2:33 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

PHONG BAO LÌ XÌ -Nguyễn Thị Thêm

10 Tháng Giêng 20159:42 CH(Xem: 10300)

PHONG BAO LÌ XÌ

 balixi

 

Con dâu tui dìa thăm nhà. Trước khi đi nó hỏi tui:

- Má ơi! mua bao lì xì ở đâu?

Tui nói với nó ở trên khu Little Saigon hay Westminster bán thiếu gì.

- Thế con mua để làm gì?

Thằng con trai giải thích:

- Con về đợt này thì hết phép rồi. Tết mình, con không về được.

- Tụi con năm nào cũng ăn Tết như má làm ở nhà. Cũng trang hoàng nhà cửa, cũng trái cây, cúng Giao Thừa, mừng tuổi sáng Mồng Một và lì xì.

Tui cười:

- Nhà có hai vợ chồng hổng lẽ hai đứa lì xì cho nhau?

Nó nói:

- Không! Con lì xì cho hai nhóc nhà con và các cháu hàng xóm.

 Tới đây, tui ngạc nhiên khi nghĩ không biết nó ăn Tết VN như thế nào trong đời sống binh ngũ. Nhất là cùng chia sẻ niềm vui dân tộc đến người bản xứ. 

Tui xin nói một chút về con tui và ông hàng xóm.

Con tui là một sĩ quan trong quân đội Hoa kỳ.

Cháu là nha sĩ, phục vụ tại một bệnh viện tại căn cứ Aviano Không Quân Hoa Kỳ tại Ý. Căn cứ quân sự này khá lớn. Bệnh viện mở ra hầu điều trị cho các binh sĩ Mỹ phục vụ các nước Âu Châu có những ca nghiêm trọng.

Cháu đã có gia đình và vì công tác lâu dài nên vợ con cùng đi theo. Trong Base cũng có khu gia binh. Nhưng cháu không xin nhà ở trong đó. Cháu nói đã đi tới Ý mình phải sống gần gủi với người Ý mình mới học tập và hiểu biết phong tục họ. Cháu mướn một căn nhà nhỏ cũng tương đối gần nơi làm việc. Căn nhà xinh xắn, có bải cỏ xanh, hướng nhìn ra một ngọn núi rất đẹp. Chủ nhà là một gia đình người Ý sống lâu đời ở đây. Nhà ông ta liền chung dãy với nhà cháu mướn. Chỉ cách một khoảng sân rộng và một hàng rào nhỏ phân ranh.

Từ khi đến đây, hai gia đình trở thành bè bạn, láng giềng rất tốt. Thỉnh thoảng ông mời gia đình con tui đến nhà ăn cơm hay dự những bửa tiệc gia đình. Thằng con khi nào nhà có tổ chức gì đều có sự tham dự của gia đình ông ta. Đúng như câu" Bà con xa không bằng láng giềng gần" Sân sau biến thành sân chung, cháu tui và con ông ta chơi với nhau rất thân thiện. Con tui đi về thăm nhà. Con mèo Shimpa ông ta đem về chăm sóc.

Tui hỏi con tui:

- Làm sao mà lì xì. Làm sao họ hiểu phong tục VN?

Con tui nói cho biết, thì ra nó đã thực hiện trong năm vừa rồi. Nó cũng muốn duy trì phong tục ngày Tết dân tộc ngay trên quê hương không phải của mình. Ngày Tết nó cũng cố gắng nấu những món ăn VN (Đương nhiên là không đủ ngon và không đúng như sao y bản chánh của Mẹ). Nó cũng trang trí đón Xuân và mời bạn bè, ông chủ nhà hàng xóm đến chung vui. Nó giải thích về phong tục VN và lì xì cho các con ông, cũng như chúc mừng năm mới sức khỏe, may mắn đến gia đình ông ta.

 Trong căn cứ này đa phần là người Mỹ với nhiều gốc gác khác nhau. Vài tháng về trước con tui bắt gặp và quen biết một gia đình người Mỹ gốc Việt cũng phục vụ tại đây. Thế là người cùng quê hương gặp nhau trên xứ người. Các cháu biến thành bạn bè thân thiết.. Hai gia đình qua lại mời nhau những  món ăn quê hương để trao đổi và học hỏi. Chúng cũng nấu phở, nấu bún riêu ,chả giò, nấu canh chua v.v...

Cuộc sống lính tráng xa nhà nhưng không hề tẻ nhạt. Trong quân đội lập ra nhiều tổ chức để người lính quen biết, học hỏi và giúp đở lẫn nhau. (Tui sẽ viết ở một dịp khác.)

Mỗi khi con trai tui mời khách mà nấu món ăn VN thì y rằng nó gọi tui qua Face time để hỏi. Giờ thì thằng con tui giỏi lắm. Không phải một đứa mà cả hai thằng đều được vợ huấn luyện rất chu đáo. Tui hay nói đùa như vậy khi thấy con vào bếp, dọn dẹp hay chăm sóc con cái. Vợ nó không phải lười nhưng cùng nhau gánh vác việc nhà là một điều rất tốt. Cuộc sống ấm cúng và yêu thương hơn. Khi đi làm thì vợ nấu cơm để chiều về cùng ăn. Cuối tuần đưa ra món ăn mới và vợ chồng vào bếp hay mời các bạn đến cùng thưởng thức. Trong mấy năm quân ngũ con tui đã có nhiều bạn rất thân thiết. Mỗi tuần hay vài tuần là một buổi họp mặt trong nhà hay ngoài trời để con cái chúng gần nhau và chúng cũng có thời gian vui chơi tâm sự. Các bà mẹ học hỏi nhau về cách nấu ăn, nuôi con hay thêu, đan. Các ông lính thì vui đùa với con cái về các môn thể thao hay thể lực. 

Vì vậy con tui vào bếp nấu ăn ra vẽ rất thiện nghệ. Khi nấu những món ăn VN hay món mới, vợ chỉ là phụ tá và nếm thử. (Nói vậy không phải tui trách con dâu mà tui khen con dâu tui thiệt tình. Sách nó học ở đâu tui không biết. Nếu biết ngày xưa tui đã tìm để thực hiện cho chính bản thân mình. Hi hi...) 

Có hôm thằng Út nấu canh chua cá, đúng lúc tui gọi sang nói chuyện. (Thằng Út tui cũng là lính Hải Quân trong quân đội Hoa Kỳ. Cháu đang ở Illinois) Con dâu hỏi tui cách nấu. Tui chỉ nó bỏ me vô cho vị chua thanh đạm. Thằng con la lên:

- Má ơi! Má làm bể độ hết trơn. Con đang show up cho vợ con tay nghề nấu canh chua số một của con mà.

Tui hỏi:

- Vậy nấu canh chua con show up bỏ cái gì?

- Con nặn chanh vô là chua thôi.

Ha ha!!! Thằng Út tui đúng là biểu diễn canh chua cho vợ phục. Cũng may con vợ nó nấu ăn kém chứ không thôi món canh chua nặn chanh sẽ không bao giờ đi vào thực phổ gia đình nó.

 

Trở lại chuyện Tết nhất. 

Tui cùng các con đi lên khu Phước Lộc Thọ để nó thăm lại phố xá mình. Chúng đi chợ mua những gia vị, bánh tráng, bún, lạp xưởng... những thứ hiếm hoi nơi xứ  lạ ít có người VN và xa chợ VN. Hai thằng con xông xáo, chọn lựa. Vợ đi theo để cùng tham khảo và đẩy xe. Nhìn hai thằng lính thế hệ thứ hai của nhà tui, tui phải cám ơn Trời Phật cho con tui biết chia sẻ và giúp đỡ với vợ. Chứ ông chồng tui thì hỡi ơi. Chỉ lo chuyện đại sự. Mà chuyện đại sự sau khi cởi áo lính tráng thì chỉ là lo ở bàn tròn mà thôi. Còn nhà bếp và chuyện lặt vặt trong nhà thì là chuyện tiểu sự tui phải lo.Hu hu.

 

Khi chọn mua những bao lì xì con tui hỏi một câu khiến tui suy nghĩ và muốn viết điều này để chia sẻ cùng các bạn:

Cháu hỏi:

- Tại sao bao lì xì đa số là chữ Tàu. Cách trang trí cũng của Tàu. Mình không có thể làm riêng cho người Việt một loại bao lì xì kiểu VN mình sao hả Mẹ? 

Tui nghĩ điều con tui hỏi đúng quá. Nước Tàu đã để lại cho mình bao nhiêu năm ảnh hưởng quá đủ rồi. Mình đã có tiếng Quốc Ngữ. Mình đã có một thành phố mang tên Thủ Đô Tị Nạn Việt Nam. Mình đang cổ động nhau không xài đồ Trung Cộng đầy hóa chất độc hại. Mình đang nén căm hờn nhìn về tổ quốc bị Hán hóa mà đau khổ nhưng không biết phải làm sao.

Thế mà ngay nơi này , ngày thiêng liêng dân tộc. Ngày Tết cổ truyền VN mình vẫn rập khuôn theo cách Tàu thì buồn thật.

 Tôi cầm xấp bao lì xì trên tay, những bao lì xì đỏ, hình rồng, hình cá và những chữ Tàu in thật to mà buồn. Có những loại bao lì xì khác, nhiều kiểu, nhiều hoa văn nhưng vẫn không thể hiện được là một bao lì xì dành cho người VN, cho trẻ em VN.

 Các cháu học Việt Ngữ tại các Trung Tâm. Ngày Tết tặng cháu bao lì xì lấy hên để khuyến khích cháu học giỏi, ngoan ngoãn. Cầm bao lì xì bảo cháu đọc lên để hiểu về lời chúc thì chỉ là tiếng Tàu. Bà nội, ông nội, cha mẹ chúng  cũng không đọc được thì phong bao đó đâu có ý nghĩa gì, đâu có nói lên được điều gì trong ba ngày Tết dân tộc.

 Từ hôm con tui lên máy bay đi tới nay, hình ảnh xấp phong bao lì xì và câu hỏi của con cứ ám ảnh tui.

Có ai không? có ai thấy như tui không? Có ai có thể vận động cùng nhau thay đổi hay không? Các nhà in trong vùng Westminster, Little Sài Gòn có suy nghĩ đặt vấn đề in bao lì xì mới phong cách VN cho cái Tết này không? 

Không cần rườm rà. Không cần đỏ chét. Ta chỉ cần một phong bao lì xì có nền vàng hoa mai rực rỡ, hay hình ảnh Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Hoặc Trưng Nữ Vương trên mình voi uy nghi. Một phong pháo đang nổ, hay hình ảnh bánh chưng xanh bên bà mẹ quê. Bánh tét bên dĩa trái cây ngũ quả. Cũng có thể là lá cờ vàng đang phất phới bay trong ngày xuân bên hàng chữ CHÚC MỪNG NĂM MỚI in thật đẹp là giá trị lắm rồi.

Tui tin chắc mọi người sẽ vui vẻ đón nhận phong bao lì xì mới với tất cả hãnh diện và tự hào về niềm vui dân tộc. 

Chỉ còn hơn tháng nữa thôi là Tết năm Ất Mùi sẽ đến. Người người đang lên chương trình chuẩn bị mọi thứ để đón Xuân.

Ước mong sao trong những Hội Hoa Xuân, bên cạnh những chậu hoa đủ màu khoe sắc tôi bắt gặp những phong bao lì xì mới đúng bản sắc VN. Tôi sẽ mua và giới thiệu bạn bè cùng mua để mừng năm mới. Tui sẽ gửi qua cho con tui và nói với nó:

- Nè con! Đây là những phong bao lì xì của người Việt Nam mình. 

Phong bao tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩ to lớn là người Việt mình độc lập trong đời sống, trong tư tưởng cũng như phong tục tập quán.

 Chúng ta hãnh diện là một người Việt Nam.

 

Nguyễn thị Thêm

09/01/15

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12112)
Thu còn đem tình yêu đến cho đôi lứa yêu thương, và niềm vui đến cho mọi người.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10272)
Tôi nghĩ đó là "Điệu nhảy của yêu thương." xin chia sẻ cùng các bạn.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11460)
Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10717)
Nhà nông còn mượn Thanksgiving làm dịp ăn mừng mùa gặt hái đã xong, thu hoạch tốt và tạ ơn Thượng Đế đã ban ơn lành đến mọi người
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11955)
Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12499)
Trở lại Sài Gòn, những buổi chiều trong quán nước mở trang báo ra đọc thấy tên bạn bè mấy người trên trang cáo phó chết trận cao nguyên.
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11713)
Cám ơn bạn bè gần xa đã cùng tôi san sẻ bao nhiêu vui buồn tâm sự. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11777)
Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10464)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10751)
Những lời thơ nồng nàn, chan chứa làm cho người đọc mường tượng đến một tình yêu vô bờ.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 9520)
Nhìn lại cuộc đời lưu lạc của chính mình, tôi thấy cái chết của Trâm như xa hơn trong thời gian, không gian và tâm cảm.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10555)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11731)
Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10015)
Tôi đến đấy cũng chỉ muốn tìm lại chút kỷ niệm để cảm thấy như chú vẫn còn quanh đây.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10858)
Mời các bạn thưởng thức hình ảnh thu vàng rất đẹp với tiếng hát Lệ Thu trong bản nhạc " Chiếc lá Thu phai"
22 Tháng Mười 2014(Xem: 11279)
nhưng vẫn còn tiếng dương cầm đọng lại trong bài hát kỷ niệm mỗi khi chợt nhớ về hắn.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 9941)
Mẹ tôi bảo rằng tôi cũng có thể làm điều này ngay tại Hoa Kỳ, điều mà tôi đã và đang làm
17 Tháng Mười 2014(Xem: 9807)
Chuyện của em là một câu chuyện não lòng. Tôi không thể nói tên em ra vì đó là niềm riêng sâu kín.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 12663)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Mười 2014(Xem: 10763)
Nhưng ít nhất nó cũng có một thời gian tỏa hương thơm và làm đẹp cho đời.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10457)
Giờ này thầy đã không còn gì ngoài mớ tro tàn. Câu hỏi 'Tại sao ta đến chốn này?"
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11874)
nương áng mây trời gửi đến ''Người đi trên mây'' những lời chưa nói hết thay cho lòng tri ân và thương tiếc vô vàn.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10767)
Thương em thắt cả ruột gan Nhưng thôi nhẹ gánh thiên đàng em đi.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10317)
để Bùi Phương cùng tôi hiên ngang ca lại khúc hát quân hành.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9893)
Là một nhà giáo suốt mười bốn năm từ Trung học Ngô Quyền sang Trung học Pétrus Ký, chấm không biết bao nhiêu bài, anh biết phần kết luận là quan trọng nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9533)
Nguyện hương linh Thầy được phiêu diêu về nơi thanh tịnh.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9748)
Ước gì tôi có thể bơi ngược dòng thời gian để trở về một bến bờ tĩnh lặng, không còn thương cảm trước cảnh đời chia lìa bất tận
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9933)
Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh
14 Tháng Chín 2014(Xem: 10459)
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 15150)
Nhưng chồng tui quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng,
30 Tháng Tám 2014(Xem: 11521)
Theo lời các anh chị kể lại, thì mấy các tiệc “ Hậu – Tiền ” này mới thực sự “ ngộ ” thiệt ngộ!...
30 Tháng Tám 2014(Xem: 10241)
Tôi nhớ lắm, nhớ những anh em tôi vừa được gặp lại hôm qua và những anh em tôi chưa gặp
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12019)
rong ngày cưới , không rõ lệ nhoà trên má tôi là giọt lệ của hạnh phúc hay đau khổ..
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10493)
Tôi ngưỡng mộ gia đình bên chồng có một người cha, người ông như Ôn Viên Ngạc.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12734)
Biên Hòa đất và người, đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp. Biên Hòa có những thâm tình để tim tôi phải liêu xiêu. Một lần nữa, tôi nợ Biên Hoà lời cám ơn
23 Tháng Tám 2014(Xem: 10435)
Nỗi vui mừng không hẵn chỉ dành cho các thành viên tham dự, nhưng chắc chắn sẽ là niềm vui và hãnh diện của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
23 Tháng Tám 2014(Xem: 12908)
nhưng tôi vẫn tiếp tục may mắn, vì có thêm những “ ngày vui không hẹn trước” ở miền Nam Cali…
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12038)
Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10654)
Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15157)
bia thì quá tuyệt vời. Còn cá nhân tôi thì vui vì việc làm thành công và kết quả tốt.
16 Tháng Tám 2014(Xem: 18013)
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng
16 Tháng Tám 2014(Xem: 10231)
Trên đường trở về Bắc Cali, trong lòng không thể không có những bâng khuâng, những ngậm ngùi về cuộc đời của con người
15 Tháng Tám 2014(Xem: 10320)
Ông Phan đã cho tôi rõ tất cả những gì mà lâu nay tôi không biết, mà tôi cũng không thể tưởng tượng nổi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9630)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9909)
Đó là buổi sáng của một mùa Hè được kéo dài do cơn lốc thời sự gây nên. Suốt đêm qua tôi khó ngủ
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11537)
nhưng thôi con không dám hóng thèm nhiều đâu, chỉ xin một ánh nhìn ấm áp ... hay má cầm tay con đi má
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11097)
Bùi ngùi, nhớ đến những mùa Hè nơi quê hương. Mùa Hè của những năm tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường
13 Tháng Tám 2014(Xem: 14142)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian
10 Tháng Tám 2014(Xem: 16617)
Nếu ta không về được Thì con chúng ta sẽ về
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9902)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!