7:16 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

HOÀI NIỆM - Angie Lê - Lộc Cù Lao

22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 10516)

Hoài niệm

 Quê tôi ở Cù Lao Phố. Dù quê tôi được gọi bằng những tên khác có ý nghĩa như Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, v.v. tôi vẫn yêu cái tên Cù Lao Phố hơn cả. Ba tôi khai khẩn và lập nghiệp ở cù lao này, vùng đất sa bồi từ nhánh sông Đồng Nai quanh co uốn khúc. Cả tuổi thơ của tôi hồn nhiên không gợn chút ưu tư gắn trọn với Cù Lao Phố nơi tôi ngày ngày cắp sách đến trường tiểu học Hiệp Hòa, đùa vui thoả thích với chúng bạn lúc bắt cá, tắm sông, trèo hái vú sữa, để rồi lớn dần theo năm tháng trong ốc đảo với kỷ niệm chất chứa.

 Gắn bó cách mấy rồi tôi cũng đành đoạn bỏ Cù Lao Phố mà đi. Bao năm biền biệt xa cách, niềm nhớ thương quê cũ gậm nhấm hồn tôi. Nhắm mắt lại, tôi vẫn mường tượng được giữa dòng sông lặng lẽ một Cù Lao Phố thấp thoáng mái đình, mái chùa. Nhà của ba má tôi ở xa phố thị nên từ thuở nhỏ tôi đã quen thuộc với không gian cố hữu: mùi đất ẩm ướt, sự tĩnh mịch quyện trong màu xanh cây trái và ruộng vườn cùng những đêm mưa nhỏ hạt đồng điệu với tiếng dế nỉ non. Khi được dịp dắt đi chùa Ông, tôi giương to đôi mắt trẻ thơ như bị thôi miên bởi những mái ngói cong đỏ và những tượng thờ uy nghi mà thời bé thơ tôi có phần e dè, rón rén khi tiến gần. 

 Lớn hơn một chút, tôi theo gương chị Sáu và chị Bảy vào trường Trung Học Ngô Quyền tại thành phố Biên Hòa. Thời đó, Ngô Quyền là trường trung học công lập duy nhất ở miền đông Nam Phần vì vậy thi đậu vào một trường danh tiếng như thế là niềm tự hào cho gia đình nhưng ba má tôi phải lo toan thêm. Chị Sáu thương ba má sớm khuya vất vả nên đành bỏ dở việc học để phụ gia đình nuôi các em ăn học. Tôi còn nhớ những ngày đầu tiên học lớp đệ thất, tôi bẽn lẽn trong chiếc áo dài trắng nữ sinh và luôn trông ngóng đến ngày thứ hai hàng tuần để được háo hức mặc chiếc áo dài màu xanh dự lễ chào cờ. Chị em tôi đi học bằng phương tiện xe lam qua cầu Rạch Cát nơi kết nối Cù Lao Phố với thành phố Biên Hòa. Sau này trở về thăm quê, tôi thỉnh thoảng dõi mắt tìm lại hình ảnh chiếc xe lam, kiểu xe truyền thống với hai băng ghế khách ngồi đối mặt nhau; các khách thường là các cô nữ sinh kéo vạt áo dài khép nép và các phụ nữ quang gánh vất vả nhưng các hình ảnh tôi muốn tìm lại dường như chỉ còn là ký ức.

 Nếu ở trường tiểu học làng quê tôi đơn thuần là đứa nhỏ thả hồn bé thơ trong những trò chơi banh đũa, nhảy cò cò với bạn học thì ở trung học Ngô Quyền tôi đã để lại ấn tượng thương mến từ bạn bè và thầy cô về những hoạt động sôi nổi thời học trò của tôi. Tuổi mộng mơ của tôi song hành với những hoài bão mới ươm. Hiểu biết về con người và hiện tình đất nước đưa tầm nhìn của tôi vượt thoát không gian hạn hữu của một Cù Lao Phố bé nhỏ. Nhận thức về chiến tranh, hy sinh và mất mát của con người đánh động tâm thức một nữ sinh mới lớn như tôi. Trái tim nhiệt huyết của tôi bắt đầu có những trăn trở, suy tư. Tôi thấy mình cần làm một điều gì ý nghĩa để đóng góp dù chỉ là nhỏ bé. Tham gia sinh hoạt hiệu đoàn trường với tư cách trưởng khối văn nghệ, tôi đã nối kết nhiều bạn học để tổ chức những lần thăm tiền đồn ủy lạo chiến sỹ và phụ diễn văn nghệ. Lần tổ chức nào cũng thành công vì tôi nhận được sự khích lệ của thầy cô và bạn bè chung sức góp tay. 

 Cứ mỗi mùa hè ngôi trường Ngô Quyền đỏ thắm màu hoa phượng vỹ, tôi lại chứng kiến lớp lớp đàn anh sau khi đậu tú tài tiếp tục lên Sài Gòn học đại học hoặc tham gia quân ngũ. Trong số bậc đàn anh tôi ngưỡng mộ có anh Huỳnh Quan Minh cùng quê ở Cù Lao Phố. Anh đậu Thủ Khoa đại học Y mà vẫn khiêm cung cố hữu. Anh kèm chúng tôi học thi tú tài, mỗi lần chúng tôi mỏi mệt hay nản học, chúng tôi lại được thưởng thức ngón đàn guitar solo tuyệt diệu của anh. Vận nước đổi thay, tôi mất liên lạc với anh để rồi sau bao năm gặp lại, điểm hội ngộ không phải là Cù Lao Phố nơi anh em chúng tôi lớn lên mà là ở xứ người. Tôi nhớ mình đã xúc động bàng hoàng, thốt lên:

“Anh Minh ơi, em thấy anh già đi nhiều.” Anh cười nhẹ:

“Vậy Lộc còn trẻ lắm sao?”

 Anh nói đúng, khi gặp lại anh thì tôi đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, tóc chớm muối pha tiêu, chứ đâu mãi là cô nữ sinh áo dài đi học trường Ngô Quyền thuở nào. Riêng anh, tôi tin chắc rằng trong lòng các bệnh nhân của anh thì anh vẫn giữ mãi hình ảnh của một vị lương y đức độ.

 Tôi nối tiếp lớp đàn anh lên Sài Gòn ghi danh đại học Luật Khoa với mong ước một ngày mai dấn thân giúp đời, góp công sức đem lại công bằng cho xã hội. Tôi vừa là sinh viên vừa đi làm thêm để trau dồi nghiệp vụ cho một tương lai hứa hẹn. Tuy nhiên cuộc đời chỉ trải thảm cho tôi đến khi tôi học năm thứ hai thì thế thời đảo lộn. Hụt hẫng trước tương lai vô định và phải đương đầu với thực tế cơm, áo, gạo, tiền, tôi đành bỏ học để lăn lộn kiếm sống phụ nuôi gia đình. Chị Sáu và chị Bảy lúc đó cùng chịu chung số phận như bao phụ nữ với đàn con thơ dại và chồng là chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Chồng chị Sáu đang trong lao tù cộng sản và chồng chị Bảy đã tử nạn trước đó trong mùa hè 1972. Riêng tôi lập gia đình được vài năm thì đã trở thành goá phụ bên đứa con gái còn nhoẻn miệng cười ngây thơ chưa in rõ nét hình ảnh người cha trong trí nhớ non nớt. Khóc cho phận mình chưa đủ, tôi đa đoan thương thương chị Bảy hơn ai hết. Một phần là vì hai chị em tôi kế nhau nên thân hơn, và một phần tôi đồng cảm với chị vì cả hai chị em tôi đã sớm trở thành goá phụ khi tuổi đời chưa đến ba mươi.

 Chị Bảy tôi chọn nghề làm cô giáo trước khi quen anh Quang, sau này là anh rể tôi. Anh Quang yêu chị, anh hứa với chị đi học khóa sĩ quan rồi mới kết hôn với chị để chị không tủi với bạn bè. Anh Quang giữ lời hứa, tốt nghiệp Thủ Khoa khóa sĩ quan Không Quân tại Nha Trang và Á Khoa tại Hoa Kỳ rồi trở về nước cưới chị tôi. Hạnh phúc ngập tràn khi đứa con trai đầu lòng của anh chị ra đời. Tuy nhiên trong thời chiến không ai biết được cuộc sống sắp đến sẽ ra sao, vì thế vợ chồng chị Bảy cũng không là trường hợp ngoại lệ. Khi cháu trai tôi được tám tháng và cháu gái còn nằm trong bụng mẹ chỉ ba tháng tuổi thì chị Bảy nhận tin dữ báo chồng tử nạn. Đó là mùa hè 1972 khi anh Quang đang đóng quân ở Phù Cát và ngày đó anh cùng đồng đội thực hiện phi vụ tiếp tế cho chiến trường Ban Mê Thuột thì máy bay bị nạn.

 Đau đớn cho chị Bảy ngày cùng tôi đi máy bay ra căn cứ Phù Cát để nhận lại kỷ vật của chồng, chị đã ngất lịm khi cửa phòng anh Quang được mở, mọi thứ trong phòng anh nguyên vị như lúc anh còn sống và dường như anh chỉ chợt bước ra khỏi phòng để nhận lệnh bay mà thôi. Ly cà phê còn dở dang, tấm ảnh người vợ với mái tóc thề anh yêu quí là những kỷ vật sống động tựa như đang ngóng anh về. Chị tôi có nỗi đau như bao phụ nữ có chồng chiến binh khi nhận giấy báo tử, nhưng nỗi đau của chị tăng bội phần bởi lẽ các góa phụ nhận giấy báo chồng tử trận thì vẫn còn được khóc bên xác chồng, còn chị tôi nhận giấy báo chồng tử nạn thì xác chồng biết nơi nao mà nhận. Đến khi chiến cuộc tàn thì hai đứa con của chị Bảy vẫn còn bé dại. Cuộc sống của mẹ con chị càng bi thương hơn vì chị mang số phận của người vợ sĩ quan chế độ cũ; một buổi chị tôi cầm phấn dạy học trò, buổi còn lại trong ngày cũng đôi tay gầy guộc cày cố làm ruộng còn con trẻ đi chăn dê. Tận đáy lòng, chị tôi vẫn giấu kín nỗi niềm đau đáu tìm lại xác chồng.

 Phần tôi có nỗi truân chuyên của riêng mình. Được tiếng là xốc vác hơn các chị, tôi lăn lộn kiếm sống trọn đạo dâu con, trách nhiệm người mẹ, đồng thời dang tay đùm bọc cả những đứa cháu côi cút. Anh rể Quang đối với gia đình tôi chân tình, sống chan hoà nên khi nhận tin anh tử nạn, từ ba má đến các anh chị đều thương tiếc anh. Vì không nhận được xác anh nên mọi người vẫn hy vọng dù rất mong manh rằng anh chỉ bị mất tích và có cơ may trở về; thảng như anh đã mất thì ít ra cũng tìm được xác anh để an ủi chị tôi và các cháu phần nào. Khi định cư nơi xứ người, ngoài nỗ lực lo chu toàn cho người thân nơi quê nhà, tâm tôi còn mong muốn tìm được thông tin về người anh rể mà tôi quí trọng. Mỗi khi nghĩ đến anh Quang, tôi luôn cầu nguyện “Anh ơi, xin giúp em làm tròn ý nguyện là tìm được xác anh đem về cho chị Bảy và hai con của anh.”

 Có chăng lời nguyện chân thành của tôi đánh động tâm linh người đã khuất, tôi may mắn liên lạc được với Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền, vị chỉ huy trưởng của anh thời đó và nhận được sự trợ giúp nhiệt tình. Với những nỗ lực đóng góp tài chánh, công sức, thì giờ, các chiến hữu của anh đã có thể thực hiện các chuyến đi dò tìm tọa độ nơi phi hành đoàn tử nạn. Sau cùng nhà ngoại cảm đã có thể cảm nhận địa điểm rơi của máy bay trên đỉnh núi ở độ cao 1.500 mét và rải rác năm bộ xương người quanh đó. Tuy nhiên, điều mong mỏi khai quật để đem năm bộ hài cốt trở về cho các thân nhân đã không thực hiện được, vì giấy phép không được cấp với lý do nơi đó thuộc khu vực núi cấm. Một lần nữa, chị tôi chỉ còn biết quỳ dưới chân núi lặng lẽ khóc thương chồng. Tin này nhận được trùng hợp với lúc tôi thấy xác một chú chim gục đầu chết buồn bã bên bệ cửa sổ phòng nơi tôi thường ngồi tư lự.

 Giờ đây, chỉ có bài vị của anh rể tôi cùng bốn chiến hữu được đặt trong chùa, sáng chiều nghe kinh kệ. Cánh chim bạc Nguyễn Hữu Quang cùng với phi hành đoàn trong chuyến bay định mệnh đã yên nghỉ trên núi cao, xương cốt các anh dần trở về với cát bụi. Vợ con anh cam lòng chấp nhận điều không trọn vẹn như những tưởng. Phận tôi vuông tròn nghĩa vụ với bên chồng và bên cha mẹ; tôi yên lòng nhìn con gái vững chãi trên bước đường đời và các cháu tôi đã thành nhân. Quay nhìn lại đời mình tôi chợt nhận ra mình đơn lẻ không bạn song hành đến cuối cuộc đời. Giá phải chi tôi níu lại được tuổi thanh xuân thì tôi sẽ sống cho riêng mình. Giá phải chi cuộc đời không qua mau thì tôi sẽ thực hiện những dấn thân giúp thế nhân. Giá phải chi... Giá phải chi...

 Vô vàn điều tôi muốn thốt lên giá phải chi. Nhất định có một điều. Giá phải chi tôi tái sinh, xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.

 

 Angie Lê - Lộc Cù Lao

Tháng 11-2013

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8312)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8643)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9550)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9259)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9699)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8468)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9655)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8217)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9043)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9269)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9361)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9649)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9697)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10925)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10481)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 9980)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10236)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9579)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8297)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9665)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 8969)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14408)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12636)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9303)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9270)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10190)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 8962)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9697)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10341)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9831)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9600)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 8965)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9239)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10710)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 10958)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10555)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9153)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10026)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9838)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10398)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10519)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10815)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13040)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11609)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9574)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9611)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13330)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11661)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9553)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.