12:10 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

NAM BẮC ĐỀ HUỀ - Nguyên Nhung

17 Tháng Ba 201512:07 SA(Xem: 10242)

Nam Bắc Đề Huề

truyện phiếm của NGUYÊN NHUNG

                        

 Ngày di cư vào Nam, tôi mới sáu tuổi. Thời gian đầu, dân Bắc Kỳ di cư hồi ấy sống chùm nhum lại với nhau, chưa quen với phong thổ, ngôn ngữ, phong tục cuả người miền Nam, nên có khuynh hướng theo cách  tạo cho mình cảnh "luỹ tre xanh bao bọc thôn làng" , quây quần bên nhau cho đỡ nhớ quê cha đất tổ.

                          

Tuy vậy, làng xóm người Bắc lọt thỏm vào những xóm làng miền Nam vây xung quanh. Cây da, bến đò cuả miền Nam nom tươi mát, sung túc hơn miền Bắc, buổi chợ sớm từ khi trời còn tối mờ mờ, mỗi xạp bán hàng đều có một cây đèn “hột vịt” treo trên đòn ngang rọi ánh sáng mù mờ xuống các loại thực phẩm đủ thứ cả hai miền Nam Bắc. Ngày Tết bên kia làm bánh tét nhân đậu thịt, nhân chuối, kho thịt với hột vịt nước dưà trong những cái nồi to tướng, nồi khổ qua nhồi thịt, dưa giá , tai heo ngâm giấm để lai rai ba ngày Xuân. Bên này cũng làm bánh chưng, thanh cảnh hơn với thịt kho tàu, vịt xáo măng, canh bóng lợn , giò thủ, thịt nấu đông, dưa hành . Tối 30 nhà nào cũng quây quần quanh nồi bánh chưng, bánh tét.Đó là những năm thanh bình, về sau chiến tranh từ trong rừng bò ra, đồng bào di cư đã bỏ miền Bắc chạy vào miền Nam lại nếm mùi chiến tranh, có nhiều năm vừa chạy loạn vừa ăn Tết. . .                         

Người miền Bắc đời sống chật vật, chịu đựng giỏi để vươn lên, chắt chiu tiện tặn lần hồi cũng nhà cao cửa rộng, con cái ăn học nên người. Người miền Nam đất đai màu mỡ, làm chơi ăn thật, tính tình xởi lởi, rộng rãi. Hồi bé, khi những mảnh rẫy trồng đậu phọng cuả người miền Nam thu hoạch xong, lúc ấy bọn con nít Bắc kỳ bắt đầu đi "mót" về luộc ăn chơi. Chị em tôi đi một đám vào những ruộng rẫy cuả người miền Nam, nhặt lại những "củ lạc" còn sót trên rẫy , cứ chăm chỉ lượm có khi đầy một thúng. Anh bạn miền Nam học chung với mấy đưá miền Bắc mới vào, thấy mấy cô bé Bắc Kỳ ăn nói dễ thương, chả nói "oong đơ" gì hết, vào nhà xúc đầy một thúng, tặng đám bạn miền Bắc đem về ăn chơi. . .                           

Giai đoạn đầu người miền Nam nhìn người Bắc di cư như người khác nước, nhưng sau hiểu ra họ cũng thông cảm phần nào cảnh gia đình tan nát vì chiến tranh. Đã 45 năm Trịnh Nguyễn phân tranh, dân ta cay đắng nhiều rồi, chỉ mong đất nước thanh bình, sống đời an lạc. Chiều chiều những đợt khói lam bốc lên từ những mái tranh mái lá, tiếng chuông nhà thờ ngân nga xóm đạo miền Bắc, hòa lẫn tiếng chuông chùa miền Nam thấy tình người thật ấm áp.

Ở chưa yên chỗ chiến tranh lại bò dần vào xóm làng người Bắc , đêm đêm nghe tiếng súng nổ ai cũng hãi hùng. Mẹ tôi vì sự học cuả các con, đi theo người anh cả nên dẫn đám con nhỏ xuôi về miền Tây, đồng ruộng màu mỡ, vườn tược xum xuê làm nơi đất lành chim đậu. Hôm mới đến, một bà hàng xóm miền Nam lân la ra làm quen với mẹ tôi, bà ấy nói:                  

 " Con tui nó cũng lấy chồng ở "nước" nhà chị. Hồi đó tui hông biết tại sao người xứ chị "dzô" ở với người Việt tụi tôi, sau thằng rể dẫn đi coi phim "Chúng tôi muốn sống", tui mới hiểu."                      

Chuyện cười ra nước mắt, tội này là tội cuả tụi Thực Dân chia để trị, người hiểu biết thì không ai lại phát ngôn một cách vô ý thức như trên. Mẹ tôi tính hiền lành, không cải chính sợ gây ác cảm với người hàng xóm, chỉ hơi ngạc nhiên vì tiếng “Chị” thay cho tiếng “Bà” mà những người miền Bắc hay dùng khi nói chuyện với nhau. Chúng tôi đi học, từ bậc Tiểu học rồi qua tới thời kỳ Trung học, thầy cô giáo Nam có, Bắc có, học sinh miền Nam tha hồ nhái giọng Bắc để trêu ghẹo đám bạn mới từ miền Bắc vô. Tôi có nhiều bạn miền Nam người lục tỉnh sống ở miền Tây, nên có chút so sánh với những bạn miền Nam sống ở miền Đông, họ cũng có chút xíu khác nhau, huống gì tụi tôi là Bắc Kỳ ăn rau muống.                            

 Đi về miền Nam, văn minh miền đồng bằng sông Cửu có khác nền văn minh sông Hồng , nhưng bên cạnh những người dân quê muà cục mịch, vẫn có những gia đình trâm anh thế phiệt, họ sống vương giả và kiểu cách đâu thua gì người đất Thần Kinh. Mấy bà mẹ chồng miền Nam cũng khó " thấu trời xanh " đâu thua gì mấy bà mẹ chồnng miền Bắc, xem ra hễ làm người thì ở đâu cũng có người này, người nọ.                           

Tôi đi học, nói tiếng Bắc nghe có vẻ lạc lõng giữa một lớp học toàn  Nam Kỳ quốc, bởi vậy tự động nhái giọng Nam, rồi chắc vì lưỡi con nít còn dẻo nên dần dà không ai biết tôi là người Bắc. Đa số người Bắc nói tiếng Nam cứng đơ, nói không đúng, có khi lại còn bị hiểu lầm là "Chửi cha không bằng pha tiếng", thực là "oan ui ông Địa". Đúng ra thì chỉ có một thứ tiếng, nhưng từ ở miền Bắc phát âm hơi cưng cứng, chữ TR với CH nghe giống hệt nhau, vào tới miền Trung nó cứ trài trại ra nghe nằng nặng, khi đến miền Nam bị ảnh hưởng Lào, Xiêm, nó trơn trớt rồi nói sao viết vậy, đâm trật lất. Tôi ít chữ nghiã nên chỉ diễn tả theo lối bình dân học vụ, hễ sai sót thì bà con đánh cho hai chữ "đại xá". Chả bù cho anh tôi, uống nước miền Nam đầy cả bụng, lấy vợ miền Nam nấu cơm chắt nước rồi lại lấy nước cơm uống lại, mà phát âm tiếng miền Nam cứng đơ như người Mỹ nói tiếng Việt. Vậy mà mấy chú G.I. tóc vàng mắt xanh lúc trở lại Việt Nam sau cuộc chiến, họ tới thăm Việt Nam, họ nói khôn khéo làm sao:                             

"Việt Nam luôn ở "chong chái" tim tôi."                      

Họ nói tiếng Bắc đấy, cứ như là họ yêu mến cái xứ sở cuả mình còn hơn xứ sở họ, hèn gì mà gần như cả thế giới không ưa họ mà vẫn không dám cắt đứt tình hữu nghị với họ. Mắt họ xanh xanh, biêng biếc như sóng nước đại dương, nhìn họ cứ tưởng họ "khờ "mà họ "khôn" tổ mẹ, chả tin thì cứ nhìn qua những công trình xây dựng cuả họ, mới thất kinh cho cái đầu đoàn kết cuả dân tộc họ, họ chỉ đi vào chuyện lớn chứ ba cái lẻ tẻ họ xem như "pha". Cái món mình ăn họ không xơi được vẫn khen ngon rối rít, nhưng mời ăn nưã thì họ "thank you" rồi xua tay mỉm cười rất khó hiểu. Thành ra tôi thông cảm với cái người miền Bắc xứ tôi, hồi mới di cư vô Nam hễ được mời ăn sầu riêng là món quý cuả  miền Nam, họ cũng cầm lấy rất lịch sự nhưng chờ cho người kia quay mặt đi là len lén vứt vô thùng rác. Đó là chuyện xưa lúc tôi còn bé tý, chứ bây giờ một trái sầu riêng be bé tôi cũng xực tuốt luốt chỉ chừa cái …hột và vỏ.                              

Thôi tôi không nói chuyện Quốc Tế nưã, chuyện đó để cho những người nhiều chữ nghiã, tôi chỉ kể chuyện Nam Bắc xứ tôi nghe chơi thôi. Chị dâu tôi ngưòi miền Nam , chị nấu ăn ngon tuyệt mà cũng chiều ông chồng Bắc Kỳ tối đa, chả phải chỉ có đàn bà miền Bắc mới biết tảo tần, chiều chồng đâu. Những khi nhõng nhẽo với anh, chị chỉ cần nhão nhà nhão nhẹt “anh ơi, anh à” thì nói gì anh tôi cũng nghe. Mật ngọt chết ruồi, anh tôi đành làm con ruồi bơi trong hũ mật miền Nam.Trong khi đó cả nhà tôi cố bắt chước nói tiếng Nam, để hoà nhập vào với miền Nam thân thương, bầu bí gì mà hễ đem nấu với đầu tôm thì canh cũng ngọt như thường, đâu ngờ khi đó bà chị dâu miền Nam cuả tôi lại bắt đầu pha giọng Bắc. Trời đất quỷ thần thiên địa ui! Cái giọng Nam pha Bắc sao nó "ngộ" quá trời quá đất đi, mỗi câu chị nói, xề xuống chữ "Ạ" cuả dân miền Bắc nó mùi thua gì ca sáu câu vọng cổ, y như tiếng trẻ con chào khách. Bởi vậy mẹ tôi quý cô con dâu miền Nam còn hơn lũ con gái Bắc nhà mình, bà con dòng họ nhà tôi ai có óc kỳ thị tới mấy , cũng phải tấm tắc khen mẹ tôi có phước.

    Chị dâu tôi khéo về môn bánh trái, thêu thuà lắm, dù gì chị cũng xuất thân từ một gia đình nền nếp ở miền Tây, đi đâu ăn mặc chưng diện chứ không xuề xoà như người ta thường nói. Cái này mới là điều mà mẹ tôi hơi phiền lòng mà không dám nói ra, chị lại là cô thợ may nên chăm chỉ ăn diện cho khách nhìn vào sẽ không tiếc tiền may mặc. Mỗi lần nhân dịp Lễ Hai Bà Trưng, phụ nữ trong Tỉnh đua nhau thi gia chánh , nữ công, chị luôn luôn đoạt giải phụ nữ khéo, còn tôi hồi ấy khá "xổ sưã", nếu có thi chắc chỉ đoạt giải "trẻ em hay ăn chóng nhớn". Một đám em chồng miền Bắc mà hồi xưa chị cho là "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng miền Bắc "cũng dễ thương quá "chời" , mấy anh bà con bên nhà chị đã không kỳ thị, lại còn theo đuôi tụi tôi mà ca bài "áo nàng "dzàng" anh " dzìa" yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường" nưã chứ!

       Ngộ là hồi ấy mấy anh con trai miền Nam lại mê tít mấy cô gái Bắc, họ cũng văn chương mà gọi tụi tôi là "Hỡi cô Bắc kỳ bé nhỏ cuả tui ơi!", còn tụi tôi thì bèn nhái cả giọng Nam lẫn giọng Bắc mà trêu lại rằng "Lam" Kỳ mà "nại "đi thương "Bắt" Kỳ". Trong khi đó mấy anh Bắc Kỳ nhà tôi thì lại quả quyết rằng, mấy cô gái miền Nam ăn nói ngọt ngào, nhõng nhẽo khỏi chê.

                                

Hồi chị dâu tôi mới lấy anh tôi, bất cứ nước luộc. . . gì cũng đổ đi, cả nhà chưng hửng vì cho là người phí phạm. Sau mới biết là thói quen ăn uống cuả người Nam khác miền Bắc. Sau này nhờ mẹ chồng chỉ dẫn, mới biết lấy nước luộc rau muống đánh dấm cà chua, cho thêm tý tỏi tý muối, tý bột ngọt , vắt thêm miếng chanh là làm được món canh " chay" rất mát bụng. Bởi vậy mới có thơ thẩn ... rằng:

 

                                                      " Trên trời có đám mây xanh,

                                            Ở giữa có ao rau muống, xung quanh Bắc Kỳ.

                                                         Luộc rau chớ đổ nước đi,

                                            Vắt chanh thêm muối còn gì... mát bụng hơn."

 

                            

Con cua đồng miền Nam chỉ để trẻ con ăn chơi cho dzui, không ai bán ngoài chợ. Lần hồi khi người Bắc vào, món canh riêu cua hay canh cua nấu rau đay ăn với cà pháo muối xổi được người miền Nam hưởng ứng nồng nhiệt, vì thế mà sau này con cua cũng được mang ra chợ bán. Con ốc bươu luộc lá gừng rồi chấm nước mắm xả ớt ăn rất bắt, nhưng nếu đem nấu với chuối xanh, đậu hũ, thịt ba chỉ, mắm tôm rồi xắt vào đấy một nạm tiá tô với hành lá, nó lại ngon kiểu khác. Nhiều khi tôi nghĩ cái văn hoá ẩm thực giữa hai miền nó nằm cả trong món ăn, chứ cần tìm đâu xa cho mệt óc. Miền Bắc làm văn hoá miền Nam đậm đà là thế, đơn giản như nước rau muống luộc hay món canh cua rau đay ăn với cà mà thôi.

                                

Thời gian sống ở miền Tây, tôi còn được làm quen với các loại rau hoang như rau càng cua mọc lan tràn trong vườn, trong sân như cỏ dại, chỗ nào cây to bóng mát, đất ẩm chỉ cần vài cơn mưa là dưới bóng cây rau càng cua mọc lên từng mảng xanh rờn. Không ngờ loại rau có lá hình trái tim hơi tròn trĩnh như một đồng xu, màu xanh non ngọc thạch mượt mà dễ thương, lại là một món rau bổ ích mà mãi sau này khi tìm hiểu tôi mới biết công dụng dược thảo của nó tốt hơn nhiều thứ rau nhà được vun trồng tưới tắm.

                              

Trên mâm cơm của người miền Tây thuở ấy, từ Trà Vinh cho đến Cần Thơ thường  có rổ rau sống ăn kèm với thịt , cá kho, mắm kho, vì vậy mà chất tươi mát này đã thấm đẫm trong xương tuỷ cũng như tâm hồn của người miền Nam. Một rổ rau tươi đủ loại để ăn mắm bao giờ cũng có sự hiện diện của nắm rau càng cua hương vị nồng nồng nhưng giúp những gia đình nghèo đưa chén cơm vào miệng thật ngon lành. Mảnh đất ẩm nằm cạnh cái giếng nước giúp cho rau càng cua tăng trưởng tươi xanh , mọc len trong cỏ nằm cạnh vách tường, miễn có đất ẩm là có rau, nên cả nhà tha hồ hái rau ăn quanh năm.

                             

Chị dâu tôi thường làm món rau càng cua trộn dầu giấm thịt bò, ngon hết biết. Nhưng sau này khó khăn, đâu phải lúc nào cũng có thịt bò, nên mẹ tôi chế biến thành món rau trộn chay giản dị mà cũng rất ngon. Vài trái cà chua chín thái ngang, mấy củ hành khô ngâm dấm và chừng hai cái hột vịt bày xung quanh đĩa rau, trộn dầu giấm chấm nước mắm chua ngọt là cả nhà đã được một bữa ngon cơm rồi. Bây giờ ở quê người, cuối xuân sang hè tôi chỉ mong trời mưa, tiếng sấm động ì ùng với những cụm mây đen ùn ùn kéo đến, vài trận mưa lút đầu ngọn cỏ là lúc đó rau càng cua cũng chuẩn bị mọc lên chen nhau dưới những bụi cây thấp và ẩm. Khi đã mọc rau tăng trưởng khá nhanh, một sớm mai ra vườn nhìn thấy những cụm rau mát như ngọc thạch vươn lên chen lẫn trong lá cỏ, người xa quê mới cảm thấy nỗi ao ước hưởng lại hương vị rau càng cua quê nhà, giờ đây cũng lạc loài nơi xứ lạ.

                               

Vì thích ăn rau càng cua nên tôi đã tò mò tìm hiểu xem loại rau này mang tiếng là hoang dại, nhưng hình như dòn dòn ngon ngon hơn nhiều loại rau khác. Theo bảng phân tích các chất dinh dưỡng, rau này có rất nhiều loại chất bổ khác nhau với hàm lượng hơn hẳn so với rau Muống. Nói có sách mách có chứng, tôi kèm theo đây bảng phân chất để chứng minh tại sao tôi khoái ăn cái món rau thiên nhiên này từ lúc không hiểu tính chất dược thảo của nó:

                                 

STT   CHỈ TIÊU/ĐƠN VỊ        KẾT QUẢ  So sánh

        1         Protein (g%)         4,00   6,5 (đậu Hà Lan)

        2         Tro (g%)     1,8     1,3 (rau Muống )

        3         Cellulose (g%)      1,2     1,0 (rau Muống)

        4         Canxi (mg%)        242,2 100 (rau Muống)

        5         Photpho (mg%)    116,3 37 (rau Muống)

        6         Sắt (mg%)   7,1     1,4 (rau Muống)

        7         β-Caroten (µg%)  5100  5040 (cà Rốt)

        8         Vitamin B1 (mg%)         0,07   0,03 (cà Rốt)

        9         Vitamin B2 (mg%)         0,09   0,04 (cà Rốt)

      10         Vitamin PP (mg%)         0,06   0,5 (cà Rốt)

      11         Vitamin C (mg%) 1,8     3 (cà Rốt)

      12         Glycine (mg%)     81,6   81 (Cải bắp)

      13         Lysine (mg%)       15,7   62 (Cải bắp)

      14         Proline (mg%)      109,6 53 (Cải bắp)

      15         Leucine (mg%)     113,4 90 (Cải bắp)

      16         Độc chất     KPH  KPH

                           

Rau càng cua theo Đông Y thì còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo , thích châm thảo , tiểu quỷ châm,cương hoa thảo. Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày, ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp. Tôi học sách của Lâm Ngữ Đường nên thích ăn hơn uống thuốc, bởi vậy những món rau trời cho không phải trồng mà có ích cho sức khoẻ là tôi xơi như trâu bò nhơi cỏ vậy.

                              

Tôi là cọng rau muống trôi giạt trên dòng sông Hậu Giang, sống quen với phong thổ và khí hậu miền Nam,nhờ gió thuận mưa hòa mà lớn lên sơi sởi như rau cỏ mọc trong vườn. Ông già bạn tôi dân nhậu, không thể thiếu xị rượu đưa cay trong mỗi bữa cơm hằng ngày, cũng nhờ rau mà lá gan cầm cự được với con sâu rượu năm này qua năm nọ.

                               

Tôi đã từng thú nhận với bà con xa gần, tôi là cô bé con Bắc Kỳ di cư, nhưng "tôi lớn lên ở miền Nam, ăn bát cơm miền Nam, uống nước từ những cái giếng trong văn vắt sâu hun hút dưới lòng đá ong...", tôi yêu miền Nam còn hơn miền Bắc cuả tôi nưã, và khi đi xa, những gì tôi nhớ lại chỉ là hình ảnh cuả miền Nam nước tôi. Chuyến phà qua sông Hậu giang, tiếng sóng róc rách vỗ vào mạn bờ nghe ngậm ngùi quá đỗi. Chiếc cầu tre lắc lẻo bắc qua con rạch nhỏ, cây mai vàng trước sân óng ả mỗi độ xuân về, thì ra hễ nơi nào mình lớn lên, gắn bó vào những kỷ niệm trong đời người thì nơi đó là quê hương cuả mình vậy. Thành ra tôi không ngạc nhiên khi thấy những ngươi đồng hương dù Nam hay Bắc, sinh trưởng ở những miền quê nghèo khổ, nay sống ở hải ngoại họ vẫn không bao giờ phủ nhận nơi chôn nhau cắt rún cuả mình, những cái họ nhớ lại chỉ là những gì rất là nhỏ bé và tầm thường, những lúc gian nan lận đận sống trong căn nhà rách chăng nữa thì dấu kín trong đó vẫn vô số kỷ niệm.

                                                             

 Đât nước ta giang sơn gấm vóc, bé tẻo teo nhưng chia tới ba miền, núi sông ảnh hưởng đến con người. Cứ xem cốt cách văn chương thì rõ, đất sản sinh ra vật chất nuôi sống con người, Hà Nội ngày xưa là chốn “ngàn năm văn vật” nên người cũng thanh tao lịch sự không hổ lốn như bây giờ. Miền Trung đất đai hiểm trở, chỗ núi chỗ biển có nhiều nơi đất cày lên sỏi đá, chỗ lại thanh lịch như cố đô Huế, bởi vậy con người cũng sâu sắc, u trầm, lãng mạn. Miền Nam sông nước tràn bờ, lồng lộng gió thổi suốt ngày không hết ruộng luá, đời sống vì vậy mà thanh bình no ấm hơn hai miền Trung Bắc, tính tình cũng hào sảng rộng rãi, yêu ghét lộ rõ ra bên ngoài. Ba miền bổ xung cho nhau để tạo thành một sắc thái đặc biệt cuả Dân Tộc, nhưng bản chất cuả mỗi con người tốt hay xấu thì tuỳ vào Trời sinh, cho nên không thể kết luận miền nào hơn miền nào được.

                           

Bao năm ở quê người, tôi vẫn nhớ về quê hương với biết bao hình ảnh đằm thắm cuả ba miền đất nước, chị em tôi mỗi lần nhắc về quê hương, vẫn nhớ lung tung chỗ này một tý, chỗ kia một tẹo. Khi thì căn nhà xưa nơi chôn nhau cắt rốn ở miền Bắc, có cây bàng trước cửa, có cái ao vuông sau nhà, và những bụi tre, bụi trúc rung rung trong gió thu buồn man mác. Khi thì nhớ căn nhà tranh với khu vườn đất cát pha thịt ở miền Đông Nam phần, buổi chiều nắng xiên khoai chiếu chênh chếch lên những vồng khoai vồng đậu, ngửi mùi cá khô nướng, củ khoai lang lùi trong bếp lưả

                          

Đó, chị em  tôi nhớ về quê hương như vậy, không có bóng dáng những nhà cao tầng, địa điểm du lịch sơn lòe loẹt cho em nhỏ nó mừng, mưa gió ngập lụt đường hoá sông, nhất là xe cộ chạy ì xèo tung bụi mù trên đường phố, muốn băng qua đường chờ cả giờ vẫn không dám đi sợ bỏ thây trên mặt lộ. Mỗi khi nhắc về miền Tây, tôi lại nhớ tha thiết chuyến phà qua sông, con đò bập bềnh trên sóng nước Hậu Giang, bóng dáng yêu kiều, thơ mộng cuả những con đường tỉnh nhỏ, hàng sao già với những hôm trời gió lộng , tan trường về nhà vừa đi vừa lượm những trái me chua chín tới rụng trên mặt cỏ, hay nhặt những cành sao khô về nhà cho mẹ nhúm bếp.Trong tôi, hình bóng cuả quê hương nằm rải rác suốt ba miền Trung Nam Bắc, nơi nào tôi cũng thấy đáng yêu, càng nghèo càng khổ lại càng thương càng nhớ.

Nguyên Nhung

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6671)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5855)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6922)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7326)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6341)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6053)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6614)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5422)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5282)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5579)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5518)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5564)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6017)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6811)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6825)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6165)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6095)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6261)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6442)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6903)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6567)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6947)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7020)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6807)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6426)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47139)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66974)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24940)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5980)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5975)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6290)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7010)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5518)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5765)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6372)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5647)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5462)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5923)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6405)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5472)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6006)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6199)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6207)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8160)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7095)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6336)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8741)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7791)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7419)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7347)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu