9:58 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

MỘT GÓC BẾP CHÙA - Nguyễn Thị Thêm

21 Tháng Tám 201411:57 CH(Xem: 12027)
MỘT GÓC BẾP CHÙA
http://2.bp.blogspot.com/-0V6scPbBUnY/U_aGjlHKT9I/AAAAAAAAEHg/G23ebx0Ssa4/s1600/IMG_2260.JPG
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
Ngôi chùa này mới thành lập nơi đây. Một vùng ngoại ô của thành phố Riverside. Thầy là một nhà sư trẻ. Sau khi đi tu học một thời gian ở Miến Điện và Ấn độ về, thầy đi tìm cho mình một nơi tu tập . Cuối cùng nhờ Phật duyên, thầy đã chọn nơi này . Những ngày tháng đầu mới mới mua khu đất ai đến cũng thấy ngán ngẩm. Mặc dù nhìn một cách khái quát . Đây là nơi có tiềm năng phát triễn đi lên của một ngôi chùa. Vì đất rộng, có đồi dốc thoai thoải. Có tam cấp đi lên. Có nhiều khu nhà nhỏ biệt lập. Nhưng thú thật, cái cơ đồ đó ngổn ngang ,lộn xộn, cỏ mọc um tùm. Những khu nhà biệt lập là kho chứa vật dụng, hay là chuồng nuôi gia súc. Vì vốn dĩ nơi này có thể là một trang trại nuôi bò đã không sử dụng lâu rồi.
Cứ nhìn dáng ông Thầy trụ trì đứng giữa khu đất, mới thấy cái nhỏ bé, yếu đuối của con người trước thiên nhiên. Thầy lọt tõm giữa đám cỏ , ốm nhom, đen thui. Nhìn thầy với bộ đồ vàng đã bạc màu, đứng cuốc đất trong buổi trưa hè chói chang của vùng đất sa mạc này, mới thấy cái nghị lực của người xuất gia đi tìm nơi phát dương Phật pháp. Có hôm, một Phật tử đến chuà , nhìn dáo dác xung quanh. Căn nhà nhỏ thầy ở khép cửa hờ. Tới chánh điện chỉ thấy Đức Thích Ca hiền từ mỉm cười độ lượng. Đi một vòng không thấy ai đã buộc miệng nói lớn, hồn nhiên:
- Không có ai hết. Sao mà vắng như chùa Bà Đanh. Thầy đi đâu mất tiêu rồi.
-Tui ở đây nè cô.
Thầy bước ra sau bụi cỏ cao quá đầu, cái nón to đùng che hết khuôn mặt. Tay chân lấm lem đất. Chân trần không mang giày dép. Thầy cười hiền hoà để cho nữ Phật Tử đở ngượng :
- Hồi nãy có cô Chi với Anh Dũng đến, Giờ chắc họ đi đâu đó cô à!
http://2.bp.blogspot.com/-yRV6ikg7J6A/U_aO1EzYLyI/AAAAAAAAEIY/ZHJo6eEJmas/s1600/DSC02416.JPG
Thầy là vậy. Suốt ngày chân trần. Nhìn đôi chân chai cứng và chiếc áo vàng bạc phếch của thầy, ai cũng nóng ruột. Nhất là vào mùa đông, ngôi chùa nằm trên đồi, gió tứ phương thổi vào lạnh cóng. Phật Tử hai ba lớp áo, thầy vẫn chân đất, khoác ngoài thêm một chiếc áo Jacket đơn sơ, cũ mèm. Trong nhà, thầy không dám mở sưởi sợ tốn nhiều tiền điện, Chánh điện rộng thênh thang, gió lùa vào từng cơn. Mỗi tối thầy vẫn cúng Phật và ngồi thiền định mà không có hệ thống sưởi. Lo lắng cho thầy, Phật tử hỏi thì thầy chỉ cười rồi nhỏ nhẹ nói:
- Không có sao đâu mấy cô chú. Hồi ở bên Ấn Độ lạnh gấp mấy lần ở đây. Tui vẫn khoẻ mạnh như thường.
Thầy hiền như vậy, nên ai đến chùa rồi cũng không thể không đến lần sau. Ngôi chùa từ đó nhờ bàn tay Phật tử cuối tuần đến công quả . Mỗi ngày mỗi quang đảng , ấm cúng , khang trang hơn. Xung quanh chuà đã được phát quang, trồng nhiều cây ăn trái. Đám cỏ mọc vô trật tự đã được tu chỉnh lại, sạch sẽ .
Những dãy hoa hồng được trồng đẹp ơi là đẹp. Trên khu đất gần nơi thầy tịnh tu đã được xây một hòn non bộ. Dưới hồ cá lội nhởn nhơ hạnh phúc. Bên trên bệ Đức Quan thế Âm Bồ Tát thật hiền từ, tay cầm cành dương liễu, mỉm cười bao dung. Những khu nhà hoang phế đã được tu sửa. Một gian làm chánh điện khang trang. Một gian làm nơi sinh hoạt và cũng để cho học sinh đến học Việt Ngữ. Bao nhiêu mồ hôi công sức cúng dường. Bao nhiêu tấm lòng, quyết xây dựng ngôi chùa, để hàng tuần Phật Tử có nơi sinh hoạt. Mọi thứ đang đi vào nề nếp.
Cuối tuần, ngôi chùa nghèo vang lên tiếng đánh vần dễ thương của các học sinh. Nhất là khu nhà bếp của chùa lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Tiếng chào hỏi ;
- Mô Phật! Chị Hai mới tới hả?
- A Di Đà Phật, Chào Anh Thông, Sao tuần rồi anh không đi chùa?
- Mô Phật, chào mấy chị. Em đem rau đến nè. Mấy chị ai có ăn thì lấy về.
- Bầu chị Tâm trồng hả?.Luộc chấm chao bà con ơi!
- Thầy ơi! Hôm nay tụi con cho học trò ăn cơm với canh chua và sườn heo chiên dòn.
- Cô Chi ơi! Món này tên gì mà lạ vậy?
- Cô Thanh ơi! nồi bún riêu ngon hết ý. Cho thêm một tô đi..!
-Thu Em ! Nứớc sôi rồi kìa. Bỏ bún vào đi cháu.
- Nhi ơi Nhi! Bé Donna đòi mẹ đang đi tìm ngoài sân.
Đó ! Ngần thứ âm thanh đại loại như vậy mỗi tuần. Rộn rã, vui tươi. Ai đến chùa là người nhà, mà người nhà thì không phải câu nệ. Cuối tuần đến đây.Nấu ăn cúng Phật, cúng vong. Nấu ăn cho Phật tử công quả, cho học sinh và để lại cho Thầy dùng ngày kế. Như một thói quen, như một thông lệ. Tuần nào không đi thấy nhớ nhớ.
Học sinh lớp Việt Ngữ sau giờ học lên Chánh điện niệm Phật ,tập ngồi thiền. Ở nhà bếp các chị chuẫn bị dọn cơm. Một dãy bàn dài được dọn ra với cây nhà lá vườn, rau cải ,tương đậu do Phật tử đem đến.Sau khi niệm Phật, Thầy và mọi người cầm đủa. Thức ăn đơn sơ đạm bạc mà ngon làm sao. Thầy ngồi giữa đám trẻ, vui vẻ ,hoà đồng. Có đứa không ăn hết đưa cho Thầy. Thầy cũng ăn luôn, không câu nệ.
Mấy lần nhà bếp dọn cơm riêng cho Thầy. Mời thì thầy gạt phắt. “Ăn cơm cũng là một tu tập.Thầy ăn chung với các cháu nhỏ là tập cho chúng ăn, nói và hành động như một người con Phật” Thỉnh thoảng thầy rũ mấy cháu ra sân chơi. Thầy trò chơi cút bắt, kéo co. Thầy té lăn cù quần áo đầy bụi. Học trò chiến thắng vỗ tay ầm ĩ.
Mà lai lịch cái chùa này cũng ngộ.Một bửa chú Dũng đi Home Depot ,thấy một ông thầy tu còn trẻ đang lớ ngớ tìm đồ. Chú hỏi thăm thì mới biết Thầy mới đến mua đất lập chùa. Tới chùa chú hoảng hồn nhìn cái giang san ngổn ngang cây cỏ của Thầy .Thế là chú vận động nhóm đàn ông quen biết đến đây. Mỗi tuần một chút, đem công sức sửa sang tu bổ ngôi chánh điện, vườn chùa…Chú Dũng là người đầu tiên gieo duyên với Chuà Phật Tuệ.
Một bửa nọ, cô Hoà em gái Thầy ở Los Angeles xuống thăm thầy và đi chợ 90. Một ngôi chợ VN nhỏ, duy nhất ở đây. Cô gặp cô Chi, một phụ nữ trung niên Thấy là người VN cô Hòa lân la làm quen và dẫn đến thăm chùa. Cô Chi lần đầu tiên đến Chuà và làm quen những món ăn chay. Cô tự nhiên thấy mình gắn bó với ngôi chuà mới lập. Thương thầy một mình tu tập trong cái mênh mông của khu đất. Cô vận động chồng ,con. Thế là vợ trong bếp, chồng,con ngoài trời. Và từ đó cô Chi là người gắn bó với chùa nhiều nhất. Những Phật tử rường cột của chùa đến với những duyên gặp gở dễ thương như vậy.
Cái nhà bếp nho nhỏ của Chuà gói ghém niềm vui và sự thương yêu .Mỗi khi gần đến ngày lễ lớn. Thầy mời chị em nhà bếp tới họp sau khi cúng ngọ xong. Thầy thông báo số khách hành hương và Phật tử tham dự.Thế là mọi người đề ra kế hoạch.Ngoài những món ăn do Phật Tử tự nguyện đem đến. Ban nhà bếp của Chuà phân công nấu nướng và hùn nhau lại trang trải thức ăn cúng dường. Luôn luôn món chủ đạo là do cô Thanh đứng nấu. Nếu có ai đến sẽ thấy tấm lòng của những người con Phật . Có khi đoàn hành hương đến 4 xe bus thật to cả mấy trăm người. Các chị phải thức khuya, dậy sớm ân cần lo từng món ăn thật ngon, thật vừa miệng cho mọi người đến hành hương lễ Phật.
Này nhé:
-Cô Thanh làm chả giò và nấu bún riêu ngon không chê vào đâu được.
-Món bún bò Huế, Nhi nấu cũng thiệt tới.
- Món mì xào là chủ đạo của má thầy giáo Hảo
- Món bánh cam là món độc chiêu của Út Hương và cô Đẹp.
-Các món chè, xôi, bì chay không ai hơn cô Hoa.
-Món bánh tét chay là món đặc biệt của vợ chú Chiến.
-Cô Đẹp làm món xôi vị, bánh bò nướng, bánh đậu xanh là số 1
- Cô Thủy và Hara làm món rau câu vừa dai vừa béo thật ngon.
- Món chè Thái và nước hột é là món độc chiêu của Linda và Nhi
- Cô Chi chuyên nấu những món ăn Mỹ. Về chùa cô chế biến thành những món đồ chay độc đáo, ngon, bổ, tinh khiết. Các cháu học sinh rất mê.
Ngoài ra, còn rất nhiều Phật tử hàng tuần nấu thức ăn chay đem đến chuà cúng dường. Ngôi chuà nhỏ ấm áp tình thương và sự đùm bọc.Thầy trụ trì không biết nấu ăn. Nhưng lúc nào cũng muốn mọi người được ăn ngon. Mỗi khi lễ lớn thầy hết lòng mời mọi người dùng bửa. Thầy rất hoan hỉ gói ghém” to go” cho khách hành hương. Thầy thường nói :Không biết người ta ăn gì. Nhưng đến Chuà ăn một bửa cơm chay cũng là gieo duyên với Phật”
http://4.bp.blogspot.com/-qKRCwtJiZyQ/U_aNPr5muJI/AAAAAAAAEH4/sCmtdrz-y_c/s1600/unnamed+(1).jpg
Có câu” Có thực mới vực được đạo”. Đến chùa lễ Phật mà bếp núc vắng tanh, chỉ uống nước lạnh ăn vài viên kẹo thì chắc cũng buồn. Nhưng đến chùa, ăn một bửa cơm chay mà ban ẫm thực không được mặn mà tiếp đãi, thì cũng không được vui. Trong góc bếp của chùa Phật Tuệ, người nấu hết lòng phục vụ người ăn. Phật tử ăn ngon thì mình mới hoàn thành Phật Sự. Cứ nhìn sự ần cần và vui vẻ chiêu đãi khách đến chùa, mới thấy được tấm lòng của những người con Phật.
Năm vừa qua nhà bếp vô cùng hoan hỉ là có nơi nấu ăn tương đối khang trang. Những cái lò thật to của một nhà hàng nào đó bán rẽ. Một Phật tử đã mua lại và cúng dường. Các Phật tử nam đã làm nơi rửa rau rửa bát rộng rãi hoàn chỉnh. Đẹp thì không đẹp, nhưng với một ngôi chùa nghèo mà có được như vậy cũng đã là phước báo lắm rồi. Thầy trụ trì mừng lắm, thầy đứng thật lâu nhìn cái công trình với biết bao thời gian công quả của Phật tử mà xúc động.
Riverside đất rộng, có rất nhiều farm trồng rau. Cho nên cuối tuần hay chùa có lễ, Phật tử đem đến cúng dường rau cả thùng. Nhà cô Chi ở kế bên là một đồi cam bát ngát. Người chủ Mỹ rất tốt cho cô hái đem lên chùa cúng dường. Cam hái từng thùng ngọt lịm, làm nước nguyên chất cho Phật Tử giải khát. Nhất là mấy anh làm việc nặng cho chùa.
Nhà chú Chiến có bưởi rất ngon. Cứ mỗi mùa Tết chú hái lên bao nhiêu là thùng. lớp cúng Phật, cúng vong, lớp Phật Tử đem về nhà chưng cho ba ngày Tết.
Còn cơ man nào là rau ,trái, bí bầu của chú Kiệt, chú Quảng Trí,và nhiều người có vườn khác mang đến làm chùa chia sẻ, ấm cúng, thương yêu.
Kể từ ngày có Sư Cô Minh Hòa đến tu thì cái nhà bếp của ngôi chùa này khoác một bộ áo mới. Bàn tay nhỏ nhắn thật giỏi giang của người con gái xứ Thần Kinh đã sắp xếp lại đâu ra đó. Không còn cảnh chuột con kêu chít chít trong hộc tủ hay kiến đến thăm từng đàn. Thầy không cho sát sinh nên đệ tử khổ tâm khi làm vệ sinh nhà bếp. Mỗi tuần đến dọn dẹp một lần, tuần sau thì chuột, kiến lại có mặt. Giết thầy không cho mà không giết thì làm sao sạch sẽ.
http://3.bp.blogspot.com/-Kt76RQwvLXc/U_aN_3lor4I/AAAAAAAAEII/mMTkXtEye-I/s1600/IMG_2253.JPG
Có Sư cô, thầy giao cho Sư cô lo liệu. Thầy cất một cái cốc nhỏ sau chùa để tịnh tu và thiền. Thầy tu học ở Ấn Độ nên thích ăn vận như phái Nam tông. Thầy hay tổ chức hành hương mỗi Tết đến các chùa Thái, chùa Đại Hàn, chùa Nhật Bản ngoài các chùa Phật giáo Việt Nam. Theo thầy mỗi chùa có những đặc sắc riêng. Phật tử nên biết để học hỏi và hòa đồng tôn giáo.
Sư Cô Minh Hòa thật khéo tay, cô sắp xếp nhà bếp lại gọn gàng, sạch sẽ. Phật tử cũng không ngại là thầy nấu một nồi cơm ăn cả tuần hay suốt mùa rau luộc chấm nước tương. Sư cô cũng rất giỏi nấu nướng, làm ra những món chay độc đáo ai cũng thích. Thế là Phật Tử đề nghị cô làm để họ mua về ăn khỏi nấu vào những ngày ăn chay. Tiền bán thức ăn chay để trang trải những chi phí lặt vặt ở chùa. Chùa nghèo, phật tử cũng nghèo nên mọi thứ đều dè sẻn, tiện tặn mới bảo tồn được ngôi chùa và chánh pháp.
Năm nay tôi đi chùa Phật Tuệ trong dịp lễ Vu Lan. Tôi choáng ngợp trước sự thay đổi và vô cùng tán thán công đức của các Phật tử nơi đây. Con đường vào chùa đã được tráng nhựa không còn bụi bay mịt mù. Những dãy xe nằm ở parking trật tự, ngăn nắp.
Vì phải lo cho ông xã trước khi đi nên đến nơi đã nghe tiếng thuyết pháp từ trong hội trường vẳng ra rõ ràng. Hội trường hôm nay không còn là một nơi ẩm thấp hôi mùi cứt ngựa như hồi thầy mới đến. Bàn tay các anh Jack, anh Kiệt ,chú Chiến, chú Long, chú Dũng và một số Phật tử đã mỗi tuần, mỗi tuần biến đổi thành một hội trường sáng trưng đầy đủ tiện nghi. Các cháu mỗi tuần đến đây học Việt Ngữ không nóng nực toát mồ hôi dầm dề trong mùa hè hay lạnh run lên trong mùa đông. Ôi! công đức vô lượng cho những đóng góp bằng tất cả tâm lành.
Chùa nhỏ nhưng tấm lòng của những người con Phật lúc nào cũng hướng về chùa nên rất ấm áp, thân quen. Các cháu gia đình Phật Tử trong đồng phục,múa "Dâng hoa cúng Phật" và hát mừng Vu Lan trong những tà áo dài thật đẹp. Tôi nhìn những đứa cháu ngoại xinh xắn dễ thương đó mà lòng vui biết mấy. Đến khi các thầy cô lên phát phần thưởng cho lớp Việt Ngữ trong niên khóa vừa qua tôi càng vui hơn vì các cháu ngoại đứa nào cũng được khen thưởng. Bà ngoại vui lắm các cháu có biết không? Hãy phát huy tiếng Việt và trao dồi Phật tánh trong người các cháu ngay bây giờ. Hởi những mầm sen bé nhỏ tinh khôi.
http://3.bp.blogspot.com/-qctrpz0yVfc/U_aM9csAiFI/AAAAAAAAEHw/-0gs43Bo0q0/s1600/IMG_2270.JPG
Trong phần ẩm thực, các chị trong nhà bếp đã sẳn sàng một nồi bún riêu bốc khói thơm lừng và những món ăn khác do gia đình Phật Tử nấu mang đến cúng dường. Những dãy bàn ăn ngồi chật kín, mọi người vừa ăn vừa nghe văn nghệ "Cây nhà lá vườn" rất hay. Các người trong ban ẩm thực loay hoay múc múc, bưng bưng. Họ vui vẻ nói cười và tận tình lo cho mọi người, vì thật ra khách đến đây đều là bà con Phật tử quen thân trong vùng đất Riverside nhỏ bé. Ai cũng quen biết, bà con ,ruột thịt, anh em.
Sư Cô Minh Hòa rất khéo tay và có cái nhìn rất nghệ sĩ, mỹ thuật. Cô bê từng viên đá, hí hoáy đặt vào những nơi thích hợp và viết lên đó những câu rất ý nghĩa. Tạo một không gian yên lặng tịnh tu.
http://4.bp.blogspot.com/-WakeSfCwyrU/U_aOUJPso1I/AAAAAAAAEIQ/0Q7l-41hhxg/s1600/IMG_2245.JPG
Cái bàn đá nhỏ dưới tàng cây lựu, vài nhánh Lan treo hờ hững, Phật Di Lạc thiền định miệng cười. Ngồi nơi đây ta thấy tâm mình lắng lại, bao sân si thoáng cái bay xa. Nhìn ngoài kia, một hồ nước nhỏ, những hòn đá nhô lên rất nghệ thuật Sư Cô Đặt tên là "Vườn La Hán" Dưới một gốc cây, chú thỏ ngồi nghe kinh trầm mặc. Một gốc cây có những viên sỏi "Vô Thường". Một chậu nhỏ, một cây bonsai "Thiền tâm Phật" hay "Luật Hạnh Phật" Bên một góc đá lởm chởm, hình Đức Bồ Đề Lạt la quảy gánh càn khôn tìm đường phát huy Phật Pháp. Tảnh đá không lớn, nhưng bóng dáng rất nhỏ của bức tượng tạo cho ta cảm giác Tổ rất cô đơn và khó nhọc trên lộ trình hành đạo. Ta đứng lặng yên, chấp tay nguyện cầu và tri ân vô vàn trong niềm xúc động vô biên.
http://4.bp.blogspot.com/-OzDWzRDGKP0/U_aNgLD9u5I/AAAAAAAAEIA/OynY93a1pl4/s1600/IMG_2259.JPG
Vì ông xã tôi không được khỏe nên tôi không thể dẫn ông đi hết vòng sân chùa nên rất nhiều nơi tôi đã không được đến để thấy sự thay đổi làm người Phật tử vui trong lòng và tâm lành hướng Phật.
Tôi ra về sớm vì ông xã tôi đã quá mệt. Ra xe khi tiếng hát vẫn còn văng vẳng ở hội trường.
Người ta đang lên tiếng về những ngôi chùa biến chất . Những vị sư đã quên mình có bổn phận tu hành, xa lìa những đam mê vật chất phù phiếm để hoằng dương Chánh Pháp . Các vị đó say mê theo danh vọng xây chùa to, quyên góp lớn, nợ nần chồng chất đến không còn lối quay về. Tâm lúc nào cũng chao động, ám ảnh về tiền còn hơn là người Phật Tử tại gia.
http://4.bp.blogspot.com/-tbc_khdRe2E/U_aP4CpL2ZI/AAAAAAAAEIk/tXUjNParu_Y/s1600/DSC02406.JPG
Ngôi chùa Phật Tuệ và chùa Văn Thù là hai ngôi chùa nhỏ ấm áp của bà con dân Riverside chúng tôi. Chúng tôi yêu mến, kính trọng thầy Quảng Trí và thấy Quảng Phú như hai vị thầy tâm linh dẫn dắt chúng tôi về với chánh pháp.
Nguyện ơn trên tam bảo gia hộ sức khỏe cho hai thầy và sư cô Minh Hòa.
Mùa Phật Đản người con Phật rũ nhau về bên chân Phật lắng lòng xét lại bản thân, tụng kinh hồi hướng cho cha mẹ hiện tiền cũng như hóa vãng. Những đóa hoa hồng đỏ, trắng, vàng cũng chỉ là tượng trưng nhắc nhở về sự hiện hữu của cha mẹ trong trái tim những đứa con.
Nhớ và tri ân cha mẹ không phải là cúng mâm cao cổ đầy . Mà là mình hãy tu tâm dưỡng tính thực hiện theo 5 điều luật của người Phật tử . Đó là hồi hướng tốt nhất cho cha mẹ và tạo nghiệp lành cho mình mai sau.
Nguyện cho chúng sinh an lạc, thế giới bớt chiến tranh. Nguyện cho tất cả những vong linh được siêu thóat. Nguyện Đức Quan Thế Âm cứu khổ mọi người lầm mê. Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
Nam Mô A Di Dà Phật.
Nguyễn thị Thêm
21/8/14
Mời xem video "Vu Lan Chùa Phật Tuệ"
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9240)
Giờ này, có ai thả dùm tôi một ngọn đèn, làm dấu chỗ Sông nằm, hoi hóp, chờ ngày sẽ ngừng trôi ra biển!
19 Tháng Tư 2015(Xem: 9396)
Thế là hết một ngày vui, tuy mệt mỏi vì phải cuốc bộ trên những con đường dài, nhưng rất lý thú.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 10620)
Hy vọng đời sống luôn có những người trọng tình nghĩa như những nhân vật trong chuyện
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15853)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 11394)
làm thơ Đường Xướng Họa tham gia vào nhiều nhóm tác giả tên tuổi. vừa để tập dợt, vừa học hỏi cầu tiến.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 13193)
Có đi vào chiến tranh, có chia xẻ tận tình với nhau những lần sống chết mới thấm thía được nỗi nhớ ấy như thế nào
03 Tháng Tư 2015(Xem: 9239)
Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 11561)
Cám ơn tác giả Hà Thu Thủy đã gởi đến cho người đọc thông điệp yêu thương và nhân ái với nhiều quyết tâm
29 Tháng Ba 2015(Xem: 10115)
Cuộc chia ly nào cũng đau khổ và tiếc nuối. Ra đi là hết, biết đến bao giờ trở lại. 1954 Cầu Hiền Lương đã chia đôi đất nước.
28 Tháng Ba 2015(Xem: 10889)
Tôi không tin một triệu dân Biên Hòa ai ai cũng đồng tình phát triển thành phố mà quên đi chục triệu dân Sài Gòn.
21 Tháng Ba 2015(Xem: 9302)
Trời bảo, Trời mưa vì buồn thôi Để người thơ thẩn, ngắm mưa rơi
19 Tháng Ba 2015(Xem: 10821)
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi
17 Tháng Ba 2015(Xem: 10242)
hình bóng cuả quê hương nằm rải rác suốt ba miền Trung Nam Bắc, nơi nào tôi cũng thấy đáng yêu, càng nghèo càng khổ lại càng thương càng nhớ.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 10463)
Tiếc nuối nhớ lại những kỷ niệm xa vời, để mà ngậm ngùi thương tưởng, tìm về một thời “Xuân Thì” đã qua.
09 Tháng Ba 2015(Xem: 11205)
đưa con thuyền bềnh bồng, mênh mông theo làn nước cuộn, thoang thoảng xa xa bài ca vọng cổ não nề, buồn bã chia tay…
08 Tháng Ba 2015(Xem: 16950)
“Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 10631)
Tiển biệt Mẹ người mẹ vĩ đại của chúng con với lòng thương tiếc trọn đời
07 Tháng Ba 2015(Xem: 11385)
Mong cháu tôi nhớ mãi ngày hôm nay để cố gắng học hành, không phụ lòng tin tưởng của cha mẹ cháu và của chính tôi.
28 Tháng Hai 2015(Xem: 10623)
tình cảm anh chị em vẫn tràn trề dù thời gian đã mấy chục năm. Xin cám ơn người Biên Hòa của tôi.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10068)
khi nghe một chiếc lá rụng, một giọt nước rơi, như nhắc nhở mình để biết thương tuổi thơ, tuổi trẻ Việt Nam và biết yêu đất nước mình hơn.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10274)
Định cư ở Mỹ từ năm 1992 nhưng mãi đến giữa năm 2013 mới liên lạc được với vài anh chị đồng hương Biên Hòa
25 Tháng Hai 2015(Xem: 11033)
Tấm lòng nhi nữ thương mà trách. Chẳng trách chi Nàng, trách Hóa công
25 Tháng Hai 2015(Xem: 9573)
Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 19180)
Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California và đồng hương đã tham gia cả sự trang trọng và đặc biệt.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10374)
giáng sinh năm nay người mẹ đã mất và người con chỉ biết gởi cho chúng tôi tấm hình để làm kỷ niệm như một lời tri ơn
14 Tháng Hai 2015(Xem: 10538)
Cám ơn Hội Ái Hữu Biên Hòa, cám ơn Ngô Quyền và cám ơn cái quán Cà Phê Cầu Mát dễ thương
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10195)
Anh tôi đã mất lâu lắm rồi, nhưng mỗi khi thấy một người mặc đồ Biệt Động Quân trong những ngày lễ hội, tôi lại nhớ anh tôi vô cùng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10452)
Tôi chịu không nổi cái cảnh bó gối ngồi trong rọ. Bao nhiêu gia đình đã tìm đường chạy khỏi Sài Gòn và đã chạy được khỏi Việt Nam
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10677)
Người Đi Trên Mây của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng có lẽ là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người ta nói hoặc viết về Nguyễn Xuân Hoàng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10550)
Cuộc đời có những buồn vui bất chợt dễ thương để trở thành kỷ niệm đẹp, đều mang một ý nghĩa thiêng liêng.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 10198)
Hy vọng tôi sẽ vượt qua một cách bình an và để lại một nụ cười. Nụ cười mãn nguyện cám ơn cuộc sống quý giá mà ơn trên đã ban cho tôi.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9975)
Cái chết của người bạn thân thiết là sự đoạn tuyệt đột ngột với quá khứ của mình. Chúng ta không những mất một sự hiện diện mà còn mất cả một phần của cuộc sống
04 Tháng Hai 2015(Xem: 11308)
Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10270)
mong chị hãy thanh thản bước về miền tây phương cực lạc
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10717)
Cám ơn tác giả Nguyễn Thị Thêm đã cho tôi và những đồng hương độc giả BH thưởng thức một bài thơ hay, đầy ý nghĩa và chứa chan tình tự quê hương.
17 Tháng Giêng 2015(Xem: 10367)
những kỹ niệm, những tình cảm mến thương với chị Chu Diệu Thi, chị Lương Thị Sao bỗng chốc không cầm được nước mắt…
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 9930)
Trong khi những cơn gió Bấc cứ thi nhau thổi phà qua căn nhà trống trước, trống sau đem thêm những cơn lạnh thấu da.
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 8774)
Trong không gian êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói lên điều tự khoái…
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 10885)
cho một thi sĩ đã ra đi, nhưng lời thơ còn ở lại và vẫn chứa đựng mênh mang năm tháng cuộc đời .
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10322)
Tiển người đi. Trả lại buồn phiền những ai bi
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10592)
Sáng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi bịnh xá, đứng trên Quốc lộ 4 nhìn về hướng Cần Thơ thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 10263)
Phong bao tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩ to lớn là người Việt mình độc lập trong đời sống, trong tư tưởng cũng như phong tục tập quán.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 15779)
Nhìn lại, mái tóc đã pha muối tiêu. Tình cảm vẫn như ngày xưa. Xin cám ơn cuộc đời.Một ngày vui qua mau.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 10397)
Tôi thấy mình quá đầy đủ và hạnh phúc. Xin chia sẻ niềm hạnh phúc này đến tất cả các bạn.
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11342)
Thưởng thức lại ca khúc “Lời Con Xin Chúa” không phải để khơi lên “đống tro tàn tang tóc”, mà để cảm thông với những con người đã và đang chịu đau khổ
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9951)
merry Christmas and happy New Yeara
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9836)
Gia đình Kiều Oanh xin chân thành gửi lời kính chúc đến quý vị trưởng thượng, quý Thầy cô, đồng hương, cùng các bạn hữu vui đón một mùa Noel an bình, thịnh vượng
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14928)
Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9071)
Cám ơn các thân hữu, bạn bè gần xa đã đọc những tâm tình của tui trong năm qua và luôn yêu thương, khuyến khích.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11278)
Giữa hai người yêu nhau mà người con gái vì một chuyện gì đó nhỏ lệ thì người con trai lại hốt hoảng lo âu