10:00 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Ở Một Nơi Không Phải Là Nhà - Nguyễn Trần Diệu Hương

07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 10221)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ở Một Nơi Không Phải Là Nhà

Cái dáng cao gầy đứng lặng lẽ như trời trồng của Vladimir ở Parking Lot lãng đãng trong trí tôi cả tuần. Từ khung cửa sổ tầng hai, trong gần mười phút, tôi nhìn thấy người bạn đồng nghiệp, "đồng bệnh tương lân" của mình cúi đầu ủ rũ, cam chịu. Tôi muốn rớt nước mắt, nhưng hiểu là mình không thể giúp gì được cho Vladimir.
Đợt sa thải nhân viên đầu tiên tại công ty tôi làm có tên Vladimir, làm cho rất nhiều người bàng hoàng. Vì Vladimir là một trong những nhân viên MIS - Managerment In formation System - dễ thương nhất, không bao giờ phàn nàn khi chúng tôi gọi bất cứ giờ nào. Ngay cả những hôm chúng tôi đang ở một tiểu bang miền Đông, trong business trip, có trục trặc với Network, hay Laptop, chúng tôi thường gọi Vladimir hơn là gọi những nhân viên khác. Bất cứ giờ nào, có hôm bị dựng dậy giữa năm giờ sáng mùa đông, Vladimir vẫn vui vẻ lái xe đến sở, giúp chúng tôi trở lại network, tìm data mình muốn.
Riêng với tôi, cảm tình tôi dành cho Vladimir, ngoài tình đồng nghiệp, còn có tình cảm dành cho một người cùng cảnh ngộ.
Với cái tên Vladimir, nếu ai đã từng sống ở Việt Nam trong vòng mười năm sau ngày mất nước, đều nhớ tên những ông bà cố vấn người Nga to béo, mập mạp, nằm phơi những thân hình rất thiếu thẩm mỹ ở những bãi biển dành riêng cho các "cố vấn" hay "chuyên gia". Đó là một cái tên rất phổ biến ở Nga, như tên Tuấn của Việt Nam, hay tên John của Mỹ.
Nhưng Vladimir của chúng tôi là một thanh niên rất mảnh khảnh, cao gầy, rất là "qua cầu gió bay". Tôi không phải là một nhân viên MIS, nhưng tôi thân với Vladimir vì chúng tôi có rất nhiều điểm tương đồng, mặc dù Vladimir da trắng, mắt xanh xám, trong khi tôi da vàng, mắt đen nâu. Hình ảnh Vladimir ngày đầu bước chân vào Công Ty, giống hệt hình ảnh của tôi gần mười năm trước, khi giã từ blue clollar jop - công việc tay chân-bước vào white dollar job-công việc trí óc.
Vladimir và tôi cùng đến Mỹ ở tuổi hai mươi hai với hai bàn tay trắng, với một quyết tâm rất cao sau những ngày gian nan cùng cực ở quê nhà. Trong khi tôi đến Mỹ như một thuyền nhân, sau hơn một năm trời qua ba trại tỵ nạn ở Châu Á, Vladimir đến Mỹ bằng một thông hành được cấp trong vòng ba tháng khi Vladimir trúng được từ một cuộc sổ số của sở Di trú Hoa Kỳ.
Cả tôi và ông Howard, một đồng nghiệp người Mỹ của chúng tôi, đều bất ngờ khi được Vladimir kể là mỗi năm sở Di trú Mỹ có một "cuộc xổ số" đặc biệt, giải thưởng không phải bằng tiền, mà là bằng những thông hành vào Mỹ. Những người tham dự xổ số thường không có mặt, và chưa bao giờ có mặt, ở Mỹ. Họ chỉ phải điền đơn qua Internet, hay bằng những mẫu đơn in sẵn. Sau khi điền đơn, phải chờ một thời gian để Sở Di trú-INS xác nhận về giá trị thật của ứng viên như bằng cấp, trình độ, khả năng về khoa học kỹ thuật. Ứng viên sẽ được gởi thư phúc đáp, cho biết họ được chính thức tham dự cuộc xổ số, và ngày, giờ, địa điểm sổ số. Dĩ nhiên hầu hết ứng viên không có mặt ở cuộc sổ số, vì cho đến lúc đó, họ vẫn không thể vào nước Mỹ, nhưng sẽ có một đại diện của họ (thân nhân, bạn bè) có mặt. Ngay sau khi có kế quả, người đại diện của ứng viên sẽ bổ túc ngay lập tức toàn bộ giấy tờ cá nhân của người trúng số. Trong vòng ba tháng, người trúng số sẽ nhận được một thông hành vào Mỹ, và sẽ được hưởng quy chế thường trú nhân ngay khi đến Mỹ. Muốn được trở thành một ứng viên của sở di trú, thường là ứng viên phải có trình độ Đại học trở lên về ngành Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là Toán, và Computer Science.
Vladimir của chúng tôi đã vào Mỹ như vậy, rất là may mắn, và rất là tình cờ. Một người anh họ của Vladimir, dĩ nhiên là một người Mỹ gốc Nga, đã lo giúp đỡ mọi điều kiện để Vladimir được vào Mỹ, chấm dứt những ngày vác mảnh bằng Kỹ sư điện lang thang từ nơi này đến nơi khác ở Nga xin việc, nhưng đến đâu cũng chỉ được trả lời "cứ chờ, khi có cơ hội chúng tôi sẽ liên lạc".
Khác với những người đến Mỹ bằng quy chế tỵ nạn, Vladimir không có được một sự trợ giúp nào của chính phủ. "You are on your own from the beginning". Sau này, khi đã thân nhau, có dịp chia sẻ về "cái thủa ban đầu…gian nan ấy", Vladimir vẫn "phân bì" với tôi:
"Ít nhất, dù không lãnh welfare, không lãnh food stamps, bạn vẫn có được $600 giúp đỡ cho người mới đến từ chính phủ, tôi không có gì hết!"
Tôi cười, "phản công" ngay:
"Bạn đến Mỹ vớI trình độ Kỹ sư điện, tôi đến Mỹ với kiến thức lớp mười hai của xã hội Chủ nghĩa, tôi nghĩ chính phủ phải giúp tôi nhiều nữa kia."
Tuy "đốp chát" như vậy, nhưng tôi và Vladimir rất thân nhau, mặc dù Vladimir chỉ đáng tuổi em út của tôi, và kiểu "enjoy" đời sống Mỹ của người Mỹ gốc Nga này rất khác với kiểu sống "old fashion" rất bảo thủ của tôi.
Hồi mới đến Mỹ, người anh họ tử tế "cưu mang" Vladimir trong vòng 6 tháng, đủ thời gian để Vladimir nâng cao trình độ Anh ngữ, và học thêm bốn lớp về Management Information System để bước vào thị trường công việc của "thung lũng điện tử" tên gọi không chính thức của vùng South Bay, miền bắc California, lúc đó rất thiếu người làm về MIS.
Vladimir không thể tiếp tục ngành Điện của mình vì trình độ Đại học của Nga thấp hơn Mỹ nhiều, và không một Công Ty nào chịu mướn một người có bằng Đại học, nhưng không có một tí kinh nghiệm nào về chuyên môn. Sau lần lấy equivalent test thất bại, với điểm rất thấp, Vladimir quyết định bước vào đời sống Mỹ bằng ngành MIS. Dĩ nhiên, MIS dễ hơn nhiều so với Điện, nên Vladimir không hề gặp trở ngại trong việc lấy bằng tương đương về MIS.
Hình như mọi người đều nhận ra rằng trong mỗi Công ty, những nhân viên người Mỹ gốc ngoại quốc làm việc cần cù, siêng năng hơn những người Mỹ bản xứ. Hình như "con nuôi" chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ bằng "con ruột". Hình như mọi người Mỹ di dân đều làm việc cần cù, vì dù ít hay nhiều, họ đều trải qua những ngày tháng gian nan ở ngay trên quê hương chôn nhau cắt rốn của họ.
Giữa cái thiểu số bảy phần trăm trong Công ty, tôi và Vladimir là hai nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao nhất, cần cù, và siêng năng hơn hẳn cô Uma từ Ấn độ, bà Maria từ Phi Luật Tân, bà Nancy từ Đài Loan, ông Patrick từ Ba Lan, ông Mark từ Pháp, cô Meredith từ Na Uy….
Có lẽ vì cả Vladimir và tôi đều đến Mỹ từ một nước Cộng Sản. Mặc dù khi Vladimir đang ở năm thứ hai của một trường đại học lớn ở Moscow thì tượng Lenin đã bị kéo sập đánh dấu cho chủ nghĩa Cộng Sản cáo chung ở Nga, và ở trên quả đất, trừ Tàu, Cuba, Bắc Hàn, và Việt Nam!
Cái nghèo khổ, thiếu thốn của xã hội chủ nghĩa để lại một dấu ấn không nhỏ trong ký ức chúng tôi. Cứ mỗi tháng có Birthday Cakes với đủ mọi loại bánh để chúc mừng sinh nhật cho tất cả nhân viên có ngày sinh trong tháng, Conference Room có đầy bánh với đủ mọi loại từ bánh trái cây, bánh Ice Cream, bánh cheese, bánh chocolate, bánh Dâu, bánh Chanh, bánh Vanilla… Sau khi những "Birthday Boys"/ "Birthday Girls" thổi nến và cắt bánh, tất cả mọi người lần lượt nếm thử bánh, và quẳng vào thùng rác không nương tay những mẩu bánh khá lớn mà họ không thích, hay không dám ăn vì sợ lên cân!
Từ một góc phòng, tôi vẫn lặng lẽ quan sát, và bao giờ cũng vậy, những người Mỹ gốc ngoại quốc không hề ném bánh vào thùng rác. Họ để dành trong tủ lạnh, hay mang về cho ai đó ở nhà. Hình như đời sống vật chất thấp hơn ở các nước khác đã làm cho công dân của họ trân trọng thực phẩm hơn, mặc dù đó là loại thực phẩm mình không thích ăn.
Tôi thân với Vladimir hơn những người bạn di dân khác, khi tình cờ một lần tôi nhìn thấy ánh mắt xanh xám của Vladimir buồn như muốn khóc, khi thấy cô Denise người Mỹ bản xứ quẳng vào thùng rác gần nửa cái bánh kem, chỉ vì tủ lạnh không còn chỗ trống! Cũng như tôi đang nhớ đến rất nhiều người Việt Nam thiếu chất ngọt, một thỏi đường đen đối với họ chắc hẳn là ngon lành hơn những viên Chocolate MM đủ màu ngọt lịm có đậu phụng béo ngây ở bên trong đối với mỗi người Mỹ nghèo khó ở tận đáy xã hội; hẳn là Vladimir đang nhớ lại những người Nga tóc vàng, mắt xanh ốm đói ở Nga, nhiều khi vài tháng không được ăn một miếng bánh ngọt.
Tinh thần của chúng tôi càng tăng cao khi xảy ra chuyện bà Barbara quên mang chìa khóa khi đi từ khu vực này qua khu vực khác, bà tự nhốt mình trong "atrium", một khu rộng có trần bằng kính, có đầy đủ cây, hoa được chăm sóc cẩn thận, giúp chúng tôi giảm được stress khi làm việc. Chỉ có hai tiếng phả ngồi một mình trong atrium, có cả băng đá rất là thơ mộng, rất là "ghế đá công viên", bà Barbara phải gặp chuyên viên tâm lý, và được nghỉ ba ngày có lương để "hồi phục tinh thần".
Và từ đó, cả công ty mới biết Vladimir, giống hệt như trường hợp bà Barbara, trong một ngày nghỉ, vào sở làm việc, khi đi từ building này qua building khác, quên mang theo chìa khoá, đã bị lock trong Atrium gần trọn một ngày trong một Chủ Nhật khác, mà không hề kêu ca. Trái lại, Vladimir leo lên ghế đá ngủ một giấc ngon lành trong Atrium, và không hé môi phàn nàn!
Gần hai mươi năm sống dưới chế độ Cộng sản, chuyện bị lock là "chuyện thường ngày ở những nước Cộng sản", rất là "chuyện không có gì mà làm ầm ỹ" nên người bạn Mỹ gốc Nga của chúng tôi không bị hoảng loạn tinh thần, không phải đi gặp bác sĩ tâm lý như một đồng nghiệp bản xứ.
Cả công ty ngạc nhiên về "kỳ tích" ngủ bình yên cả ngày trên "ghế đá công viên" trong Atrium ở sở của Vladimir. Họ ngạc nhiên, nhưng tôi thì hiểu rất rõ thái độ bình thản, an nhiên của Vladimir. Bởi vì những người Mỹ bản xứ chỉ biết tự do, và không hề biết đến chuyện bị đàn áp, chuyện có thể bị tống vào trại cải tạo bất cứ lúc nào ở những nước Cộng sản.
Một lần khác, chuyện cậu bé Elian người Cuba bị gởi trả về với cha đảng viên Cộng sản ở một trong những nước độc tài hiếm hoi còn lại trên quả địa cầu, làm cả tôi lẫn Vladimir chùng lòng vì thương cho một tâm hồn ngây thơ bị trả về "một nơi không thể nào tưởng tượng nổi" dưới con mắt của những người Mỹ bình thường chỉ biết đến tự do, và một đời sống văn minh, no ấm.
Giống như nhiều người di dân có tấm lòng, có trách nhiệm khác, Vladimir đã gởi về quê nhà hơn mười phần trăm tiền lương của mình để nuôi những thân nhân còn ở Nga, mặc dù đã có tự do vẫn rất chật vật trong thời gian hậu cộng sản. Cũng giống như ông Patrick không bao giờ dám đi ăn trưa ở ngoài, để dành mỗi tháng $100 cho thân nhân ở Ba Lan. Cũng giống như cô Uma chuyên mua quần áo ở Wall Mart để dành tiền cho thân nhân ở nước Ấn độ dân rất nhiều nhì, và cũng nghèo nhất nhì trên thế giới. Cũng giống như bà Maria luôn luôn có một cái ví đựng coupons khi đi chợ để dè xẻn từng đồng cho cha mẹ ở nước Phi Luật Tân đời sống hãy còn thấp. Và cũng giống như tôi, chỉ dám shopping ở Macy's khi có đợt onsale, chỉ dám đi du lịch khi có đợt bán vé máy bay rẻ đến nửa giá qua Internet, để dành tiền cho những thân nhân, đồng bào kém may mắn ở quê nhà… Bởi thế thỉnh thoảng nhiều người Mỹ đồng nghiệp vẫn xì xầm sau lưng chúng tôi "they have no life". Thật ra, mỗi người đều có đời sống, nhưng đời sống của con nhà giàu khác xa với đời sống con nhà nghèo!
Còn nhớ một nhà văn lớn của Việt Nam. Tôi không nhớ rõ là Mai Thảo, Duyên Anh, hay Nguyễn Đình Toàn đã viết "Cái nghèo đi đôi với cái buồn. Cái buồn đi đôi với âm thầm lủi thủi" Nếu được phép, tôi xin bổ túc thêm "Cái âm thầm, lủi thủi đi đôi với cái thua thiệt!" Những người Mỹ gốc ngoại quốc thường bị thua thiệt, bởi rất nhiều lý do. Một trong những lý do đó là họ nói tiếng Mỹ với accent của tiếng mẹ đẻ. Và họ thường làm việc chăm chỉ, cần cù hơn, mà vẫn lãnh lương ít hơn so với những đồng nghiệp Mỹ cùng trình độ, cùng kinh nghiệm. Còn hơn thế nữa, khi kỹ nghệ điện toán đang ở vào thời điểm hưng thịnh nhất, cả ngàn kỹ sư tốt nghiệp "the top 3%" của những học viên kỹ thuật từ Ấn Độ, được cấp Visa H1 qua làm việc ở Mỹ với mức lương đôi lúc chỉ bằng 50% những kỹ sư bản xứ cùng trình độ, nhưng đó là một hạnh phúc lớn nhất của đời họ, giúp họ thoát khỏi đời sống đói nghèo ở quê hương, giúp cả dòng họ hãnh diện. Vladimir cũng không thoát được thông lệ đó. Tiếng Mỹ đầy accent Nga là một trong những trở ngại trên con đường sự nghiệp của Vladimir, nhưng người bạn trẻ gốc Nga của tôi vẫn rất là hạnh phúc.
Tôi vẫn trực tiếp khích lệ Vladimir:
- Bạn biết không? Tiếng Mỹ là ngôn ngữ thứ hai của bạn, nhưng là ngôn ngữ thứ ba của tôi. Dĩ nhiên, tôi phải vất vả hơn bạn nhiều. Nhưng tôi đã không đầu hàng. Bạn lại có lợi thế hơn tôi, là hình dáng bên ngoài của bạn không khác biệt nhiều so với người bản xứ. Tôi tin chắc là bằng một sự cố gắng kiên trì, trong một thời gian ngắn, sẽ không ai biết ngôn ngữ thứ nhất của bạn là tiếng Nga.
Cái may mắn của cả Vladimir và tôi là chúng tôi được làm trong một Consulting Company với đa số là những ông bà Mỹ tiến sĩ nói tiếng Anh rất chuẩn, và rất lịch sự, rất biết điều, nên chúng tôi nhiều khi quên mất rằng mình đang ở một nơi "không phải là nhà".
Nhưng mà đôi lúc ở "Hotel", nhất là loại Hotel sang trọng thì hơn hẳn "nhà". Bởi thế hầu hết mọi người trên thế giới, dĩ nhiên trừ người Mỹ, đều thích được ở một nơi "không phải là nhà" như chúng tôi.
Năm ngoái, một người Latvia (thuộc Liên Bang Số Viết cũ), còn trong độ tuổi hai mươi, chuyên ăn bám hệ thống public welfare bị bệnh tâm thần, giết cả gia đình, trở thành "one of the most wanter ones on FBI list", trở thành một điều lo nghĩ, và xấu hổ cho Vladimir. Tôi cũng đã từng trải qua tâm trạng này khi một năm nào đó, mấy anh em nhà họ Nguyễn, một cái họ rất phổ biến ở Việt Nam, cướp tiệm Good Guys, làm tôi xấu hổ, và không dám shopping ở tiệm này cả năm sau đó. Do vậy, tôi đem hết khả năng tâm lý rất hạn hẹp của mình an ủi Vladimir, mặc dù hơn cả Vladimir, tôi biết rất rõ "một con sâu làm rầu nồi canh".
Với Vladimir, sau này khi Vladimir lập gia đình có con, thế hệ người Nga thứ hai sẽ không khác biệt với những người Mỹ bản xứ, bởi vì Vladimir thuộc loại Nga Âu, da trắng, mắt xanh, cao lớn. Nhưng với tôi, với cô Uma từ Ấn độ, thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba, hay thế hệ thứ một trăm, vẫn là da vàng, tóc đen, và vẫn thấp hơn người bản xứ ít nhất là nửa cái đầu!
Nhưng tất cả chúng tôi đều cảm ơn đất nước Hoa Kỳ đã vui lòng "nhận rất nhiều con nuôi". Và để được xem như "con ruột", đương nhiên "con nuôi" phải nỗ lực rất nhiều về tất cả mọi mặt: trình độ, kiến thức, tư cách, cách xử sự…
Bây giờ, Vladimir đứng đó, lặng lẽ như trời trồng, giữa Parking Lot, với cái check cuối cùng cầm trên tay, và với cái check bonus thứ hai gồm những ngày nghỉ chưa dùng đến được quy thành tiền, và một tháng lương phụ trội, giúp người bị laid off có đủ sức chịu đựng lao vào một cơ hội mới, biết đâu lại lớn hơn cơ hội họ vừa đánh mất.
Tôi cầu mong Vladimir có đủ nghị lực để đứng dậy đi tiếp, và học được thêm một bài học mới, "một lần vấp ngã là một lần bớt dại". Dù sao, cơ hội ở Mỹ, "ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
Nguyễn Trần Diệu Hương
Santa Clara, CA - tháng 2/02
(Việt Nam Thư Quán)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 11657)
Hãy đếm cuộc đời của bạn bằng nụ cười chứ không phải những giọt nước mắt
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10971)
Hãy dạy cho người Tàu viết lại chữ Việt đúng nghĩa có bộ Nhân với 2 âm Búa và Tấn.
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 17617)
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9956)
Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 12099)
Bao lần khó ngủ trong đêm.Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?
05 Tháng Năm 2016(Xem: 10436)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 8780)
Băng Tâm xin thắp nén nhang tưởng nhớ đến các SV Đại Hoc Kinh Thương Minh Đức đã phải giã từ giảng đường
30 Tháng Tư 2016(Xem: 8105)
Sẽ mãi mãi theo chân của tất cả cô chú bác, sẽ sống cho thật xứng đáng là đứa con Việt Nam
30 Tháng Tư 2016(Xem: 10052)
Cầu Gành ơi, Biên Hoà ơi. Bối rối… khi tôi về thăm lại quê nhà.
25 Tháng Tư 2016(Xem: 9644)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì Quốc nạn 30/04/1975
23 Tháng Tư 2016(Xem: 7988)
Du lịch là một thú vui mà nhiều người thực hiện để thỏa mãn mơ ước đi khắp thế giới trước khi không thể nào còn sức để đi xa.
09 Tháng Tư 2016(Xem: 9035)
anh không có tiền tài không mang danh vọng. Nhưng anh đã để lại cho đời một tấm lòng nhân hậu, với bạn bè và cho cả tha nhân. Anh đã có một cuộc đời đáng sống.
06 Tháng Tư 2016(Xem: 12634)
Cảm xúc tình cảm giao động của mọi người có mặt hôm đó vượt chỉ số! Một số đã không cầm được nước mắt lăn dài trên má nhăn nheo!
03 Tháng Tư 2016(Xem: 8658)
Anh Viện đã sống một cuộc đời như thế. Một đời sống có nghĩa có nhân, sẽ mỉm cười mãn nguyện khi lúc ta về…
26 Tháng Ba 2016(Xem: 9516)
Xin cho Tôi chia xẻ nỗi đau, nỗi buồn với Đồng Hương Biên Hòa, trong đó có mấy người em của gia đình, và đông đảo bạn đồng môn Ngô Quyền trong nước hay may mắn sống lưu lạc trên toàn thế giới tự do!
23 Tháng Ba 2016(Xem: 9455)
tương lai đất nước đang chờ các em. Hãy ngẩng cao đầu hướng về hồn thiêng sống núi, như chúng tôi trong đêm “ Tưởng Niệm Đồng Đội”
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8759)
Như vậy cầu Gành đã có tuổi thọ 113 năm. Chúng ta đã gìn giữ như báu vật, vì đó là biểu tượng của vùng đất Biên Hòa, xứ Đồng Nai
12 Tháng Ba 2016(Xem: 7845)
Tôi sẽ thật vui và cùng bạn bè chia sẻ niềm vui đó. Hạnh phúc không ở đâu xa, ở ngay hiện tại khi mình biết chấp nhận và hưởng thụ nó.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 10761)
“Khiết Tâm gọi ta về” ôm lấy những kỷ niệm đẹp, chan hòa tình cảm bạn bè trong đêm Khiết Tâm Không Nước Mắt.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 9020)
Năm anh em tôi xúng xính trong những bộ đồ mới đón Tết. Trên bàn thờ hương đèn rực rỡ. Mùi hăng hăng của hoa vạn thọ lan tỏa mênh mông.
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7668)
Có điều trong số những người khách đến bệnh viện và đến nhà thăm nườm nợp, chỉ có một người bị cấm cửa: đó chính là ông chủ của... "thần tài kiêu binh" !
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7689)
Có điều quái lạ là theo thời gian, con khỉ càng tốt tươi kiêu binh bao nhiêu thì ông ta lại càng... "may mắn" bấy nhiêu.
07 Tháng Hai 2016(Xem: 7637)
Kính gửi đến quý Thầy Cô, quý anh chị đồng môn, quý đồng hương và thân hữu lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 8365)
Mùa Xuân Bính Thân sẽ đem niềm tin đến mọi nơi, mọi người trong ly rượu mừng và tiếng hát đón mùa Xuân mới.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 9384)
Mái chòi nhà ta nửa thiếc, nửa tôn. Vách xọc xệch, nửa ván nửa cà tăng. Nhưng dẫu vậy vẫn là nhà của ta.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 9445)
Gì thì gì, được che lọng cho chồng cũng là một niềm hạnh phúc. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một người vợ lính . Một con chuột nhắt nhỏ nhắn dễ thương.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 12783)
Cố Giáo Sư Dương Hồng Duyệt một nhạcsỉ cựu giáo sư trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 9137)
Xóm Gò còn đâu nữa, nó chỉ còn lại trong tâm khảm của những ai còn sống cho tới bây giờ sau bao đổi thay của thời cuộc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7777)
Đúng là chị Liên và Dung đã có một mùa Xuân trên đất mới vào dịp Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 8764)
Cây Cầy giờ đây không còn nữa, xóm Bửu An cũng không còn, tất cả đã đi vào quên lãng, chỉ còn lại trong tôi một thời trẻ dại
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7873)
gia đình con dân Biên Hòa. Vận nước nổi trôi đã phân tán các thành viên của gia đình chúng tôi, kẻ nơi góc biển - người ngoài chân mây...
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7628)
nhưng tôi tin rằng nếu bỏ quên chiếc xe đạp giống như vậy nửa ngày nơi chốn đông người thì không thể nào tìm lại được
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8419)
Xin cám ơn máu xương, cám ơn công lao những tấm lòng dũng cảm, những người đã chết trong quên lãng
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7507)
Và khi mình có được hạnh phúc, cũng còn bao người đang chịu đựng và cố vượt qua bao nỗi đớn đau…
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7986)
Tôi cũng vậy, cũng cảm thấy lòng vui hơn, ấm áp hơn khi mỗi chiều tan, có bóng trăng tròn treo lững lơ, trôi cùng tôi trên đường về.
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7737)
Chúc mọi người, mọi nhà, các bạn gần xa đều có những ngày lễ Giáng Sinh thật tốt đẹp. Một năm mới vạn sự như ý.
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9304)
Như đang nghiêng cả cõi lòng theo con gió dạt trôi. Nhớ gì mà mắt nghe ầng ậng. Chảy dần…
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9962)
và cũng để soi sáng cho những người yêu thương tìm đến để cùng nhau sống muôn đời bên nhau.
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9951)
cây “đại thụ” duy nhất hiện còn tồn tại, trong ban giảng huấn đầu tiên trung học Ngô Quyền Biên Hòa: Thầy giáo Trần Văn Lộc…
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8989)
Con nói láo để má dùng khi đau yếu. Của một thuở nhà mình túng thiếu.
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8144)
Cám ơn, cám ơn nhiều lắm những tình cảm yêu thương mà đất nước, gia đình, bạn bè và mọi người đã dành cho bà Chín.
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8626)
chúng ta cùng giữ vững màu cờ như người cựu chiến binh Hoa Kỳ ấp ủ và khôi phục lại vinh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8374)
Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8087)
Chúc sức khỏe và bình an. Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8835)
Vĩnh biệt Ba Má dấu yêu của chúng con, cầu mong Ba Má sớm lên Thiên Đàng và phù trợ cho tất cả các ace và các cháu chắt được bình an, mạnh khỏe.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8374)
vòng tay ôm lẻ loi cho mình còn mãi thương nhau.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8836)
Mẹ sẽ mỉm cươi nhìn xuống các con, cháu của Mẹ nơi đây đang tưởng nhớ về Mẹ với tất cả lòng thành kính thương yêu, gửi đến Mẹ hiền từ của chúng con.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8742)
Một người làm việc nơi bệnh viện, chứng kiến nhiều trường hợp chết chóc đáng sợ và những cuộc phân ly tử biệt đau lòng.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 13494)
em ước mơ mỗi ngày được gặp anh, nói với anh những lời nồng nàn yêu thương nhất.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 9060)
chiến tranh bùng nổ tâm thâm độc.lịch sử ngàn năm lưu dấu thơ