8:03 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

PHỐ CỦA THÀNH PHỐ - Bình Nguyên Lộc

03 Tháng Tư 20151:30 CH(Xem: 9250)

Phố của thành phố  ( bài viết của thời 1957 ....)

 
Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui.
(Ảnh minh họa trong bài được sưu tập trên mạng)


blank
Đại lộ Hai Bà Trưng
 

Đi trên đại lộ Hai Bà Trưng tôi bỗng sực nhớ lại một điều rồi tủi thân cho bọn đàn ông của ta. Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.
Đành rằng ông Thi Sách chỉ có mỗi một cái công nhỏ đối với nước nhà là bị viên thái thú Tàu giết thôi, nhưng quên mất ông ấy cũng tội.
Vậy nên tôi đã đi khắp Sàigòn để tìm xem có con phố nào là phố Thi Sách không ? Có. Hoan hô quí vị đặt tên đường đã nhớ dai hơn nhân dân.
Nhưng mà tội quá, ông Thi Sách ở mãi bên kia nhà thương Đồn Đất, ở xóm ngoại nhân, không bao giờ có người Việt bước chân đến. Ông nầy đã chết vì tay ngoại nhân mà hương hồn ngày nay vẫn lẩn quẩn với ngoại nhân.
Ông Thi Sách và Hai Bà Trưng chạy song song với nhau cho tới mé nước, và không bao giờ gặp nhau cả, đó cũng là một điểm đáng buồn cho cặp vợ chồng ấy.

Ông Nguyễn Thái Học mà còn ngậm cười được vì đã gặp Cô Giang, Cô Bắc ở hai ngã ba chợ Cầu Muối, đằng nầy ông chồng Bà Trưng chỉ nghe văng vẳng tiếng bà đâu đó thôi.
Bà Sương Nguyệt Ánh cũng không bao giờ đi thăm cha được, vì bà ở xóm Bùi Chu còn cụ đồ lại qui điền mãi tận trên Tân Định.
Vị nữ anh hùng thứ nhì của ta, Bà Triệu cũng bị ta quên mất vì bà cũng ở xóm ngoại nhân, trong Chợ Lớn.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng đô thành đặt tên rất khéo, Công chúa Huyền Trân ở một căn phố buồn hiu, sau dinh Độc Lập, buồn như con đường thiên lý ngàn dặm băng rừng đưa công chúa từ Việt sang Chiêm.
Còn cái phố có nhiều tiệm mì, tiệm ăn và tửu lâu trong Chợ Lớn mà đặt tên là phố Tản Đà thì tuyệt diệu bởi vì Tản Đà không phải là thi sĩ mà thôi, lại còn là thực sĩ nữa.



blank
Chợ Bình Tây
 
Nếu đô thành có bất công chút ít, chẳng qua là vì quên đó thôi. Chẳng hạn như ông Phan Huy Chú được nêu danh trong Chợ Lớn mà ông Phan Huy Vịnh lại không.
Đô thành lại trọng văn nghệ lắm. Không có nhà văn, nhà thơ nào ngày xưa mà không được lấy tên đặt tên phố cả, khiến lũ văn nhân thi sĩ hậu sanh là ta đây cũng nức lòng muốn cố gắng để có thể được biệt đãi như thế về sau.
Chỉ phiền văn nhân thi sĩ của thế hệ ta đông quá, mà đường phố chỉ có hạn thôi, dễ gì tìm được một chỗ “mần”.
Có một điều đáng chú ý là họ Nguyễn chiếm đa số trong các phố Sàigòn. Dân tộc ta họ Nguyễn cũng như dân tộc Pháp họ Dupont vậy mà !



blank
Đại lộ Nguyễn Huệ
 
Một người Pháp quen biết kể chuyện rằng thuở Đức chiếm đóng nước Pháp, một khi kia quân đội Đức bố ráp ở một ngoại ô nhỏ tại Ba Lê để bắt ông Dupont nào đó. Cuộc bố ráp thi hành xong thì chúng bắt được tất cả tám trăm mười bảy ông Dupont, vừa già, vừa trẻ, đó là chúng đã loại trừ những cậu Dupont oắt con ra rồi đó.
Một cựu thông ngôn nhà binh Pháp ở đây cũng kể rằng một khi kia Pháp ruồng bố ở làng nọ để bắt Nguyễn Thị Hai nào đó. Chỉ một làng ấy thôi, mà họ đã bắt đến bốn mươi tám Nguyễn Thị Hai chẳn chòi.
Vậy thì họ Nguyễn chiếm đến 55 con phố ở Sàigòn – Chợ Lớn không phải là chuyện lạ. Đó là chưa kể những bà Sương Ngyệt Ánh v.v… cũng là họ Nguyễn mà không nêu họ ra. Bà Đoàn Thị Điểm cũng có người bảo thật ra là Nguyễn Thị Điểm, và biết đâu cô Giang, cô Bắc lại không là họ Nguyễn.
Họ Nguyễn được ưu đãi như thế, còn họ Tô không biết vì sao lại ra rìa. Năm kia trên Hòa – Hưng có một con phố tên là Tô Hiến Thành. Năm nay không thấy tên phố đó nữa.
Ngoại nhân có công với dân tộc cũng được nêu danh, cho công bằng. Nhưng không hiểu ông J.J Rousseau có công trực tiếp gì với dân tộc ta. Còn ba ngoại nhân khác rất có công là Tích Quang, Nhâm Diên, và Sĩ Nhiếp lại vắng bóng.


blank
Đường Lê Thánh Tôn
 
blank
Đường Phạm Ngũ Lão
 
Sàigòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh cũng cong cong quèo quẹo như con phố kỳ dị ấy.
Tiếc rằng Cống Quỳnh có lẽ chỉ là một nhân vật tưởng tượng thôi.
Sàigòn đặc biệt vì có phố không vỉa hè, thí dụ đoạn phố Đề Thám trước dãy nhà cũ đối diện với hông nhà thờ Tin Lành.
Thật ra thì có một vỉa hè rộng độ tám tấc, nhưng đã lì xuống bằng với mặt đường, ô tô tha hồ leo lên và người đi bộ rất lắm khi phải nhảy vào nhà người ta để thoát chết.
Lại có vỉa hè mà người đi bộ không được xử dụng, thí dụ vỉa hè Cô Giang tại chợ Cầu Muối. Người đi bộ ở đoạn nầy hễ xuống đường thì bị xe cán, còn lên lề thì bị mấy chị bạn hàng đuổi, vì mấy chị mướn vỉa hè ấy có đóng tiền chỗ đàng hoàng.
Thành ra qua đoạn đường đó y như là qua cầu đoạn trường, lên lề thì đoạn tâm, còn xuống thì đoạn cẳng.
Có lắm vỉa hè công khai dùng làm ga-ra, nói công khai vì xe để trên ấy nằm đó năm nầy qua năm khác mà không sao cả. Thế nên chỉ mướn một căn phố bé nhỏ thôi mà người ta có thể mở ga-ra to là nhờ vậy.
Nói đến vỉa hè không thể không chú ý đến những vỉa hè mức độ khác nhau, khách đang đi bỗng sụp chơn suýt ngã. Ấy, nhà bên nầy xây cao một tấc năm, nhà bên kia chỉ xây một tấc thôi mà. Vì mạnh ai nấy xây vỉa hè nên vỉa hè lại mang đủ màu sắc, có quãng xanh, quãng vàng, quãng xám, và lại kiến thiết bằng đủ cả vật liệu : gạch xi-măng, xi-măng trắng, gạch thẻ, gạch Tàu, nhựa, đá ong. Sợ nhứt là vỉa hè đá ong trên đường Thủ Khoa Huân. Đá ong lổm chổm khiến bộ hành không lọi chân cũng trặc cẳng.
Nếu đô thành tự làm lấy vỉa hè rồi bắt người ta trả tiền thì tình trạng nầy đã không có.


Bình Nguyên Lộc
Nhân Loại - 1957


__._,_.___
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11286)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10879)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13080)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11005)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13299)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12461)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12568)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11941)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 14987)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11710)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10638)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10914)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11123)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9939)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11394)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11136)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13848)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10755)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11427)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10217)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12770)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12018)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 17997)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12915)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11736)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11966)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12212)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13042)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12495)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12354)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19041)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12804)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11741)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11570)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12164)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12184)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12182)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12106)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12307)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11788)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13219)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11253)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12303)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11394)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13296)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11045)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 12981)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11781)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12929)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17810)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...