3:32 SA
Thứ Ba
19
Tháng Ba
2024

NGỒ QUYỀN BIÊN HÒA VỚI GIẢI " VIẾT VỀ NƯỚC MỸ" - VIỆT BÁO

18 Tháng Tám 20156:01 CH(Xem: 9900)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm...
BH có nhiều nhân tài quá chừng...

:-)
Tác giả Orchid Thanh-Hương Lê từ cơ duyên đến  với hội ái hữu Biên Hòa California qua cơ duyên bài viết nhận huy chương đồng hình chữ V của anh Lữ Công Tâm, năm nay đoạt giải chung kết vinh danh tác giả và tác phẩm
Tác giả Phùng Annie Kim cựu giáo sư trường trung học Công Thanh Biên Hòa đoạt giải vinh danh tác phẩm
Tác giả Nguyễn Thị Thêm cựu học sinh trung học Ngô Quyền đoạt giải danh dự viết về nước Mỹ

 

Kết Quả Giải Viết Về Nước Mỹ 2015

17/08/2015 00:01:00 (Xem: 2272)
Kết Quả Giải Viết Về Nước Mỹ 2015
DSC_0403 Chụp hình lưu niệm các tác giả, Ban Tuyển Chọn, và Gia Đình Việt Báo trong Buổi Phát Giải Viết Về Nước Mỹ Năm 2015. (Photo VB)  

Trong buổi lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16, được tổ chức tại Moon Light Banquet, Westminster vào chiều Chủ Nhật 16 tháng Tám, với khoảng 400 quan khách tham dự, nhật báo Việt Báo đã công bố và trao tặng các giải sau đây. 

Giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm

DSC_0389 Tác giả Phương Hoa (hàng trước, phải) trao Giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả và Tác Phẩm cho tác giả Orchid Thanh-Hương Lê (hàng trước, trái). Trong hình hàng sau, từ phải, nhà thơ Trần Dạ Từ, nhà văn Nhã Ca, nhà báo Hòa Bình, nhà báo Phạm Minh, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân, nhà báo Bồ Đại Kỳ, tác giả Philato, và nhà thơ Du Tử Lê. (Photo VB) 

Orchid Thanh Lê 
Với “Trả Lại Tên Cho Người Bị Mất Tên”
Tác giả là thứ nữ trong một gia đình sĩ quan VNCH. Công việc hiện tại: Phó Giáo Sư Tiến Sĩ tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California, có nhiệm vụ hỗ trợ tiếng Việt cho Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích Trong Chiến Tranh Việt Nam. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2014, với 4 bài viết, cô đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, với bài “Thầy Việt, Trò Mỹ” và giải Vinh Danh Tác Giả với bài “Đi Tìm Tên Một Người Vô Danh”, kể lại việc cô - do nhân duyên - đã tìm được tên của một không quân VNCH tử thương trong một phi vụ hỗn hợp với quân nhân Hoa Kỳ vào thời chiến.  
Sang năm 2015, Orchid Thanh Lê tiếp tục góp thêm 8 bài viết mới, trong số này có bài “Trả Lại Tên Cho Người Bị Mất Tên”, được viết trong nỗi thổn thức của niềm đau tháng tư - kể về buổi lễ ngày 23-5-2015, khi chính phủ Hoa Kỳ chính thức trao huy chương và gắn lại bảng tên cho người chiến sĩ bị mất tên. Tác giả tham dự buổi lễ được tiếp vận qua vệ tinh trung chuyển tại căn cứ Eustis, Virginia. 

Giải Chung Kết Vinh Danh Tác Phẩm 

DSC_0371 Nhà thơ Du Tử Lê (phải) trao Giải Vinh Danh Tác Phẩm cho tác giả Phùng Annnie Kim (trái). (Photo VB)  

Phùng Annie Kim 
Với bài “Giọt Máu Rơi Của Người Lính Chết Trẻ”.
Tác giả trước đây là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Với 14 bài viết trong năm, trong đó có bài "Chú Lính Mỹ" bà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm 2015, Phùng Annie Kim góp thêm 9 bài viết mới, tiếp tục cho thấy sức viết mạnh mẽ, công phu sưu tầm, sự tinh tế và tấm lòng. “Giọt Máu Rơi của Người Lính Chết Trẻ” là câu chuyện hơn 40 năm sau của chiếc trực thăng U-H1 bị bắn rơi trong cuộc hành quân Hạ Lào năm 1971. Đây cũng là câu chuyện của ba thế hệ gắn bó với cuộc chiến tranh Đông Dương, được viết với những tình tiết chính xác về chiến sự và về Viện Bảo Tàng Báo Chí Newseum tại Hoa Thịnh Đốn.

Giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả
 

DSC_0375 Nhà báo Bồ Đại Kỳ (thứ 2, phải) trao Giải Vinh Danh Tác Giả cho tác giả Philato (trái), MC Trần Tường Huy (phải). (Photo VB)  

Philato
Với ba bài tiêu biểu: “Nghé Đi Tìm Trâu”; “Cố vấn Mỹ và Trâu Điên”; “Bà Mẹ Quê”. 
Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH - 13 năm lính chiến, từ 1962 tới 75, với 5 chiến thương bội tinh. Là một cựu tù cộng sản, ông định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View, và đã góp bài viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên với các bút hiệu Cáp Tô Văn, Philato, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Năm 2014, với bài hướng về các thương phế binh VNCH, “Sàigòn lớn nhỏ đều nhớ anh” ông nhận giải Danh Dự. Sang năm 2015, đánh dấu 40 năm sau Tháng Tư 1975, ông góp thêm 10 bài mới, với sức viết vượt trội. 

Giải Trùng Quang Viết Về Nước Mỹ 2015 

DSC_0366 Đại diện gia đình Bà Trùng Quang là Thi Sĩ Đỗ Khiêm (thứ 2 từ phải) trao Giải Trùng Quang Viết Về Nước Mỹ 2015 cho tác giả Khôi An (trái), nhà thơ Trần Dạ Từ (phải) giới thiệu. (Photo VB)

Khôi An
Với bài viết “Bốn Mươi Năm, Nỗi Niềm Ba Thế Hệ”
Tác giả từng phải rời bố mẹ để vượt biển từ tuổi học trò, đến Mỹ năm 1984, tám năm sau, 1992, Khôi An đã là một kỹ sư viết nhu liệu cho sản phẩm Intel 1486 và đại diện công ty sang Á Châu “bàn giao kỹ thuật” cho phân xưởng ngoại quốc đầu tiên của Intel ở Penang, Mã Lai. 
Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, những bài viết của Khôi An luôn thể hiện sự thiết tha với tiếng Việt, văn hóa Việt, truyền thống Việt. Năm 2009, cô nhận Giải Danh Dự, năm 2010 nhận giải Vinh Danh Tác Giả và năm 2013 Khôi An đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trong tổng số hơn gần ba ngàn tác giả Viết Về Nước Mỹ, riêng khôi An đã có hơn 5.75 triệu lượt người đọc trên Việt Báo Online, chưa kể sách báo in và các trang mạng trong ngoài nước thường xuyên trích đăng lại. 

7 Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015 

Nguyễn Thị Thêm 
Với hai bài tiêu biểu, “Mùi Áo Lính” và “Người Lạc Mất Đường Về”. 
Tác giả sinh năm 1948 tại Biên Hòa, Việt Nam, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện định cư tại Riverside, California. “Chồng tôi là lính VNCH. Hai thằng con tôi là lính của quân đội Hoa kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính,” tác giả kể. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bà đã góp 9 bài viết cho năm 2015, kể nhiều chuyện sống động và xúc động về một gia đình gốc Việt với cha lính, con lính. 

H. Tịnh 
Với bài “Nỗi Đau Giam Con trong Lồng Sắt” và “Tựu Trường & Những Cú Sốc Tháng 9” 
H. Tịnh là tên thật của tác giả. Quê hương Quảng Nam Đà Nẵng. Sư phạm Huế ngày xưa. Thợ lao động về hưu. Sống cùng gia đình ở Quận Cam, California. H. Tịnh là tác giả sách “Bênh Vực Tự Kỷ - Tất cả về... Tự Kỷ và Học Đường.” Với gần 500 trang sách khổ lớn, đây là một công trình sưu khảo công phu, tâm huyết 10 năm của tác giả. Từ 2010, H. Tịnh đã góp cho Viết Về Nước Mỹ bài “Những Đứa Con Tự Kỷ” Sang năm 2014, thêm bài “Nỗi Đau của Vợ Chồng Việt Giam Con trong Lồng Sắt ở California”. Tiếp theo, là “Những Cú Sốc Tháng Chín”, kể về kinh nghiệm chuẩn bị hành trang tựu trường cho con tự kỷ. 

Huỳnh Thanh Sơn 
Với bài “Như Giấc Mơ Hoa, viết cho con cháu” 
Vị tác giả Viết Về Nước Mỹ 2015 cao niên nhất trong năm tự gọi mình là "Năm Sơn", 84 tuổi, cựu quân nhân QLVNCH, Võ Bị Thủ Đức từ 1954. Chức vụ sau cùng: Trung tá thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 tại Cần Thơ. Sau Tháng Tư 1975, hơn 10 năm tù cải tạo. Định cư tại Mỹ theo diện H.O. ngày 22 tháng 6 năm 1994, hiện sống một mình tại Westminster. Bài viết kể về những tình người tử tế tại miền Nam thời chiến, từ gia đình, vợ chồng, cho tới một tình yêu ngang trái. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, Năm Sơn cho biết ông đã viết bài này ngay trong đêm Giao thừa Tết Ất Mùi 2015 và viết suốt ba ngày đầu năm. 

Ngô Đình Châu 
Với hai bài “39 Năm Nhìn Lại” và “Một Chặng Đường” 
Tác giả sinh năm 1952, dân Sài gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan VNCH, một trung đội trưởng tác chiến, ông hiện là cư dân Lackville, Florida, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với hai bài viết chân thực mà xúc động. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, tác giả góp hai bài: “39 Năm Nhìn Lại” là một hồi ức sống thực về cuộc chiến. Buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, tác giả là một thương binh, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài tiếp theo là “Một Chặng Đường”, tự sự về hành trình chi tiết của một HO. 21 đến Mỹ năm 1993. 

Trần Thiện Phi Hùng 
Với bài “Chôn Một Chế Độ.” 
Làm sao để chôn hai chế độ? Câu hỏi được trả lời trong bài viết của tác giả, 40 năm sau khi một chế độ đã bị chôn. Trần Thiện Phi Hùng là tác giả có tên trong danh sách nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2013. Tác giả cho biết ông là một Hải Quân Trung Uý VNCH; tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Thư kèm bài, ông viết “Tôi vào lính năm 18 tuổi. 12 năm 4 tháng làm lính. 35 năm chưa về lại VN. Không biết, không hiểu, nên không dùng được từ ngữ mới sau 75. Hơn nửa thế kỷ mới viết lại, nên sai nhiều chính tả mong ban biên tập sửa cho. Chuyện cải tạo Vườn Đào và người tù về sớm nhất có thật 100% là tôi, Phi Hùng.” 

Nguyễn Hữu Thời 
Với bài tiêu biểu “Vợ Chồng Người Hàng Xóm” 
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, tham dự chương trình giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, đã nhận giải năm 2001 và vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, nguyên Hiệu trưởng trường Trung học BC Lê Văn Duyệt, tỉnh Quảng Ngãi. Sĩ quan QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm Senior Computer Analysis cho hãng Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009.

Phi Yên 
Với bài viết “Bố Tin Ở Con” 
Tác giả kể trong bài, “tôi là con của một quân nhân đã trả ơn đất nước bằng một đời binh nghiệp và mười ba năm tù cộng sản.” O ng thuộc thế hệ “một rưỡi”, đang nhìn thấy con em mình trưởng thành trên đất Mỹ. Bài viết được tác giả ghi là để “Kính tặng những ông Bố có con trai vào lính Hoa Kỳ.” Tác giả tên thật Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Năm 2012, Phi Yên đã nhận giải đặc biệt với bài viết về nước Mỹ đầu tiên: một tự sự linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. 

10 Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015 

Hoà An 
Với bài “Chuyện Kể Cho Thế Hệ Trẻ” 
Đến Hoa Kỳ vào cuối thập niên 70. Lúc đầu nhận dạy học sinh Trung học mới đến Mỹ không phân biệt ngôn ngữ chính mà các em sử dụng. Nhưng về sau chuyển sang ngành quản trị cho các công ty thương mại Hoa Kỳ, về hưu năm 2014. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả là chuyện tình thời mới lớn - khi chưa kịp lựa chọn, hẹn hò, yêu thương - của một nữ sinh miền Nam với những người lính cộng hoà trẻ trung mà bất hạnh trong cuộc chiến. Tất cả đã tan tác, chia xa nhưng tình yêu của một thời tử tế đã thành những kỷ niệm còn được thương nhớ mãi. 

Trần Kim Bằng 
Với bài “Hồi Ký Vượt Biên Đường Bộ.”  
Tác giả Trần Kim Bằng, cư dân vùng Little Saigon là một nhạc sĩ, đã phát hành tập nhạc và CD “Duyên”. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một hồi ký về hành trình vượt biên đường bộ năm 1980. 

Màu Xanh Nhỏ 
Với bài “AQ Tạ Ơn” 
Màu xanh nhỏ là dịch nghĩa tên thật của tác giả Nguyễn Vi Lam (vi: nhỏ; lam: màu xanh) sinh năm 1979 tại Long An, Việt Nam. Sang Mỹ năm 2004 theo tu chính Mc. Cain, hiện là cư dân Sacramento, cho biết cô đã theo dõi chương trình Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm nay, đây là bài tham dự đầu tiên của tác giả. Cô nói: Đây không phải là nhân vật A Quay hay A Quế trong câu chuyện của Lỗ Tấn "A Q Chính Truyện"; mà là một anh chàng đang sinh sống tại thủ phủ Sacramento tiểu bang California! Người viết "thay lời muốn nói" để gởi đến người đọc những tâm sự, những trăn trở của anh. 

Y Châu 
Với bài “Cây Trái, Nhà Vườn Miami” và nhiều bài viết ngắn.
Y Châu, tên thật là Nguyễn văn Y, cựu học sinh Tân Châu, Thủ Khoa Nghĩa Châu Đốc, cựu SV Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội Cần Thơ. Cựu SQ/QLVNCH, cựu tù cải tạo. Hiện là cư dân Miami, tiểu bang Florida. Những ngày đầu tiên đến Hiệp Chủng Quốc Mỹ, từng đi làm hầu bàn ở nhà hàng, làm thợ nails, thợ cắt chỉ… Tác giả đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, cây trái quê hương. Bài mới của ông kể nhiều chi tiết đặc biệt về cây trái và nhà vườn gốc Việt tại Miami, Florida. Tin mới là do bị dồn hàng, nhà vườn vùng này hiện đang “bỏ Thanh Long, lấy Nhãn Cầu”. Tựa đề được đặt lại theo nội dung. 

Kim Phượng Newman 
Với bài “Cho và Nhận” 
Tác giả sống tại Mỹ từ năm 2002 hiện là cư dân Vancouver, WA. Nghề nghiệp Artist (làm tranh bằng những vật liệu trong thiên nhiên như hoa lá cây cỏ ép khô…) Bài đầu tiên của tác giả là “Cám Ơn Mẹ”, kể về bà mẹ chồng người Mỹ bằng tấm lòng trân quí. Tác giả hiện là giáo viên thiện nguyện của trường Văn Lang Portland, OR. Cho và Nhận được viết nhân Kỷ niệm 25 năm thành lập của Trường Việt Ngữ Văn Lang Portland, OR. 

Trần Đình Đức 
Với bài “Bước Đi Bước Nữa?”  
Tác giả sinh năm 1959 tại Saigon. Học trung học trường Hưng Đạo. Vượt biên cuối năm 1983 và định cư tại San Jose, California đầu năm 1985. Hiện nay là Mechanical Engineering Consultant và dạy CAD Tools ở Silicon Valley, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sang năm 2015, ông góp hai bài viết. “Niềm Nhớ Không Tên và Một Thời Áo Trắng” kể chuyện vượt biển và kỷ niệm tuổi học trò, và “Bước Đi Bước Nữa”. 

Lê Minh Nguyên 
Với bài “Hoa Bồ Công Anh / Dandelion” 
Tác giả là một cựu hải quân Hoa Kỳ, chỉ mới... 26 tuổi. Sinh năm 1989, theo gia đình nhập cư Mỹ từ 2003, gia nhập hải quân Mỹ năm 2009, khi mới 20 tuổi, giải ngũ năm 2013 khi 25 tuổi, hiện đang học ở Las Vegas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy tác giả có cách nhìn, cách nghĩ riêng biệt. 

Bernard Nguyên Đăng 
Với bài “Tạ Ơn” 
Tác giả là cư dân Texas. O ng cho biết đang giảng dạy tại đại học và là một chuyên viên hoà giải. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Bernard Nguyên Đăng nhân mùa Thanksgiving, theo tác giả, là “chia sẻ thêm một cung lòng biết ơn”. 

T. V. Vũ Ngọc Thạch 
Với bài “Hát O Nhọc Nhằn” 
Tác giả là một vị cao niên, đã trên 77 tuổi. O ng tên Vũ Ngọc Thạch sinh năm 1937 tại Thanh Hóa. Di cư vô Nam 1954 làm công chức VNCH từ 1965 đến 30/4/1975. Đi tù cải tạo 6 năm 8 tháng 22 ngày. Qua Mỹ HO 15 từ 1992, đúng ngày quốc tế nhân quyền, 22/12. 

Sao Nam Trần Ngọc Bình 
Với bài “Chồng Mỹ Vợ Việt” 
Tác giả nguyên sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, là một trong những tác giả thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. O ng cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ. Bài sau đây ông viết theo lời kể lại của một phụ nữ Việt, có chồng là người Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7631)
Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau. Con sẽ được ở bên cạnh má đời đời
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8431)
Khó khăn và quan trọng nhất là làm sao tui giữ vững sự thương mến của mọi người đã dành cho, để một ngày như mọi ngày vẫn là ngày sinh nhựt cũa tui.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9479)
Tôi gửi lên đây chút lòng ái mộ. Một góc Biên Hòa để nhớ quê hương
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9323)
Cư An Tư Nguy” cám ơn trường bộ binh Thủ Đức. Quân trường đã rèn luyện chúng ta sự nhẩn nhục và chịu đựng của một người lính
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 8354)
Các bạn hãy hẹn nhau cùng về hội ngộ. Để tìm lại niềm vui và nụ cười hân hoan sum họp của thầy cô và bạn hữu.
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9530)
Nhớ đòi nó rửa lon vụ này cho cẩn thận nghe mấy cha. Ít nhất ông Thường Vụ này cũng thích ca hát, thích nhậu nhẹt và rất biết lo cho anh em.
25 Tháng Sáu 2017(Xem: 10175)
Cái nhà! vâng " Sống có nhà, chết có hòm" là câu nói ngoài miệng khi người ta khẳng định chủ trương cuộc sống của mình.
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7360)
đốt đuốc đi tìm xem *Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân* đang nằm trong cống rãnh nào
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 7177)
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con . Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 8293)
“Chúng tôi là người lính”. Hy vọng chúng tôi đã làm sáng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong ngày D- DAY của Lữ đoàn 304TH
15 Tháng Sáu 2017(Xem: 8429)
khi phác thảo xuất thần các khuôn mặt bạn văn, bằng hữu cô có lòng yêu quí. Như vậy cũng đủ cho người viết khi tình cờ ngẫu hứng muốn ‘Viết về Duyên
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9152)
Cuộc sống dù khó khăn cách mấy nhưng những tình cảm tốt đẹp này còn tồn tại thì đời sống vẫn còn ý nghĩa biết bao nhiêu.
21 Tháng Năm 2017(Xem: 7668)
không ai giống được như Má trong thế giới của Ba. Đối với Ba, cuộc sốngcủa Ba đã chấm dứt từ khi hơi thở cuối cùng của Má trút ra trên thế gian này
14 Tháng Năm 2017(Xem: 12449)
kim đồng hồ không bao giờ quay ngược được, chiếc lá không còn đủ xanh trở nên vàng úa chuẩn bị lìa cành...
29 Tháng Tư 2017(Xem: 8705)
Thế là hết, dấu tích kỷ niệm của gia đình chúng tôi cũng không còn. Về một lần chỉ mong tìm lại kỷ niệm
28 Tháng Tư 2017(Xem: 9407)
Nếu không có ngày này thì Mẹ đã không mất chồng và con không mất Ba khi mới 1 tuổi đời
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7731)
Bản thân tôi cứ mỗi năm đến hẹn lại thu xếp nghỉ làm để góp sức với chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh.
17 Tháng Tư 2017(Xem: 7624)
Xin các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình vượt qua cơn bão giông này.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 9419)
Có chăng chỉ là chữ tình để lại cho đời. Tình đồng nghiệp, tình thầy trò, bạn bè và đồng hương
11 Tháng Ba 2017(Xem: 7612)
Bao giờ ánh sáng văn mình và quyền bình đẳng nam nữ chính thức đến tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Thì ngày ấy sẽ không có chiến tranh
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8497)
Dù sao tôi cũng đã thỏa mãn được ước mơ "Một lần viếng thăm xứ sở của Thái Dương Thần Nữ khi mùa hoa Anh Đào nở rộ"
18 Tháng Hai 2017(Xem: 9212)
Con người một khi lìa đời sẽ không mang theo của cải, nhưng đã có một gia tài bằng sự quý mến của tha nhân
14 Tháng Hai 2017(Xem: 8511)
Cảnh kinh hoàng xảy ra! Quá bực tức vì rượt đuổi theo mấy ả mái tơ, mất thì giờ và mất sức
11 Tháng Hai 2017(Xem: 8901)
Hai bản nhạc God Bless America và Việt Nam Việt Nam được hát lên với hùng hồn mãnh liệt. Đã tạo sự xúc động cho toàn thể mọi người đến tham dự
10 Tháng Hai 2017(Xem: 10360)
Còn bao nhiêu số phận đang sống vất vưởng bên lề xã hội, không người thân, không bạn bè.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 8279)
Thay mặt cho những người Biên Hòa xin cám ơn những anh chị đã đặt viên đá xây dựng ngôi nhà tình nghĩa ấm nồng này.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8499)
Tân Niên “ BIÊN HÒA THỜI CHINH CHIẾN” như một lời cám ơn những con người và những tấm lòng cho miền Nam Tự Do.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 10002)
nhưng tôi cũng như bao nhiêu thân phận những phụ nữ khác đã hòa quyện vào dòng sinh mệnh chung của hơn hai mươi triệu người dân Miền Nam
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 9289)
Riêng đối với những em những người bạn trẻ chúng tôi đã có buổi tối gặp mặt êm đềm nồng ấm vào đêm 30.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8008)
Chúc mọi người trên toàn thế giới ấm no , hạnh phúc. Chúc thế giới "hòa khí sinh tài". không hủy diệt lẫn nhau
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8859)
Tôi nợ mình trăm điều tự hỏi, đợi đêm về vung câu hỏi vào đêm. Và tiếng của đêm
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9669)
Xin cám ơn Thượng Đế. Cuối cùng tôi xin được cúi đầu, để tưởng niệm tất cả anh linh của những người đã nằm xuống vĩnh viễn cho cuộc chiến.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7534)
Tháng 11 tôi ứa lệ tiễn người em gái chung trường ra đi . Em cũng là một cô giáo. Em hiền hòa dễ thương.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13205)
Đêm đó chúng tôi cười giởn rất tự nhiên và vui đến nổi không để ý các quan khách đã ra về từ bao giờ.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9267)
Tôi hát khẻ ru mình "... thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rức. Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu..."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8314)
Ở rất xa, luôn huớng lòng về Biên Hòa và mong người ở đó bây giờ cũng hạnh phúc, an lạc như chúng tôi ngày trước.
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8414)
Chị nhắm mắt lại nguyện cầu: Xin ơn trên ban phước lành đến với tất cả mọi người.
26 Tháng Mười 2016(Xem: 7883)
Chưa bao giờ như lúc này, tôi thèm được làm người mắc cơn mưa vội trên đường không kịp tìm chỗ trú
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9478)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10657)
Chiến tranh như cơn xoáy tàn bạo cuốn hút những người học trò vào đó. Không thể chống cự, không thể vùng vẫy
11 Tháng Chín 2016(Xem: 7965)
những ngón tay lã lướt tê tái, xuyên vào tâm của đá giống như những ánh trăng rơi.
10 Tháng Chín 2016(Xem: 8496)
chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 2016(Xem: 8059)
Mila chạy vội đến ôm xiết lấy em như thể chị em đã xa nhau lâu lắm rồi.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8505)
Nhưng tôi vẫn thấy, sao lòng mình cứ thiết tha đến thế...
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8140)
Tôi trở lại Séc trong niềm tâm tư bộn rộn, đối với quê hương xứ sở của mình. Tổ quốc VIỆT NAM
20 Tháng Tám 2016(Xem: 9582)
Những ngày cuối cùng khi thầy còn ở cõi nhân thế, lời tri ân này được kèm theo đây em xin kính gởi thầy như lời tiễn đưa.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 11900)
Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 12194)
Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 11487)
Hãy đếm cuộc đời của bạn bằng nụ cười chứ không phải những giọt nước mắt