa Noel an bình, thịnh vượng
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14980)
Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9097)
Cám ơn các thân hữu, bạn bè gần xa đã đọc những tâm tình của tui trong năm qua và luôn yêu thương, khuyến khích.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11297)
Giữa hai người yêu nhau mà người con gái vì một chuyện gì đó nhỏ lệ thì người con trai lại hốt hoảng lo âu