5:58 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

BÉ TƯ - THỜI THƠ DẠI - JANINE

27 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 13050)

BÉ TƯ - THỜI THƠ DẠI

thodai6

 Thời Thơ Dại,wow! có cái nhớ cái quên. Riêng tôi đã hơn nửa đời người với bao thăng trầm biến đổi với bao niềm vui và nỗi buồn. Nhìn lại từng bước trưởng thành của hai đứa con, đôi khi tôi nhìn lại mình, có lúc tự mĩm cười và tôi không thể nào quên được những tháng năm của thời thơ dại.

 “Bé Tư” là hai tiếng gọi thân thương được ba mẹ và anh chị đã dành cho tôi. Biết bao kỷ niệm vẫn còn sống mãi trong tôi, những con đường từ Công Lý về Cù Lao hay ra xóm chợ. Thời nhỏ nghịch phá nhưng thấy vui. Tôi vẫn thích cùng chúng bạn đạp xe đạp reo hò inh ỏi khắp công viên đường phố Biên Hòa. Tôi không sinh ra nhầm ngôi sao xấu, nhưng không hiễu sao tôi lại mang nhiều tật xấu, dù rằng vẫn thường nhận roi đòn của mẹ.Thuở nhỏ tôi là đứa con gái háo ăn, nên thân hình có vẽ phốt phát, nên mấy đứa hàng xóm vẫn trêu tôi là” con mập”. Là con gái nhưng tôi lại thích những trò chơi của con trai, mê say đánh lộn, mê xem phim Lý Tiểu Long và Khương Đại Vệ , tôi đã là khán giả thường trực tại rạp Lido cho những phim võ hiệp quyền cước nầy.

 “Biên Hòa ơi! Sao nhớ quá”. cái nhớ của tôi không văn chương mượt mà như nhà thơ Trần Kiêu Bạc, hay ông Hoàng Duy Liệu của “ Hồi xưa tôi đi học”. Thời thơ dại của tôi lại là những chuyện khác người không giống ai, chắc tôi lỡ trót sinh trên mảnh đất Biên Hòa, có dòng Đông Nai chảy qua Cù Lao Phố và lại có Dưỡng Trí Viện nữa. Những ngày còn bé tôi vẫn thường đạp xe đạp từ Công Lý về quê Ngoại ở Cù Lao Phố, thay vì phải qua cầu Cống để vào chợ Nhỏ, tôi đã phóng tắt cái vèo ngay đầu cầu Rạch Cát, xe đạp nhảy chúi xuống những bậc tam cấp”nhanh như chớp” , đến nổi chú lính gác cầu vì sợ tôi chết đến chận đầu, nhưng lần nào tôi cũng đi lọt, còn quay đầu lại với nụ cười chiến thắng nữa chứ. Cũng may là thời đó là xe đạp tốt, nếu sau 75 là xe đạp Trung quốc, tôi không ôm đầu máu chắc cũng ngàn thu vĩnh biệt.

 Các cô chú dì ở Cù Lao Phố đều biết mặt và thương mến tôi. Hay thường hay cho ăn quà vặt đủ cả trái cây bánh kẹo, phải nói là người Cù Lao tốt và hiền lắm. Nói về tật ăn quà vặt, tôi cũng một thời nổi tiếng tại chợ Biên Hòa, nhất là các cô hàng gánh bán bưng, khi thấy tôi đạp xe lượn qua lượn lại, các cô dì luôn luôn mời tôi ăn dù rằng biết tôi không có tiền, các cô dì vẫn bán trong sự vui vẻ nữa chứ. Lúc bấy giờ với đầu óc trẻ thơ tôi vẫn tự nhủ rằng các cô dì nầy tốt thiệt. Nhưng tôi có biết đâu vài ngày sau, khi thì mẹ khi thì ông ngoại của tôi phải trả khi các cô dì đến đòi tiền. Chẳng những ông ngoại và mẹ tôi trà tiền quà vặt cho tôi, mà còn trả luôn khoản chiêu đãi bạn bè phụ tôi đi đánh lộn. Đánh lộn là nghề chuyên môn của tôi, nhất là nhỏ nào hiên ngang gọi tôi là “ con mập”, tôi hạ thủ liền, liệu đánh không lại tôi sẽ kêu gọi đám bạn nhất là các chị con của cậu tôi, diễn tập đánh hội đồng cho bỏ ghét. Kết quả là người ta đến mắng vốn với mẹ tôi, mẹ tôi phải hết lời xin lỗi và chịu tiền thuốc thang. Còn tôi bị mẹ phạt đánh đòn, một lần xin lỗi rồi mọi lần tiếp tục phạm lỗi... Vì một lần, Hùng em trai của tôi mếu máo khóc với tôi, Hùng bị thằng hàng xóm con ông Sáu Đầy hớt tóc trêu chọc còn tắm ở truồng, tôi nổi máu giang hồ hào hiệp của Lý Tiểu Long, canh thẳng nhỏ đi học về ngang nhà, nhanh nhẹn cặp cổ thằng nhỏ lôi vào sân đóng cửa lại, roi trượng phi thân ào ào trong gió, thằng nhỏ mất tinh thần riu ríu nghe lệnh tôi trút bỏ quần áo trên người và hết lời xin tha. Sau một hồi thỏa mản niềm vui, tôi tha thằng nhỏ với lời răn đe không được về méc lại ba má. Vậy mà mọi chuyện đều êm xuôi, gần đây tôi và con gái tôi có về lại Việt Nam, gặp lại thằng nhỏ ở truồng ngày xưa bây giờ đã làm chức lớn, tôi cho con gái tôi biết ông ta đã từng bị tôi cho ở truồng, con gái tôi chỉ biết lắc đầu không hiểu nổi và nở một nụ cười.

 Tôi lại còn có tội ăn cắp chó nữa mới tức cười, câu nầy nghe hơi quen ở Việt Nam từ 1975 cho đến bây giờ.”Ăn cắp chó” với tôi lúc đó chỉ là sự ham muốn của trẻ con. Bây giờ mỗi lần gặp chị Ngọc Dung ở Nam Cali, tôi đều vả lả nhắc lại chuyện xưa qua rồi, như một lời xin lỗi, số là khi xưa lò bánh mì của mẹ tôi trên đường Phan Chu Trinh xuống chợ Biên Hòa, bên kia đường là nhà ba má của chị Ngọc Dung , nhà may Mỹ Dung. Chị Ngọc Dung lại chơi thân với mấy dì của tôi, nhà chị có nuôi một con chó nhỏ rất đẹp, một lần cho chó chạy qua lò bánh mì, dòm trước dòm sau không có ai, tôi vội túm con chó bỏ lên xe đạp chạy thẳng một mạch về nhà trên đường Công Lý. Nhớ lại lúc mới đem con chó về , vì không biết tên nên khó sai bảo, tôi ma lanh tìm đến chị Ngọc Dung hỏi thăm về con chó, chị Ngọc Dung cho biết con chó tên là con Mèo nhưng đã bị người ta ăn cắp. Từ đó Mèo đã là một tên thân quen và gần gủi với gia đình tôi, nhưng mỗi lẩn chị Ngọc Dung đến chơi với mấy dì, là tôi phải mau mau đem con chó đi dấu. Nhưng buồn một chuyện là Mèo không sống với gia đình tôi lâu, Mèo đã bị xe của chú lính không quân cán chết, cả nhả đều khóc chú lính phải lo tẩn liệm và chôn cất cho Mèo.

 Tôi nhớ Thằng Khùng, tên mọi người thường gọi là một đứa bé mồ côi, được mấy ông mấy cậu thương tình cho dọn dẹp vệ sinh ở rạp Lido, sau tháng 4 năm 1975 rạp chiếu bóng không được phép hoạt động, ngoại tôi mới mang thằng Khùng về nuôi và làm lặt vặt trong nhà. Tuổi thơ của chị em chúng tôi vẫn thường chơi giỡn với thằng Khùng. Có một ngày sau khi chạy tắm mưa, chị em chúng tôi chun vào chái bếp, nơi thằng Khùng nấu những nồi tấm cho heo ăn, chị em chúng tôi được thằng Khùng cho ăn những hột ốc mít được luộc chung trong nồi cám heo. Trời mưa lạnh, hột mít nóng ngon ơi là ngon, thoáng một chốc đã sạch nồi hột mít. Ngoại biết được khi chị em chúng tôi đều bỏ cơm chiều, ngoại không rầy chỉ phán một câu “ Tụi bây là Heo”. Trước cơn biến động”Giậu đổ bìm leo”, nhà cửa ông ngoại tôi đã bị họ lấy và ngoại cũng không còn bảo bọc thằng Khùng trong nhà chúng tôi. Kỷ niệm về tuổi thơ cũng nhòa theo năm tháng...

 Đánh đổi cả sự nghiệp bao năm được xây dựng bằng công sức và đầu óc kinh doanh, ông ngoại tôi đành cắn răng nhận lấy một căn nhà nhỏ của một người đã bỏ đi nước ngoài. Nhìn lại căn nhà cũ, tuổi thơ của chị em chúng tôi cũng thấy xốn xang trong lòng, tôi còn nhớ mải hình ảnh ông ngoại tôi trong đêm khuya một mình leo lên sân thượng và la to “ Bà con làng xóm ơi! Việt cộng đã cướp hết nhà đất của tôi”

nhaongtam 

 Tôi đã đi học lại trưởng Minh Tân rồi chuyến qua Nam Hà bên Cù Lao, tôi nhớ lại chuyện ngày cũ cũng cầu Rạch Cát nhưng hình ảnh chú lính gác cầu năm xưa không còn nữa. Chú lính ơi cho tôi một lời xin lỗi và biết ơn...

 Như biết được chúng tôi sẽ không khá được trong xã hội mới, ba mẹ tôi đã tìm đường cho 5 chị em tôi vượt biên, nhờ ơn trên tổ tiên chúng tôi may mắn đã tới được bến bờ tự do. Không ba không mẹ, từ không biết phải biết và được sự giúp đở của các cậu các dì;chúng tôi phải học tập làm việc vất vả, mong được thành người tốt và hữu dụng trên quê hương thứ hai. Để lại Việt Nam, ngoại vả ba mẹ tuy vui mừng nhưng lại mang nỗi buồn xa con xa cháu.

 Những năm trước có lần tôi có về thăm lại Biên Hòa. Tôi chỉ quanh quẩn khu xóm chợ đi ngang đường Công Lý và thăm lại Cù Lao, cảnh vật đổi thay nhưng bến đò Kho, bến đò An Hảo vẫn còn đó. Nhớ lại lời ông Ngoại kể, ngày xưa cũng bến đò nầy ông ngoại là một thanh niên nghèo đưa đò qua sông, ông bà ngoại chỉ có độc nhất một cái quần cùng thay nhau mặc, ông ngoại đã từng trầm mình dưới giòng sông lạnh vớt từng bè cây đem đi bán, khi đã thành công và thành danh tại Biên Hòa ông ngoại tôi vẫn điềm đạm trong bộ bà ba. Nhưng với bao công khó gầy dựng nên sự nghiệp rồi cũng trắng tay trong hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước. Tôi cảm nghiệm đời người, của ông ngoại tôi, dù rằng mất tất cả nhưng ông ngoại có được sự cảm mến của con cháu và tất cả mọi người. Cũng là một điều đáng quý vì không có gì tồn tại trên cuộc đời nầy. Tôi được diễm phúc còn nghe được những lời ân cần dạy bảo của ông ngoại “ Con à! Làm người đầu đội trời, chân đạp đất, luôn hướng về phía trước, với một chữ tâm làm việc gì cũng thành công”

 Ông Ngoại tôi đã mất ở Việt Nam, cậu dì và chị em chúng tôi có về thọ tang ông ngoại. Riêng mẹ tôi cả một đời xuôi ngược lo cho chồng con, chưa nhận sự chăm sóc nào của chị em tôi nơi xứ người, mẹ tôi đã mất vì bệnh tật khi vừa đến Mỹ. Ba tôi sống những ngày còn lại với chị em chúng tôi và cũng đi theo mẹ trong những năm sau đó. Giờ nầy, ba mẹ cùng nằm yên nghỉ bên nhau trong nghĩa trang của người bản xứ.

 Từ một cơ duyên đã đưa đẩy tôi đã gặp lại các cô chú cậu dì người Biên Hòa. Mỗi ngày trôi qua, làm việc chung gần gũi với các cậu, tôi cảm thấy như một gia đình ruột thịt, mọi người đối xử với tôi rất chân tình, dạy dổ tôi trong cách cư xử và ăn nói với những người lớn, mà chỉ có ba mẹ mới dạy dổ con cái những điều nầy, các cậu cho tôi biết là trong cuộc sống tình nghĩa rất quan trọng, có những lúc tôi có những tánh không điềm đạm, các cậu đã dạy cho tôi những gì phải làm và không nên nói, các cậu thường thăm hỏi; lúc nào cũng luôn luôn bên cạnh nhắc nhở và phụ giúp tôi trong mọi việc, khuyên dạy tôi trong mọi vấn đề. Ông bà ta có nói “ Bà con xa không bằng láng giềng gần” gia đình tôi luôn nhắc đến các cậu gần như mọi ngày trong cuộc sống, kể chuyện vui buồn đều nhắc nhớ đến các cậu. Có lẽ ngoại tôi khi mất đã thu xếp cho tôi được gặp các cậu, mặc dù không hoàn toàn, nhưng các cậu đã fill up được phần lớn sự trống vắng của ngoại và ba mẹ trong tâm hồn tôi. Tình thương của các cậu dành cho gia đình tôi rất chân tình, tôi hiễu không phải vì vật chất, tôi rất may mắn...

chobhdh

Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân. Thương nhiều lắm các cô chú đến Mỹ muộn màng sau những năm tù đày vất vả. Anh văn cũng không, nghề nghiệp cũng không, tuổi đời chồng chất, nhưng đã chịu đựng làm việc vất vả nuôi dưởng và dạy dổ cháu con thành đạt nơi xứ người. Riêng tôi vẫn luôn mong được sự thương yêu của các cậu dì, vì ba mẹ tôi không còn nữa. Thương yêu lẫn thứ tha như thương “ BÉ TƯ CỦA THỜI THƠ DẠI”

JANINE

cho_bh-tuloi

chobh-8

Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Bảy 20137:00 SA
Khách
Ngày nào còn có mấy cậu dì thì con Bé Tư không bao giờ phải đạp xe một mình.
hdl
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8318)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8644)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9552)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9261)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9703)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8468)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9656)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8220)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9044)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9271)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9363)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9651)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9699)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10927)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10485)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 9981)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10239)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9579)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8300)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9672)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 8969)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14410)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12639)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9304)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9271)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10192)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 8964)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9699)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10342)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9831)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9605)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 8967)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9240)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10719)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 10960)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10557)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9154)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10029)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9838)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10401)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10521)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10819)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13043)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11609)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9575)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9614)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13334)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11670)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9555)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.