7:23 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY KỲ 36 -40 - NGUYỄN XUÂN HOÀNG

15 Tháng Tám 201411:00 CH(Xem: 9896)

Kỳ 36


8

Rốt cuộc ông Phan và tôi cũng gặp nhau. Đó là buổi sáng của một mùa Hè được kéo dài do cơn lốc thời sự gây nên. Suốt đêm qua tôi khó ngủ, nhưng không hiểu sao tôi lại dậy được sớm hơn thường lệ.

Ngồi quán, tôi gọi cà phê, chờ đám bạn mà tôi biết thế nào chúng cũng sẽ đến. Bọn chúng tôi không có thói quen thăm nhau ở nhà. Sáng cà phê Cái Chùa, chiều bia Chợ Đũi, đêm nghêu sò ốc hến La Cai& Đó là những nơi chúng tôi có thể tìm gặp nhau mà không cần hẹn.

Mỗi đứa trong bọn có cuộc sống riêng và nỗi khổ riêng. Cái chung của cả bọn ấy là chúng tôi đều cảm nhận được sự lạc long của mình trước cuộc sống. Tuổi trẻ chúng tôi lớn lên tù túng trong những khu phố chật chội. Tầm mắt chúng tôi không vượt quá cái cao ốc mười tầng của nhà hàng Caravelle. Những đứa may mắn được đi du học, nhìn bạn bè ở lại như người ngư phủ nhìn những con cá mắc cạn. Một vài đứa vào quân đội tưởng đã thoát ra khỏi được chiếc lồng nhỏ bé là những con đường mát bóng cây dẫn đến một giảng đường đại học nào đó, để lao vào cuộc chiến tranh không thương xót mà kẻ thù chủ nghĩa ẩn hiện như một bóng ma, -vẫn không làm sao quên được màu nắng vàng rớt trên con lộ một khu phố quen. Có đứa đi biệt không về, không bao giờ về nữa. Có đứa may mắn hơn trở lại chỗ ngồi cũ thì đã tật nguyền cả thân xác lẫn tâm hồn. Và nhà cửa, cơm áo vợ con cũng đủ làm cho chúng tối tăm mặt mũi. Tình yêu đến hay đi, đối với chúng tôi như một cái phao hơn là một lẽ sống. Một lần gặp nhau ở Chợ Đũi, bên những chai bia, khi cả bọn đã ngà ngà say, Ký nói ông Vũ Hoàng Chương thế mà hay, ông ấy không chỉ nói giùm cho những người cùng thời đại ông mà còn nói giùm cho cả thế hệ bọn mình nữa. Và anh buồn bã đọc những câu thơ mà cả bọn gần như thuộc lòng. Tuy vậy, mỗi lần Ký đọc là mỗi lần anh đem đến cho chúng tôi một xúc cảm mới:

Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa

Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh

Bể vô tận sá gì phương hướng nữa

Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh

...

Sáng nay, nhìn quanh quẩn trong quán không thấy người khách nào khác ngoài mình, tôi bỗng nhớ Tâm. Tâm nổi tiếng trong bọn là người hay ra quán sớm nhất, sớm đến nỗi một hôm nó đụng một người lạ mặt cũng đang đứng chờ trước cửa như nó. Ông ta hỏi Tâm:

“Chào ông, ông đi đâu sớm vậy?”

Tâm trả lời:

“Tôi đi uống cả phê”.

Và nó hỏi lại người lạ:

“Còn ông, ông đi đâu mà cũng sớm quá vậy?”

Người lạ đáp:

“Tôi là quản lý nhà hàng, nhưng& xin lỗi ông cho tôi vào trước, sẽ có cà phê nóng cho ông ngay.”

Tôi cười thầm khi nhớ lại câu chuyện uống cà phê của Tâm. Đúng lúc tôi nghe cánh cửa bật mở. Tôi nghĩ, chắc sẽ không phải ai khác hơn ngoài Tâm. Nhưng không! Người mới bước vào to lớn dềnh dàng như một con khỉ đột. Y ngó quanh nhà hàng, và khi thấy tôi một mình, y xăm xăm bước tới, hai chân thẳng, đầu cúi thấp:

“Xin lỗi, ông có phải là ông Thăng không ạ?”

“Phải! Chính tôi!” Tôi ngừng dao bôi bơ lên bánh, ngạc nhiên.

“Thưa ông, tôi là người nhà cụ Phan. Cụ sai tôi mời ông có việc cần.”

Tôi đặt bánh xuống đĩa, lau tay:

“Nhưng sao anh biết là tôi ở đây?”

“Thưa cô Uyên bảo là ông ở đây!”

Y trả lời, giọng ngập ngừng.

“Cô Uyên? Nhưng cô ấy ở đâu?”

“Cô đang chờ ông ngoài xe.”

Tôi đặt tiền lên bàn, đứng dậy theo người nhà ông Phan. Y đi trước, mở cửa, giữ tay nắm, nhường lối cho tôi. Bên lề
đường, một chiếc Mercedes đen vẫn còn nổ máy. Y mở cửa sau:

“Mời ông!”

Trên đệm xe, Uyên kéo chiếc kính mát màu nâu thấp xuống sống mũi, nhìn tôi tinh nghịch:

“Anh thấy chưa, không ai biết anh bằng Uyên!”

Nàng nhích vào trong nhường chỗ cho tôi.

“Cám ơn cô! Chưa ai bằng cô thật!”

Kỳ 37

Xe phóng êm. Máy lạnh mát. Buổi sáng Sài Gòn thức dậy uể oải. Không còn nữa cái không khí náo nhiệt cách đây nửa năm.

Tôi nhìn Uyên. Khuôn mặt cô thiếu nữ một cách trẻ con. Uyên đang mỉm cười một mình. Nốt ruồi ở khóe môi như một thách thức. Mái tóc dài của Uyên được tết thành đuôi sam. Cuối đuôi là một bông tỉ muội trắng. Áo vàng ngắn cũn cỡn, quần ống rộng, nhưng bó căng ở đùi. Cánh tay Uyên trắng xanh, những sợi lông tơ dài và mịn, màu vàng óng ánh nằm rạp như cánh đồng lúa dưới cơn gió.

Tôi lấy một điếu thuốc gắn lên môi.

“Tôi hút được chớ, cô bé?”

“Xin anh cứ tự nhiên, Uyên không sợ cay mắt đâu!”

Tôi bật lửa châm thuốc. Khói bị nhốt trong xe có máy điều hòa bay chấp chới.

“Cô Uyên có biết ông cụ gọi tôi về chuyện gì không?”

“Uyên không biết. Nhưng chắc vẫn là chuyện hôm nọ bố chưa kịp nói với anh. Phần anh, anh cũng muốn gặp bố mà, phải không?”

“Phải. Nhưng sao bất ngờ quá!”

“Sáng nay, trong bữa điểm tâm, bố hỏi mẹ là anh có đến chơi nhà không. Me nói có. Bố bảo muốn gặp anh, và Uyên xung phong đi tìm. Thế thôi!”

“Thế thôi!”

Uyên quay mặt về phía tôi. Bàn tay mát rượi của cô đặt lên tay tôi.

“Gặp bố anh có lo không?”

“Tại sao tôi phải lo chớ?”

“Anh quên sao? Bố nói là chuyện này có liên hệ đến đời anh mà!”

Tôi lo thật. Việc ông Phan gọi tôi bất ngờ sáng nay làm tôi lo hơn. Tôi chỉ giả mù sa mưa thôi. Tôi đâu có cứng đến như vậy.

Tôi nói lảng:

“Chuyện anh Minh tới đâu rồi?”

“Anh Minh nào?” Uyên ngơ ngác.

“Anh Minh trường Luật hay Văn Khoa bị bắt trong đám biểu tình hôm nọ đó!”

“Ồ!” Uyên nhớ ra. “Bố đã can thiệp bên Cảnh Sát thả anh ấy ra rồi!”

“Còn Tấn?”

“Ôi anh ấy thì được cái tích sự gỉ? Suốt ngày chỉ nghĩ đến chuyện ăn diện và nhảy nhót. Học thì ngáp vắn ngáp dài. Ăn chơi
thì sáng mắt như sao băng!”

“Thế còn cô?”

“Uyên đấy à? Uyên không đồng bóng như anh ấy đâu!”

“Nghĩa là cô đồng bóng cách khác à?” Tôi nghịch.

“Đừng nói bậy, ông này!” Uyên bấm những ngón tay nhọn của nàng trên tay tôi. “Có những người như anh Tấn cứ tưởng nhảy nhót là văn minh, ăn diện là thanh lịch, trong khi đầu óc thì trống rỗng tối tăm. Uyên thích anh Minh hơn. Anh ấy đàn ông, rất đàn ông, hiểu biết và tham vọng. Giữa hai người là một khoảng cách thật lớn mà không hiểu sao họ lại thân nhau được. Thật Uyên không hiểu nổi!”

“Có gì mà không hiểu. Kết thân với ai có nghĩa là tìm kiếm nơi người đó điều mà mình đang thiếu.”

“Thế anh tìm kiếm gì nơi Uyên?” Đột nhiên Uyên đặt một câu hỏi bất ngờ.

“Tôi tìm nơi cô cái mà tôi thiệt thiếu... còn cô, cô tìm gì nơi tôi?”

“Uyên ghét anh! Uyên ghét anh!”

Thoắt cái, hai bàn tay Uyên đập lia lịa trên ngực tôi như một người đánh trống. Tôi là một cái trống không phát ra tiếng động.

Xe đã lăn vào nhà. Bánh lăn lạo xạo trên sân sỏi.

“Thưa bác!”

Ở cuối phòng khách rộng, ông Phan đang quay mặt vào vách, hai tay chắp sau lưng, đầu ngước lên, có vẻ như ông đang chiêm ngưỡng những hoa văn chạm ở thanh kiếm Nhật treo ở trên tường.

“Bố!”

Uyên đứng bên tôi, hai tay chống lên thành ghế, cô gọi ông Phan, giọng hơi lớn. Ông quay lại, dáng chậm rãi, mắt thoáng sáng, nhưng không có cái vẻ vồn vã với tôi như lần đầu. Ông chìa tay cho tôi:

“A, cậu Thăng..., cháu Thăng. Lâu dữ!”

Kỳ 38

Tự nhiên tôi rụt lại, chần chừ. Tôi nhìn vào mắt ông. Cách xưng hô thân mật của ông làm nhẹ nỗi lo trong tôi nhưng không khỏi làm tôi ngạc nhiên. Uyên giục:

-Kìa anh, bắt tay bố đi!

Tôi bước tới một bước. Những ngón tay mập và mềm của ông siết chặt tay tôi.

-Thưa, bác vẫn khỏe?

-Cám ơn cháu...

Ông cười không vui. Chỉ một thời gian ngắn không gặp mà tôi thấy ông như già sọm đi. Da mặt chùng, mắt sâu, tóc thưa hơn.

-Uyên vào trong xem me có cần gì không nhé! Bố và anh Thăng có chút việc riêng.

Ông Phan choàng vai tôi, đưa tôi trở lại phòng đọc sách hôm trước. Đèn thư viện sáng. Máy điều hòa lạnh. Trên tường vẫn bức tự họa của Van Gogh và bức vẽ hai diễn viên Kabuki của nhà danh họa Utamaro Kitagawa. Ông Phan ngồi xuống chiếc ghế bọc da và chỉ chiếc ghế đối diện cho tôi.

-Sáng nay cháu không bận gì chứ?

-Thưa bác, trường vẫn còn đóng cửa.

-Tốt. Câu chuyện của chúng ta sẽ khá dài. À mà cháu dùng điểm tâm chưa?

-Cám ơn bác, cháu vừa ăn xong!

-Tốt! Vậy thì mình uống trà. Người ta vừa biếu tôi một gói Thiết Quan Âm chánh hiệu.

Ông bấm chuông gọi người lấy trà. Xong ông quay sang tôi, tiếp:

-Có mấy chuyện tôi muốn bàn với cháu ngay sáng hôm nay, bởi vì tôi sắp đi xa Sài Gòn ít lâu.

-....

-Cháu ngạc nhiên hả?

-Thưa bác, đúng vậy! Cháu nghe người ta nói là bác vừa mới được mời đứng ra thành lập Nội Các mà!

-Không. Đó chỉ là tin đồn thôi. Tình hình không đơn giản như người ta tưởng đâu. Những vụ xuống đường của sinh viên học sinh, biểu tình của các đoàn thể tôn giáo, các vụ đình công đang rục rịch ở Nhà Kiếng... kể cả việc Bắc Việt đưa quân ào ạt theo đường mòn Hồ Chí Minh vào tăng cường cho Mặt Trận của chúng cũng không lớn hơn cái hình ảnh của Phó Tổng Thống Mỹ, ông Richard N., đang đi thăm Vạn Lý Trường Thành. Cháu nghĩ sao khi Hoa Kỳ và Trung Cộng xích lại gần nhau?

Ông Phan đã hỏi tôi một câu khó. Tôi là người luôn bị bạn bè kêu là ngu dốt về thời sự và chính trị. Tôi nói quanh:

-Thưa bác, cháu thiếu một cái nhìn bao quát về tình hình quốc tế. Cháu ít theo dõi những bài phân tích thời cuộc của các báo...

-Nhưng theo hiểu biết của cháu, Mỹ và Tàu bắt tay nhau không gợi cho cháu một suy nghĩ nào sao?

-Theo cháu tôi ngập ngừng nói cầu may cứ bằng vào tình hình này chắc Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam quá!

Ông Phan cười:

-Tôi đang có trong tay một số nhận định tương tợ. Nhưng tôi không tin. Người Mỹ không bao giờ bỏ rơi Việt Nam.

-Thưa bác, như vậy phải chăng cuộc chiến Việt Nam vẫn cứ tiếp diễn. Và hòa bình không bao giờ có ở Đông Nam Á?

-Không! Cái này thì tôi tin ngược lại. Chiến tranh sẽ chấm dứt ở Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là Đông Nam Á có hòa bình.

Ngừng một lát, ông Phan tiếp:

-Nhưng thôi để chuyện này qua một bên. Tôi biết là cháu không mấy lưu tâm, phải không? Năm 45 cháu mới 5 tuổi chứ gì? Năm 54 cháu vừa mười bốn phải không? Hạnh phúc cho những ai trong suốt cuộc đời chỉ biết có một lần chạy giặc!

Ông Phan nhồi thuốc vào tẩu, châm lửa bập bập và thở khói.

-Có khi nào cháu nghĩ là người ta muốn cháu không tồn tại hay không?

Câu hỏi của ông làm tôi giật mình. Làm gì có một chuyện kỳ quái như vậy? Tôi linh tính là đến gặp ông Phan hôm nay sẽ được nghe những điều không vui, nhưng tôi không hề nghĩ là sẽ có một điều khủng khiếp như vậy.

-Thưa bác...

-Bình tĩnh nào! Cháu muốn biết “người ta” đó là ai phải không?

-Vâng, thưa bác...

-Cháu có biết là cháu đang đụng vào một khối thép không?

-Thưa bác, không. Cháu không hiểu!

-Cháu có biết một người nào đó vừa là chủ nhà băng, vừa là chủ nhà máy sản xuất lưới B40, vừa là tổng giám đốc công ty nhập cảng phim Hồng Kông...

Kỳ 39

Ông nói chậm lại, ngón tay gõ nhịp lên bàn, ngó chăm vào mặt tôi:

-... Người đó là chủ nhân của một trương mục ở ngân hàng Thụy Sĩ, và vừa mới đây đã mua xong một khu phố thương mãi ở quận 13 Paris?

-A! Tôi kêu lên. Tôi đã nhận ra con người ấy. Ông Phan cầm tẩu thuốc chỉ về phía tôi:

-Cháu hiểu ra chưa?

-Thưa bác, cháu nhận ra nhưng cháu không hiểu.

Đúng. Tôi có đầy đủ lý do để nhận ra con người lẫy lừng đó. Ông là một nhân vật nổi danh trong giới tài phiệt, người có đến bốn mươi chín phần trăm cổ phần trong các công ty lớn của nhà nước. Tiếng nói của ông có sức nặng trên những quyết định của Bộ Kinh Tế. Người ta nói không có cánh cửa nào của chính quyền còn được coi là kiên cố dưới sức gõ của bàn tay ông. Ông còn là một người hào phóng, phải nói là rất hào phóng. Một lần tình cờ theo ông vào nhà hàng Admiral ở đường Nguyễn Văn Thinh, tôi thấy những khách thanh lịch cổ cồn cà-vạt ở đây đều thân mật chào ông. Người chủ nhà đích thân lấy rượu ra cho ông không chờ ông gọi. Lúc ra về, ông nói với người chủ:

-Chầu rượu hôm nay tôi xin mời tất cả các bạn! Nhớ ghi sổ phần tôi! Xin chào!

Nhưng đó không phải là lần duy nhất tôi thấy cách đãi rượu của ông. Cũng lạ, trả tiền rượu cho tất cả những người khác, bất kể lạ quen, ở một nhà hàng sang trong một buổi chiều tình cờ ghé ngang để uống một consommation cho đỡ lạt miệng! Người đó không phải ai xa lạ, chính là ông Lý, ông ngoại của các con tôi.

-Đáng lẽ tôi đã cho cháu biết tin này từ lần trước, nhưng lúc đó tôi thấy chưa cần. Bây giờ sắp phải đi xa, tôi buộc phải cho cháu rõ. Dù sao, cháu nên nhớ là làm mất lòng ông Lý là làm mất lòng nhiều người lắm đấy!

Tôi biết điều đó. Thế nhưng không bao giờ tôi nghĩ rằng sự thể trầm trọng đến như vậy. Còn nhớ lần sau cùng đi uống rượu với ông ở Palace, ông vỗ vai tôi nói:

-Ba không muốn thấy chuyện lục đục của tụi con. Ba không muốn nghe đến chữ ly dị trong gia đình ba. Ba càng không muốn con là nguyên cáo đưa vợ ra tòa vì một tội mà không ai tha thứ được. Ba muốn hai đứa phải tiếp tục chung sống với nhau như một đôi đũa, cho dù sự thể có ra làm sao. Nhưng ba cũng biết tánh con hiền hậu mà liều lĩnh. Có thể con sẽ làm bậy. Vả lại, nếu đặt vào hoàn cảnh con, chắc ba cũng sẽ không thể xử sự khác. Ba chỉ xin con một điều: vì danh dự gia đình ba, vì tiếng tăm mà ba đã xây dựng được từ bao nhiêu năm nay trong chỗ làm ăn, con hãy rút đơn lại thay vào đó bằng tờ Consentement mutuel thì nó dễ cho ba hơn. Sau đó, con cần gì cứ cho ba biết. Con có muốn đi Pháp một chuyến để xả hơi không? Hay là để ba xin cho cái học bổng đi Mỹ. Ba muốn con bỏ quách cái nghề bán cháo phổi đi. Sao con không nghĩ đến chuyện học ngành quản trị xí nghiệp?

Ông Lý là như vậy đó. Không việc gì là ông không làm được. Ông coi như rác rến những thứ mà người khác xem là vàng ngọc. Những mộng tưởng của người này khi vào tay ông sẽ rất nhanh trở thành hiện thực. Phải nói ông Lý là một người trên nhiều người. Nhưng tôi biết rõ, ông chỉ thành công ngoài đời. Gia đình là một vố nặng đối với ông. Người nguyền rủa ông nhất là mẹ của các con tôi, và mỉa mai thay, người bênh vực ông luôn luôn là tôi. Nhưng điều này không có nghĩa là tôi thuộc phe ông và càng không phải là người được ông yêu. Mỗi lần ông hỏi tôi câu:

-Con cần gì?

Câu trả lời luôn luôn là:

-Cám ơn ba, con có đủ!

-Đủ gì? Thằng kiêu ngạo!

Kỳ 40

Đối với ông Lý, đồng tiền là thước đo của mọi giá trị. Tiền giải quyết được tất cả. Theo ông, người giỏi không phải là người có học vị cao hay chức tước lớn.

Người giỏi chính là người làm được nhiều tiền nhất, bất kể đồng tiền ấy do đâu có và đến từ đâu. (Con gái ông hoàn toàn giống ông ở mục này!). Tôi nhớ lúc bấy giờ để trả lời đề nghị của ông Lý về chuyện tòa án, tôi đã nói với ông là tôi rất cám ơn ông, nhưng tôi là người không có nhu cầu đi Pháp hay đi Mỹ. Tôi đã quá cái tuổi cắp sách đến trường, nên có học gì đi nữa thì chắc cũng không vô. Tôi nói:

-Con chỉ xin phép được nhắc ba một điều là lẽ phải trong câu chuyện tòa án không bao giờ đứng về phía con gái ba!

-Ba hiểu! Ba hiểu! Ba cám ơn con! Dầu sao con vẫn là con của ba chớ?

-Thưa ba, dầu sao con vẫn là con của ba!

Tôi đã giữ lời hứa. Tờ Thuận Tình Ly Hôn được thảo ra, và chị ta, con gái ông Lý, xin ghi vào đó một vài điều khoản “hoàn toàn thiết thực do nhu cầu”: Căn nhà có cây trứng cá cho chị nuôi con, chiếc xe Volswagen cho chị làm chân đi đây đi đó, tiền trong trương mục ngân hàng Chase Manhattan cho chị dùng sửa sang nhan sắc trong chuyến đi Nhật sắp tới.

Nói chung, chị là người có nhiều nhu cầu. Như vậy cuộc chia tay của chúng tôi đã được mua bán theo một giá đặc biệt: tôi nhận tất cả mọi sự thua thiệt để có thể sớm xa lánh con người mà tôi ghê tởm. Bù lại, tôi thấy mình thanh thỏa tâm hồn vì đã dám khước từ được những đề nghị hấp dẫn của ông Lý.

Vậy thì tại sao có cớ sự này?

Điều tôi thực tình không hiểu là ở chỗ đó. Tôi nói hết với ông Phan câu chuyện của tôi. Ông kêu lên ngạc nhiên:

-Thật sao? Thật vậy sao?

-Cháu xin thề với bác. Đó là tất cả sự thật.

Ông Phan cầm ngược tẩu thuốc úp xuống cái gạt tàn khẩy tro. Ông có vẻ nghĩ ngợi. Lúc đó tôi nghe tiếng gõ cửa. Người nhà ông Phan mang trà vào.

Bộ bình tích làm bằng đất nung, màu đỏ nâu láng bóng. Tất cả đều nhỏ nhắn như đồ chơi trẻ con. Ông Phan rót trà cho tôi:

-Cháu uống đi. Cà phê hoài là không tốt đâu!

Khi người nhà ra, cửa phòng đã khép lại, tôi nói với ông Phan:

-Thưa bác, sao trên đời này có thể có một thứ quyền lực quái đản như vậy?

Ông Phan hớp một ngụm trà.

-Đồng tiền ở đâu cũng vậy, luôn luôn là một quyền lực to nhất. Sức mạnh của nó là vô địch!

-Thưa bác, thế còn lẽ phải? Không có lẽ phải làm sao có sức mạnh?

Tôi nghe thấy giọng ông Phan cười:

-Ở đâu có sức mạnh, ở đó có lẽ phải!

Tôi nhìn ông ngạc nhiên. Có vẻ như ông đang hỏi chính cái suy nghĩ của ông.

-Nhưng thưa bác, sức mạnh là cái nhất thời, còn lẽ phải là cái muôn thuở. Làm sao đem cái nhất thời so với cái muôn thuở được?

-Cháu là người dễ xúc động, phải không? Chắc trong đầu cháu đang có cái ý nghĩ rằng là tôi chủ trương một quan điểm như vậy chứ gì? Không đâu! Cũng là của ông Lý, nhạc phụ của cháu đấy!...

-Của ông Lý? Nhưng ông Lý thì làm sao mà ảnh hưởng đến bác được cơ chứ?

Ông Phan lập lại từng tiếng câu nói của tôi. Sau cùng tôi nghe tiếng ông cười.

-Dù sao cháu nên nhớ điều này, cháu là con anh Thành, bạn chí cốt của tôi. Bao giờ tôi còn ngồi đây sẽ không ai đụng đến cháu được. Cho dù người đó là ông Lý. Điểu quan trọng là cháu phải biết tự chế.

-Cám ơn bác. Cháu sẽ nhớ lời bác. Nhưng người ta muốn giải quyết cháu như thế nào?

-Hồ sơ cháu, tôi có đọc. Người ta đưa ra khá nhiều biện pháp giải quyết vụ Trần Lâm Thăng. Hoặc chấm dứt tình trạng biệt phái của đương sự, trả về đơn vị gốc, chuyển ra Vùng Một Chiến Thuật, tùy nghi sử dụng. Hoặc, đổi đi dạy học ở một vùng xôi đậu. Đương sự có thể bị tai nạn xe đò lật, lạc đạn, hoặc Việt Cộng thủ tiêu. Hoặc, sẽ bị Bộ Giáo Dục truy tố về tội phỉ báng chương trình nhà nước. Đặc biệt đương sự đã nhiều lần rao giảng nơi công cộng chương trình Triết Việt Nam là một ăn cắp ngu xuẩn chương trình Triết của Pháp. Hoặc Bộ Nội Vụ sẽ đưa đương sự ra Tòa về việc tuyên truyền có lợi cho Cộng Sản trong khi giảng bài vì đã cổ võ cho chế độ vô thần: phá bỏ nhà tù, nhà thờ, nhà chùa thay vào đó là xây dựng trường học, vườn trẻ, bệnh viện. Hoặc... mà thôi, cháu biết là tôi thực tình quí mến cháu. Tôi chỉ có một đứa con duy nhất là Uyên. Tôi thèm có một đứa con trai... Người ta nhắn gửi tôi về cháu có nghĩa là người ta muốn tôi quên sự có mặt của cháu để cho các cấp dưới dễ làm việc. Nhưng người ta nhắn gửi tôi cũng có nghĩa là xin tôi đừng che chở cháu...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10456)
Nhìn ra cái đẹp trong những giọt nước mắt và tìm cách lau đi mới thật sự là một con người hiểu đúng nghĩa của tình yêu.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12088)
Thu còn đem tình yêu đến cho đôi lứa yêu thương, và niềm vui đến cho mọi người.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10238)
Tôi nghĩ đó là "Điệu nhảy của yêu thương." xin chia sẻ cùng các bạn.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11415)
Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10680)
Nhà nông còn mượn Thanksgiving làm dịp ăn mừng mùa gặt hái đã xong, thu hoạch tốt và tạ ơn Thượng Đế đã ban ơn lành đến mọi người
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11912)
Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12470)
Trở lại Sài Gòn, những buổi chiều trong quán nước mở trang báo ra đọc thấy tên bạn bè mấy người trên trang cáo phó chết trận cao nguyên.
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11697)
Cám ơn bạn bè gần xa đã cùng tôi san sẻ bao nhiêu vui buồn tâm sự. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11752)
Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10439)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10713)
Những lời thơ nồng nàn, chan chứa làm cho người đọc mường tượng đến một tình yêu vô bờ.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 9496)
Nhìn lại cuộc đời lưu lạc của chính mình, tôi thấy cái chết của Trâm như xa hơn trong thời gian, không gian và tâm cảm.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10520)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11695)
Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 9981)
Tôi đến đấy cũng chỉ muốn tìm lại chút kỷ niệm để cảm thấy như chú vẫn còn quanh đây.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10831)
Mời các bạn thưởng thức hình ảnh thu vàng rất đẹp với tiếng hát Lệ Thu trong bản nhạc " Chiếc lá Thu phai"
22 Tháng Mười 2014(Xem: 11260)
nhưng vẫn còn tiếng dương cầm đọng lại trong bài hát kỷ niệm mỗi khi chợt nhớ về hắn.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 9907)
Mẹ tôi bảo rằng tôi cũng có thể làm điều này ngay tại Hoa Kỳ, điều mà tôi đã và đang làm
17 Tháng Mười 2014(Xem: 9788)
Chuyện của em là một câu chuyện não lòng. Tôi không thể nói tên em ra vì đó là niềm riêng sâu kín.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 12651)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Mười 2014(Xem: 10739)
Nhưng ít nhất nó cũng có một thời gian tỏa hương thơm và làm đẹp cho đời.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10440)
Giờ này thầy đã không còn gì ngoài mớ tro tàn. Câu hỏi 'Tại sao ta đến chốn này?"
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11850)
nương áng mây trời gửi đến ''Người đi trên mây'' những lời chưa nói hết thay cho lòng tri ân và thương tiếc vô vàn.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10750)
Thương em thắt cả ruột gan Nhưng thôi nhẹ gánh thiên đàng em đi.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10288)
để Bùi Phương cùng tôi hiên ngang ca lại khúc hát quân hành.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9854)
Là một nhà giáo suốt mười bốn năm từ Trung học Ngô Quyền sang Trung học Pétrus Ký, chấm không biết bao nhiêu bài, anh biết phần kết luận là quan trọng nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9489)
Nguyện hương linh Thầy được phiêu diêu về nơi thanh tịnh.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9720)
Ước gì tôi có thể bơi ngược dòng thời gian để trở về một bến bờ tĩnh lặng, không còn thương cảm trước cảnh đời chia lìa bất tận
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9897)
Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh
14 Tháng Chín 2014(Xem: 10423)
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 15125)
Nhưng chồng tui quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng,
30 Tháng Tám 2014(Xem: 11484)
Theo lời các anh chị kể lại, thì mấy các tiệc “ Hậu – Tiền ” này mới thực sự “ ngộ ” thiệt ngộ!...
30 Tháng Tám 2014(Xem: 10214)
Tôi nhớ lắm, nhớ những anh em tôi vừa được gặp lại hôm qua và những anh em tôi chưa gặp
29 Tháng Tám 2014(Xem: 11997)
rong ngày cưới , không rõ lệ nhoà trên má tôi là giọt lệ của hạnh phúc hay đau khổ..
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10475)
Tôi ngưỡng mộ gia đình bên chồng có một người cha, người ông như Ôn Viên Ngạc.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12713)
Biên Hòa đất và người, đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp. Biên Hòa có những thâm tình để tim tôi phải liêu xiêu. Một lần nữa, tôi nợ Biên Hoà lời cám ơn
23 Tháng Tám 2014(Xem: 10418)
Nỗi vui mừng không hẵn chỉ dành cho các thành viên tham dự, nhưng chắc chắn sẽ là niềm vui và hãnh diện của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
23 Tháng Tám 2014(Xem: 12887)
nhưng tôi vẫn tiếp tục may mắn, vì có thêm những “ ngày vui không hẹn trước” ở miền Nam Cali…
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12026)
Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10631)
Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15128)
bia thì quá tuyệt vời. Còn cá nhân tôi thì vui vì việc làm thành công và kết quả tốt.
16 Tháng Tám 2014(Xem: 17975)
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng
16 Tháng Tám 2014(Xem: 10218)
Trên đường trở về Bắc Cali, trong lòng không thể không có những bâng khuâng, những ngậm ngùi về cuộc đời của con người
15 Tháng Tám 2014(Xem: 10306)
Ông Phan đã cho tôi rõ tất cả những gì mà lâu nay tôi không biết, mà tôi cũng không thể tưởng tượng nổi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9613)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11515)
nhưng thôi con không dám hóng thèm nhiều đâu, chỉ xin một ánh nhìn ấm áp ... hay má cầm tay con đi má
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11077)
Bùi ngùi, nhớ đến những mùa Hè nơi quê hương. Mùa Hè của những năm tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường
13 Tháng Tám 2014(Xem: 14119)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian
10 Tháng Tám 2014(Xem: 16594)
Nếu ta không về được Thì con chúng ta sẽ về
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9886)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!