5:47 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

HƯỚNG VỀ LÀNG TÔI - HUỲNH SANH

13 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 10559)
dnaisn-large-content
Năm hết Tết đến.
Chữ Tết đơn giản mà nhiều ý nghĩa đó gợi lại cho ta nhiều kỷ niệm êm đềm có, mà chua cay cũng có, tùy cá nhân, hoàn cảnh và địa phương.
Thủ đô Sàigòn, Tết là chợ bông Nguyễn Huệ với những cành mai vàng óng, những chậu cúc đủ màu, những cây vạn thọ đỏ vàng tươi đẹp, những cây kiểng cằn cỗi được uốn nắn, cắt tỉa lâu năm để tạo nên những hình rồng, phụng, nai, gà... sống động... Tết cũng là những gian hàng bánh mứt, pháo, được chưng bày rất công phu, xen lẫn với những quày hàng đầy dưa hấu Trảng Bàng, bưởi Biên Hòa, cam quít Cái Bè, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt Lái Thiêu... Sau những gian hàng đó, những cô thiếu nữ son phấn lòe loẹt, áo quần chải chuốt, đang nhoẻn những nụ cừơi duyên để chào đón, mời mọc khách du xuân.
Đối với trẻ em, Tết là để khoe bộ cánh mới vừa lôi ra từ những rương tủ, còn đượm mùi long não, cũng là dịp mừng tuổi Ông Bà Cô Bác, để kiếm bao lì xì, rồi chạy đi cúng trọn vào những sòng Bầu Cua Cá Cọp, hoặc trong tiếng pháo chuột nổ dòn.
Đối với những người lớn tuổi, Tết là cúng quảy Ông Bà, xông đất thân nhơn, chè chén với bạn bè, gầy sòng thâu đêm, ăn chơi thỏa thích để bù lại những ngày lam lũ, cực nhọc trọn năm.
Đối với những kẻ tha hương, ôm mối hận vong quốc, bồng bế nhau vượt trùng dương, bất chấp gian lao hiểm trở, bỏ lại sau lưng bao nhiêu sự nghiệp đã được tạo ra bằng mồ hôi nước mắt, nén lòng lìa xa bao người thân thích để tránh khỏi chế độ Cộng Sản bạo tàn, vô nhân, bất nghĩa. Đối với những kẻ xấu số ấy. Tết là phút giây tưởng niệm để lòng mình hướng về quê hương mến yêu, vọng về những làng mạc xa xôi hẻo lánh, nơi chôn nhau cắt rún, để sống lại đôi phần những kỷ niệm êm đềm khó tìm lại nơi xứ lạ quê người. Đó cũng là tâm tư kẻ viết bài nầy.
Mời các bạn thân hữu cùng tôi trở lại Làng Tôi.
Tôi chào đời cách đây hơn 60 năm tại làng Bửu Long, một làng nghèo nàn, dân cư thưa thớt, cách tỉnh lỵ Biên Hòa lối năm cây số về hướng bắc. Làng tôi nhỏ hẹp vì ở vào một địa thế đăc biệt; sau lưng núi Bửu Long ngăn cách, trước mặt sông Đồng Nai chắn ngang. Vì thế bề dài làng tôi lối 1500m, bề ngang chỗ rộng nhất lối 450m. Tuy nhỏ bé làng tôi cũng không kém phần quan trọng về mặt kinh tế, vì đây sản xuất đá xanh để trải đường và làm mộ phần. Khách thập phương thưởng ngoạn viếng làng tôi, vì trên trái núi có ngôi cổ tự tên gọi Bửu Long, nổi danh với Long Đầu Thạch và Hổ Đầu Thạch còn gọi nôm na là Hàm Rồng Hàm Hổ, tạo nên bởi những hòn đá thiên nhiên chồng chất thành hình đầu rồng và đầu hổ. Để có một ý niệm rõ hơn về làng tôi, mời các bạn xem bài vịnh núi Bửu Long sau đây:
Đồng Nai dòng nước uốn quanh
Ôm vòng Thạnh Hội*, ngăn Bình Hòa thôn**
Bửu Long trấn thủ một đồn***
Có con lộ bóng có cồn cây xanh
Bửu Long cổ tự chùa linh
Đá chồng trên đá, tượng hình Hổ, Long
Đây non nước một vùng
Danh lam thắng cảnh Biên Hùng là đây.
*Thạnh Hội là một cù lao ngang làng tôi
** Bình Hòa là làng giáp ranh về hướng Bắc
***Xưa kia Bửu Long là tiền đồn trấn giữ tỉnh Biên Hòa.
Bao nhiêu đăc điểm đó hợp lại tạo thành một trong những thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Biên Hòa và của cả miền Nam nước Việt.
Sở dĩ tôi dài dòng về vị trí, diện tích và địa chất làng tôi vì những việc sắp kể sau đây có liên quan mật thiết với những chi tiết đó. Làng tôi gồm lối 100 gia đình, mà 90% là Hoa kiều hoặc Việt gốc Hoa. Họ sống về nghề làm đá trải đường, đá cấp tán để kê cột nhà, đá mộ bia, cối xay bột, tạo những ngôi mộ theo kiến thức Trung Quốc. Ngoài nghề làm đá, họ còn sống bằng nghề phụ không kém phần quan trọng: nghề in gạch, ngói dùng trong làng hoặc cung cấp cho những tỉnh kế cận như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một...
Riêng nghề làm đá, tôi có thể tự phụ nói rằng, từ Nam chí Bắc, ít nơi kiến tạo được những công trình tuyệt xảo như ở làng tôi. Muốn tận mắt thưởng thức sự khéo tay đầy kiên nhẫn của các anh thợ đá, xin mời các bạn cùng tôi rẽ vào viếng thăm một trại đá của người Hoa kiều nước Hẹ (Hakka), ngắm nhìn những thân hình lực lưỡng đang còm lưng chăm chú đục, đẽo, chạm trổ những phiến đá xanh để tạo những hình Rồng, Phụng, Cá hóa long, Kỳ lân... Tất cả những hình ảnh giả tưởng nầy đều được chạm nổi trên những cây trụ đá dài từ 2 đến 5-6m: Rồng với những móng vuốt bén nhọn, miệng há to ngậm trái châu tròn vo, thò tay khều mà không lấy ra được; Phụng như như cánh xòe to như sắp vượt lên mây; Cá hóa long đang lượn trên dòng sóng bạc; Kỳ lân ngậm châu chễm chệ ngồi trên trụ đá vuông... Nhiều nơi đã đặt những trụ Rồng, Kỳ lân nầy để dùng vào việc xây cất Chùa Ông hay Chùa Bà theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Và 9 cây trụ Rồng nầy cũng đã được nhà triệu phú Cao Triều Phát ở Bạc Liêu đặt để tạïo Cửu Trùng Đài cho thánh thất Cao Đài. Không biết những công trình độc đáo nầy còn giữ được nguyên vẹn hay đã bị bọn Cộng phỉ đập tan theo chánh sách vô thần của chúng. Một đặc điểm khác là sự kiến tạo một ngôi mộ đá xanh mài láng như mặt đá cẩm thạch, chạm trổ tinh vi theo kiến trúc cổ truyền Trung Hoa, cho những thân nhơn quá cố của những tay trọc phú Trung Hoa hay Việt nam như Hui Bon Hỏa, Lý Long Thân, Trương Văn Bền, Y Oan Tần Kiệt... Những công trình tuyệt kỷ đó đã được thực hiện bởi những người tiền phong về nghề làm đá mã trong đó có ngoại tổ và thân phụ của tôi, hợp cùng những tay thợ lành nghề từ Trung Hoa sang lập nghiệp có hơn 100 năm về trước.
Rất tiếc vì phải chạy theo trào lưu tiến hóa nên tôi đành xoay nghề, để mai một một kỹ thuật tinh vi hiếm có. Phải chăng đó là một trọng tội đối với nền mỹ nghệ nước nhà!
Như trên đã nói, ngoài nghề làm đá, dân làng còn sống bằng một nghề phụ là nghề in gạch ngói. Đến đây, các bạn sẽ thấy vị trí ven sông là ưu điểm của làng tôi. Thời bấy giờ, việc in gạch ngói đều trông cậy vào sức lao động chân tay. Vật liệu chánh là đất sét phải do những ghe tam bảng chở từ bên kia sông về. Việc giao hàng cũng nhờ ghe thuyền chuyên chở. Và cái làng nhỏ hẹp của tôi có được tất cả là bảy lò gạch ngói nên được kêu bằng một tên khác: làng Lò Gạch. Phần đông thợ in gạch là phụ nữ, ban ngày đập đá trên núi, tối lại đi in gạch để bù đắp vào sự túng thiếu của gia đình. Tuy phải làm việc vất vả một sương hai nắng như vậy, nhưng các cô thợ in vẫn vui tươi, luôn luôn cười cười nói nói, không hề mở miệng than van về số phận của mình. Trái lại các cô còn có một "tâm hồn nghệ sĩ" đáng mến. Để quên phần nào sự mệt nhọc, các cô vừa in gạch ngói vừa ca những bài cổ ca, ngâm thơ, vịnh phú, trêu chọc nhau bằng những chuyện tiếu lâm, rồi xúm lại cười dòn như pháo Tết. Cái thú được các cô ưa thích nhứt là những trận "hò bắt" (người nầy hò kẻ kia bắt lại gọi là "bắt") để ghẹo những anh trai tráng chèo ghe cát từ trên thượng lưu xuôi dòng sông Đồng Nai về cung cấp cho thủ đô Sàì Gòn hoặc những tỉnh Tiền giang. Cát Biên Hòa được nổi tiếng là tốt nhất miền Nam, cũng như bưởi Biên Hòa ngon không đâu sánh kịp.
Đến đây, mời các bạn cùng tôi bách bộ lên sân in vào một đêm tốt trời để thưởng thức một thú vui tao nhã, tràn đầy thi vị ít nơi có. Tuy đang cặm cụi in, nhưng mắt các cô vẫn luôn luôn canh chừng dòng nước biếc. Kià một ghe cát vừa ló dạng nơi đầu vịnh, lờ đờ trôi giữa sông. Một tiếng hò lảnh lót vang lên tức khắc, phá tan sự u tịch của đêm khuya, để gh(c)o chàng trai nào đó đang còm lưng đẩy mạnh mái chèo. Hò rằng:
Hò. . . ơ. . . ơ. . . ơ. . .ơ
Ban ngày anh chèo ghe mệt ngất
Tối lại anh phải lặn cát lạnh rung Em thương anh em cũng muốn bạn cùng
Nhưng phận đào thơ liễu yếu
Hò. . .ơ. . . ơ. . . ơ. . . ơ
Nhưng phận đào tơ liễu yếu
Giúp trai hùng được đâu
Câu hò vừa dứt, giữa sông một câu hò bắt lên:
Anh ngày đêm dầm mưa dãi nắng
Để mong cùng em chấp gắn sợi chỉ hồng
Hò. . ơ. . . ơ. . . ơ. . . ơ
Nếu đôi ta nên nghĩa vợ chồng
Anh thì chèo ghe lặn cát
Còn em thì lo phụng dưỡng song thân ở nhà.
Câu hò "bắt" vừa dứt thì nghe ghe cát đã lướt khỏi sân trên. Một giọng hò khác của cô thợ in sân kế được nối tiếp liền:
Tạ lòng anh muốn cùng em gây một chữ đồng
Nhưng dạ em còn ngại
Hò. . . .ơ. . . .ơ. . . .ơ. . . .ơ
Nhưng dạ em còn ngại
Mẫu thân anh không bằng lòng.
Trên ghe cát lặng thinh, có lẽ vì cạn nguồn thơ.. Một tràng cười chế nhạo nổi lên trong nhóm mấy chị thợ in ranh mãnh.
Một ghe cát khác lù lù trờ tới. Tiếng hò ghẹo lại nổi lên:
Hò. . .ơ. . . ơ. . . ơ. . .
Tiếng anh ăn học làu làu
Lại đây em hỏi thử
Hò. .. ... ơ. . . ơ. . . ơ. . . ơ
Lại đây em hỏi thử
Vậy chớ Cây Đào có mấy bông?
Anh chàng trên ghe cát, có lẽ chưa tìm ra liền câu "bắt", nên mở đầu bằng một câu giáo tuồng:
Ngó lên trời thấy cụm mây trắng
Ngó lên núi thấy đám mây vàng.
Bây giờ anh mới hỏi nàng
Sao trên trời mấy cái
Mấy con cá vàng lội dưới sông?
Rồi cái đà tương tự như thế, người trên sân hò, người dưới ghe bắt, sân này chuyển qua sân nọ, ghe này sang qua ghe kia, cứ liên tục tiếp diễn suốt đêm, cho đến khi chiếc ghe cát cuối cùng mất dạng trong đám sương khuya. Rồi đêm khác, đêm khác nữa, ngày nầy sang tháng nọ, cái trò tiêu khiển đầy thơ mộng nầy cứ tái diễn, lắm khi kết cục bằng những đám hôn nhơn tốt đẹp giữa chàng trai ghe cát và cô thợ in ngói xinh xinh.
Điều đáng nói nơi đây là những câu hò đầy văn hoa, những câu "bắt" đầy ân tình nhưng không thô bỉ, được thốt ra nơi cửa miệng của các cô thôn nữ nghèo nàn, những chàng trai dốt nát, vì kế sinh nhai phải sớm lăn vào đời lao động, không được diễm phúc đến nhà trường như những con nhà khá giả khác. Bất quá họ chỉ nhờ anh chị lối xóm chỉ cho biết đọc sơ chữ quốc ngữ để học những bài ca Dạ cổ hoài lang, Tây thi, Cổ bản, Bình bán vắn, Khổng minh tọa lầu... hoặc để xem truyện Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa, Con Tấm Con Cám... Vậy mà họ tức cảnh nên lời, tạo được những câu hò bất hủ, tuy mộc mạc nhưng thâm thúy, hồn nhiên, không cầu kỳ chải chuốt nhưng bao hàm ý vị, đầy vẻ nên thơ. Cái đáng nói là khi cô thợ in bị bí lối, hoặc anh chèo ghe tịt ngòi thì cô hay anh khác nhảy vào trận để "cứu bồ" liền. Ngộ nghĩnh và đáng khen ở cái tình đồng đội chặt chẽ đó.
Tiếc rằng những thú vui tao nhã như thế đã diễn ra tôi còn là cậu bé mới học lớp nhì trường làng, chưa thưởng thức hết cái hay của nó để ghi hết vào lòng, nên chẳng còn nhớ được bao nhiêu hầu cung hiến các bạn. Chỉ còn nhớ rõ là khi trời sụp tối, cơm nước xong, tôi và các bạn nhỏ không đêm nào không có mặt ở sân in để nhảy chắn chậu, phụ bưng đất sét với mấy chị thợ in, hoặc để cười hùn với các chị cho thêm rậm đám.
Mười lăm năm sau...
Vì phải lên Sài Gòn, rồi xuất ngoại du học nên tôi vắng làng trong thời gian lâu. Khi trở về làng cũ, việc tôi làm trước nhứt là lên thăm những lò gạch cũ. Tim tôi se lại, nước mắt tuôn trào khi đứng trước cảnh điêu tàn, sụp đổ phũ phàng. Những lò gạch xưa kia, khi được đốt lên đã hùng hổ phun khói lửa tận mây xanh không thua những hỏa diệm sơn trong cơn giận dữ, nay chỉ còn là những đống gạch vụn, phủ đầy rêu xanh, cỏ dại, chỉ để làm ổ cho chuột bọ rắn rít. Vì cạnh tranh không lại những lò gạch tối tân chạy bằng cơ khí, năng xuất cao, phẩm chất tốt, giá thành lại rẻ, nên những chủ lò đành đóng cửa lò gạch, dẹp sân in để chuyển sang nghề khác.
Đang ngậm ngùi cho số phận hẩm hiu, nhưng có một quá khứ nên thơ của những lò gạch cũ, bỗng dưng tôi nghe một giọng hát quen thuộc từ trong mái tranh rách nát theo gió thoảng ra. Tọc mạch, tôi đẩy tấm phên tre xiêu vẹo dùng làm cửa, rón rén bước vào nhà. À, té ra là nhà chị Nữ, một chị thợ đập đá kiêm thợ in ngói, một thôn nữ dịu hiền, có giọng hò hay nhứt nhì trên sân in của bà ngoại tôi. Thấy tôi chị lật đật bồng đứa nhỏ vừa lên một tuổi rối rít mời tôi ngồi ghế chơi, theo thế quen miệng. Thật ra, nhà chị chỉ có cái bàn cũ rích và một cái chõng tre vừa dùng làm giường ngủ, bàn ăn và cái sân chơi cho mấy đứa con chị. Sau những câu thăm hỏi thường lệ, tôi khen chị một câu:
- Chị bây giờ cũng còn hò hay như cũ!
Một nét buồn vụt hiện trên nét mặt rám nắng của chị, nhưng chỉ một thoáng, chị cười dòn và trả lời gọn:
- Hay ho gì nữa mà cậu khen. Bây giờ chồng con đùm đùm đề đề. Anh nhà tôi đi làm chưa về, tôi ở nhà lo cơm nước cho ảnh và giữ mấy đứa nhỏ. Hổm rày, con Tý vừa thôi sữa, nó nhõng nhẽo quá nên phải hát ru nó mới chịu ngủ.
Trong câu trả lời đơn sơ và hồn nhiên đó, tôi nhận thấy ở chị một cái gì cao đẹp. Lúc nhỏ làm việc đầu tắt mặt tối để nuôi dưỡng cha mẹ già, lớn lên có đôi bạn thì chỉ biết thờ chồng nuôi con, đúng theo nề nếp cổ truyền của A¨ đông ta. Hình ảnh cô gái ngây thơ, nhí nhảnh đáng mến khi xưa, nay chỉ còn sót lại một thiếu phụ già trước tuổi vì phải làm lụng quá cực khổ, một nụ cười hồn nhiên và một giọng hát ru con lảnh lót như độ nào.
Tôi từ giã chị mang theo lòng buồn man mác. Chỉ biết buồn chứ không làm gì hơn được. Thể theo "DỊCH", mọi sự trên vũ trụ đều phải "BIẾN", "ĐỘNG". Trên trời mấy vì sao luôn luôn di động, gió thổi mây bay. Dưới thì quả địa cầu luôn luôn xoay chuyển, lòng đất luôn luôn rúng động. Trên thế gian, NGƯỜI, CÂY CỎ, CẦM THÚ đều biến dạng không ngừng. Làm sao đi ngược lại những biến chuyển tự nhiên của Tạo Hóa được.
Chỉ nguyện với lòng mình không bao giờ lãng quên HẬN NƯỚC MẤT NHÀ TAN, đặt nặng tình yêu thương đồng bào, kết chặt tình Đoàn kết, bỏ ngoài tai những bất đồng nhỏ nhen để lo cho Đại Sự. Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
 
HUỲNH SANH


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5753)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6814)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7234)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6282)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 5995)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6523)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5343)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5215)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5522)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5448)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5484)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 5959)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6740)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6748)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6085)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6034)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6180)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6377)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6825)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6499)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6896)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 6920)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6718)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6331)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47077)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66902)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24874)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5906)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5907)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6207)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 6953)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5471)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5694)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6322)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5570)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5375)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5845)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6321)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5423)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5905)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6127)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6131)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8064)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7021)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6260)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8642)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7727)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7334)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7312)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6524)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ