2:57 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Và… Tôi Tiễn Khách! Phương Điền Nguyên

14 Tháng Giêng 20159:13 CH(Xem: 8689)

Phiếm  

Và… Tôi Tiễn Khách! 

phương điền nguyên 

 

Thói thường tôi ít đến nhà ai! Năm thì mười họa mới léo hánh đến chỗ bạn bè để họ bận rộn chút cho họ vui. Và tôi cũng tạo cơ hội cho phép họ được dịp phục dịch thân xác phệ này chút. Dịp bằng vàng mà. Đâu ai từ chối. Nhiều khi nễ tình lắm tui… mới đi nghen. Tui đóng ‘bộ vía ăn giỗ:’ cà vạt, giày da đánh bóng rồi mới ‘tếch.’ Ba cái lỉnh kỉnh ‘thắt, cột’ này tôi không mấy ưa. Đúng! Đời là sự ràng buộc – không phải à?! Vì khi mặc quần thì phải có dây lưng/dây nịt!? [Nếu không buộc chắc, đi dọc đường quần tuột xuống thì ‘thiên hạ’ mắc cỡ… quay mặt chỗ khác. Chứ tui thì cứ việc xách quần kéo lên tỉnh bơ cũng được thôi! Mặc kệ đời nói: ‘Thấy người đó coi bộ bảnh trai vậy mà cứ tuột cái (gì…) ở dưới’.]

 

Vì thế quần áo tui ít khi sắm tốt! Chỉ để ai đó thấy tui ‘mang chài mang lưới’ quá thì mua dùm hay tặng gì cũng được. Cho phép đó! Tuy nhiên tui cũng làm bộ chút:

“Vầy được rồi mà…!”

Đúng ra, khổ người tôi cũng trung bình với tất cả mọi người. Nếu quần dài quá thì xắn lên như mấy anh đạp xe ba-gác. Ngắn thì lấy dao lam sổ lai xuống, hay cắt cho nó te tua kiểu mới ở Mỹ (vậy mà khôn, người ta không nói mình nghèo!) Được cái tánh tình tui cũng dễ nuôi, dễ mặc, không khen chê [vì ông tổ họ Trần (ở trần) tên Văn Trụi (trụi lủi) mà ỡm ờ cái nỗi gì! Chẳng qua làm bộ ‘le lói’chút thôi.] Nên trong các tiệm Thrift Shops/Family Dollars… thấy tui mua quần áo cũ/đồ rẻ quanh năm, đến nỗi chủ tiệm nhẵn mặt – cho tui là loại khách “sộp” thứ thiệt. Có lúc họ tặng tui rất nhiều gift certificates. 

Ăn, có gì sực cái đó. Ai cầu kỳ khen chê ‘đi chỗ khác chơi.’ Vì thế, những thằng bạn thân lâu lâu nó nhớ tính rất ‘bình dân’ của tui, dẫn đi đây đó để cùng nhau đấu láo chút - nhất là những khi ấm ức giận vợ, cả hai đứa ngồi chửi đổng. Có lúc quen miệng, ‘cấu xé nhau luôn chút’ [vì hết người xéo xắc] cả tiếng đồng hồ bên ly cà phê tiệm Dunkin Donut’s, rồi ai về nhà nấy rất ‘thư giản.’ Vậy mà cũng có thằng đâm ‘ghiền’ tui mới ác. Trong khi đó thì các chủ tiệm ở khắp phố tui thường tới họ than khổ trong bụng. Tui mặc kệ! Thét rồi họ kê ‘tấm bảng đứng’ trong miệng tui rất ‘bố láo’ cái quy luật trong tiệm là “không được lai vảng. Chỉ ngồi dai như đỉa đói tối đa 15 phút.” Hoặc những câu rất ư ‘phản động’ như “No shirt. No shoe. No Service…” mới tức ói máu chớ! Việc này là tiệm chơi “khăm” tôi đó! 

Được, bây chê tao thì tao cốc thèm đến tiệm. Và tôi tẩy chay thật tình quý vị ạ! Tui mua nguyên hộp cà phê trong chợ về pha uống ở nhà 24/24 có sao đâu, chết Tây đen Tây trắng nào. Tuy nhiên, cũng buồn buồn làm sao ấy không tả nỗi. Và tụi bạn tui đâu có thích uống nhà. Chúng nó ghiền tiệm và không khí đấu láo. Có phải vì gái đâu, mà chúng ghiền cái ồn ào… “bá nạp” đủ thành phần tạp lục ‘thượng vàng hạ cám’ dễ đấu hót… Hoặc điểm mặt dư/sót thằng nào; hay gặp gỡ tay Mỹ có vợ Việt nói tiếng Việt như ranh. Vì, hắn cứ đòi uống tiệm cà phê nào có pha chút “cau khô/bắp rang” cho thật đen và chát hắn uống mới đã… (Không biết có đi viễn chinh không mà tên này ghiền cà phê vĩa hè ViệtNam sớm quá). 

Tuy vậy, cũng có lúc thấy cõi đời ‘ô trọc’ này vẩn vơ trước mặt con số 10 to tổ bố: đời là ‘num bờ ten.’ Đúng vậy, xuân về, bà chị vợ nhắn tin đến thăm. Sẵn dịp, tui cũng ơi ới bạn bè đến trả lễ chút đỉnh. Mình cũng còn chút lịch sự dư thừa mà! 

Tui xung phong đi chợ, sửa soạn buổi tiệc gồm xắt hành gọt khoai, lau nhà, rửa chén, xịt chùi cầu cho thơm, ủi quần áo, tìm cà-vạt, hút bụi, xịt gián, giặt đồ cũ năm ngoái quá khắm, tẩy thảm, tắm rửa… luôn cái thân tui [khổ không]! Làm trăm lẻ một thứ công việc trong ngày (mà chỉ có buổi trọng đại như vầy tui mới mó. Kể cả… tắm!) Ứ hơi rồi nghen. Chan sắc chán rồi. Đến lúc mọi thứ xong xuôi, còn phần nấu ai làm? Nói thật tình, bà nhà tui nấu chỉ để độc quyền tui ăn thôi.

Chơi luôn… Tui phải giành phần bếp để trả lễ chúng nó.

-“Để tui mà… Ậy, bà cứ để tui! Bà mà nấu thì tui như người không phải! Chị em xuân thu nhị kỳ gặp nhau, bà cứ làm chủ, ngồi chơi xơi nước. Bả [chị vợ tui] mà đồn ầm là qua đây nam nữ bình quyền mà tui không biết quán xuyến công việc nội trợ thì tui chỉ còn có cách độn thổ.” Tui ‘gạ’ cho bả có dịp ‘tán dóc’ với bà chị. Mà tui biết tỏng, bà chị vợ thế nào cũng về trình bên ông bà via rằng: ”dượng nó thương vợ từ trên xuống dưới kỹ lắm.” (Ồ, ở Mỹ mà, dễ mất vợ như không. Nên tui lo thân tui trước. Ai cười tui chịu!).

Thật sự tui nấu ăn đâu cần theo một công thức nghệ thuật nào. Bà Quốc Việt nổi tiếng gia chánh như cồn từ ViệtNam qua tới Úc… đôi lúc còn phải ‘hỏi qua ý kiến’ tui cách nấu theo “công thức tự phát nữa kia. Cái gì? “Nấu theo công thức tự mình phát minh hả?” Cần gì công thức. Dễ ợt hà bà! Do tiện tay với ý nghĩ là món này sẽ mới lạ - không ai bắt chước được và ‘ngon’ là xong ngay. (Nói nhỏ với bà chị (là bà Quốc Việt đí nhé:) dù món ăn có dỡ đi nữa thì khi ăn, có ai bị ‘ngọng’ đâu mà bà chị sợ quá vậy. Miễn nấu thật kỹ ăn đừng đau bụng, là qua phà hết.) 

Thí dụ nấu món ra-gu. Món gà là chính thì đã đành. Còn gia vị thì tui để một đống thù lù trước mặt. Gặp thứ nào ‘hạp nhãn’ (tui nhấn mạnh là ‘khoái con mắt’‘tiện tay’) thì lấy thứ đó xắt, cắt, gọt như khoai, cà rốt, hành lá, củ dền. Còn bằm bằm thì lấy đại sả [dầu món đó không cần nó]. Nấu dễ ợt hà - nếu gần tay thì lấy thêm ngũ vị hương trộn tí. Kệ nó mà… [dù đó là món cá kho tiêu]. Hay thoáng thấy gói bột cà ri, lấy đổ vô một ít luôn. Thứ tự nghe! Hoặc có chai giấm, lấy… xịt xịt chút, rồi rắc rắc lên chút tiêu. Quên, còn những miếng ớt nằm chình ình trước mặt – chưa có miếng nào trong nồi thì lấy “toon” đại vào. Nấu dễ ợt hà bà chị!!! Đấy, hoàn toàn là “công thức ngẫu hứng” đó! 

Vặn lửa cao lên, được rồi. Nồi bốc mùi hăng hắc đó. Vặn nhỏ lại. Lấy thịt đổ vô nồi. Suy nghĩ chút. À chọn thêm món bột bình tinh bỏ từ từ vô quậy… quậy mạnh chừng nào món nấu thành thứ “xà bần” (nhớ kỹ, đừng để nó thành cháo heo) thì tắt lửa ngay. Giờ tui nếm thử… à, chưa được! Cho thêm miếng đường; thử, chưa được! Cho thêm miếng bột ngọt. Thử. Chưa đúng gu. Thêm miếng bột va-ni… À, hay là chưa thêm ketchup – cũng chưa phải… thì đổ thêm tí sữa vậy. 

Ồ, chết bà [hàng xóm]… điên cái đầu thật, chưa bỏ muối. Tìm nhanh hũ muối và dộng đại ít muổng canh vào. Cứ thế và cứ thế mà nêm, cứ “toon” đủ thứ vào… chừng nào cái nồi quá khổ chứa (không be miệng nỗi nữa) thì dừng tay lại. Mà, trời! Quý bạn ơi… cũng vừa ăn lắm rồi. Đằng ý [là bà Quốc Việt đó] nhớ kỹ đí nhé.

 Xoa hai tay vào nhau có chiều tự khoái. Tui rất an tâm món ăn chính này nên cũng hỉ hạ chờ câu khen (ở Mỹ mà… vờ vĩnh, đầu môi chót lưỡi cũng được). Mà sức mấy ai chê! Mọi người move cái bàn tọa đâu đó yên vị. Bà xả giúp dọn cơm khách. Tôi rửa, xịt dầu thơm hai tay, nách, tóc; quần áo chỉnh tề, ra ngồi vào bàn. Mọi người cười xả giao khen tui bếp núc giỏi...

Tụi bạn tui múc món ăn rồi gật gật, lắc lắc đầu - cứ ngậm trong miệng để “nghe nghe ‘dư âm hồn quê’.” Và bà chị vợ tui chấm mút, nếm nếm, thử thử. Cặp mày lá liễu như hai lưỡi dao có răng cưa, vênh vễnh. Cặp mắt gắn lông mi giả nhíu con mở con hỏi:

-“Dượng nấu món gì đây mà có vẻ hình như là ‘đặc sản của riêng dượng’ quá vậy?”

-“Chắc bà này có vẻ muốn học nghề nấu của mình đây!” Tôi nghĩ trong bụng rồi hùng dũng trả lời một cách rất kiêu hãnh lẫn vẻ thách thức mà giấu nghề. Tui  chép miệng ra cái điều quan trọng tí:

-“Món này nấu chỉ được có một lần chứ không thể có lần thứ hai đâu chị!” Dĩ nhiên tôi khẳng định và giấu biệt ‘recipe’ như cách nấu, cách pha pha chế chế tùy hứng của mình. Mách họ ‘by bạ,’ người khác ăn ‘thụt lưỡi’ tui mang tiếng sao! 

Tui biết rất rõ là bả ăn mà trong bụng cứ tức anh ách. Vì ăn đâu vài muỗng [chưa tới nửa chén mà bả không thèm múc tiếp.] Tôi biết là bả ‘ghen tài’ cách làm bếp xuất sắc của thằng em rể [mặc dù bả có ‘mác’ nấu ăn ngon hạng nhì (không có kẻ đứng nhất) ở khu ẩm thực đầu cá hấp Chợ Đồn, Biên Hòa. Và bả cũng là một tay bếp chánh cho nhà hàng Pháp ‘Le Cigale’ dọc bờ sông Đồng Nai trước ‘75.] Tui (vọng cổ) thêm:

-“Chị thấy rõ, đầu bếp nhà hàng hoặc những nơi nổi tiếng luôn luôn là đàn ông. Còn các bà hả, đâu thấy ai nấu nhà hàng, chỉ đứng phụ bếp xắt rau, rửa chén hoặc may lắm phụ ‘cook.’ Họ chỉ cook toàn cho chồng con ăn ‘tạm bợ’ trong gia đình để mà sống! Phải không?” Tôi ca… tôi hát... đủ  trò mà chỉ vẫn để yên tôi mặc sức!

Việc này thì quá rõ ràng, bả và bà vợ tui đâu cãi được! Tuy nhiên, tui biết bà chị vợ ức lắm. Chả biết thằng em rể nó nấu món gì mà không phân biệt được: “súp không ra súp, hầm cũng không ra hầm, tiềm cũng không nốt, mà hấp cũng chẳng phải chi…! Cháo heo gì mà đặc sệt lại không nhảo.” Lạ, lạ quá à nghen…! 

Thế rồi tới màn tráng miệng. Như nói ở trên, tôi thường ra Dunkin Donut’s làm cốc vừa ngon vừa rẻ. Các ông bà khách nhà thì đòi cà phê “cứt chồn” Ban Mê Thuột. Đây làm gì có cứt chồn pha filter. Uống cà phê Pháp thì tui có.

Thế là tui cứ lỉnh kỉnh cho cái ly để trong cái chén đựng nước ấm, trên có cái phin đã đổ cà phê. Chờ nước suối [gớm, ViệtNam uống nước giếng lóng phèn, hay ‘văn minh’ là nước phông-tên là may] trong microwave oven sôi. Tui đổ nước từ từ từng chút một để chờ cà phê ngấm, rồi mới tọng đầy nước sôi lên. Trời! Công thức của họ sao mà mắc công thế!?

-“Ê, im lìm quá vậy mậy, vặn karaoke đi.” Một thằng ong ỏng phát ngôn vì muốn trổ tài trước mặt chị vợ tui. Rồi chúng bạn xúm lại. Tiếng ầm ầm kèn trống của các ban nhạc ‘hip hop’ cộng thêm tiếng ‘rống trâu bò’ lúc động cỡn đến xác chết còn phải đội mồ sống dậy; thêm tiếng khóc thét con nít nhà hàng xóm vì giật mình kinh hải. Tôi la bài hãi:

-“Ê, quý vị ơi! Có đám cháy bên kia đường và xe chữa lửa rú còi!” Thế là tôi hối hả tiễn họ đi. Dẹp ‘tiệm.’ Cuộc ‘họp’ nào rồi cũng ‘tàn,’ [nhưng tui rất hân hoan/vui vẻ].

-“Hôm nay tụi tao vui quá. Cám ơn mày. Hẹn gặp dịp khác…” Mọi người giã từ, mặt tui cười cười trừ như muốn nói ít câu tếu:

-“Cám ơn mọi người tới.” (Nhưng tôi giấu câu thòng ‘hẹn gặp lại’. Vì tôi biết tôi đang khoái trong bụng lúc tiễn người cuối cùng ra tận cửa là trả lại khoảng trống vắng của riêng tôi.) 

Một ngày “tội vạ.” Một ngày trả lễ vui chơi với đám khách. Tôi dọn dẹp nhà cửa, lau bàn, chùi nhà, làm những việc linh tinh mà ngày thường tôi phó mặc. Chỉ làm khi nào chẳng đặng đừng. Wow…! Tôi thở ra thống khoái nằm dưới sàn nhà, rồi lăn trên giường. Đầu óc lâng lâng lên chín tầng mây, mắt nhắm mắt mở, trí bay bổng lên không vui cùng… tiên nữ lúc thấy khách ‘xéo.’ Trong không gian êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói lên điều tự khoái…

Và đó cũng là cách tôi tiễn khách. 

Beef Noodle Soup for Vietnamese Soul   Jan. 13, 2015

 

pđn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 2015(Xem: 9316)
Thế là hết một ngày vui, tuy mệt mỏi vì phải cuốc bộ trên những con đường dài, nhưng rất lý thú.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 10531)
Hy vọng đời sống luôn có những người trọng tình nghĩa như những nhân vật trong chuyện
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15762)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 11303)
làm thơ Đường Xướng Họa tham gia vào nhiều nhóm tác giả tên tuổi. vừa để tập dợt, vừa học hỏi cầu tiến.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 13075)
Có đi vào chiến tranh, có chia xẻ tận tình với nhau những lần sống chết mới thấm thía được nỗi nhớ ấy như thế nào
03 Tháng Tư 2015(Xem: 9152)
Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 11461)
Cám ơn tác giả Hà Thu Thủy đã gởi đến cho người đọc thông điệp yêu thương và nhân ái với nhiều quyết tâm
29 Tháng Ba 2015(Xem: 10031)
Cuộc chia ly nào cũng đau khổ và tiếc nuối. Ra đi là hết, biết đến bao giờ trở lại. 1954 Cầu Hiền Lương đã chia đôi đất nước.
28 Tháng Ba 2015(Xem: 10811)
Tôi không tin một triệu dân Biên Hòa ai ai cũng đồng tình phát triển thành phố mà quên đi chục triệu dân Sài Gòn.
21 Tháng Ba 2015(Xem: 9219)
Trời bảo, Trời mưa vì buồn thôi Để người thơ thẩn, ngắm mưa rơi
19 Tháng Ba 2015(Xem: 10758)
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi
17 Tháng Ba 2015(Xem: 10149)
hình bóng cuả quê hương nằm rải rác suốt ba miền Trung Nam Bắc, nơi nào tôi cũng thấy đáng yêu, càng nghèo càng khổ lại càng thương càng nhớ.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 10370)
Tiếc nuối nhớ lại những kỷ niệm xa vời, để mà ngậm ngùi thương tưởng, tìm về một thời “Xuân Thì” đã qua.
09 Tháng Ba 2015(Xem: 11125)
đưa con thuyền bềnh bồng, mênh mông theo làn nước cuộn, thoang thoảng xa xa bài ca vọng cổ não nề, buồn bã chia tay…
08 Tháng Ba 2015(Xem: 16848)
“Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 10557)
Tiển biệt Mẹ người mẹ vĩ đại của chúng con với lòng thương tiếc trọn đời
07 Tháng Ba 2015(Xem: 11272)
Mong cháu tôi nhớ mãi ngày hôm nay để cố gắng học hành, không phụ lòng tin tưởng của cha mẹ cháu và của chính tôi.
28 Tháng Hai 2015(Xem: 10535)
tình cảm anh chị em vẫn tràn trề dù thời gian đã mấy chục năm. Xin cám ơn người Biên Hòa của tôi.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10009)
khi nghe một chiếc lá rụng, một giọt nước rơi, như nhắc nhở mình để biết thương tuổi thơ, tuổi trẻ Việt Nam và biết yêu đất nước mình hơn.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10187)
Định cư ở Mỹ từ năm 1992 nhưng mãi đến giữa năm 2013 mới liên lạc được với vài anh chị đồng hương Biên Hòa
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10942)
Tấm lòng nhi nữ thương mà trách. Chẳng trách chi Nàng, trách Hóa công
25 Tháng Hai 2015(Xem: 9480)
Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 19067)
Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California và đồng hương đã tham gia cả sự trang trọng và đặc biệt.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10281)
giáng sinh năm nay người mẹ đã mất và người con chỉ biết gởi cho chúng tôi tấm hình để làm kỷ niệm như một lời tri ơn
14 Tháng Hai 2015(Xem: 10441)
Cám ơn Hội Ái Hữu Biên Hòa, cám ơn Ngô Quyền và cám ơn cái quán Cà Phê Cầu Mát dễ thương
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10116)
Anh tôi đã mất lâu lắm rồi, nhưng mỗi khi thấy một người mặc đồ Biệt Động Quân trong những ngày lễ hội, tôi lại nhớ anh tôi vô cùng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10370)
Tôi chịu không nổi cái cảnh bó gối ngồi trong rọ. Bao nhiêu gia đình đã tìm đường chạy khỏi Sài Gòn và đã chạy được khỏi Việt Nam
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10593)
Người Đi Trên Mây của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng có lẽ là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người ta nói hoặc viết về Nguyễn Xuân Hoàng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10505)
Cuộc đời có những buồn vui bất chợt dễ thương để trở thành kỷ niệm đẹp, đều mang một ý nghĩa thiêng liêng.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 10101)
Hy vọng tôi sẽ vượt qua một cách bình an và để lại một nụ cười. Nụ cười mãn nguyện cám ơn cuộc sống quý giá mà ơn trên đã ban cho tôi.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9874)
Cái chết của người bạn thân thiết là sự đoạn tuyệt đột ngột với quá khứ của mình. Chúng ta không những mất một sự hiện diện mà còn mất cả một phần của cuộc sống
04 Tháng Hai 2015(Xem: 11232)
Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10193)
mong chị hãy thanh thản bước về miền tây phương cực lạc
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10638)
Cám ơn tác giả Nguyễn Thị Thêm đã cho tôi và những đồng hương độc giả BH thưởng thức một bài thơ hay, đầy ý nghĩa và chứa chan tình tự quê hương.
17 Tháng Giêng 2015(Xem: 10280)
những kỹ niệm, những tình cảm mến thương với chị Chu Diệu Thi, chị Lương Thị Sao bỗng chốc không cầm được nước mắt…
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 9843)
Trong khi những cơn gió Bấc cứ thi nhau thổi phà qua căn nhà trống trước, trống sau đem thêm những cơn lạnh thấu da.
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 10848)
cho một thi sĩ đã ra đi, nhưng lời thơ còn ở lại và vẫn chứa đựng mênh mang năm tháng cuộc đời .
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10240)
Tiển người đi. Trả lại buồn phiền những ai bi
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10501)
Sáng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi bịnh xá, đứng trên Quốc lộ 4 nhìn về hướng Cần Thơ thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 10179)
Phong bao tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩ to lớn là người Việt mình độc lập trong đời sống, trong tư tưởng cũng như phong tục tập quán.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 15672)
Nhìn lại, mái tóc đã pha muối tiêu. Tình cảm vẫn như ngày xưa. Xin cám ơn cuộc đời.Một ngày vui qua mau.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 10307)
Tôi thấy mình quá đầy đủ và hạnh phúc. Xin chia sẻ niềm hạnh phúc này đến tất cả các bạn.
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11294)
Thưởng thức lại ca khúc “Lời Con Xin Chúa” không phải để khơi lên “đống tro tàn tang tóc”, mà để cảm thông với những con người đã và đang chịu đau khổ
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9881)
merry Christmas and happy New Yeara
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9766)
Gia đình Kiều Oanh xin chân thành gửi lời kính chúc đến quý vị trưởng thượng, quý Thầy cô, đồng hương, cùng các bạn hữu vui đón một mùa Noel an bình, thịnh vượng
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14822)
Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8996)
Cám ơn các thân hữu, bạn bè gần xa đã đọc những tâm tình của tui trong năm qua và luôn yêu thương, khuyến khích.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11189)
Giữa hai người yêu nhau mà người con gái vì một chuyện gì đó nhỏ lệ thì người con trai lại hốt hoảng lo âu
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10391)
Nhìn ra cái đẹp trong những giọt nước mắt và tìm cách lau đi mới thật sự là một con người hiểu đúng nghĩa của tình yêu.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11973)
Thu còn đem tình yêu đến cho đôi lứa yêu thương, và niềm vui đến cho mọi người.