2:55 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

NHỮNG ĐỒI HOA SIM - Nguyễn Thị Thêm

16 Tháng Tám 201411:59 SA(Xem: 17997)
hoasim1NHỮNG ĐỒI HOA SIM.
Thuở ấy mẹ tôi phá đất hoang.
Rừng tre xanh ngắt cỏ bạt ngàn.
Đốt rẫy, khai mương trồng cây trái.
Từng ụ tre gai cháy lửa tràn
Mẹ như lính trận đang xông pha
Thân gầy lọt thỏm giữa đại trà
Lòn lách đốn tre, tay rìu rựa
Gai nhọn đâm chân máu tuôn ra.
Lửa cháy, lửa ơi! Cháy bùng lên
Gió về, ông gió thổi thật to.
Chà tre từng ụ thành tro bụi.
Mồ hôi mẹ ướt , mặt đỏ lơ
Tôi ngồi trong lều vải mẹ căng.
Dưới những tàn sim nhỏ khô cằn.
Nắng trưa hừng hực như lửa cháy.
Ôi thuở khai hoang, thuở nhọc nhằn.
Hai chị em chạy vào rừng sim.
Trái sim ngọt lịm rất dễ tìm.
Mẹ gọi chạy ào về cho kịp.
Sợ mẹ đánh đòn, thót cả tim
Không hiểu sao mỗi lần nghĩ đến má tôi thì kỷ niệm hiện lên rõ ràng nhất là những ngày khai hoang lập rẫy. Hình bóng má tôi chạy lúp xúp bên những ụ tre gai với cái mồi lửa quấn bằng mũ cao su cứ hiện về mồn một trong tôi.
Má ốm nhom, đầu cột cái khăn rằn, nón lá cứ theo gió ụp xuống mặt. Má cột thật chặt cho giử gió, nên cái nón méo xẹo. Quai nón ghì chặt ở càm hiện rõ lằn dây mỗi lần má tôi dở nón ra quạt quạt cho mát.
Thương má tôi lắm. Một mình hùn với các cậu tôi phá rẫy lập vườn. Ban đầu ba tôi không biết, sau thấy má cứ đi về thất thường hỏi ra mới rõ là má tôi muốn kiếm một nơi dưỡng già cuối đời. Khi ba tôi biết để đến nơi thì nọc phân ranh đã đóng xong rồi. Cậu 5 tôi, cậu Tám tôi rồi tới má tôi. Thuở ấy đất còn phì nhiêu dày đặc những tre gai. Phải tìm phương hướng, lòn lách tranh tre cắm nọc thật khó khăn. Cho nên hên xui là điều không thể tránh. Điểm cuối cùng là một con suối nên cứ từ rừng sim đo đạc bằng nhau rà xuống suối để làm ranh từng người. Và cứ thế phát hoang đốt rẫy lập vườn.
Cậu Tám tôi phóng sao không biết, miếng đất thành hình hiện ra một hình tam giác mà điểm nhọn là con suối. Đất thịt màu mỡ chả có, chỉ được đất phần trên là rừng sim rồi hẹp dần về cuối vườn. Đất nhà tôi tương đối đẹp, phần đất thịt và đất rừng sim không sai lệch mấy.
Tôi nhớ mỗi lần đi rẫy, má tôi gánh một đôi gióng. Em tôi thằng 10 ngồi một đầu. Cơm, gạo và những vật dụng cần thiết một đầu. Tôi chạy lúp xúp theo má. Tới nơi. Má lấy một cái bao bột mì đã được tháo ra, cột những đầu góc vào mấy nhánh cây sim và chị em tôi ngồi đó chơi hay nghỉ mệt. Vì là gốc sim rừng thấp lè tè nên khi má tôi ngồi vào thì đầu đụng nóc cái lều nhỏ. Chị em tôi có khi nằm, ngồi hay chạy ra ngoài với má. Cũng có khi kiến về từng đàn cắn hai chị em nổi mận từng dề.
Cho nên sim rừng gắn liền với kỷ niệm ấu thơ của chị em tôi. Chỗ chị em tôi ngồi là một phần rừng hoang chi chít những cây sim và cây mua. Rừng sim này là miếng đất vườn trên, sau này ba tôi trồng điều, mít để phân ranh. Mãng cầu và cà phê trồng xen kẻ nhau rất ngay hàng thẳng lối như trồng cao su. Sau một đợt pháo kích và quân đội Mỹ bắn trái sáng truy kích, vườn trên bị phá hủy đi nhiều. Ba tôi lại quy hoạch mới trồng xoài cát. Những trái xoài to và ngọt biết bao.
Hồi đó em Mười tôi còn nhỏ lắm nhưng vì con nhà nghèo nên biết thân, biết phận rất ngoan luôn nghe lời chị. Má nói “Hai chị em ngồi đây nghe, nắng lắm đừng có ra,chút nữa dịu nắng thì má cho ra phụ” Hai chị em dạ cho má yên tâm ra đốt rẫy. Thế nhưng trời nắng chang chang, ngồi giữa trời với cái bạt vải chịu không thấu nên tôi thường dẫn em vào rừng. Tôi vốn nhát, không dám đi xa, chỉ đi theo đường mòn của thợ rừng để hái cò ke và trái sim, trái mua chín.
hoasim2
Trái sim
Sim chín từng chùm ăn rất đã khát nhưng cái lưỡi đen thùi. Đôi khi trái bị nứt ra có kiến vào, ăn phải phủi phủi đuổi kiến. Mấy trái đó rất ngọt, nhưng đôi khi bị tổ trác phủi không hết, cũng còn dính kiến nằm trong đó chưa ra
Người ta hay ca tụng rừng sim, nhưng thật ra nơi nào có cây sim là đất không được tốt, có lẽ rễ nó hút hết chất màu mỡ của đất. Rễ sim rất chắc, bứng được nó lên để trồng cây cũng tốn nhiều công. Hoa sim có màu tim tím nhẹ nhàng. Nếu không có bài “Màu tím Hoa sim “ của nhà thơ Hữu Loan chắc cũng chẳng có ai thèm để ý và ca tụng đến loại hoa rừng dân dã này đâu.
Sim thường mọc xen lẫn với cây cò ke và cỏ dại, dây leo. Trong rừng người ta hay vào để chặt cây cò ke về làm nọc phóng trồng cao su vì cây cò ke cây khá thẳng và chắc.
hoasim3
Trái cò ke
Trái cò ke khi chín cũng đen và nhai ngọt ngọt, chua chua. Trái cò ke còn được tụi con trai dùng chơi bắn ống thụt. Tôi và em Mười cũng thích vào rừng để đuổi sóc và tìm ổ chim. Thỉnh thoảng chim cũng làm tổ trong những chùm lá sim thấp thấp. Nhưng hai chị em sợ nhất là nghe đồn ở đó có cọp. Có khi chạy ra trối chết vì gặp rắn. Rừng này vào sâu trong cũng có tre gai. Nhưng chỉ có hai chị em thì chúng tôi chỉ la cà ở bìa rừng trống trải để lỡ má có kêu thì chạy về.
hoasim4
Ống thụt.
Sau này vào mùa mưa, vào buổi trưa nghỉ mệt má hay dẫn tôi đi sâu vào khu rừng này để sắn măng. Nơi đây không có đĩa nhưng rất nhiều vắt. Vắt nằm ẩn dưới lá tre. Trời nắng nó như một cọng tre khô, nếu tưởng đó là cây tăm để lấy xỉa răng thì gặp nước ướt nó sẽ tỉnh dây và ngo ngoe ngay.
Má và tôi cũng có dụng cụ để sắn măng. Tôi chỉ đào và sắn những măng mới nhú và dễ nên cái dao cán ngắn hơn. Gặp mấy bụi măng nằm ẩn trong gốc tre gai thì má tôi chặt trống gốc rồi mới sắn bằng cái dao dài.. Có khi thấy mụt măng còn quá nhỏ tính để dành thì đợt sau người khác đã lấy. Thường má tìm một gốc tre trung tâm rồi đổ măng ra cho tôi ngồi lột, còn má đi vòng vòng để tìm măng. Được hai giỏ là hai má con lom khom đem măng ra. Tới bìa rừng má đốn một nhánh tre rồi làm đòn gánh quẩy về.
Có một lần hai má con đang lui cui sắn măng. Bỗng thấy chó Lu vừa rên hử hử vừa lết ra vẽ sợ sệt lắm. Má tôi la to:
- Dìa con ơi ! Ra khỏi đây, dìa lẹ lên. Con Lu nghe mùi của ổng rồi?
- Ổng nào? Mùi gì má? Má tui vừa đi vừa giải thích:
-Là ông Ba Mươi. Chó nó thính nên nó nghe mùi ổng, nó sợ té đái đó con hổng thấy sao..
Hồi đó tuy còn nhỏ nhưng tôi cũng biết ông Ba Mươi là ông cọp. Vì trong xóm tôi thỉnh thoảng ổng lại về làng bắt heo. Dân chúng đánh phèng la,gõ nồi, gõ chảo để làm ồn đuổi ổng đi.
Măng sắn về mẹ con tôi lại bào mõng luộc lên bán măng luộc, còn lại má tôi làm măng chua hay phơi khô bán từ từ.
hoasim5
Trái nhản lồng
Trong rừng này chúng tôi cũng lấy nấm mối vào mùa nấm lên. Nấm mèo mọc trên những thân cây gỗ mục. Lá vang để nấu canh chua Dây xuân sâm để về vò ăn cho mát. Đọt nhãn lồng luộc ăn rất ngon. Dây xanh để làm dây cột rất bền. Dây Hà Thủ Ô để làm thuốc. Ngoài ra còn hái cơ man nào là trái sim, trái cò ke , trái nhản lồng và thỉnh thoảng vài trứng chim về làm quà cho em tôi.
Rừng sim bây giờ đã thành nhà, thành làng, thành xóm. Đất lên như vàng nhưng các anh chị tôi vẫn còn giữ lại mảnh vườn hương quả của cha mẹ. Má tôi thường nói :
-Người ta sống có nhà, chết có mồ. Ai cũng phải có một nơi để an cư lập nghiệp. Má sống ở đây và cũng sẽ chết ở đây.
Vườn nhà tôi đã hứng chịu bao nhiêu lần pháo kích, bao nhiêu trận giao tranh. Nó đồng hành với ba má tôi nhìn thời cuộc đổi thay .
Ba tôi đã mất, má tôi cũng không còn. Các anh tôi lần lượt theo cha mẹ. Tôi và thằng em Út đang tạm dung trên đất Mỹ. Mỗi lần về thăm quê, đứng ở trước nhà nhìn ra vườn trên. Cái đồi hoa sim ngày xưa đó bây giờ lại là một khu vườn tràm thẳng tấp. Chị dâu tôi trồng để giữ đất và khi cây lớn bán cho người ta làm giấy.
Cái gì cũng thay đổi. Những hoa sim tím mộng mơ giờ đi vào kỷ niệm. Mái tóc đen nhánh thật dài của tôi giờ ngắn ngủn và thưa thớt, muối nhiều hơn tiêu. Em tôi giờ đã hưu non và thành ông ngoại. Mọi thứ đều theo luật tuần hoàn của tạo hóa vậy mà biến dạng.
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng. Má tôi mặt đỏ bừng đang đốt rẫy. Và hai chị em tôi tung tăng trong rừng sim vui mừng với những trái sim đầu mùa.
_Những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt.
Nguyễn thị Thêm.
16/8/14
Mời thưởng thức nhạc phẩm "Những đồi hoa sim" để nhìn lại rừng sim tím.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19358)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20316)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21334)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20294)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20187)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20852)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20024)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20110)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20520)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20098)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21588)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21068)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21849)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20880)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21845)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21075)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20363)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20964)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20014)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19144)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20246)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19557)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20439)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21618)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20373)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19793)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19771)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20549)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19716)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19994)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21047)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21024)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21706)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20589)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21048)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20791)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19517)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20768)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20489)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18953)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19334)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18708)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19652)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21307)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20479)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18994)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20567)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19326)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18494)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18967)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?