1:14 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Một chút tâm tư về chú Nguyễn Xuân Hoàng - Phạm Ngọc Quỳnh Thư

26 Tháng Mười 201410:12 CH(Xem: 9897)


nxh4Cuối cùng chú cũng đã ra đi. Chú bỏ “Ngôi Nhà Mái Đỏ” theo “Người Đi Trên Mây” về với “Bụi và Rác” để giờ đây “Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu” đều có hình bóng chú.

Tình cờ tôi đọc được email của chị DH, cựu học sinh trung học Ngô Quyền Biên Hòa (CHSTHNQBH), viết cho thân phụ tôi cùng một số anh chị khác kêu gọi giúp đỡ phụ dọn nhà cho thầy Nguyễn Xuân Hoàng - vì sức khỏe của thầy cũng như cô Trương Gia Vy đều yếu. Bản tính năng động và thích làm “thiện nguyện”, tôi liền email cho chị DH và tình nguyện phụ giúp các anh chị đi dọn nhà.

Hôm đó vào ngày Chủ Nhật, tôi cùng hai anh chị đến nhà Thầy. Căn nhà không lớn nhưng đầy đồ đạc và sách báo. Lần đầu tiên gặp chú tôi rất dè dặt, thận trọng vì biết chú là bạn đồng nghiệp cũng như quen biết thân tình với thân phụ tôi. Nhưng không như tôi nghĩ, chú cởi mở, không cổ kính, chú cho tôi cảm giác thân thiện như con cháu trong nhà ngay sau khi gặp. Kể từ sau hôm đó, chú và tôi như đã có duyên với nhau và tôi bắt đầu thường tới thăm chú. Càng đến thăm chú, tôi lại càng thấy thương và quý mến chú hơn. Với tôi, chú như người cha, người thầy rất mẫu mực và đáng kính. Sau khi nhận được tin bệnh viện Stanford ngưng chữa trị cho chú, tôi buồn lắm và không biết nói hay làm gì để an ủi chú. Tôi chỉ biết tận hết khả năng của tôi để đến chăm sóc và hy vọng có thể mang lại chút nguồn vui nào đó cho chú trong những ngày còn lại.Tuy thời gian của chú và tôi chỉ được gói ghém trong một khoảng ngắn nhưng chú đã để lại trong tôi khá nhiều kỷ niệm thân thương. Một trong những kỷ niệm làm tôi nhớ mãi là bữa ăn trưa đầu tiên với chú.

Hôm đó tôi đến giúp chú xếp đặt lại mọi thứ trong căn nhà mới. Theo sự hướng dẫn của chú, tôi bắt đầu từ căn phòng chú ở rồi lần lượt ra các phòng bên ngoài. Chỉ sau vài giờ thì mọi thứ được tạm thu xếp gọn gàng, rộng rải để chú có thể ra vào dễ dàng trên chiếc xe lăn. Hôm ấy trời không nóng như mọi khi, nên tôi mở tung các cửa sổ cho thoáng. Từng cơn gió nhẹ thổi vào thật mát như để xua tan đi bầu không khí ảm đạm bên bờ tử sinh. Sau đó tôi vào phòng đưa chú ra nhà ngoài, nhìn thấy căn phòng thoáng mát, gọn gàng chú bật nói với tôi “thích quá, giờ chú có thể mỗi ngày ra đây ngồi hít thở không khí trong lành rồi”.

Tôi nghe mà lòng thấy vui, những mệt mỏi trước đó đều tan biến hết. Sau đó tôi dọn cơm cho chú (theo lời căn dặn trước khi đi làm của cô Vy) và hai chú cháu ngồi ăn với nhau. Vì có lẽ trong lòng thấy vui nên chú bảo tôi lấy chai Heineken còn lại trong tủ lạnh cho chú. Tôi hơi ngập ngừng vì không biết có nên cho chú uống hay không nhưng liền nhận ra rằng thời gian của chú còn có bao nhiêu sao lại phải kiêng cữ. Thế là tôi mang chai beer ra và hai chú cháu cùng nhâm nhi. Vừa ăn, chú vừa kể tôi nghe câu chuyện vui thời sinh viên của chú, câu chuyện làm hai chú cháu phì cười thật vui. Tôi nhớ mãi câu chuyện đó và hôm ấy cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy chú cười, nụ cười an lạc.
Nhiều lúc nghĩ lại tôi rất nhớ gương mặt hiền hậu tươi vui của chú mỗi khi nghe cô Vy nói…”ba ơi, có con gái cưng của ba đến thăm nè”. Bây giờ tôi không còn được nhìn thấy nét mặt thân thương của chú cũng như câu nói ấm lòng của cô Vy. Thường thì trước khi đến thăm chú, tôi hay điện thoại trước và hỏi chú muốn ăn gì để tôi mua mang tới. Hôm ấy, tôi mua đồ đến ăn trưa với chú thì thấy trên bàn có một bao thư đỏ. Sau khi hai chú cháu ăn trưa xong thì chú đưa cho tôi và bảo “con cầm lấy cái này đi, lần nào con đến cũng mua đủ thứ cho chú tốn tiền của con quá”. Tôi đưa lại chú và khăng khăng không nhận. Tôi nói với chú tôi xem chú như cha, nên chú đừng có ngại nhưng sau đó chú vẫn muốn tôi cất đi. Chú nói “con cất đi cho chú vui, cho chú khỏi phải thắc mắc”.
Nghe chú nói vậy tôi đành phải cầm lấy và nói với chú “con sẽ giử lại và xem như món quà kỷ niệm của chú tặng con”. Tôi cất nguyên vẹn trong túi xách và mang theo mỗi ngày. Trong lòng nghĩ, nếu một ngày nào đó khi chú không còn nữa thì tôi mới mở ra.
Tôi không biết chú mê xem đá banh nên một hôm vô tình tôi hỏi chú có thích xem bóng đá không vì thời gian đó đang là mùa World Cup. Chú nói với tôi là chú thích xem lắm nhưng không biết mở TV ở channel nào. Tôi giúp chú set sẳn cái channel và những ngày sau đó chú đều ra phòng khách nằm xem World Cup. Nhìn thấy chú xem thật say mê tôi thoáng thấy buồn vì biết đây sẽ là mùa WC cuối cùng mà chú được xem.
Có hôm chú cháu tôi cùng ngồi xem; hôm thì chú xem một mình còn tôi thì dọn dẹp lau rửa trong bếp. Một hôm đang đứng rửa chén, tôi nghe tiếng như chú bị ngã, tôi vội chạy ra thì thấy chú đang gượng đứng dậy. Tôi chạy đến đỡ chú ngồi lên và trách sao không gọi tôi mà lại đứng lên đi một mình. Chú cười nhẹ nói không sao và dặn tôi đừng cho cô Vy biết vì sợ cô lo. Nhìn thấy chú vậy, tôi thật thương và xót xa vô cùng.
Khi mới đến với chú, tôi hoàn toàn không biết chú là một nhà văn có tên tuổi cũng như chủ bút của báo Viet Tribune. Có lần chú hỏi tôi “con có đọc được truyện hay báo tiếng Việt không?” Tôi trả lời dạ có và chú bảo tôi lấy cuốn đặc san “Nguyễn Xuân Hoàng trên dòng sông Petrus Ký” để chú ký tặng tôi. Nhìn nét chữ run run, nguệch ngoạc viết vội của chú đề “thân tặng cháu Quỳnh Thư” và ký tên NXH làm tôi thấy vui và hân hạnh quá. Tôi còn lại được cô Vy nói chú ký tặng tôi cuốn sách “Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu”. Tôi thích lắm, đọc ngấu nghiến và cứ sợ hết. Kể từ sau đó, những hôm chờ lúc chú ngủ trưa, tôi kéo cái ghế ngồi cạnh giường đọc cuốn “Người Đi Trên Mây”. Thỉnh thoảng tôi liếc sang nhìn chú, trông chú ngủ thật ngon trong trạng thái thanh thản, bình yên.
Sức khỏe của chú càng ngày trở nên yếu dần, nên những dạo sau này chú ít ra phòng ngoài. Có nhiều hôm tôi đến nhìn thấy chú thiêm thiếp nhắm mắt nằm trên giường, tôi thấy thật lo. Tôi nhớ hôm đó khi tôi đến thăm chú, chú nằm mê man và tôi gọi mãi chú cũng không thức. Tôi liền phone cho anh bạn BS(cũng là học trò xưa của chú) và hỏi anh xem tình trạng như vậy là thế nào. Sau khi nghe anh giải thích tôi cũng thấy an tâm phần nào. Tôi kéo cái ghế ngồi cạnh giường và làm việc trên laptop. Lâu lâu tôi lại squeezed nhẹ bàn tay của chú. Mỗi lần như vậy thì thấy chú nhướng vai nên tôi biết vì thuốc giảm đau làm chú mê man chứ chú cảm giác được sự có mặt của tôi. Một lát sau thì chú tỉnh lại và nhìn thấy tôi đang làm việc chú vội nói “con bận rộn sao không đi làm việc mà lại ngồi đây với chú”. Thật thương chú, mặc dù đau nhưng chú vẫn lo nghĩ cho người khác. Sau đó tôi hỏi chú muốn uống café không để tôi đi mua. Chú gật đầu và dặn tôi mua luôn cái bánh…nhưng chú nghĩ mãi không nhớ ra tên của loại bánh. Tôi vội chạy đi mua café và nghĩ bụng ngoài tiệm có bánh gì tôi sẽ mua hết. Thật buồn cười khi ra đến nơi có quá nhiều loại tôi nên tôi không thể mua hết được, thế là tôi nhắm mắt chọn đại vài ba thứ. Về đến nhà, chú nói với tôi “con vừa đi thì chú nhớ tên bánh”… thì ra là croissant. Thật may tôi cũng có mua 1 cái. Tôi lấy cho chú ăn và chú nói tôi ăn một nửa với chú. Hai chú cháu ngồi ăn với nhau và tự nhiên trong đầu tôi thoáng nghĩ có bao giờ đây lại là lần ăn cuối cùng với chú? Và thật không ngờ đó là kỷ niệm cuối cùng tôi có với chú. Giờ mỗi khi ăn croissant thì tôi lại nhớ đến chú! Kỷ niệm với chú thì cũng còn rất nhiều và khó để viết hết xuống. Tôi sẽ luôn nhớ mãi và trân quí những kỷ niệm đẹp với chú trong tâm tưởng.
Hơn một tuần tôi bận rộn với công việc làm, thêm vào đó tôi phải cố lo thu xếp mọi thứ để chuẩn bị cho chuyến du lịch sang Pháp nên chưa ghé đến thăm chú được. Tôi dự định sau khi đi chơi về rồi đến thăm chú luôn nhưng thấy không an tâm, nên sau khi làm ra tôi chạy thẳng đến nhà chú. Tôi bấm chuông không thấy ai mở cửa và linh tính cho hay chắc có chuyện gì xảy ra với chú. Tôi phone ngay cho cô Vy thì mới biết chú vừa bị ngã trong nursing hôm và đã đưa vào ER rồi. Tôi liền chạy đi nhưng cô Vy nói chú đang hôn mê và trong ER nên tạm thời tôi khoan vào, chờ khi bệnh viện chuyển chú về nursing home rồi cô sẽ cho tôi biết để vào với chú. Tôi đành về nhà để chờ tin cô rồi cứ đôi ba lúc thì tôi lại text cho cô để biết thêm tình trạng của chú ra sao. Cô Vy gửi tôi xem hình chú nằm trên cái stretcher với những vết máu còn ở cổ, lòng tôi nhói đau vì thấy thương chú quá. Nhìn tấm hình mà nước mắt cứ tuôn rơi, tôi tự trách đã không đến thăm chú thường để chú phải vào nursing home. Đêm đó tôi không ngủ được vì không có tin tức của cô Vy. Tôi nằm suy nghĩ lung tung, sợ đủ thứ và khi trời vừa sáng là tôi chạy thẳng vào bệnh viện tìm chú. Trên đường đến bệnh viện tôi cầu xin Trời Phật cho chú tôi khỏe lại, cho tôi được nhìn thấy nét mặt tươi vui như mọi lần mỗi khi trông thấy tôi, nhưng kết quả…tôi không tìm được chú và cũng không gọi được cô Vy. Tôi hỏi thăm vòng vòng nhưng không thấy tên của chú. Tôi bắt đầu lo vì biết đi tìm chú nơi đâu. Có lẽ người bảo vệ thấy tội nghiệp tôi nên bảo tôi đi vào ICU tìm thử. Tôi chạy vội xuống nhìn vào các phòng cũng vẫn không thấy chú, sau đó tôi hỏi một anh RN (registered nurse) để tìm dùm tôi tên của chú. Mừng quá, anh tìm thấy tên chú và cho tôi biết chú có vào ER nhưng sau đó được chuyển về nursing home liền, không có vô ICU. Tôi thở phào nhẹ nhõm tạm thấy yên tâm vì đoán có lẽ chú OK. Khoảng 11 giờ trưa cô Vy phone cho tôi và nói tối qua cô bị kiệt sức nên ngất đi giờ mới tỉnh lại. Cô cho tôi biết nơi chú đang ở, tôi mừng như bắt được vàng và vội chạy đến thăm.
Vừa bước vào thì cô Vy nói “ba ơi, QT nó đến thăm ba nè”. Chú mở mắt nhìn tôi một lúc rồi lại nhắm mắt, cặp mắt tiều tụy làm tôi xót xa vô cùng. Tôi thật thấy ngại và lo cho chú, không biết chú sẽ còn chống chọi được bao lâu nữa. Tôi đến bên cạnh hỏi thăm chú có đau không thì chú thều thào là “đau lắm”. Cô Vy nói qua nay chú không chịu ăn gì nên yếu lắm, thế là tôi bèn chạy ra starbucks mua coffee và bánh croissant, hy vọng chú có thể ăn một tí. Nhưng khi tôi về lại thì chú đã ngủ nên tôi ngồi một lát rồi hẹn với cô Vy hôm sau sẽ đến thăm chú. Mười giờ sáng hôm sau tôi chạy vào với chú. Tôi bước nhẹ đến bên giường khẻ nói nhỏ “chú ơi, con là QT đây”. Chú mở mắt nhìn tôi cười nhẹ. Tôi hỏi chú còn đau không thì chú nói “hôm nay đở rồi, hôm qua chú đau lắm”. Tôi xoa nhẹ lên đôi má của chú mà thấy tội nghiệp chú quá. Tôi hỏi chú muốn ăn croissant tôi mang đến thì chú gật đầu. Tôi xé nhỏ từng miếng và đút cho chú ăn, nhưng sau vài miếng thì chú nói chú không nuốt được nữa thế là tôi ngưng. Nhìn thấy chú yếu như vậy tôi không đành rời xa chú, mặc dù biết chuyến bay của tôi chỉ trong vài giờ nữa thôi. Tôi kéo cái ghế ngồi bên cạnh giường và hai chú cháu nói chuyện với nhau. Chú nói với tôi chú muốn về nhà, ở nhà thoải mái hơn. Tôi nói chú phải ăn nhiều rồi có đủ sức khỏe bác sĩ mới cho về, chú ừ gật đầu. Do dự một lát tôi đành nói với chú tôi sắp phải đi xa. Chú hỏi tôi đi đâu và đi bao lâu? Tôi cảm thấy guilty nên không dám nói là đi chơi mà chỉ nói “con đi hơn một tuần và sẽ về mau lắm ”, chú ừ gật đầu.
Một lát sau thì những cơn đau bắt đầu hành hạ chú. Chú nói với tôi chú đau quá, chú chịu không được. Nhìn chú vật vã trên giường tôi vội chạy xin y tá cho chú thuốc giảm đau. Từ bé tới lớn tôi chưa từng bao giờ nhìn thấy người thân của mình bị những cơn đau giày xé, nên khi thấy chú bị như vậy, lòng tôi đau xót và chỉ biết niệm Phật cầu xin cho chú vượt khỏi cơn đau. Một lúc sau người y tá mang thuốc vào và khoảng 10 phút sau thì cơn đau dịu xuống.
Tôi thầm cám ơn trời Phật khi thấy chú được bình thường và tỉnh táo nói chuyện trở lại. Tôi ngồi thêm với chú một lát cho đến khi cô Vy vào. Vừa thấy cô bước vô, chú bảo tôi đi đi không kẻo trễ chuyến bay. Trước khi đi, tôi cuối xuống ôm chú và dặn “chú phải ráng khỏe mạnh để chờ con về”. Chú ôm và hôn nhẹ lên má tôi, cười hứa sẽ chờ tôi về. Tôi bước đi mà trong lòng thấy vui và an tâm lắm. Nhưng nào ngờ duyên kiếp đã tận và đó chính là lần gặp mặt cuối cùng của chú cháu tôi. Ngày 12 tháng 9, từ bên Pháp tôi text về cho cô Vy hỏi thăm tình trạng sức khỏe của chú. Cô nói “chú yếu đi nhiều lắm, cứ mê mê ít khi mở mắt”. Tôi thật lo nhưng vẫn ôm hy vọng rằng chú sẽ khỏe trở lại để chờ tôi trở về như chú đã hứa. Sau đó cô nói tiếp “cô hy vọng chú còn tỉnh để nhận ra con”.
Tôi nghe mà thấy lòng buồn quá. Sáng hôm sau trong lòng cứ thấy lo lo nhưng vì giờ giấc hai nơi chênh lệch nên tôi phải chờ đến chiều (buổi sáng giờ Cali) mới phone về. Sau vài tiếng chuông reng thì tôi nghe giọng nói gấp và buồn của cô Vy “con ơi, chú đang hấp hối!!!” Hai chữ “hấp hối” nghe như sét đánh ngang tai. Tôi chết lặng. Đầu óc bay bổng như người đang trên mây.
Thế là chú đã đi. Chú đã lỗi hẹn không chờ tôi về. Chú bỏ lại trần gian nầy với một khoảng trời tiếc thương. Tôi khóc thật nhiều. Khóc vì nhớ thương chú đang cô đơn một mình ở nơi xa xôi nào đó. Khóc vì chú bỏ tôi đi không một lời từ giã. Lòng thấy quặn đau như ngày tôi mất mẹ. Cũng may trời thương cho tôi về kịp để nhìn mặt và tiễn đưa người chú của tôi về chốn “Sa mạc” đầy “Mù sương”, nơi mà ngày nào đó…mình sẽ lại gặp nhau.

Giờ đây âm dương cách biệt, chú là con Phật:

 “Chú đi về chốn vô ngần,

 Nghe tiếng chuông chùa Kinh Niệm Phật,

 Quyết không trở lại cõi trầm luân. “

Từ hôm chú đi tôi thỉnh thoảng lái xe ngang nhà chú vào buổi tối. Căn nhà trống vắng, lặng tênh, trông buồn quá. Tôi ngừng bên ngoài không dám bước vào. Tôi đến đấy cũng chỉ muốn tìm lại chút kỷ niệm để cảm thấy như chú vẫn còn quanh đây. Độ một tuần nữa là đến 49 ngày của chú. Ngày mà chú sẽ được nương nhờ cửa Phật Từ Bi. Ở nơi xa xôi ấy, xin chú được yên giấc nghìn thu!

 Chút tâm tư về chú Nguyễn Xuân Hoàng

 Quỳnh Thư - lưu bút

 San Jose- October, 2014
nxh3



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5746)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6801)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7221)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6272)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 5981)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6513)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5330)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5209)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5502)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5436)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5472)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 5945)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6730)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6733)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6079)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6018)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6163)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6358)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6809)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6489)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6888)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 6909)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6704)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6324)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47073)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66891)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24868)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5895)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5889)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6199)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 6936)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5455)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5686)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6311)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5560)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5367)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5838)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6313)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5414)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5898)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6119)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6127)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8059)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7011)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6249)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8639)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7721)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7326)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7309)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6520)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ