1:41 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

ĐỜI SỐNG MỸ QUANH TÔI - PHƯƠNG ĐIỀN NGUYÊN

05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 8705)

Đời sống Mỹ quanh tôi

phương điền nguyên

Anh chị Năm thân mến,

kỳ này tôi nói chuyn tào lao đọc chơi.

Nhớ thuở người tỵ nạn mới qua chừng đôi năm trên đất Mỹ, khoảng những thập niên ‘90s của thế kỷ XX. Cái gì cũng mới lạ. Điều nào cũng khó biết! Chết rồi ông Địa ơi! Nên chánh quyền thành phố khuyến khích đi học ESL để dễ hội nhập vào đời sống/đi làm. Mà có sự hiểu biết căn bản – cũng bằng em nhỏ cỡ 16 tuổi người bản xứ thì càng tốt cho mình.

Mà anh chị Năm nè…

Cũng tại nước “Tây Hoa” nầy, đi đâu thì đi… Từ free way cho tận “hóc bà tó” đâu đâu cũng thấy bán fried chicken. Nên “ma gà cồ” dễ quện vô hồn người mới nhập cư thích “gáy cương!” Chớ người bản xứ sống cả đời trên xứ này nên họ cũng “gáy” có cơ sở/bài bản, tinh vi hơn nhiều. Hay vì cái “self-esteem” mà người Mỹ dạy cho dân tỵ nạn biết sắp hết welfare để nhanh nhanh đi “work-for-food…” nên “lòng-tự-trọng” nói ở trên mới “bốc tự ái lên mặt” để mình dễ xắn tay áo “lên gân” tinh thần ít nhiều với anh/em để đi làm bất cứ nguyện gì. Cũng được đi!

Đó là những việc chung chung, rất đổi thường tình thường gặp mọi nơi trên xứ “tự do phát ngôn” không phải đóng thuế. Hay cũng vì chưa bỏ được cơm + nước mắm mà đôi khi phải ăn bánh mì + hot dog + cheese… thành ra trong người có hai thứ “văn hóa Đông-Tây” lẫn lộn, cứ… “up side down” nhau. Vì đời sống Tây Hoa thì…

-Lịch sự: cứ “vo tròn…” Ai sao ta vậy. Có nghĩa mình chia sẻ những ý thật tổng quát kiểu thường tình, hơi “huề vốn” ai ai cũng chấp nhận được thì OK. Đừng lậm sâu vào chi tiết bàn cãi rồi “hớ hênh” làm người đối diện “chù-vù mặt…”i (sau lưng) rằng ta bất lịch sự/không có cắp sách đến trường… hoặc cho ta là người không ở thành phố… mới từ bưng biền lò dò ra! Mà câu “xin lỗi/cám ơn” luôn nở trên môi.

-Đi Tư: Là một sự cấm kỵ như điều thiêng liêng cá nhân. Không ai được chõ miệng vào có ý kiến, hoặc phê phán, cốt phô cái thành kiến đã phục sẵn trong đầu. Dù ý kiến đó không cùng một hoàn cảnh, như kiểu ba anh mù “xem” voi bằng cách “r.” Người thứ nhất xem cái vòi nói voi giống “con đỉa,” hgười thứ nhì xem chân nói voi giống “cột nhà,” người thứ ba xem tai nói voi giống “cái quạt.” Nên dễ bị đưa ra toà vì không có bằng counselor mà lanh chanh, làm cho họ bị thương tổn tinh thần. Tuy nhiên các “public figures” thì bạn mở TV mùa tranh cử ra tha hồ xem thiên hạ “bôi tro trét… nghẹ” lên mặt nhau thật đã đời… Vì dân chúng cần biết các “tt xu/tt” của các đấng có gương mặt công cộng này để bầu. Đó là luật chơi “không mập mờ tranh tối/tranh sáng” của Tây Hoa như bên nhà.

- Đi Sng: Dân tỵ nạn nếu ghét ai trong cộng đồng thì cứ truyền miệng/rỉ tai/nói nhỏ để đả kích là thượng sách. Nói oang oang không căn cứ dễ bị thưa. Có 3,000 Luật sư (nói riêng tại GA) khoái những việc ân oán này lắm! Hoặc tiêu cực hơn thì “trùm mn” ở nhà không thèm sinh hoạt chung. Cùng lắm là dọn nhà đến một chỗ “mũi cao mt xanh lơ” (an toàn) là khỏe người. Rồi đêm đêm lảm nhảm bài hát “Đời tôi cô đơn...” (thét cũng quen).

-Mua sm tại các siêu thị đôi khi cũng không khoái. Mà cái sale hôm nay nếu cố ý so sánh tháng rồi thì cũng… y chang. Mình cứ tưởng kiếm được “món bỡ,” vừa ý lại rẻ, vì trong giấy tính tiền mình lời $$.00. Ai ngờ có người quen nói, nó cũng bằng giá đã ghi trước đó cả tháng, hoặc loại đồ “giạt ra” XXL. Nên lắm lúc bước vào siêu thị nào đó thì tui lại cà-giựt – chân tới, chân lui. Có người tưởng tui có tật đi chàng hảng.

-Giải Trí: thì cũng có những chương trình quá “lá cải” để cho đám “linh tinh” ham chường mặt tranh cãi ỳ-xèo cho đời biết trên TV. Tuy nhiên hay thì cũng có như “Family Feud” để thử trí trả lời nhanh (câu đúng đã có trên bảng). Phong phú hơn thì có “Dog eat Dog” (thi ăn sâu bọ). “Fear & Factor” (thi lòng can đảm và s nhanh trí). “Junkyard War” (ráp nhng th ‘phế thi’ lại cho ‘chiến đu’ hơn…) mà người xem, phục những đầu óc lập chương trình quá thông minh.

-Ăn Ung thì như một bức thư kỳ nào tui có nói “fast food, Coke, nhạc Rock/Rap, qun Jean, áo Pull, T- shirt…” tượng trưng “văn hóa ăn/mc” đúng điệu Tây Hoa. Mặc thì cứ ra vẻ “te tua/mang chài mang lưi” không sợ ai chê mình nghèo. Đó là loại thời trang ‘bụi’ (fad). Màu sắc không cần hài hòa, phải là loại ‘chà lết quết xảm’ mới đúng điệu ‘bà cả đọi Tây Hoa’. Mà đã là bụi thì nó cũng cảnh cáo trước hiện tượng kinh tế suy thoái của đất nước. Vì thế cho nên, bên Calif. có chàng thành lập một chỗ để “tp cho ngưi ‘đàng hoàng’ mun có cảm giác homeless như thế nào”’ thì ‘hun luyn viên homeless’ sẽ tập cho học viên thuần thục “cử chỉ/điệu bộ… no money.” Chỉ trả công $2,000 thôi. (Nếu có “cơ may” trở thành homeless thật thì không được đòi lại tiền. Câu này tui phịa). Cũng dính dáng đến ‘bụi’, lối “t vẽ ‘xut thn’ bt ng lên qun” lúc lão tui bước ra restroom Waffle House có một ‘vt nưc sm chạy dài t tht lưng xung’ làm mọi người… chưng hững. Có kẻ lầm bầm “khứa tự vẽ bức ‘thủy mạc’ rt sống động hết chỗ… chê!”

-Xã Hi: Nếu có những thảm kịch nào xảy ra thì cũng do người dân gây cho nhau… như con sóng thần hất tung cuộc sống thanh bình của cộng đồng. Chánh phủ chỉ có cách an ủi/hứa tìm biện pháp an toàn/truy tìm thủ phạm... [Chớ không như các nước độc tài toàn trị bị công an nhà nước “đạp mặt” người biểu tình… kể cả lòng “yêu nước” cũng bị nhốt luôn!] Và những ‘cơn thịnh n đó tại nước Mỹ góp phần thống kê để tìm biện pháp cho an toàn. Rồi đúng ngày kỷ niệm, truyền thông có nhiệm vụ ‘làm sng lại sự bdâu’ đó để dân chúng nhớ những hình ảnh bi thương đã xảy ra một thời!

-Vi Phạm: Có lẽ ai cũng sợ nhất! Một trưa thứ Bảy, anh contractor đi sửa máy lạnh cho nhà thờ. Hết chỗ đậu! Anh ‘liều mạng’ đậu chỗ handicap. (Anh những tưởng là cảnh sát không thèm chui vào chỗ kẹt cứng này làm chi). Nhưng, bà Mỹ thấy gai mắt liền gọi cảnh sát. Cảnh sát đến kêu xe tow. Ra mất xe. Anh đành kêu taxi về nhà (để hỏi ‘cảnh sát’ cho ra lẽ). Đến Chúa nhật, anh nhắp nhổm liên hệ cơ quan thì chưa làm. Qua thứ Hai. Người cảnh sát bắt xe đã xuống ca. Cô thư ký hẹn chiều sẽ có người giải quyết. Đến chiều, cô thư ký hỏi giấy chủ quyền! Anh lại kêu taxi về bãi tow xe mở cốp lấy title. Đến bót, hết giờ làm! Anh gọi taxi về để chờ sáng thứ Ba đi đóng phạt! Tuy vậy, sáng thứ Ba cũng chưa lấy xe ra được, vì anh còn thiếu một penny.

-Computer: Trong thời kỳ máy điện toán cá nhân “lên hương” ào ào, anh/chị đến tiệm sửa thì thấy giá tiền công cũng “tùy theo thái độ của mình” như:

Tiền công bình thường: $24.59/giờ

Nếu bạn chờ (để lấy gắp): $30.99/giờ

Nếu bạn nhìn cách sửa (học lóm): $35.50/giờ

Nếu bạn giúp (cho dễ thuộc): $55.99/giờ

Nếu bạn tự sửa (tại tiệm): $70.99/giờ

Nếu bạn cười (ruồi khi dễ): $75,99/giờ.

Đó là “đời sống Hoa Kỳ” quanh tui đó anh chị Năm ui…!

 

Tóm lại, Hoa Kỳ có khoảng 320 triệu dân, coi như nồi “Cháo Gà” mà vẫn còn nhiều điều tích cực. Con tàu “Hoa Tháng 5” (May Flower) đến Tân Thế Giới 1620 lần đầu. Có 102 khách và thủy thủ. Vỏn vẹn chỉ còn 53 người sống sót - trở thành biểu tượng của cuộc định cư trên miền Đất Hứa. Năm 1621 họ được mùa và tạ lễ “ThanksGiving” trên đất mới. Hơn trăm năm sau, Mỹ được hình thành với 13 tiểu bang đầu tiên liên hiệp ở miền Đông. Cuộc chiến giữa Anh và Pháp giành đất trong 7 năm sau đó - cuối cùng Anh thắng nên đánh thuế nặng các nhà sản xuất và chủ đồn điền ở Hoa Kỳ.

Tướng Washington lãnh đạo chiến tranh cách mạng 1775 - để nước Tây Hoa tuyên bố độc lập 1776. Bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” do tổng thống Thomas Jefferson soạn lúc 33 tuổi ở Virginia là một áng văn tuyệt tác. Và từ những năm 1782-1787, hiến pháp Dân Chủ ra đời (chỉ có 13 bang) đầu tiên. Sau cùng, cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có 50 sao.

Đến nay, Mỹ lập quốc đã hơn 2 thế kỷ. Hiến pháp Hoa Kỳ được soạn thảo ở Philadelphia với hàng trăm Mục sư/Giáo sĩ cầu nguyện “xin Chúa hướng dẫn.” Và họ dựa vào một số “Điều” trong Thánh Kinh để thành lập “the United States of America.” Nên quốc gia trẻ này có câu châm ngôn “In God We Trust” làm nguyên tắc lãnh đạo. Trong cùng quan niệm như thế, Hoa Kỳ thiện cảm với nước nào có tôn giáo để làm chỗ dựa tinh thần cho Chân-Thiện-Mỹ vươn lên.

Tuy rằng… Tây Hoa sanh sau lại thịnh vượng hơn để gánh vác việc thế giới một cách…cô đơn! Theo nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, phim cowboy “High Noon” chiếu cảnh không khí nghẹt thở của một thị trấn nhỏ ở Kansas lúc một tay “anh chị” được thả lầm. Hắn nhất quyết đi thanh toán vị cảnh sát trưởng đã bắt hắn. Sắp gác kiếm, nhưng vị marshall đành phải đơn thương độc mã ở lại đối diện với bọn cường đạo sẽ vào thị trấn lúc “mặt trời đứng bóng.” Trong khi dân chúng trốn. Kể cả các phụ tá!

Cũng như tổng tống Mỹ - bên cạnh có bao cố vấn… vẫn một thân một mình xông vào thế giới nhiễu nhương để giải quyết các nan đề. Theo giáo sư Manfred Weidhorn thuộc đại học NY, Tổng thống TT Dwight Eisenhower xem phim 3 lần; TT Bill Clinton coi chừng 20 lần. Và ông giới thiệu tác phẩm đó cho ông Bush (con) xem 43 lần. Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi cũng thích xem. Và…

Anh chị Năm thân mến, về

-Nhân Quyền: Như đã nói Tây Hoa là một nồi “Chicken Soup/Melting Pot” bự chảng. Trong đó, gân/gan gà/cà rốt/rau răm bóp gỏi… hay bỏ chung ít lát gừng ăn cho dễ tiêu mà… nồi cháo vẫn có vị riêng! Nó hài hòa theo khẩu vị ẩm thực của người thích cháo. Hương vị đó tượng trưng đặc biệt theo sắc thái từng bang. Cũng tùy hoàn cảnh, địa phương, và thời gian. Hay công lao bao lâu của mỗi di dân. Nếu không kể dân da đỏ bị diệt lúc đầu, rồi cuối cùng cũng vào những khu “reservations” cho ưu tiên hơn. Thì sự “từ chối” của một người đàn bà Mỹ gốc Phi Châu (African American) năm 1955 không chịu nhường chỗ ra ngồi phía sau xe buýt, (dành cho người da đen)…để có Mục sư Martin Luther King Jr. đầy huyền thoại, kêu gọi sự công bằng cho người da đen với câu “I have a dream…” để ngày nay Tây Hoa bắt đầu dân chủ thật công bằng như bài hát “Black&White” của Micheal Jacson. Vì thế cho nên về…

-Chánh Trị: Tờ TIME 4/14/2008, nhà báo Joe Klein trong mục “In the Arena” (Đấu trường) nói về Tổng thống Mỹ da màu Obama [trích đoạn] như sau: “…Tôi (Joe Klein) chú ý câu trả lời của Obama cho một bạn trẻ là làm sao để đất nước kết hợp lại sau cuộc khủng bố 911…” thì Obama than van “…Lòng ái quốc và niềm kiêu hãnh trong nước ta thấp, rất nguy hiểm. Vì thiếu niềm tin về các vị dân cử của chúng ta…!” Obama dùng câu này, người ta hiểu là ông ám chỉ TT George W. Bush. Obama tiếp: “…Nhưng mà, chúng tôi là người Mỹ. Đây là đất nước vĩ đại trên hành tinh này. Chúng tôi sẽ vươn lên theo cơ hội…” Đó là lòng tự tin của nước Mỹ để minh chứng sự dẫn đầu dân chủ với thế giới. Chỉ có Hoa Kỳ mới có thể dùng “sản phẩm của Kenya hòa hạt giống Kansas để ra Obama đi tìm ghế tổng thống…!”

Trong khi đó, Chủ tịch Tàu Đặng tiểu Bình ví von “Mèo trắng mèo đen nào bắt được chuột thì cũng hẫu lớ!” Take a deep breath bạn tôi! “Ngài nói mẽ” cho khoái miệng, chớ ngoài người Hán (gian) ra, thì Tàu (lạ) nào đâu… thì tổ tiên ngài không dùng ai hết! Tàu “yêu/thích s kỳ thị trước thời ‘Đông Chu Liệt Quốc’ (nói gì ngài là hu du).” Chỉ có Hoa Kỳ nêu cao sự cởi mở/bao dung/độ lượng với lòng hào sảng mới có Tổng thống Obama được bầu 2 nhiệm kỳ như hiện nay.

Và nếu anh chị Năm bỏ sau lưng mọi thứ linh tinh này thì…

Những lúc “Tây tiến,” dân Nhật, Trung Hoa làm đường rầy xe lửa lúc Hoa Kỳ mới mở mang. Bao gian truân của người tiền phong ngả xuống cho một đất nước vĩ đại vươn lên. Thì hình như, chớ chưa phải là sau cùng đến phiên chúng ta. Những cuộc di tản lớn của các thập niên ‘75s… Tiếp đến thuyền nhân (boat people) từ năm 1977 đến ‘90s - rồi HO, ODP… mà di dân tỵ nạn Việt, có người “mang theo quê hương trong hồn,” và cũng có người “bỏ lại sau lưng” (như không còn muốn nhớ). Vì thế cho nên, chúng ta không thể khác với bao người di cư tìm tự do trước… Chúng ta vẫn có trách nhiệm xây dựng nước Mỹ - như trong bài “Di Dân Việt & Lễ Độc Lập Hoa Kỳ” Giao Chỉ viết: “…Đợt người Việt đầu tiên ở Mỹ sẽ là những cây tràm, cây đước giữ chặt đất cho một cộng đồng tương lai phát triển. Con cháu chúng ta sẽ nhớ ơn ông cha đã đến đất nước này, và cũng không hỗ thẹn về những đóng góp của chúng ta trong những giai đoạn đầu tiên…” Thật vậy!

Tui cũng tiếp luôn “Biết đâu những họ Lý/Trần/Lê/Nguyễn/Hùynh/Võ…sẽ là những Presidential Candidates of America tương lai thì sao?” Cho nên mới gần đây, cộng đồng VN ở Calif đủ mạnh đã đề nghị chính quyền Hoa Kỳ bác bỏ “din tiến hòa bình” ngược (về Mỹ) của CSVN: không “kết nghĩa chị em” với thành phố Nha Trang… Sướng chưa!

Nhìn lại viễn tượng ấy, cũng xin bạn công tâm một chút. Nếu biết giúp đỡ bà con ở ViệtNam số tiền lớn (mà năm nào nhà nước CSVN không nhận được khoảng 11 tỉ dollars trời ơi “từ trên trời rơi xuống.”) Thì các hội đoàn Non-Profit Organizations như Disabled American Veterans, Alzheimer/Cancer Research… bạn cũng nên mở lòng giúp họ một ít trong khả năng để họ an ủi những người đã chiến đấu, giờ bị thương/tật. Hoặc họ dùng tiền hiến đó để truy tìm các bịnh quái ác. Khi thành công sẽ rất lợi cho thế giới. Sự cống hiến của bạn sẽ âm thầm kiêu hãnh như những cây dogwoods lặng lẻ ra hoa đỏ/trắng theo tháng 5. Trong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.

Mến chào anh chị,

 

[Chicken for the Soup 4/27/2014]

 

pđn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6663)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5847)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6920)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7318)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6337)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6050)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6608)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5418)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5280)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5570)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5516)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5559)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6017)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6810)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6825)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6159)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6091)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6254)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6440)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6900)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6563)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6944)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7015)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6804)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6423)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47136)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66973)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24940)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5972)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5973)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6287)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7008)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5516)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5762)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6371)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5639)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5454)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5921)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6401)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5462)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5995)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6197)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6205)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8153)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7095)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6334)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8731)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7790)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7418)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7344)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu