1:54 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

CHỊ TÔI - Nguyễn Thị Thêm

03 Tháng Năm 20158:07 SA(Xem: 9544)

CHỊ TÔI

 

Chị lên bảy thì  cả cha lẫn mẹ qua đời. Chị côi cút không nơi nương tựa.

Má đem chị về từ khi tôi chưa sinh ra.

Chị kêu má tôi bằng cô đôi khi cũng kêu bằng má.

Kêu bằng gì cũng được, chỉ biết chị thương má tôi lắm và chúng tôi là những đứa em nhỏ chị chăm sóc từ lúc mới sinh ra.

Có lẽ mấy anh tôi nhớ nhiều kỷ niệm về chị. Còn tôi, khi tôi bắt đầu biết nhớ mọi chuyện thì má gả chị đi lấy chồng. 

Nhà chồng chị ở cuối xóm. Chồng chị là lính, anh rất đẹp trai. Bởi cái mã đẹp trai của chồng, mà chị tôi vất vả, khổ sở cả đời. 

Chị tôi khá xinh, nước da ngăm ngăm, sóng mũi cao và nụ cười rất có duyên. Chị là một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vác nên rất nhiều người đến nhà má tôi xin hỏi, cưới.

Má tôi không ép chị, để tùy chị lựa chọn người chồng như ý.. Chị thương ai thì má tôi gả nên cuối cùng chị chọn anh rễ tôi. Một người lính nhưng tính tình hiền lành, rất đẹp trai và yêu thương chị. 

Nhà chồng nghèo nên khi gả đi má không đòi gì cả. Chỉ xin cho chị đôi bông cưới  để có với người ta.

Má lấy nữ trang của má làm lại dây chuyền, vòng tay rồi cho chị. Ngày rước dâu nói là quà cưới bên chồng để chị được hảnh diện với bà con và bên chồng chị không bị mất mặt.

Giờ rước dâu, chị ôm tôi và thằng út khóc nhiều lắm. Chị thương hai em, nhưng làm vợ người ta thì phải theo chồng. Cha chồng chị yếu đuối bệnh hoạn cần chị về săn sóc.

Đám cưới đơn sơ nhưng tình nghĩa. Hai chị em tôi đứng dựa vào má nhìn chị đi theo người ta mà gọi với theo:

- Chị Tư ơi, chị Tư! Chị đi  nhớ tối về ngủ với tụi em nghe chị. 

 

Chị lấy chồng được vài tháng chị về nhà đem hai chị em tôi đến thăm nhà chồng chị.

Nhà ở cuối xóm, sau lưng là con suối rất sâu. Ba chồng chị đã già nhưng cũng vui vẻ , ân cần khi chúng tôi đến. Nhà chồng chị đạm bạc với những món ăn đơn sơ do tay chị nấu nướng. Chúng tôi thích nhất là những chuồng nuôi thỏ ở nhà này. Những con thỏ trắng xinh xắn dễ thương. Hai chị em tôi mê mãi nhìn quên cả thời gian. Khi chúng tôi từ giả để về, ba chồng chị hứa cho hai chị em tôi cặp thỏ mới sinh và dặn về nói ba tôi đóng chuồng rồi tới bắt.

Khi được bác tặng cho cặp thỏ hai chị em tôi mừng lắm, ngày ngày chăm sóc, cắt cỏ cho thỏ ăn và quên đi nỗi buồn không có chị

Khi chị có mang cháu bé đầu lòng thì ba chồng chị mất. Người anh chồng về ở căn nhà đó và chị phải bỏ nơi này để theo chồng trong trại gia binh. Đứa cháu trai đầu tiên của tôi có nước da sậm màu, nó cao lớn dềnh dàng như anh rễ tôi. Chị đặt tên nó là Hai. Ở nhà thường gọi là Hai Đen.

Chị tôi ở mãi tận Bà Rịa và bận lo cho gia đình nên không thường về thăm. Có lần nhớ chị quá hai chị em tôi đòi mãi, má đành dẫn chúng tôi đi thăm chị. Lúc đó chị đã có thêm hai đứa con và vẫn thường lấy hàng, gánh bán rong trong xóm.. Nhìn khu gia bình chật chội, nhìn mấy đứa cháu gầy nhom má tôi thương quá. Dặn dò chị nếu quá khó khăn thì về nhà mẹ. Có cơm cháo gói ghém với nhau. Hôm ấy chị nghỉ bán và dẫn hai chị em tôi đi chợ. Đi tới những hàng hàng quen thân, chị vui vẻ và hảnh diện giới thiệu:

- Nè! Hai đứa em tui nè. Nó mới xuống thăm tui. Hai đứa dễ thương ghê hén chị.

Nhìn gương mặt sung sướng và đôi mắt đầy yêu thương của chị, tôi thương chị quá. Đi mỏi chân và cũng mắc cở nhưng thấy chị quá mừng, hai chị em tôi không dám phàn nàn mà cũng không dám vòi chị mua quà cho mình.

Thế rồi chồng chị đổi đi công tác xa, chị mang các con về lại nhà má tôi.

Trên tay ôm 4 đứa con dại, chị biết về nhà nương dựa mẹ cha là gánh nặng cho gia đình tôi nên chị ra sức làm việc không ngưng nghỉ.

Chị mua bắp về nấu và gánh đi bán rong khắp xóm. Nồi bắp chị nấu với mía lau nên bắp rất ngọt. Mỗi khi một nồi chín, chị vớt ra để gánh đi thì chị cũng sắp ra một dĩa thật đầy cúng ông địa trước. Chị đốt nhang thầm thầm khấn vái rồi bảo tôi:

- Chị đi bán, các em ở nhà ăn bắp đi cho nóng. tôi nói:

-Chị chừa hoài rồi chị bán đâu có lời. Chị cười:

-Các em ăn ngon là chị mừng. Ông địa sẽ phù hộ chị bán mau hết. Thôi chị đi nghen.

Rồi chị gánh đi bán. Tiếng rao của chị vang lên  lanh lảnh giữa trưa. Nhìn chị với gánh bắp nặng trĩu tôi thương quá. Và tình thương đó tôi dành để săn sóc cho mấy đứa cháu tội nghiệp.

Chị hiền và thật thà lắm. Một lần thằng Út em tôi tinh nghịch, nó kêu thằng Hai Đen:

- Hai nè, con coi ở đít cậu có gì mà nó ngứa quá.

Cháu tôi thật thà lại gần nhìn. Thằng Út lại la lên:

-Con nhìn xa làm sao thấy, con nhìn sát vô coi.

Và khi thằng Hai cúi mặt thật sát, Thằng cậu tinh nghịch địt cho một cái thật to rồi phá ra cười. Thằng Hai giật mình khóc thét. Chị Tư tôi chạy ra, ôm con vào lòng, vừa giặt khăn lau mặt con vừa khóc:

- Em chơi ác quá, địt vô mặt cháu như vầy nó học ngu thì sao. Chị Tư không thương em nữa đâu.

Thế rồi chị khóc òa, thằng Hai cũng khóc và thằng em Út tôi nghe chị không thương cũng khóc. Má tôi trên nhà đi xuống nghe rõ mọi việc bà la thằng Út một trận rồi bảo chị Tư:

- Mày già rồi mà sao chuyện như vậy cũng khóc. Thiệt hết nói nỗi chị em bây rồi má bật cười.

Nhà đông người nên mỗi lần ăn cơm xong chén bát thật nhiều. Chị và tôi ngồi rửa. Thằng Tất mới tập đi trên chiếc xe có bốn bánh chạy vòng vòng. Cháu chạy tới chỗ mẹ đang rửa chén và vì chạy nhanh rồi lao người ra đòi mẹ nên cháu té xuống đống chén dĩa. Một bên trán bị rách một đường. Chị đứng dậy, chạy tới bồng con lên, thấy máu tràn cả mặt mũi, chị hét lên một tiếng rồi ôm con xỉu luôn. Cả nhà tôi lúc đó kinh hoàng, mọi người lăng xăng rối rít lo cho cả hai mẹ con.

Năm chị tôi có mang đứa thứ năm thì phát hiện anh rễ tôi dan díu với một người đàn bà khác. Chị dấu kín không cho gia đình tôi biết. Chị mang trong lòng nỗi uất ức và đau khổ tột cùng. Vừa bụng mang dạ chửa, vừa phải buôn bán để nuôi con lại bị chồng phản bội, chị tôi sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Khi sanh xong còn non ngày non tháng chị tôi lại phải lo đi làm kiếm tiền vì tiền lính không đủ lo cho cả nhà. Cháu tôi vừa tròn 2 tháng chị tôi lâm bệnh nặng. Má tôi nghe tin vội vàng đem chị và bầy cháu về nuôi. Lúc đó tôi đã khá lớn đang học Trung học có thể giúp má tôi săn sóc chị và bầy cháu.

Má chạy đủ thầy cả thuốc Nam lẫn thuốc Tây thật tốn kém và vất vả. Mỗi ngày tôi tắm cho một bầy cháu 5 đứa. Thằng Hai đã cao lớn thế mà vẫn tồng ngồng cho dì tắm. Cứ một đứa tắm xong , thay đồ sạch sẽ thì tới đứa khác. Quần áo của chị tôi giặt riêng. Có lẽ chị sinh non ngày mà gánh nặng quá sớm nên bệnh phụ khoa. Quần rất dơ, ba tôi không cho tôi giặt và khéo léo khuyên tôi để chị không tủi thân.. Nhưng thấy má tôi quá vất vả rồi nên tôi vẫn lén ba giặt giũ đồ của chị và các cháu.

Có những lúc thấy má tôi quá cực khổ, nhìn tôi đi học về bỏ sách vở là phải lo cho các con của chị. Chị không đành lòng ôm lấy tôi khóc và đòi về lại nhà mình.

Chị nói trong nước mắt:

-Em cực khổ với chị quá. Chị cho con Lan làm con nuôi của em. Mai mốt nó trọng, em đem nó về nuôi để nó giúp một tay một chân với em. Nếu chị không may chết đi, em nhớ lời chị dặn..

Nhờ má tôi hết lòng chạy chữa, chị Tư tôi qua khỏi cơn nguy hiểm. Anh rễ tôi xuống nhà xin rước vợ con về. Vì chị dấu nên má tôi không biết anh đã có tình ý với người khác nên má tôi đồng ý cho anh rễ tôi rước chị về. Có lẽ gia đình không mấy thuận thảo và điều kiện chăm sóc không được như ở nhà tôi nên một thời gian sau chị tôi lìa đời. Chị mất trong niềm đau dấu kín bỏ lại bầy con 5 đứa bơ vơ. Khi tôi đến dự lễ tang chị, tôi thấy có một người phụ nữ ở trong nhà chị tôi. Lúc ấy gia đình tôi mới biết anh tôi đã có người đàn bà khác. Tôi giận lắm không thèm nhìn mặt anh rễ cũng không nói với người phụ nữ kia một lời. Đám tang xong gia đình tôi về nhà thật buồn. Anh rễ tôi và người phụ nữ kia hứa với má tôi sẽ săn sóc cho các cháu tôi chu toàn. Anh xin lỗi má tôi thật nhiều và xin má tôi chấp nhận người vợ mới của anh.

Má tôi không biết phải làm sao chỉ biết gửi gấm các cháu lại và mong chị thương cháu tôi như con đẻ. Còn tôi cũng không buồn nhắc lại lời hứa của chị Tư tôi dù tôi rất thương bé Lan.

Khi em Út tôi gia nhập vào binh chủng Hải quân là lúc em tôi có dịp liên lạc với gia đình anh rễ. Mỗi khi tàu ghé lại Vũng Tàu, Cát Lái là em đều chạy về Bà Rịa thăm các cháu. Các cháu bây giờ cũng lớn và người mẹ kế nhờ trời cũng thương các cháu tôi như con ruột. Còn tôi vì phải theo chồng đi xa nên không có dịp thăm viếng.

Ngày 30 tháng 4 năm 75, em tôi theo tàu đi công tác và kẹt lại không thể về nhà. Cuối cùng em lên tàu rời VN đi tị nạn CS. Trong thời gian ở đảo Guam em  mấy lần em tính về lại VN trên con tàu Thương Tín. Nhưng cũng may cuối cùng em quyết định đi định cư ở Mỹ.

Ở VN các cháu tôi thấy bộ đội lấy chiếc xe Honda của em tôi gửi trong căn cứ chạy vòng vòng ở Phước Tỉnh mà đành chịu. Gia đình anh rễ tôi bị đuổi khỏi khu gia binh và dắt díu nhau đi kinh tế mới. Khi tương đối ổn định anh vẫn tìm cách liên lạc về ba má tôi. Khi má tôi mất, hàng năm tới ngày giỗ, anh chị cũng dẫn các cháu về đốt nhang. Tôi không còn giận anh rễ và chị dâu mới mà còn cám ơn chị đã dùng trái tim và tình thương lo cho các cháu tôi trưởng thành

Mấy chục năm sau, một lần về VN, tôi đã đến thăm anh rễ. Con đường khá xa để đến thăm anh. Trước mặt tôi, ông anh rễ đẹp trai, lanh lợi ngày nào, bây giờ là một người tu sĩ tại gia. Bộ đồ và căn nhà đơn sơ làm tôi chùn xuống mọi buồn phiền trong đời sống. Trên bàn thờ chị tôi nhìn xuống, khói nhang và khuôn ảnh cũ mờ quyện lấy nhau. Ba, Má tôi cũng được anh đem hình về thờ và sớm hôm tụng kinh siêu độ. Trong bộ đồ tu sĩ tại gia anh rễ tôi già yếu lắm rồi. Tiếng nói đã trầm lại, âm thanh điềm đạm , chậm rãi, hiền từ.

Đời sống khó khăn, các cháu tôi lập gia đình mỗi người đi mỗi ngã. Thằng Hai Đen cao lêu khêu ngày nào bây giờ là một ngư dân sành nghề, có ghe đi lưới cá tại Long Hải. Nếu không có làn da đen sạm và đôi mắt lồi to ngày nào có lẽ tôi đã không nhận ra  Hai vợ chồng cháu đã có cháu nội , ngoại. Hôm tôi xuống thăm con trai cháu tôi đi đánh cá chưa về. Vợ thằng Hai có tay nghề ủ mắm và làm nước mắm ăn tại nhà. Nhìn đồ nghề lu nối tiếp lu và những bạn hàng đến nhà bỏ mối cá tôi mừng thầm cháu tôi đã có cuộc sống ổn định.

Thằng Tất thì tội hơn, hai mắt kéo màn chỉ thấy lờ mờ. Nó nắm lấy tay tôi nói thật buồn:

-Dì về thăm mà con không còn nhìn rõ mặt dì bây giờ ra sao.

Tôi muốn đưa tay lên xoa đầu nó, bổng tay tôi khựng lại. Mái tóc cháu tôi giờ lưa thưa và bạc. Trước mặt tôi bây giờ không phải là thằng Tất tôi từng tắm rửa, đút cơm ngày xưa. Nó bây giờ giống như một ông già. Một ông già nghèo nàn, bệnh hoạn . Tôi nắm bàn tay nó. bàn tay chai lên vì cực khổ và làm lụng vất vả.

Thằng em nó. Thằng Trí thì khá hơn. Nó lấy mối hàng nông sản trong mấy khu vực xung quanh bỏ mối cho chợ Phước Tỉnh nên bận rộn cả ngày. Cũng may vợ nó rất giỏi và thằng con thật tháo vát. Đi học về là phụ cha lo việc buôn bán.

Hai đứa con gái chị tôi đã lấy chồng và ở xa. Thời gian không gặp cả mấy chục năm. Tôi đã già, các cháu tôi cũng đã là những người ở lứa tuổi trung niên, nhưng cám ơn trời các cháu vẫn nhớ tới dì và không ngớt hỏi thăm cậu út.

Nhờ con giúp đở, anh rễ tôi cũng có đời sống no đủ không bị quá khó khăn, đói khổ. Nhìn mấy cha con sống đùm bọc nhau tôi cũng yên tâm nhẹ lòng phần nào.

Hôm tôi xuống thăm chị Tư không có ở nhà. Chị xuống nhà bé Lan để chăm sóc cháu ngoại. Chị không con nên coi đàn con của chồng như con của mình. Trong thời buổi khó khăn nhất, anh tôi không còn là lính có lương, tiền, phụ cấp lại phải trôi dạt về vùng kinh tế mới. Chị đã đưa vai ra thế chị Tư tôi lo bảo bọc một gia đình. Tảo tần nuôi bầy con chồng trưởng thành, dựng vợ gã chồng đâu ra đó. Bây giờ chị lại lo cho con của nó sinh nở. Trong phone chị  vui mừng kể cho tôi nghe về con bé  mới sinh dễ thương như thế nào. Nghe giọng nói của chị, tôi hối hận một thời mình đã hiểu lầm và ghét bỏ.

Nhà tôi chỉ có mình tôi con gái, chị Tư tôi ngoài là người chị nuôi còn như một bà mẹ đã chăm sóc chúng tôi từ nhỏ. Mỗi người dính líu với nhau đều do duyên phận. Chị là một thành viên không thể thiếu của gia đình tôi. Mỗi kỷ niệm về chị, tôi và em tôi hay nhắc lại để mà thương.

Trong đời tôi có ba người đàn bà tôi luôn luôn nghĩ đến với tất cả thương yêu. Đó là Má tôi, má chồng tôi và chị Tư tôi. Ba người phụ nữ tượng trưng cho sự chung thủy, hết mực hy sinh cho chồng cho con. Ba người đàn bà đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của tôi. Đã cho tôi hảnh diện về tính cách của người Phụ Nữ VN. Cả ba người phụ nữ đều có những bi ai về số phận. Nhưng họ luôn luôn cố gắng vươn lên, vượt bao nghịch cảnh để hoàn tất nhiệm vụ làm vợ và làm mẹ.

Mỗi khi ai nhắc đến người chị tôi đều nghĩ đến chị tôi. Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh  hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.

Hãy yên nghỉ nghen chị Tư. Người chị hiền lành tội nghiệp của em.

Nguyễn thị Thêm.

Nhạc phẩm Chị Tôi - Bằng Kiều trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2012(Xem: 21120)
Mong vô cùng một ngày nào đó , chúng ta sẽ có một David, Ted, Anthony, William... Nguyễn, Phạm, Lê, Huỳnh… ở Mỹ; hay một Pierre , Daniel, Francois, Jean… Trần, Ngô, Đặng, Lý… ở Pháp, hay một Tuấn, Sơn, Minh, Nam.. Bùi, Đoàn, Phan, Trương ở Việt Nam...đi tiếp được con đường ông Steve Jobs đã đi. Lúc đó chắc là bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh, măng cụt Lái Thiêu , hay nhãn lồng ở Huế sẽ có chỗ đứng trang trọng cạnh bên trái táo cắn dở mà ông Steve Jobs đã vĩnh viễn bỏ lại sau lưng...
19 Tháng Hai 2012(Xem: 26361)
Xã hội Việt Nam ngày nay oan trái chập chùng, tang thương như thế! Nếu không biết cùng nhau toan liệu, ngày một ngày hai càng đổ nát, vô phương xoay trở! Hãy cùng nhau vùng lên tự cứu!
18 Tháng Hai 2012(Xem: 20076)
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
17 Tháng Hai 2012(Xem: 20160)
Tôi lặng thinh, cô đơn trên bãi vắng, một mình. Không biết mấy ngày. Không biết mấy đêm. Bây giờ tôi không đủ sức để khóc thì làm sao đủ sức để nối hay gỡ những mối dây định mệnh.
14 Tháng Hai 2012(Xem: 20302)
Đáng lẽ với tình trạng đó, con Sơn ca phải ẩn mình - dù phải chờ chết cũng phải giấu biệt bộ lông xơ xác của mình để mọi người còn giữ được trong lòng những hình ảnh và sự nuối tiếc tuyệt đẹp về cô. Tôi thương cô, mong mỏi cô bình an hơn, ở một nơi nào đó....
13 Tháng Hai 2012(Xem: 23236)
Các anh chị cũng tự hào kể về cha mình, dù tuổi cao, sức yếu, vẫn đóng góp công sức cho cộng đồng người Việt đồng hương qua những buổi họp hội đoàn, đóng góp những đồng bạc chắt chiu do con cháu gởi tặng, những đồng tiền dành cho người già của chánh phủ Mỹ cho hàng tháng để dành tặng cho hội H.O và T.P.B, trẻ em nghèo khổ
12 Tháng Hai 2012(Xem: 27657)
Ở bên này, không có giống mai vàng mộc mạc má yêu thương. Những khi nhớ má, thì thật ngược đời, tôi lại khát khao được nâng niu một cánh mai vàng. Lúc ấy mà được ở bên nhà, tôi nhất định sẽ cùng má bón phân, tưới nước cho mai.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 21882)
“Nhốt mầy lại coi mầy còn phá nữa hết”. Gió chun vào thổi phồng quần lên. Hai ống quần bọc no nứt gió, bay nằm ngang trên không trung như hai khúc dồi. Nó vừa muốn túm lưng quần lại đề gói gió trong ấy, thì chợt nhận ra rằng ở đâu cũng có gió hết, gió chạy trên người nó để trôi ra phía sau, gió thổi cát bay, gió lay tàu chuối.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26520)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26217)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
05 Tháng Hai 2012(Xem: 20047)
Buổi lễ tiển biệt được kết thúc trong bầu không khí trang nghiêm, nhưng ấm áp tình cảm gia đình đã để lại cho tang gia và đồng hương đến tham dự với những cảm xúc khó quên. Hương linh Bác sáu Lê văn Nhơn còn phảng phất đâu đây chắc hẵn sẽ mỉm cười…
02 Tháng Hai 2012(Xem: 19136)
đã gói ghé tấm lòng của Ban Biên Tập ( Với đoạn văn “ Những kỷ niệm thời thơ ấu” Kính mong bác sáu luôn mạnh và hình ảnh hai anh Nghĩa, Kỉnh vẫn còn kề cận bên bác sáu). Và hôm nay bác sáu đã ra đi, thân xác sẽ trở về với cát bụi, nhưng hương linh những người con bỏ ra đi trước, cũng sẽ trở về đoàn tụ với bác sáu nơi cõi vĩnh hằng…
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19416)
Tôi thắp hương trên bàn thờ Phật. Cung kính niệm Đức Dược Sư Quang Như Lai. Xin cho bình an và cứu độ muôn loài. Tôi cầu nguyện cho Cữu huyền thất tổ , cha mẹ hai bên. Xin gia hộ cho chồng tôi sức khoẻ tốt hơn, cho các con, các cháu tôi khoẻ mạnh, vui vẻ, biết yêu thương và biết chịu đựng mọi khó khăn, trắc trở của đời sống.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 18919)
Chuyện bình thường trong xã hội này không dưng trở thành nỗi ngạc nhiên trong một thể chế khác. Hình như có những chiếc lá vàng may mắn đã bay lượn trong hoan ca trước khi về với đất...
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 19246)
“Tôi không thể ngồi yên Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm Một nghìn năm hay triền miên tăm tối
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 22496)
Thưa các anh, các anh đã gục ngã với tình yêu quê hương, vì hai chữ tự do cho tha nhân, chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến, không bao giờ quên các anh, mong được về thăm lại những nơi mà chúng ta đã cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc.
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 18994)
Đã bao mùa Xuân trôi qua ...có nhiều biến chuyển trong cuộc đời...Ba và thầy Rao đã yên lành nơi cõi vĩnh hằng. Tôi vẫn không quên những lần thầy đến nhà tôi, Ba và thầy đứng cạnh hồ cá trước sân nhà. Cả hai nói về chuyện thời sự và về việc học của tôi. Thầy luôn luôn quan tâm ..
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 25861)
Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 26317)
Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "Tùy Thuận Duyên Giác",
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 18492)
Anh đó, Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cửu Long, Tim đỏ thắm như bã trầu của mẹ quê, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế Giới Thứ Ba nổi trôi hơn thân phận con người.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25642)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 19213)
Những điều em nghĩ về anh, tưởng tượng về anh thuở đó đã tạo trong em hình ảnh một người khổng lồ, là anh. Và em đã yêu anh qua hình ảnh người khổng lồ đó. Nhưng anh nào có biết gì đâu.
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 18581)
Bài toán cuộc đời chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm được ẩn số hài lòng người giải nhưng cứ mỗi một năm mới đến lại đem theo hy vọng cho một dấu nhân của chia xẻ và thương yêu, một dấu trừ cho bạo lực và chiến tranh. Được như vậy thì có lẽ mùa Xuân sẽ vẫn ở quanh năm trên quyển sổ cuộc đời.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19614)
gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh, ngồi lặng ngắm bầy chim sãi cánh tìm về tổ ấm. Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, văng vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19361)
Ngày xưa, ông Carnot khi thành nhân còn có dịp về ngôi trường làng thăm thầy cũ. Những Carnot Việt Nam trong những ngày tàn của thế kỷ có một quê hương mà không được về. Đến khi về được chắc không còn thầy để thăm.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18424)
Tôi đã chạy như bay đến bệnh viện khi được thằng con trai báo tin là vợ tôi đã được cứu sống. Tôi lao vào căn phòng có vợ tôi đang nằm im lìm, thoi thóp. Tôi kịp giữ nàng lại lúc nàng cố gắng lấy sức tàn để đập đầu vào tường tự sát một lần nữa. Tôi ôm nàng và khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi van xin nàng hãy vì tôi, vì các con mà sống.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19093)
Con người nào có hơn gì cây cỏ! Thiên nhiên làm chủ vạn vật; con người chỉ là sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la. Dù ở nơi nào trên mặt đất, con người vẫn chỉ là sinh vật nằm trong bàn tay của Thượng Đế.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19173)
Rồi ngày tháng dần trôi, cháu ngoại em nay đã vào lớp 9. Cháu ngoại tôi cũng chuẩn bị vào lớp1. Gặp tôi, em nở nụ cười và gật đầu chào. Tôi đáp lại. Gặp nhau chẳng biết nói năng gì?. Tôi định chép lại những bài thơ để tặng em. Chắc ngày xưa em có đọc, nhưng bây giờ không còn nhớ. Nếu em có địa chỉ email thì hay quá.
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19964)
Tôi có nghe ai đó nói: Với thế giới này, bạn chỉ là một người. Nhưng với một người, bạn là cả thế giới của họ. Cảm ơn bác, cảm ơn người đàn bà nhặt lon trên đất Mỹ. Chính bác đã mở ra trong tâm hồn cháu cả một thế giới lắng đọng bao la: Một thế giới kiến tạo từ đôi tay gầy guộc của người mẹ tần tảo.
09 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21223)
Những cánh cửa hé mở... Những dòng đời trôi theo một nhịp thiết tha, trôi theo mệnh nước, trôi theo phận người, trôi nổi bềnh bồng, chan chứa đam mê, đau khổ, và khát vọng trong ánh sáng chói lòa của tình yêu. Tình yêu, từ thuở hồng hoang, chỉ đơn thuần có hai màu trắng và đen.
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18544)
Không biết đối với mọi người mùa Giáng Sinh ra sao, riêng tôi, mùa Giáng Sinh ở tuổi nào vẫn đem lại màu xanh tươi vui mà tâm hồn tôi luôn mở ra để đón nhận.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24568)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25537)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.
01 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19994)
Theo quan niệm của người Á Đông mình, được gọi là THỌ khi đã bước qua tuổi 60, lục tuần, tức là đã đi hết một vòng tuần hoàn của thiên can, địa chi.Đối với tôi, đó cũng là điều hảnh diện và sung sướng khi cảm nhận mình hiện diện trên cỏi đời nầy được 60 năm,
29 Tháng Mười Một 2011(Xem: 16640)
Khi đề cập đến phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh
28 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17749)
Chẳng ai biết tên thật của ông ta là gì, mãi cho đến lúc câu chuyện khủng khiếp đó xảy ra. Thường ngày Người Chăn Vịt Trại Châu Bình chúng tôi vẫn gọi ông là ông Năm Cò. Tôi cũng không hiểu tại sao ông lại có cái tên này.
25 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18110)
Chán đời phiêu bạt bị gậy trờ lại mái nhà xưa đuổi gà cho vợ, đến ngày lể Tạ Ơn nhìn mặt mình trong kiếng sao thấy gần giống con gà tây ngoài vườn. Chắc là tại ăn nhiều gà quá hay chăng?
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19521)
Ấy chết! Thứ Năm tuần này là Lễ Tạ Ơn, sao Lão Móc lại đi nói chuyện bá láp làm phiền nhiều người như vậy nhỉ? Nhân Lễ Tạ Ơn, Liên Đoàn Gà Tây toàn quốc có tặng Tổng Thống Hoa Kỳ một con gà tây, và con gà tây này sẽ được Tổng Thống tha mạng,
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19470)
Đã 20 năm rồi, những kỷ niệm về muà Tạ Ơn đầu tiên trên nước Mỹ vẫn còn nằm nguyên trong trí nhớ cuả tôi. Tôi yêu đất nước này biết bao, một lần trở về chốn cũ
16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 21052)
Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 22590)
Tôi biết… tôi biết… Hễ nói tới chiếc áo dài trắng là mọi người nghĩ ngay đến sự ngây thơ hồn nhiên, vẻ dịu dàng xinh xắn của các cô nữ sinh. Nhưng nào có ai biết đưọc nổi khổ của bọn con gái tụi tô
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17997)
Hò… ơ… Rồng chầu ngoài Huế, Ngựa tế Đồng Nai. Nước sông trong sao cứ chảy hoài, Thương người xa xứ lạc loài đến đây.
31 Tháng Mười 2011(Xem: 18735)
con còn đi khắp thế gian khóc cười. Cuộc đời là vậy đó. Con còn nặng nợ với đời và sẽ tiếp bước ba, theo sau . Câu trả lời chỉ còn là thời gian. Vĩnh biệt ba kính yêu của con.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 19245)
Xin được phép mượn lời của nhà thơ Phan Văn Trị trong bài họa với Tôn Thọ Trường ngày xưa “Ai về nhắn với Chu Công Cẩn, Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng” để trả lời với những ai vẫn còn trách cứ,
23 Tháng Mười 2011(Xem: 19430)
Tiếng khóc nức nở làm tôi tỉnh lại, tôi thấy thằng Đầu Bự đang ôm xác thằng kia khóc lóc. Tôi la lên Đầu Bự… Đầu Bự…đừng…đừng… Hắn quay lại nhìn tôi, rồi từ từ leo lên bàn. Tôi thấy hình như hai đứa nhập lại thành một và từ từ ngồi dậy
21 Tháng Mười 2011(Xem: 17956)
Mùa Thu là mùa của lá rụng, ai cũng ngẩn ngơ nhìn cảnh tàn tạ của những chiếc lá khô đã sống hết một đời của lá, rơi xuống và nằm thinh lặng trên mặt cỏ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 19151)
Hòa trong nỗi sầu vào thu, suối mơ cũng buồn vì suối lưu luyến tình nhân thế. Nỗi buồn tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, tình yêu tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, chẳng bợn chút dục vọng, sầu thương, mà dường ru con tim nguôi ngoa lắng dịu.
13 Tháng Mười 2011(Xem: 20926)
Em không nghe, không biết gì hết… Nhưng còn tôi, tôi nghe và hiểu được sự rung động của tim mình và cũng biết rằng mình đang yêu nhưng không nói ra được vì …vì nhút nhát, rụt rè… của cái tuổi học trò mới lớn đang biết yêu. Cũng có thể em đã nghe nhưng vẫn giả đò làm ngơ, như con nai vàng ngơ ngác
03 Tháng Mười 2011(Xem: 19995)
Để rôi năm tháng dần trôi theo cõi đời nghiệt ngã, ông cởi áo đi tù, gậm nhấm nỗi hờn vong quốc, bà vẩn ở lại nhà đêm đêm cố tìm lấy hơi ấm của chồng qua manh áo cũ.
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19234)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài