4:23 SA
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

LONG THÀNH NHỮNG GIỜ PHÚTCUỐI THÁNG 04/75 - HUỲNH VĂN THÔI

26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 19717)

LONG THÀNH NHỮNG GIỜ PHÚTCUỐI THÁNG 04/75

 

Với số tuổi chẵn chò bảy bó, tôi nghỉ rằng không còn sống bao lâu nữa, nếu không kể lại chiến tích của anh em Nghĩa quân, Địa phương quân, các đơn vị tăng cường như BCH/ Tiểu đoàn ĐPQ đóng tại đình Lộc-An do Đ/úy Giàu, Tiểu đoàn phó, chỉ huy và nhất là hai khẩu 105 đặt tại sân của trại gia binh Nguyễn-hửu-Ngộ , thì e rằng tôi sẽ mang theo xuống mồ không ai được biết.Viết lại chiến tích nầy không ngoài mục đích làm dày thêm chiến công của QLVNCH trong công cuộc chiến đấu với quân CS, bão vệ Tổ-quốc, đem lại sự an ninh thịnh vượng cho đồng bào. Vì thời gian quá dài nên tên của các đơn vị có thể bị lầm lẩn, mong các chư vị bỏ qua cho và xin được mách bảo để sửa sai.

Nói đến Long-Thành mọi người đều biết đây là một trong sáu quận lỵ trù phú thuộc tỉnh Biên-Hòa, nằm trên QL.15, giữa Saigòn và Vũng-Tàu, Long-Thành có nhiều đặc sản như soài-riêng, chôm-chôm, mít tố-nữ v.v.Người dân Long- Thành hiền hòa, cần cù và nhẫn nại, chịu khó làm ăn. Long-Thành tăng phần đẹp đẽ và tráng lệ sau khi con đường QL.15 được nới rộng vào cuối thập niên 60, với 3 ấp của người Công-giáo: Thái-Lạc, Liên-kiêm-Sơn và Văn-Hải, trong đó ấp Thái-Lạc là thành trì chống cộng kiên cường với hàng rào tre bao bọc kiên cố, con chó đi qua không lọt.

Sau khi mản khóa 3/68 SQTB Thủ-Đức, đi chiến dịch Diên-Hồng ở Tiểu-khu Hậu-Nghĩa, sau được chuyển về phường Chí-Hòa, Saigòn. Hết chiến dịch được đi học khóa CTCT tại trại Nguyễn-Trải, Biệt-khu Thủ-đô. Sau đó chọn Tiểu-khu Biên-Hòa cùng với 6 tân sĩ quan khác. Một cuộc rút thăm 6 sĩ quan đi sáu Chi-khu và một phục vụ tại phòng CTCT Tiểu-khu, thăm của tôi là Chi-khu Long-Thành, ban CTCT. Chắc tôi có duyên nợ với Long-Thành nên đề nghị anh em hoán đổi, không ai chịu đổi và thời gian phục vụ của tôi từ năm 69 cho đến 75 luôn.

Tin tức chiến sự từ miền Trung bay về làm lòng người Long-Thành bất ổn, nhất là hàng ngày nhìn thấy hàng đoàn xe đò hướng về Sàigòn, chở đầy ấp người từ trong xe cho đến trên mui dân di tản từ miền Trung. Tôi bàn với bà xã là mình sẽ tử thủ khi chiến sự lan đến đây, sau thời gian ngắn cầm cự, mọi việc sẽ đươc giải quyết trên bàn hội nghị, vợ tôi cũng đồng ý như vậy. Nhưng khi thấy Tiểu-khu Long-Khánh cùng Sư-đoàn 18 di tản một phần lực lượng hướng về Bà-Rịa, Vùng-Tàu và một phần về tái phối trí tại Long-Thành, tôi nghỉ rằng chiến sự trước sau gì sẽ tới đây, nên ngày 25/04 tôi để vợ và ba đứa con nhỏ về quê Ngoại ở Cây Chàm, Biên-Hòa.

Sáng ngày 26/04, quân CS tràn ngập ấp Bà-Ký, quốc lộ 15 bị cắt đứt, mãi đến trưa, lực lượng giải tỏa gồm TD3/45ĐPQ và Chi-khu Long-Thành đánh bật quân CS ra khỏi ấp, tái lập lại giao thông QL.15.

Cũng ngày 26/04, vợ tôi cùng đứa cháu gọi tôi bằng cậu, đi chiếc mini Vespas Ducati xuống lại Long-Thành với mục đích mang ít đồ đạc giá trị về Biên-Hòa, nhưng đến chiều mợ cháu về lại Biên-Hòa với hai bàn tay không. Sau khi vợ và cháu ra về, Đ/úy Vũ-đình-San, Trưởng ban 5 Chi-khu, đến thăm, Đ/uý San nói hiện tại ở Saigòn các cao ốc được phát quang để trực thăng đáp xuống bốc họ ra biển, còn mình ở đây tử thủ. Long-Thành là cửa ngõ sau cùng bảo vệ Thủ đô Saigòn, nếu Long-Thành mất Biên-Hòa và Saigòn sẽ mất theo. Đồng quan điểm với Đ/úy San và vì hai chữ tử thủ đã ăn sâu vào tâm não rồi nên tôi không cãm thấy nao núng. Sau khi từ biệt Đ/uý San ra về, tôi bèn leo lên trần nhà lôi những bao cát và vỉ sắt xuống, vì là nhà ở của các cố vấn Mỹ ở nên trần nhà được trang bị như vậy để chống pháo kích, bao cát đem xuống được tấn trước cửa ra vào độ hai lớp, bổng tiếng nổ đùng.. đùng.. đùng liên hồi, NQ Long, phụ việc cho nhà Th/Tá Thọ, Chi-khu Phó, chạy ngang tôi hớt hải la VC pháo kích ông ơi!. Mình mẩy đầy bụi bậm và màng nhện, tôi xối đại vài gáo nước xong vào nhà mặc quần áo, trang bị gọn gàng, ngoài cây rouleau, thêm khẩu M16 và nón sắt hai lớp có lưới cùng áo giáp. Tiếng pháo vừa lơi thì tiếng ầm ầm của chiến xa T54 đã đến chợ từ hướng Bình-Sơn, một phát súng của T54 đã làm bể tháp nước của quận, hai T54 chạy huốt qua Chi-khu, hé cửa nhìn ra, tôi thấy Tr/Tá Hà-văn-Sáu, Quận Trưởng kiêm Chi-khu Trưởng bắn vói theo hai quả M79, hai T54 chạy thẳng về hướng làng Cô-nhi Long-Thành. Hai nhân viên trực ở ban ANQĐ quận bỏ văn phòng chạy ngã sau trước nhà tôi, một trong hai người làm rớt khẩu Colt 45, quay lại nhặt trước khi leo rào qua nhà của thương gia người Ấn, tôi nghe tiếng càm ràm lơ lớ tiếng Việt của chủ nhà. Lúc đó tôi nghe tiếng kêu gọi của Tr/Tá Sáu: “ anh em đâu rồi, ra gặp tôi”. Tôi cầm súng đi ra, nhìn quanh không thấy ai ngoài tôi, Tr/Tá bèn ra lệnh “ anh Thôi ra cổng sắp xếp dùm tôi”. Tuân lệnh và khi ra đến nơi chỉ thấy vài ba NQ có mặt, vì là buổi chiều nên anh em chạy về nhà cơm nước và bị pháo dồn dập nên không dám chạy về đơn vị. Sau đó, họ lác đác chạy vào, cuối cùng cũng được chục móng

lại thêm hai quân nhân của hậu cứ TD316/ĐPQ (?), Trung sĩ nhất Ngộ và một HSQ cùng vài anh em áo đen và Quận đòan Trưởng Lê-bá-Bửu.

Sau khi ổn định nhân sự xong, tôi lệnh cho anh em NQ kéo concertina và ngựa gỗ làm chướng ngại vật trước cổng Chi-khu.

Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe, tôi liền nhả đạn hai băng cong M16, những bóng đen ngả xuống vệ đường, trong ánh chớp của những quả pháo và trong ánh mắt phải tôi thấy ba bóng đen dìu nhau chạy vào văn phòng ban ANQĐ/Quận Long-Thành. Chiếc PT76 lùi về phía chợ và ẩn núp đâu đấy. Pháo vẫn tiếp tục rơi khắp nơi từ hướng Binh-Sơn, An-Viển và trại Quyết-Thắng, tôi đi một vòng quan sát mặt trước của Chi-khu, thấy anh em phòng thủ lên tinh thần sau đợt dự định vượt tuyến của chiếc tăng lội nước PT76 địch.

Đến khoảng độ hơn 8 giờ tối, hai chiếc T54 chạy huốt về hướng làng Cô-nhi Long-Thàmh, bây giờ quay trở lại, tiếng xích sắt nghiến mặt đường nghe rợn người, khi đến ngã ba hai chiếc dừng lại quan sát vì buổi chiều chúng không thấy chướng ngại vật mà bây giờ thì đầy rẩy. Thình lình chiếc đi đầu rồ máy cố vượt qua, nhưng vừa đến ngay cổng trại gia binh Nguyễn-hửu-Ngộ, những quả đạn 105 trực xạ ngay pháo tháp, các tay cán binh tùng thiết bị những binh xăng quanh pháo tháp phựt cháy như cây đuốt, té nhào xuống đường như trong cảnh cinéma, bị trúng đạn xe lảo đảo đè bẹp các concertina, lướt qua cổng Chi-khu, lực lượng phòng thủ bồi thêm và chiếc T54 dừng lại trước cổng Cảnh sát Quận, trước mắt tôi, một cán binh mở nắp xe chui ra, có lẽ là tay lái tăng, bị trái lựu đạn của tên nằm chết cháy trên bửng che dây xích nổ kết liểu đồng đội sinh bắc tử nam. Nhờ Ông Bà hộ độ nên tôi vô sự.

Chiếc thứ hai thấy vậy bèn rẻ trái hướng về phía sau chợ. Ngọn lửa còn phựt cháy sáng một góc trời, tôi nghe tiếng reo hò phấn khích của anh em phòng thủ phía sau Chi-khu.

Rất tiếc là tôi không được biết danh hiệu của hai khẩu 105 đặt tại sân của trại gia binh Nguyễn-hửu-Ngộ, trước khi có ý định kể lại câu chuyện nầy, tôi đã liên lạc vài pháo thủ ở Georgia cũng như trong ban tổ chức buổi hội ngộ hàng năm của pháo binh, đều không có kết quả. Rất mong đón nhận một vài tin tức liên quan từ các chiến hữu nhà pháo để chiến tích của hai khẩu 105 nói trên không bị quên lãng, vì nếu không có hai quả 105 trực xạ đó thì tình thế sẽ thay đổi khác và chưa chắc gì Chi-khu giữ vửng cho đến chiều ngày hôm sau.

Độ hơn nửa tiếng đồng hồ, tiếng rên la của ai đó vang lên một cách đau đớn phát ra từ bên trại Nguyễn-hửu-Ngộ, một toán lục soát được phái đi, qua đến nơi, tiếng rên im lặng nên toán lục soát trở về. Độ mười phút sau, tiếng rên la lại tiếp tục một cách dữ dội hơn trước, kỳ nầy anh em dẫn về một cán binh CS bị phỏng vì xăng và cho hắn nằm trên bực thềm của ban quân y Chi-khu không canh giữ. Tôi vào bunker nằm ngã lưng trên phản của anh em NQ phòng thủ Chi-khu, tiếng pháo có lúc lai rai, có lúc dồn dập đì đùng đâu đó xung quanh chợ và Chi-khu, sau hơn một giờ nằm nghỉ, tôi lòm còm ngồi dậy, leo lên chòi gác, quan sát khắp nơi, dưới ánh trăng thượng tuần tôi thấy ai nằm ngay cổng ra vào, tôi lên tiếng hỏi, TS1 Ngộ trả lời: cái thằng bị phỏng lợi dụng tiếng pháo dồn dập bỏ chạy, em cho nó mấy phát nên nó nằm ngay đó. Tôi lại vào bunker nghỉ tiếp, hai tiếng sau lại lò mò leo lên vọng gác quan sát và la lên hỏi, ai lại nằm dọc theo đường mương của cổng nữa đây, có tiếng trả lời của TS1 Ngộ, em thấy một tên băng qua đường từ hướng văn phòng của QCTP/Quận, trên tay cầm hai quả lựu đạn nên em cho nó vài phát. Tôi cảm thấy an tâm hơn khi có TS1 Ngộ sát cánh bên cạnh. Dưới ánh trăng lờ mờ tôi thấy một vài cảnh vật di động trên sân thượng của một nhà lầu ở bến xe Long-Thành/ Biên-Hòa, tôi liền cho vài quả M79 lên đó, nhưng nhìn kỹ lại thì ra gió đẩy đưa ngọn của những chậu cây kiểng.

Khỏang độ 3-4 giờ sáng, chợ Long-thành đã bị phát hỏa mà nguyên nhân cũng dễ hiểu do ai gây nên, ngọn lửa làm sáng rực một góc trời.

Độ 7 giờ sáng ngày hôm sau, chiếc PT.76 lần nầy quyết tâm vượt qua cổng Chi-khu nên nó chạy hết tốc lực, nhưng hỏa lực của anh em phòng thủ buộc nó dừng lại ngay cổng trước mặt tôi. Thiết kế của PT.76 cũng giống như M.113 của ta, nên khi cửa hậu vừa hé mở, tôi liền cho vào xe hai băng cong M16, cánh cửa mở toang ra, hai xác ngã đè lên nhau nằm bất động. Một HSQ truyền tin xách súng leo lên chỗ tôi đang đứng, thấy hai xác đang nằm đó liền bắn mấy phát, tôi bảo người ta đã chết rồi đừng bắn nữa. Lúc nầy Chi-khu được tăng cường trung đội 57/NQ (?) và sau đó được tăng cường thêm một đại đội/ĐPQ cùng với BCH/TĐ/347(?) do Tiểu đoàn phó Đại úy Giàu chỉ huy.

Từ chiều hôm qua cho đến bây giờ, trong bụng trống rổng không có gì để bỏ vào, tôi bèn bảo một em NQ vào nhà tôi lấy gạo nấu cơm, vợ tôi, trước khi dẫn ba đứa con về Biên-Hòa, đã chuẩn bị cho tôi một nồi thịt kho tử thủ, do đó anh em chúng tôi vững bụng.

Khỏang 9 giờ, Trung đội 57 NQ lục soát bên nhà Đ/úy Trưởng Chi ANQĐ dẫn về Chi Khu trình diện Trung Tá Chi Khu Trưởng hai tên cán binh CS, mặt còn non choẹt, Trung Tá ra lệnh đem bắn bỏ. Anh em NQ dẫn hai tên cán binh ấy ra đến cổng và ra lệnh cho chúng chạy, xong anh em bắn vói theo, một tên trúng đạn còn một tên chạy thoát. Độ hơn nửa tiếng đồng hồ sau, Trung đội Trưởng báo cho tôi biết còn một người nữa bị thương ở chân và không đi được, tôi bèn đi qua coi xem sao. Khi đến nơi, tôi thấy một người trạc độ trên dưới 40, tướng có vẽ như cấp chỉ huy. Anh ta bảo: tôi là D trưởng; tôi có vẽ như không tin lắm, đoán được ý tưởng của tôi, anh ta bèn lết lại phuy nước của gia dình Đ/úy Trưởng Chi ANQĐ móc ra một khẩu K54 để chứng tỏ mính là cấp chỉ huy. Tôi giao khẩu k.54 cho Trung đội Trưởng NQ giữ, tôi không giữ khẩu K.54 đó là vì tôi đã có một khẩu rồi, nhưng tôi đã cho Đ/úy Quý, sở dĩ tôi có khẩu K.54 đó là: một hôm VC đặt súng cối và hỏa tiển bắn vào Chi-khu ở hướng ấp Bình-Lâm, xã Lộc-An, Đ/úy Quyền cho lệnh cây cối cơ hửu Chi-khu bắn vào hướng súng của VC, thay vì Đ/úy cho tọa độ của hướng súng Đ/úy Quyền cho tọa độ ngay mẫu mía 7 tháng tuổi của tôi và mía bị sạt hết một góc, tôi liền bảo tay giữ súng cối lần sau nếu có lệnh của Đ/úy Quyền phải tránh tọa độ hồi hôm. Trung-tá Hà-văn-Sáu biết được câu chuyện đã lệnh cho ban 3 thôi không chấm tọa độ vào đám mía của tôi và của những người chung quanh nũa. Trong lúc tôi đi vòng quanh đám mía để quan sát, chú bé làm cỏ mía cho tôi đã nhặt được một bịch nylon hơi nặng gói rất kỹ, mở ra mới biết là khẩu K.54.

Trung đội Trưởng hỏi tôi “tính sao đây Tr/úy?”. Tôi nghỉ cuộc chiến đang tiếp diễn nên bảo “y lệnh của Tr/tá”, thế là tên D trưởng được thả ra đường QL.15…

Tiếng pháo có vẽ lơi dần, anh em NQ đồn trú, tăng viện và một bộ phận của BCH TĐ 347/ĐPQ (?) đang lục soát và bố trí chung quanh Chi-khu. Nghe nói Tiểu-khu sẻ tăng viện một đơn vị thiện chiến bằng trực thăng vận cho Chi-khu.

Tr/Tá Thới, Tham mưu phó hành quân Tiểu-khu đang bay thị sát trên bầu trời Long-Thành, làm anh em vững tâm chiến đấu. Đây là cuộc điện đàm giữa hai vị Tr/Tá, Tham mưu phó hành quân và Chi-khu Trưởng mà Đ/uý Long, P2 /Quân Đoàn III kể lại khi cùng tôi bị tập trung cải tạo tại Trung Tâm YTTV/ Tiểu-khu Long-Khánh, vì Đ/úy có gia đình đang sinh sống tại xã Phú-Hội quận Nhơn-Trạch nên theo dỏi diển biến cuộc chiến tại Long-Thành trên làn sóng điện.

Tr/Tá TMP/HQ hỏi: “ ai đã diệt chiếc T.54 ở cổng Cảnh-sát và chiếc PT.76 ở ngay cổng Chi-khu vậy?”.

Tr/Tá Chi-khu Trưởng: “ chiếc T.54 do hai khẩu Pháo binh tăng phái trực xạ, còn chiếc PT.76 do công của sĩ quan ban 5 và anh em đồn trú Chi-khu.

Tr/Tá TMP/HQ: “ tôi sẽ thưởng 100.000. đồng cho anh em Chi-khu.

Câu chuyện đã xảy ra 36 năm rồi được kể lại cho vui, nhưng lúc đó nghe xong cũng ấm lòng chiến sĩ.

Tiếng nổ vẫn đều đều trên bầu trời Long Thành, lúc 3 giò chiều, chiếc T.54 còn lại đang sục sịch ở đầu hẻm vào ấp Liên-kim-Sơn, tôi liền mang hai khẩu M.72 ra nấp ở trụ cổng dự tính chờ T.54 đưa cái hông ra sẽ cho nó một phát. Độ 10 phút sau, một phát đạn nổ ở tòa nhà của Chi-khu trưởng, ngói bay tứ tung, đứng dậy nhìn vào tôi thấy Tr/Tá Sáu đang đứng dưới balcon, yên tâm tôi lại núp tiếp, sau 5 phút quả thứ hai nổ tiếp, lấn nầy đứng dây không thấy ai hết mà thấy hai quân nhân vai mang balô, tay cầm súng bỏ vị trí phòng thủ chạy vào ở hướng phải. Tôi liền la: “chạy đâu vậy?.”. Một trong hai người bảo rằng “ họ đi hết rồi ông ơi”. Tôi ném khẩu M.72 xuống đất, chạy vào bunker sách khẩu M.16 chạy vào ban truyền tin, một NQ chạy theo tôi phía sau nói: “súng của em Tr/úy”, tôi ném súng lại và như vậy tôi chỉ còn hai qủa lựu đạn trên dây ba chạc và khẩu rouleau đeo bên mình, tôi không còn kịp để chạy vào nhà lấy thêm một món gì cả, ngay cả ba con heo đất của ba đứa con tôi, ít nhất vài ngàn mỗi con, rất may là trong túi còn sót lại giấy 2.000 đồng, nên tôi đở vất vã trên đường di tản. Chạy vào đến ban truyền tin, không một bóng người, một trong những máy còn khè khè chưa kịp tắt. Xuyên qua ban viễn thông đến khu vực pháo binh không còn ai ngoài xác một NQ thuộc trung đội 54 phòng thủ nằm vất vưởng trên miệng hố cá nhân, nhìn xuyên qua bãi đáp trực thăng thấy bà con đang lốp ngốp băng qua hàng rào kẻm gai, tôi cố chạy để bắt kịp đoàn người. Qua khỏi vòng rào gặp NQ Phụng, thuộc trung đội 54 phòng thủ Chi-khu ca vọng cổ rất mùi, bị thương ở chân, tôi bảo NQ chạy theo tôi dìu Phụng vào xóm nhà gần đó để lánh nạn vì nhà của Phụng cũng gần đau đây, sau nầy nghỉ lại tôi cảm thấy hối hận vì không giúp được gì cho đứa em bị thương. Khi bắt kịp đoàn người phía trước, Tr/T Sáu bị thương nhẹ ở chân nên được trực thăng xuống bốc. Tôi theo đoàn quân của BCH/TĐ ra đến rẩy dưa được lệnh dừng chân, hai phản lực thi nhau ném những quả bom xuống khu vực địch, những cột khói đen bốc cao lên nền trời u buồn, trời đất cũng không vui khi Long-Thành đã bỏ ngỏ, nơi mà tôi sống và làm việc suốt 6 năm biết bao kỹ niệm vui buồn. Đoàn quân tiếp tục di chuyển về hướng xã Tam-An, nhưng vì trời tối nên đoàn quân được lệnh nghỉ đêm trên bãi ruộng khô phía sau xã. Đến khuya bọn du kích xã bắn B40 ra quấy rối làm tôi phải bò đến bờ đê để ẩn núp. Đ/úy Giàu gọi đơn vị pháo binh ở Bến-Sang thuộc quận Nhơn-Trạch yểm trợ, hơn chục quả pháo được rót vào xung quanh xã, tiếng súng bắn ra từ xã im bặt cho tới sáng ngày 28-04-1975. Nhờ mặc áo giáp nên đêm đở lạnh và nhờ ly sữa của Đ/úy Giàu mời nên tôi cảm thấy hưng phấn, ly sữa ân tình đã làm cho tôi nhớ hoài, xin gởi lời cám ơn đến Đ/úy. Đoàn quân tiếp tục lên đường hướng bờ sông Tam-An. Khi ra đến bờ sông, một chiếc ghe bầu đang neo ngoài giữa dòng mà không dám vào bờ để rước đám người mới đến vì sợ quá tải, sau nầy tôi được biết như vậy là lúc đó có người bạn chí thân của tôi là Quận đoàn Trưởng Long-thành Lê bá Bửu đang có mặt trên chiếc ghe bầu đó. Gọi máy và

đợi mãi không thấy phum của Giang-đoàn đến, một ghe bầu đang chở đầy gạch chạy ngang bị gọi vào và buộc phải tuôn gạch xuống bờ để chở đoàn người qua bên kia sông, gạch được tuôn xuống gần hết, năm chiếc phum đến và đoàn người lần lượt lên hết, nhìn chủ ghe và một vài nhân công mặt mày tiu nghỉu, tội nghiệp, không biết Đ/úy Giàu có bồi dưởng họ không, xin chủ ghe và công nhân hảy thông cảm vì chiến sự đang đến hồi khốc liệt. Đến chiều tối, chúng tôi đến Thành tuy Hạ, Đ/úy Hùng (cựu Trưởng ban 4/Chi-khu Long-Thành) tiếp đón tôi niềm nở và đãi tôi một tô mì ăn liền và chai coca rất ấm bụng. Đ/úy Hùng bảo tôi ra ngủ ở nhà chùa kế bên sáng sẽ tính, nhưng đến gần sáng VC lại pháo vào làm tôi theo đoàn người hướng vế Cát-Lái, lên phà để qua bên kia sông, gặp lại TS1 Trần quang Hiến trên phà, hai anh em mừng rở sau những giờ phút nghẹt thở ở Long-Thành, TS1 Hiến có tài bắn súng cối, nghe nói chiếc T54 còn lại ẩn núp đâu đó ở gần hội đồng xã Phước-lộc nên cây súng được dựng đứng trên dưới 85%, đạn bắn đi anh em hồi hộp và sau khi thấy cột khói bốc lên ở đâu đó gần HĐX hay trường Trung học Long-thành, sau vài phát tôi cảm thấy không an toàn nên bảo thôi bắn. Phà đến bên kia bờ, vừa lên thì được lệnh của đám người nhái “ai muốn về Sàigon hảy bỏ súng đạn tại đây”, nhìn thấy một đống súng đạn mà tôi ngao ngán, tôi bàn với TS1 Hiến nếu bỏ súng đạn lại và đi từ đây đến xa lộ, một thằng con nít ra hù dọa mình cũng sợ, thôi ở lại đây, chiều tối xuống cầu phà ngủ đở sáng mai sẽ tính. Hai anh em vào quán kiếm gì bỏ bụng cho vững, sau đó lửng thửng xuống cầu tàu, mấy chiếc phum đang neo, radio mở nhạc quân hành inh ỏi và bên kia là tàu lớn đang đậu với đoàn người tay xách nách mang đang lũ lượt bước lên vừa dân sự quân sự. TS1 Hiến vừa đặt balô xuống và chuẩn bị đặt lưng, một tiếng nổ lớn làm tung cao cột nước trước mũi một tàu nhỏ và liên tục sau đó, thế là tàu lớn, tàu nhỏ tranh nhau nổ máy chạy rối loạn, tôi và TS1 Hiến cũng chạy theo đoàn người hướng ra xa lộ. Trên đường tôi nhìn thấy một đôi dép của ai đó bỏ lại để chạy chân không cho nó nhanh, không biết chạy nhanh có tránh được đạn không nhỉ, tôi bèn nhặt đôi dép để dùng khi cần. Khi đi ngang một ấp người Công giáo gần xa lộ mà tôi không biết tên, thình lình tôi nghe ai gọi tên tôi, té ra Tr/úy Thọ, có thời gian đại đội của Thọ đóng tại đình Lộc-an và có nhiều lúc Thọ phải ra gặp tôi để lảnh về những tay lính quậy phá ngoài chợ Long-Thành, lúc đó Tr/Tá Phương, Quận Trưởng/ Chi-khu Trưởng rất kỷ luật vì thuộc binh chủng TQLC, nên giao cho tôi thêm nhiệm vụ như Quân trấn Trưởng, tôi tưởng Thọ còn giận tôi, nhưng không ngờ Thọ bảo tôi “ đi đâu nữa, hảy vào nhà thằng em nghỉ chân, mai sẽ tính”, không có gì thể hiện cho bằng tình “huynh đệ chi binh” như trong lúc nầy.

Hai thầy trò vào nhà tấm rửa sau mấy ngày ở dơ và được mẹ của Thọ đải một tô mì gói ấm lòng. Gần sáng mọi người đang ngon giấc thì tiếng pháo lại đì đùng đâu đó trong ấp, thế là mọi người tung cửa chạy, thầy trò tôi cũng theo họ bén gót, bây giờ tôi mới thấy việc nhặt đôi dép lúc chiều hôm trước bây giờ có công dụng vì còn thì giờ đâu mà mang giày. Lẩn quẩn trong xóm mãi đến lúc nghe tin TT Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, trước khi ra đến đường cái, tôi ném thẻ bài và căn cước quân nhân của tôi, hai vật không rời tôi nửa bước, xuống ao cá bên vệ đường. Trên đường đi tôi thấy một chiếc tàu màu hồng to lớn đang chạy ra hướng biển Cần-Giờ bị những quả pháo rờt trên sàn tàu, nhưng tàu vẫn lướt sóng không nao núng, mong rằng tàu ra khơi an toàn. Về đến nhà trọ, quân trang quân dụng đều bị khóm ấp tịch thu hết, bây chỉ còn vỏn vẹn quần short, áo thung màu cứt ngựa trên thân và đôi dép dưới chân, TS1 Hiến còn tệ hơn tôi là đi chân trần. Hai thầy trò cám ơn và từ giả chủ nhà cùng mọi người lên đường kẻ về Biên-hòa, người về tận Hố-nai.

Ra đến đường đám du kích súng đạn đầy mình, tay mang băng đỏ nhan nhản khắp nơi. Đi được một đoạn bắt gặp một người đi vespa chạy tới, tôi xin đi nhờ ra xa lộ, tôi hỏi thăm người chủ xe về đâu, anh ấy bảo về Thủ-đức, chúng tôi mừng thầm, nhưng khi tới nhà máy xi măng Hà-tiên có một chốt chặn, xe dừng lại, một người vai mang súng, tay băng đỏ đến hỏi chúng tôi đi đâu và trình giấy tờ cá nhân, tôi bảo chúng tôi về nhà và không có mang giấy tờ theo. Tên mang súng nhìn chúng tôi từ đầu đến chân chắc nghỉ chúng tôi là những người chạy giặc và cuối cùng phất tay cho đi. Được một đoạn chắc chủ xe hơi lo ngại, chưa đến ngã tư Thủ-Đức đà bỏ chúng tôi xuống, Chúng tôi cám ơn và tiếp tục cuộc hành trình hướng về Biên-Hòa, đến ngã ba Tân-Vạn chúng tôi ngậm ngùi chia tay, rồi đây không biết ngày nào lại gặp nhau vì cuộc đời đã quay một góc 180 độ. Cuối cùng rồi cũng đến nhà, dưới ánh đèn đường hàng xóm nhìn thấy tôi đều hân hoan thăm hỏi, ai cũng tưởng tôi tiêu rồi vì Long-Thành đã thất thủ vào chiều 27-04-1975.

 

 

 Viết xong Apr-21-2011

 

 Cưụ Trung-Úy HÙYNH VĂN THÔI

 Ban CTCT Chi-khu Long-Thành

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 11646)
Hãy đếm cuộc đời của bạn bằng nụ cười chứ không phải những giọt nước mắt
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10969)
Hãy dạy cho người Tàu viết lại chữ Việt đúng nghĩa có bộ Nhân với 2 âm Búa và Tấn.
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 17604)
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9954)
Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 12088)
Bao lần khó ngủ trong đêm.Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?
05 Tháng Năm 2016(Xem: 10433)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 8776)
Băng Tâm xin thắp nén nhang tưởng nhớ đến các SV Đại Hoc Kinh Thương Minh Đức đã phải giã từ giảng đường
30 Tháng Tư 2016(Xem: 8101)
Sẽ mãi mãi theo chân của tất cả cô chú bác, sẽ sống cho thật xứng đáng là đứa con Việt Nam
30 Tháng Tư 2016(Xem: 10046)
Cầu Gành ơi, Biên Hoà ơi. Bối rối… khi tôi về thăm lại quê nhà.
25 Tháng Tư 2016(Xem: 9639)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì Quốc nạn 30/04/1975
23 Tháng Tư 2016(Xem: 7983)
Du lịch là một thú vui mà nhiều người thực hiện để thỏa mãn mơ ước đi khắp thế giới trước khi không thể nào còn sức để đi xa.
09 Tháng Tư 2016(Xem: 9030)
anh không có tiền tài không mang danh vọng. Nhưng anh đã để lại cho đời một tấm lòng nhân hậu, với bạn bè và cho cả tha nhân. Anh đã có một cuộc đời đáng sống.
06 Tháng Tư 2016(Xem: 12624)
Cảm xúc tình cảm giao động của mọi người có mặt hôm đó vượt chỉ số! Một số đã không cầm được nước mắt lăn dài trên má nhăn nheo!
03 Tháng Tư 2016(Xem: 8655)
Anh Viện đã sống một cuộc đời như thế. Một đời sống có nghĩa có nhân, sẽ mỉm cười mãn nguyện khi lúc ta về…
26 Tháng Ba 2016(Xem: 9504)
Xin cho Tôi chia xẻ nỗi đau, nỗi buồn với Đồng Hương Biên Hòa, trong đó có mấy người em của gia đình, và đông đảo bạn đồng môn Ngô Quyền trong nước hay may mắn sống lưu lạc trên toàn thế giới tự do!
23 Tháng Ba 2016(Xem: 9451)
tương lai đất nước đang chờ các em. Hãy ngẩng cao đầu hướng về hồn thiêng sống núi, như chúng tôi trong đêm “ Tưởng Niệm Đồng Đội”
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8753)
Như vậy cầu Gành đã có tuổi thọ 113 năm. Chúng ta đã gìn giữ như báu vật, vì đó là biểu tượng của vùng đất Biên Hòa, xứ Đồng Nai
12 Tháng Ba 2016(Xem: 7839)
Tôi sẽ thật vui và cùng bạn bè chia sẻ niềm vui đó. Hạnh phúc không ở đâu xa, ở ngay hiện tại khi mình biết chấp nhận và hưởng thụ nó.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 10757)
“Khiết Tâm gọi ta về” ôm lấy những kỷ niệm đẹp, chan hòa tình cảm bạn bè trong đêm Khiết Tâm Không Nước Mắt.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 9011)
Năm anh em tôi xúng xính trong những bộ đồ mới đón Tết. Trên bàn thờ hương đèn rực rỡ. Mùi hăng hăng của hoa vạn thọ lan tỏa mênh mông.
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7665)
Có điều trong số những người khách đến bệnh viện và đến nhà thăm nườm nợp, chỉ có một người bị cấm cửa: đó chính là ông chủ của... "thần tài kiêu binh" !
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7686)
Có điều quái lạ là theo thời gian, con khỉ càng tốt tươi kiêu binh bao nhiêu thì ông ta lại càng... "may mắn" bấy nhiêu.
07 Tháng Hai 2016(Xem: 7633)
Kính gửi đến quý Thầy Cô, quý anh chị đồng môn, quý đồng hương và thân hữu lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 8361)
Mùa Xuân Bính Thân sẽ đem niềm tin đến mọi nơi, mọi người trong ly rượu mừng và tiếng hát đón mùa Xuân mới.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 9380)
Mái chòi nhà ta nửa thiếc, nửa tôn. Vách xọc xệch, nửa ván nửa cà tăng. Nhưng dẫu vậy vẫn là nhà của ta.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 9439)
Gì thì gì, được che lọng cho chồng cũng là một niềm hạnh phúc. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một người vợ lính . Một con chuột nhắt nhỏ nhắn dễ thương.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 12776)
Cố Giáo Sư Dương Hồng Duyệt một nhạcsỉ cựu giáo sư trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 9130)
Xóm Gò còn đâu nữa, nó chỉ còn lại trong tâm khảm của những ai còn sống cho tới bây giờ sau bao đổi thay của thời cuộc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7776)
Đúng là chị Liên và Dung đã có một mùa Xuân trên đất mới vào dịp Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 8754)
Cây Cầy giờ đây không còn nữa, xóm Bửu An cũng không còn, tất cả đã đi vào quên lãng, chỉ còn lại trong tôi một thời trẻ dại
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7865)
gia đình con dân Biên Hòa. Vận nước nổi trôi đã phân tán các thành viên của gia đình chúng tôi, kẻ nơi góc biển - người ngoài chân mây...
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7618)
nhưng tôi tin rằng nếu bỏ quên chiếc xe đạp giống như vậy nửa ngày nơi chốn đông người thì không thể nào tìm lại được
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8416)
Xin cám ơn máu xương, cám ơn công lao những tấm lòng dũng cảm, những người đã chết trong quên lãng
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7502)
Và khi mình có được hạnh phúc, cũng còn bao người đang chịu đựng và cố vượt qua bao nỗi đớn đau…
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7976)
Tôi cũng vậy, cũng cảm thấy lòng vui hơn, ấm áp hơn khi mỗi chiều tan, có bóng trăng tròn treo lững lơ, trôi cùng tôi trên đường về.
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7727)
Chúc mọi người, mọi nhà, các bạn gần xa đều có những ngày lễ Giáng Sinh thật tốt đẹp. Một năm mới vạn sự như ý.
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9303)
Như đang nghiêng cả cõi lòng theo con gió dạt trôi. Nhớ gì mà mắt nghe ầng ậng. Chảy dần…
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9956)
và cũng để soi sáng cho những người yêu thương tìm đến để cùng nhau sống muôn đời bên nhau.
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9948)
cây “đại thụ” duy nhất hiện còn tồn tại, trong ban giảng huấn đầu tiên trung học Ngô Quyền Biên Hòa: Thầy giáo Trần Văn Lộc…
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8984)
Con nói láo để má dùng khi đau yếu. Của một thuở nhà mình túng thiếu.
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8138)
Cám ơn, cám ơn nhiều lắm những tình cảm yêu thương mà đất nước, gia đình, bạn bè và mọi người đã dành cho bà Chín.
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8623)
chúng ta cùng giữ vững màu cờ như người cựu chiến binh Hoa Kỳ ấp ủ và khôi phục lại vinh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8368)
Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8080)
Chúc sức khỏe và bình an. Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8828)
Vĩnh biệt Ba Má dấu yêu của chúng con, cầu mong Ba Má sớm lên Thiên Đàng và phù trợ cho tất cả các ace và các cháu chắt được bình an, mạnh khỏe.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8368)
vòng tay ôm lẻ loi cho mình còn mãi thương nhau.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8829)
Mẹ sẽ mỉm cươi nhìn xuống các con, cháu của Mẹ nơi đây đang tưởng nhớ về Mẹ với tất cả lòng thành kính thương yêu, gửi đến Mẹ hiền từ của chúng con.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8736)
Một người làm việc nơi bệnh viện, chứng kiến nhiều trường hợp chết chóc đáng sợ và những cuộc phân ly tử biệt đau lòng.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 13488)
em ước mơ mỗi ngày được gặp anh, nói với anh những lời nồng nàn yêu thương nhất.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 9053)
chiến tranh bùng nổ tâm thâm độc.lịch sử ngàn năm lưu dấu thơ