3:50 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

ƯỚC MƠ CỦA BÉ NHÈ - Nguyễn Thị Thêm

20 Tháng Chín 20159:38 CH(Xem: 8466)

ƯỚC MƠ CỦA BÉ NHÈ

uocmo

Dì Tư cẩn thận đưa chén nước mắm vào đôi tay bé Nhè. Dì vuốt tóc nò :

- Rồi nè con! Đem về cho má.

-Doạ, coann coám ơn dì ...dì Tu

- Ờ! đi cẩn thận.

Con bé bước từng bước chậm chạp ra cửa. Dì Tư còn đứng đó ngó theo.

 

Bé Nhè là con của cô Hai Thân trong xóm. Cô Hai có chút ít chữ nghĩa nên làm thư ký cho cái đội sản xuất nhỏ của cơ quan. Cái lương thư ký trong thời buổi ăn bo bo thì cũng không có là bao nhiêu tiền. Cô Hai xuất thân là con gái của một gia đình khá có tiếng tăm. Từ nhỏ cô được nuông chìu lắm vì cô là con gái đầu của họ.

Gia đình cô có tiếng mà không có miếng bao nhiêu. Ba cô làm thư ký cho hãng của Tây nên được người ta tôn trong gọi là Thầy. Nhà Thầy Bắc đông đúc lắm bởi lẽ ông có tới ba giòng con với ba bà vợ.

Lương công chức không biết có nhiều không nhưng ông lại ghiền á phiện. Cứ tới cữ là ông ngáp dài ngáp ngắn. Thiếu thuốc ông như con sư tử thiếu mồi la mắng vợ con vang trời.  Ba bà với hơn một chục đứa con nhưng đứa nào cũng sợ ông. Thấy bóng ông là tụi con tìm cách lẫn ra xa. Khi mà được ông gọi tới là dù con bà cả hay con bà nhỏ cũng rụt rè khép nép.

Dì Tư không hiểu họ thương ông ở chỗ nào. Ông gầy nhom, lép xẹp da mặt bủng beo vì thiếu thuốc. Ông cũng chẳng tỏ ra người phong độ, lịch lãm của một người trí thức. Ông nói năng cộc lốc ra dáng một người có uy quyền mà uy quyền đó chỉ áp dụng với cái gia đình nhỏ của ông thôi.

Mà cũng thật lạ, cả ba bà vợ đều ở chung một nhà rất hòa thuận. Bà vợ lớn được ở nhà lo cho chồng và tất cả các con, còn bà hai và bà ba phải đi làm mới đủ sống. Tiền lương về thì đưa hết cho bà cả. Mấy đứa con được sinh ra ngay từ lúc còn bé đã được bà cả chăm nom, săn sóc. Chúng đều gọi bà cả bằng Má Lớn  và chúng thương yêu gần gũi má lớn hơn mẹ ruột.

Trong xã hội phong kiến Việt Nam có rất nhiều bi kịch cho phụ nữ và cũng có rất nhiều người đàn bà rất đáng khâm phục vì sự rộng lượng, chịu đựng  vì thương chồng.

Trong nhà được xây dựng từ thời Pháp và cấp cho mấy thầy ( Thầy là tiếng gọi chung cho những người làm việc trong văn phòng hay người có chữ nghĩa, có chức vụ) nên thường có ba hay bốn phòng. Mỗi bà ở một phòng và lẽ dĩ nhiên con cái ngủ chung với họ. Thế mà một ông ba bà ít khi nào có tiếng gây lộn lớn lao về chuyện chồng chung. Thường là ỏm tỏi chỉ là chuyện con cái gây gỗ hay đánh lộn với nhau.  Bà lớn nắm quyền hành trong nhà. Mọi việc đều do bà quyết định và phân xử. Được cái bà là người tốt bụng, biết phải quấy nên mấy em rất kính phục chị cả.

Khi con cái tương đối lớn, nhà cửa chật chội  bất tiện, bà Hai òn ĩ xin chị cả ra ở riêng. Ông Bắc thì không chịu, nhưng bà cả thấy cũng hợp lý  nên bà tán thành. Có lẽ vì thấy ông Bắc già hay sinh tật, con cái đã có hiểu biết nên để mấy bà vợ nhỏ có một giang san riêng. Bà tâm tình với má dì Tư:

-Bác  Sáu xem, tôi già rồi cũng cần nghỉ ngơi. Thôi cứ để mấy dì nó ra riêng để ông ấy tự nhiên lui tới mà con cái cũng bớt bị bố nó la mắng.

Má dì Tư cười cười:

-Rồi bà thầy không ghen sao?

- Ối giời! Ghen chi mà ghen bác Sáu ơi!. Xưa chả làm gì được với ông ấy. Bây giờ có còn chi mà ghen với chả ghen.

Thế là bà Hai che một cái chái bằng lá dừa sát cạnh nhà bà lớn cho ông Bắc dễ qua lại.  Một thời gian sau bà Ba cũng xin chị Cả sang một cái nhà nhỏ gần đó để ra riêng. Nhà chỉ còn gia đình bà lớn và ông Bắc. Để kiếm thêm tiền chợ, bà mướn thợ làm một quán nhỏ trước nhà bán cà phê và điểm tâm buổi sáng. Mấy cô con gái bà đã lớn , ngoài giờ học có thể phụ mẹ  buôn bán. Khi cần bà kêu con bà hai và bà ba đến phụ. Cuộc sống của ba gia đình cũng tạm ổn.

Tuy nhiên người không ổn có lẽ là ông Bắc. Kể từ khi hai bà vợ nhỏ ra riêng, ông thấy mình bị mất mát nhiều. Bà vợ lớn mãi lo buôn bán không còn chăm sóc ông tận tình như trước. Căn nhà rộng rãi ông cảm thấy trống vắng nhớ nhung. Bà Hai ở sát nhà nhưng muốn qua phải gỏ cửa thật là phiền, còn bà ba ông mới điên đầu. Bà còn trẻ, đẹp, liệu ra khỏi tay ông bà có giữ đạo vợ chồng với ông không? Bà lại đi làm quen biết nhiều người làm sao ông kiểm soát được. Con cái xa khỏi tầm mắt, tầm tay ông, chúng có còn coi ông là cha chúng không? Ông đã phát hiện trong đôi mắt chúng một cái nhìn bất mãn mỗi khi ông la mắng hay đánh chửi mẹ chúng.

 Đêm ông nằm trăn trở không yên bên cạnh bà vợ đã hết tuổi ái ân, bà đã bị ông xao lãng từ khi ông có thêm hai người đàn bà trẻ trung bên cạnh. Bà đã quen rồi những đêm ngủ thẳng giấc và tỏ ra rất lạnh nhạt trong việc chăn gối. Còn ông dù thân hình gầy gò sức khỏe suy nhược, nhưng sự đòi hỏi vẫn luôn thôi thúc thèm muốn thân xác đàn bà.

Ông cũng biết bà hai đang ở tuổi hồi xuân , bà ba thì còn xuân sắc, mà ông như con ngựa đã già yếu, mõi gối chồn chân không thể chạy đường trường sung sức như xưa. Ông đã bắt gặp những tiếng thở dài của bà hai mỗi khi ông ngã ngựa nửa chừng. Bà Ba thì ngồi dậy mặc đồ lăn qua một bên ấm ức khi ông vật ra thả dốc tức giận chính mình. Nhưng họ là vợ ông, những người thuộc về ông, không một ai có thể xen vào chiếm hữu.

Bà Ba là một cô gái Bắc có nhan sắc. Không ai biết lỡ lầm gì mà bà lại làm vợ lẽ thứ ba của ông Bắc. Trong đôi mắt lá răm rất đẹp đó chứa một nỗi buồn sâu lắng. Bà ít nói và chịu đựng một cách nhẩn nhục. Mỗi khi ông Bắc tới nhà, bà không đon đã hay ra vẽ chìu chuộng như những người vợ nhỏ muốn lôi kéo chồng riêng về mình. Có điều gì cần giải quyết, bà đều đến nhờ bà Cả giúp và can thiệp. Bà hay dạy con cái phải kính yêu và vâng lời má lớn. Trong cái nhìn của dì Tư bà Ba dường như kính nể bà lớn hơn là thương yêu, giành giật ông chồng.

Từ khi bà ba ra ở riêng, ông Bắc hay nổi cơn ghen. Ông chì chiết, mắng mỏ đôi khi đánh bà Ba chạy vòng vòng trong xóm khiến bà Cả phải ra tay can thiệp. Bà Hai thì hiền hơn, hết giờ làm là về nhà với con. Ông Bắc nhìn qua là thấy nên ông  không thể ghen bóng ghen gió. Còn Bà Ba trẻ hơn,  lại cách nhà nên khi mà ông tới nhà mà không có bà ba là ông nghĩ bà đi hẹn hò với trai nên về muộn. Ông chửi bà những câu thô tục lắm.

Những cơn thèm thuốc đày ông vật vã, tức tối và xấu tánh hẳn ra. Nhìn ông cái tướng ốm nhom, khô đét như con mắm qua lại giữa ba nhà trông thật tức cười và mai mỉa.

Ông Bắc giờ ho sù sụ cả ngày, người ta nói dường như ông ho lao, nhìn ông là đủ chán. Ông biết mình vừa già, vừa bệnh mà bà Ba cũng còn nhan sắc nên ông hay tưởng tượng về những điều phản trắc của bà Ba và kể cho bà Cả nghe. Lần nào nghe xong bà Cả cũng gạt phắt và mắng ông ghen bậy. Có nhiều khi cả xóm đang yên giấc, chó sủa vang lên hướng nhà bà Ba. Rọi đèn pin mới hay ông Bắc lò mò đi rình xem bà Ba có rước trai về ngủ trong nhà không? Bà Ba cứ khóc hoài mới má dì Tư vì bị ông Bắc nghi ngờ đánh đập. Con cái cũng xấu hổ với chúng bạn vì có một người cha vũ phu. Nhưng khi người đàn ông ghen tương thì dường như đôi mắt và lương tâm bị mờ nên không có gì cản lại được. Ông xoay qua mắng mỏ chì chiết bà Cả đã mở đường cho bà Ba ra khỏi tầm tay ông. Ông đổ thừa là bà cả trả thù ông có vợ lẽ nên tìm cách chia rẽ tình cảm vợ chồng ông. Cuộc sống của gia đình của ông Bắc trở nên xáo trộn và làm ảnh hưởng cả cái xóm lắm chuyện này.

 Bà Lớn vừa tức vừa xấu hổ với xóm giềng nên đuổi ông Bắc qua nhà bà Ba ở. Ông ôm quần áo di tản qua nhà bà ba, nhưng được vài bửa là ông lại lò mò ôm gối đi về. Bởi bà Ba sáng sớm đi làm, chiều mới về không lo lắng chăm sóc ông miếng ăn giấc ngủ bằng bà cả- Người đàn bà đã bỏ cả cuộc đời phục vụ, chiều chuộng  cho ông mấy chục năm nay-.

Bà Cả than thở với má dì Tư:

-Hồi còn trẻ ông ấy vợ lẻ vợ mọn nhưng không xấu tật ghen tương. Thế mà về già đổi tính hư đốn.. Tôi xấu hổ quá bà Sáu ơi!

Dì Tư cũng rất mến bà cả vì con lớn bà cả cùng trang lứa với dì Tư. Bà cả mặc dù mang tiếng vợ mấy thầy nhưng không ra mặt hống hách. Bà có 3 cô con gái . Cô con lớn là cô Hai má con Nhè.  Có lẽ vì chỉ sanh toàn con gái nên bà Cả phải để chồng kiếm thêm vợ bé để sinh con trai nối dõi tông đường. Thế mà chỉ bà hai sinh được một thằng, còn lại cũng toàn là con gái. Đứa con trai của bà hai bà cả coi như ngọc như ngà. Bà chăm chút lo lắng hơn cả con ruột nên nó quyến luyến và yêu thương má lớn lắm. Chỉ một mình nó thuộc giòng nhỏ là kêu bà Cả bằng Má mà không có chữ lớn kèm theo.

Trong thời kỳ Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, nhà bà Cả mở một tiệm bán thức ăn và nước uống. Ba cô con gái bà có nhan sắc nên được lính đồng minh đến ủng hộ tấp nập. Gia đình giàu hẳn ra, ông Sáu hút phủ phê và ba cô con gái bà Cả là cây đinh của bao nhiêu cặp mắt thèm muốn.

Ở đời , không có gì là tuyệt đối, nhất là đồng tiền. Nó là thứ dùng để đổi chác. Tiền bạc được đổi chác bằng hiện vật và nhan sắc. Hiện vật là những món đồ lính Mỹ hay đồng minh đem ra từ PX, gia đình ông Bắc bán ra ngoài kiếm lời. Nhan sắc là nụ cười mời gọi, là những lời nói đãi bôi mua bán và có cả những đêm đi không về nhà.

Từng đợt lính Mỹ đến đóng quân rồi đi, từng đợt lính Thái Lan đổi đến rồi thay nhau về nước, mấy cô con gái bà Cả cũng thay đổi rất nhiều. Từ những cô gái hiền lành ngây thơ mộc mạc, trở nên lịch lãm, sõi đời. Cô Hai Thân thường vắng nhà với những bộ đồ hợp thời trang và về nhà với những cơn say lúy túy. Cô Ba vẫn còn đến trường nhưng cũng là một bông hoa thu hút những con bướm lạc loài vờn quanh. Những món quà tặng đáng giá làm cô quên hẳn người yêu cùng xóm đã lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi núi sông.  Người trong xóm đồn thổi cô Hai đã mấy lần phá thai mà gia đình cố che dấu.

Khi lính Mỹ và đồng minh lần lượt rút về nước, làng quê có những đại đội lính địa phương quân đến đồn trú, cái quán của bà Cả lại tiếp đón những người lính tới lui. Trong số những người lính đó, cô Hai đã chọn được một người, họ ăn ở với nhau như vợ chồng và không hề sinh ra và nuôi được đứa con nào.

Mỗi lần cô có mang gần tới ngày sinh thì sinh non. Có khi sinh ra thì chết. Cô nghe lời người ta làm dấu trên người đứa bé rồi chôn. Sinh đứa khác thì cái dấu đó lại xuất hiện nơi đứa bé mới sinh. Cô sợ quá vì người ta bảo là con lộn. Là hồn oan của những đứa con cô từng phá thai về trước hiện lên báo oán.

Cô đã đi rất nhiều thầy để chửa chạy, uống nhiều bùa, ngãi, đi nhà thờ, đi chùa để trục cái hồn oan cứ theo bám lấy cô. Nhưng rồi vẫn không được.

Thật may, lần mang thai cuối cùng cô gặp một người thầy pháp từ Đà Nẵng vô Nam thăm gia đình. Gặp cô tình cờ trên một chuyến xe lam. Ông thầy nhìn cô và nói:

-Xin lỗi ! Cô có thể cho tôi coi tay cô một chút không?

Cô xòe tay ra, ông thầy nắm thật chặt tay cô và nhìn vào mắt cô như thôi miên. Cô thấy một luồng khí lạnh xuyên sau gáy chạy dài dọc xương sống. Ông thầy bảo cô:

- Nếu muốn nuôi được con thì tìm gặp tôi gấp. Tôi chỉ ở lại đây chỉ một tuần nữa là tôi về quê.

Về nhà cô kể chuyện cho ông bà  Bắc và chồng nghe. Cuối cùng họ quyết định tìm đến  nhà mời ông thầy này về trị bệnh.

Ông Thầy về lập đàn tràng, cúng bái làm phép và bắt cô tắm ngâm mình trong nước bùa ba lần. Sau đó làm phép trục vong ra khỏi người cô. Lúc đầu cô rất khó chịu, nóng nảy và bực bội ghê lắm, cô gầm gừ muốn đuổi ông thầy pháp ra khỏi nhà. Nhưng gia đình đã được ông thầy nói trước là hồn vong chống cự nên mặc cô muốn gì họ cũng giúp ông thầy giải vong ra khỏi người cô Hai.

Ông thầy pháp về lại miền Trung, cô Hai không bị hư thai mà sinh ra được bé gái đúng ngày, đúng tháng. Tuy nhiên cô đến khổ với con bé. Vì từ lúc mới sinh ra con bé èo uột cứ khóc hoài. Tiếng khóc của nó vang cả xóm khiến mọi người mất ngủ. Cô Hai dùng đủ biện pháp, đi khắp các thầy thuốc mà con bé vẫn bủng beo teo tóp. Nó bệnh rề rề, hết đau bệnh này đến bệnh khác. Cô Hai đem nó quăng ra sau nhà má dì Tư để dì Tư bồng vào nuôi cho đổi tay. Cô đem gửi bé vào nhà thờ cho cha làm phép, Đem vào Chùa cho quy y và trên cổ con bé lúc nào cũng mang cái bùa của ông thầy người Trung để lại. Vì vậy con bé được gia đình và xung quanh đặt tên là Bé Nhè, còn trong khai sinh tên gì hàng xóm chẳng ai biết.

Một hôm khoảng gần Tết  nhà bà Bắc bán cháo huyết buổi sáng. Ông Bắc quạt một mẻ than để nướng bánh tráng đa cho bà cả bán cho khách ăn chung với cháo. Bé Nhè lết từ nhà trên xuống nhà dưới rồi không biết như thế nào nó té vào chậu lửa. Hai bàn tay và nửa mặt nằm gọn trong đám than hồng.

Tội nghiệp con bé đã 11tháng tuổi rồi rồi mà chưa biết bò chỉ lết đi một bên. Tiếng thét của nó như xé ruột xé gan người mẹ như cô Hai. Ông bà Bắc từ trên nhà chạy xuống thấy vậy bồng con bé ra . Bà Bắc chụp vội chai nước mắm đổ lên người con bé bảo để trị phỏng cấp thời. Khi đem đi cấp cứu, con bé tưởng rằng không sống được vì cháu đã bất tỉnh. Cả hai bàn tay và nửa người da bị phỏng chín đỏ lòm. Bệnh viện tỉnh  phải chuyển lên bệnh viện  Chợ Rẫy.

Cũng may đó là thời kỳ chiến tranh khốc liệt và y khoa tiên tiến. Bé Nhè được các bác sĩ tận tình chữa trị. Cháu được đặt vào trong phòng cách ly để tránh nhiễm trùng. Cô Hai lên nuôi con nhưng chỉ được bên ngoài nhìn vào qua cửa kiếng. Mỗi ngày chỉ được tiếp xúc với con theo quy định và phải được sát trùng cẩn thận. Nhìn con trần truồng nằm khóc đòi mẹ, cô Hai thắt từng đoạn ruột.

Đến khi da cháu bắt đầu ra da non, bác sĩ dùng băng đặc biết quấn từng ngón tay của cháu và quấn cả thân mình. Đó là phương pháp để da non ra đúng theo kích cở của bàn tay. Bác sĩ cho biết kết quả điều trị rất tốt. Chỉ cần một thời gian da ra đạt yêu cầu thì sẽ cho bé Nhè xuất viện. Sau đó sẽ có kế hoạch điều trị cắt bỏ những da thừa hay vết phỏng trên mặt cháu.

Lúc này bé Nhè đã tỉnh táo và hai bàn tay ngứa ngáy khó chịu nên cháu cứ khóc đòi mẹ. Một buổi chiều, vì quá thương con, lợi dụng lúc không có y tá, cô Hai lén bồng bé Nhè trốn về nhà. Cô không biết rằng thời kỳ này là thời kỳ quan trọng nhất để giúp cháu có hai bàn tay lành lặn như mọi người. Cô chị biết BS nói con cô đã hết nguy hiểm và chờ thời gian về nhà. Trái tim yếu đuối của người mẹ khiến cô hại cả đời con cô phải chịu cảnh tàn tật suốt đời.

Bé Nhè về nhà và những khi da non mọc ra kéo ghì những ngón tay trở thành dị dạng, một bên cổ của cháu da non mọc ra kéo ghì cái cổ quẹn dính một bên vai. Miệng cháu cũng bị kéo méo xẹo và xấu xí tội tình.

Cô Hai bây giờ mới hối hận thì đã muộn màng. Cô muốn bồng con trở lại bệnh viện để nhờ cứu chửa thì cơn lốc tháng tư tràn về. Cả nước như lên sốt, mọi người tan tác lo chạy bảo vệ lấy mạng sống. Người chồng của cô lo bỏ vũ khí chạy về nhà cha mẹ ruột và cô trở thành một người mẹ đơn thân với đứa con tật nguyền.

Có một điều hết sức khó hiểu là sau khi bị tai nạn, bé Nhè như qua khỏi cái đốt bịnh đau . Cháu ăn ngon, ngủ được và không còn bệnh hoạn èo uột như trước. Nhìn cháu với hai bàn tay rút lại chằng chịt những gân dì Tư thương lắm. Dì hay nắm bàn tay bé Nhè và áp nó vào lòng. Biết làm sao giúp nó bây giờ, làm sao giúp con bé có lại gương mặt bình thường. Một bên mắt không bị kéo của nó nhìn dì trong sáng, tươi đẹp một cách lạ kỳ. Nếu nó không bị tai nạn nó sẽ là một cô bé xinh đẹp lắm.

Thiên hạ xung quanh bàn tán xầm xì là hồn oan bị trục ra khỏi cô Hai Thân còn uất ức không chịu đầu thai nên phá bé Nhè. Bây giờ Bé Nhè đã là người tàn tật nên đó mới thỏa lòng và bỏ đi. Chuyện ma quỷ và vong hồn dì Tư không biết và cũng không tin mấy. Nhưng bé Nhè có tội gì mà phải chịu tàn tật như vậy. Dì Tư vô cùng bất nhẩn.

Sau 1975, ông Bắc vì thiếu thuốc và ăn uống cực khổ nên đã qua đời. Bà Cả buồn bã vì gia cảnh thiếu trước hụt sau, con cái không ra gì nên sau một lần ngã quỵ bà cũng trút hơi thở cuối cùng. Ba bé Nhè biệt vô âm tín. Bé Nhè sống với mẹ và nhờ tình thương của các dì. Bà Ba một thời gian sau dẫn con về sống với cha mẹ ruột ở tận miền Tây. Bà Hai nhờ thằng con thức thời làm việc với chính quyền mới nên mua nhà và đem bà về  ở chung.

Bé Nhè càng lớn càng tội nghiệp, nó bị nhóm trang lứa chê cười không muốn kết bạn. Nó cô đơn và tủi thân nhiều lắm. Người có lẽ quan tâm nó nhiều nhất là dì Tư. Dì đã chú ý tới nó từ ngày mẹ nó cấn thai cho đến lúc sinh ra. Trong nhà bảo sanh, dì Tư đã bồng con bé và xem xét từng chút trên người nó xem có dấu gì lạ hay không?  Dì an lòng thấy con bé lành lặn, xinh đẹp. Thế mà như một định mệnh cay nghiệt, con bé dễ thương đó bây giờ tật nguyền, xấu xí đến thế này.

Cô Hai lại lầm lỡ lại có mang với một người đàn ông có vợ dù tuổi cô không còn trẻ. Một lần cô vợ lớn kéo tới nhà và chì chiết cô Hai không tiếc lời. Những lời mạt sát xấu xa đó làm náo loạn cả xóm. Cô Hai chỉ biết xấu hổ ôm mặt khóc và người tình mãi mãi không dám léo hánh tới nhà cô Hai.

Cô bụng mang dạ chửa nuôi đứa con tật nguyền trong sự nghèo khó cơ cực. Dì Tư là người gần gũi và giúp đở mỗi khi cô thiếu thốn. Từng muỗng nước mắm, muối ăn, bột ngọt hay chút mỡ để chiên thức ăn trong thời buổi cả nước ăn bo bo, có giá tri tinh thần rất cao.  Đêm cô trở dạ sinh em bé, bé Nhè ngủ với dì Tư. Nó rút người ép vào lòng dì Tư , hai bàn tay tật nguyền mân mê bàn tay dì tư ngọng ngịu:

-Con shương... shương...dì Tu léem. Dì Tư cũng xoa đầu đó :

- Ngủ đi con, dì Tư cũng thương con lắm. Ngày mai dì Tư dẫn con đi thăm em bé.

- Má má...cóa em bé móa cóa coàn..shương coan hong ...hong dì ..dì Tu.

- Thương chứ sao không. Con sẽ làm chị Hai. Mà chị Hai thì phải thương và săn sóc em.

- Nhưng toay..toay  coan vầy soao. soao loa.. choa em... em coan  đuộc

- Thì con ngó chừng em con, làm gì được thì con làm giúp mẹ.

- Em..em coan cóa... gióng coan... khong dì... dì Tu

- Dì không biết, nhưng chắc là giống. Con là chị Hai mờ. Thôi ngủ đi con.

Bé Nhè nhắm mắt ngủ, miệng vẫn cười, nụ cười méo mó thảm thương làm sao.

 

Cô Hai sinh được một đứa con trai và bé Nhè trở thành một cô chị rất tốt và thương em. Nó ôm em trong vòng tay tật nguyền, nó cúi xuống hôn em âu yếm trong cái nhìn thương cảm của mọi người. Định mệnh đã làm nó tật nguyền, đã chiếm đi nét đẹp của nó nhưng đã cho nó một trái tim nhân ái, một tấm lòng hiếu thảo hiếm có. Nó cố gắng làm tất cả mọi việc để giúp mẹ và nhiều lúc nhìn nó cô Hai bật khóc. Sự hối hận dâng lên tràn ngập trong cô.

Dì Tư có giấy tờ xuất ngoại theo diện HO. Cái gì có thể cho được cô Hai dì Tư đã cho. Ngày cuối cùng tiển dì lên đường, bé Nhè ôm lấy dì mà khóc. Nó nói với cái giọng ngọng ngịutội nghiệp. Nó dặn dò Dì Tư nhớ viết thư cho nó. Dì Tư qua Mỹ làm có tiền nhớ đem nó qua giải phẩu lại bàn tay và gương mặt của nó. Nó nói dì Tư đừng lo cho nó. Nó lớn lên sẽ giúp mẹ lo cho em. Nó nói nhiều lắm, dặn dò nhiều lắm và mơ ước nhiều lắm khiến dì Tư không biết trả lời làm sao.

Nước Mỹ là nơi nào dì Tư cũng chưa hề đặt chân tới. Với một gia đình như thế này qua Mỹ làm sao để sống,  làm sao kiếm được nhiều tiền để đem nó qua chữa bệnh. Làm sao để xuống sân bay khỏi lạc, làm sao có thể cho các con đi học tới nơi tới chốn? Bao nhiêu câu hỏi về gia đình, cuộc sống như bánh xe cứ lăn hoài, lăn hoài trong đầu dì Tư. Chuyện nhà chưa xong làm sao dám hứa lo cho bé Nhè tới nơi tới chốn. Cố tránh cái nhìn đầy hy vọng của bé Nhè, dì Tư ậm ừ cho qua để không cảm thấy mình có lỗi đã làm mất niềm hy vọng với một tâm hồn thơ ngây như nó.

 

Thưa các bạn,

Ngòi bút , mà không bàn tay tôi đánh trên bàn phiếm mà tôi không biết phải sắp đặt cho bé Nhè như thế nào.

Tôi muốn làm như mọi nhà văn, nghĩa là tưởng tượng vẽ ra một cuộc đời mới cho bé Nhè. Tôi sẽ cho cháu gặp một cơ quan thiện nguyện đầy lòng nhân ái đưa cháu sang Mỹ giải phẩu đôi tay, tái tạo gương mặt. Cho cháu trở về hình hài một cô con gái xinh xắn. Tôi sẽ cho dì Tư bảo lãnh  cháu sang đây đi học, cho cháu gặp một người con trai hiền hậu và lập gia đình. Cháu với tính tình thuần lương, chăm chỉ sẽ có một cuộc sống sung túc. Cháu sẽ bảo lãnh mẹ và em sang đây. Cuộc sống hạnh phúc, viên mãn cuối đời. Và dì Tư, nhân vật trong chuyện sẽ là người đở đầu cho cháu tại nơi xứ sở tạm dung này. Dì Tư sẽ làm người chứng hôn cho cháu. Và thơ mộng hơn, dì Tư sẽ là người bế đứa con của bé Nhè lúc Baby vừa chào đời tại một bệnh viện tối tân của Mỹ. Dì Tư sẽ ôm cháu bé vào lòng và nhớ tới ngày cũng ôm bé Nhè trong vòng tay mấy chục năm về trước.

Câu chuyện sẽ kết thúc có hậu như vậy, sẽ Happy ending để bé Nhè làm một cô bé lọ lem, tàn tật xấu xí được phép lạ của nàng tiên may mắn. Được khoa học tân tiến Hoa Kỳ đổi đời, thoát xác làm một người bình yên, hạnh phúc.

Nhưng tôi làm không được dù tôi rất muốn cuộc đời cháu tươi đẹp hơn. Tôi không thể vì bé Nhè của tôi là một nhân vật có thật và sự việc ngoài đời không phải đẹp như huyền thoại. Bé Nhè của tôi là một sinh mạng mang nhiều tội lỗi tiền kiếp để xuống cuộc đời này gánh chịu biết bao nhục nhằn, đau khổ.

Tôi qua Mỹ một thời gian thì ba tôi tại VN bệnh nặng. Tôi phải cùng em tôi về gặp cha lần cuối. Vì thương cha tôi cứ không nỡ rời để đi đâu hết. Suốt thời gian lưu lại ba tuần tôi chỉ một lần về lại xóm cũ để thăm mọi người. Bé Nhè của tôi đã  trổ mã để trở thành một thiếu nữ. Nhưng là một cô thiếu nữ tật nguyền. Hai bàn tay vẫn những đường gân chằng chịt kéo rút những ngón lại với nhau thảm hại. Một nửa gương mặt sáng ngời trắng trẻo với đôi mắt thật đẹp. Một nửa kia mắt, má miệng bị kéo xuống vai bằng những đường gân tồi tệ khiến nửa bên mặt cứ nghiêng nghiêng.

Bé Nhè cũng được đến trường như các bạn cùng trang lứa, nhưng  với bàn tay thương tật, chữ viết của cháu thảm hại. Cuối cùng chưa hết tiểu học cháu ở nhà phụ mẹ lo cho em. Thằng em trai lúc đó là một cậu bé kháu khỉnh, đẹp trai. Mẹ cháu nay đau, mai yếu . Cũng may bên gia đình người cha của thằng bé không có con trai nên thỉnh thoảng bên đó cũng giúp đở chút ít cho cô Hai nuôi con. Họ muốn đổi họ để thằng bé nhận tổ quy tông, nhưng cô Hai không chịu.

Cuộc sống của bé Nhè là một chuỗi những bi ai và nghèo đói. Tôi gửi lại một ít quà cho hai mẹ con và trở lại Mỹ. Chúng tôi cũng phải đối diện với bao nhiêu khó khăn của một gia đình HO hội nhập vào đời sống Hoa Kỳ.

Tôi để ý và theo dõi có cơ quan thiện nguyện chỉnh hình nào đến VN không để giới thiệu cháu. Nhưng tôi thất vọng vì tầm với mình hạn hẹn, vì khả năng ngoại giao không có và nhất là tài chính nghèo nàn. Tôi không đủ khả năng đài thọ cho Bé Nhè giải phẩu lại đôi bàn tay. Tôi hay mang vào giấc ngủ nụ cười và tiếng nói của bé Nhè. Tôi nhớ hai bàn tay tật nguyền giữ lại chén nước mắm tôi gửi cho mẹ cháu. Tôi bị ám ảnh với một lời ậm ừ hứa hẹn với ước mơ của Bé Nhè ngày cuối cùng rời khỏi VN.

Cuộc đời của những mảnh đời khốn khổ VN luôn là những vết hằn sau cuộc chiến. Nếu không có ngày 30 tháng Tư thì mẹ cháu đã đem cháu trở lại bệnh viện. Dù có buông ra  bao nhiêu lần trách móc người mẹ nông cạn, nhưng những người Bác Sĩ VNCH từ tâm sẽ nhận cháu lại và điều trị. Cháu tôi sẽ không bị thảm cảnh như bây giờ. Bao nhiêu phái đoàn từ thiện về VN giúp đở những người tàn tật. Bao nhiêu Bác Sĩ giàu lòng nhân ái  bỏ tiền của, công sức về VN để giúp những bệnh nhân nghèo. Nhưng cũng là muối bỏ biển giữa một xã hội có quá nhiều hiên tượng bi thương. Một cô bé tàn tật ở một vùng quê làm sao biết được kịp thời những ân nhân đã đến. Làm sao có đủ tài chính để đài thọ một chuyến rượt bắt đúng lúc phái đoàn đến nơi nào. Và hơn thế nữa làm sao đủ khả năng để được ghi tên vào một cái list điều trị mang tính cách nhân đạo như vậy. Đồng tiền và thân thế luôn đè bẹp và nhận chìm những mãnh đời khốn khó như bé Nhè cháu tôi.

Cô Hai má bé Nhè đã mất vì bệnh ung thư gan sau một thời gian vật lộn đau đớn với cơn bệnh. Thằng em trai được cha bán đất đài thọ một cuộc sống đầy đủ nhưng thiếu giáo huấn, nên bê tha chè rượu chẳng chịu học hành. Nó trở nên mất dạy, du đảng trong những ngày cuối đời tội nghiệp của cô Hai. Bé Nhè phải đi làm mướn kiếm tiền nuôi mẹ. Trong cái bon chen, xão quyệt của xã hội VN không phân biệt tốt xấu. Trong một thực tại chỉ lấy bạo lực và tham vọng làm mục tiêu, bé Nhè như con chim bị gió bão vùi dập tả tơi.

Tôi không dám kể tiếp những gì xảy đến cho bé Nhè sau khi mẹ mất. Cuộc đời của cháu hiện nay vượt ngoài tầm tưởng tượng của mọi người. Thôi hãy để cháu yên như vậy. Hãy để mọi người nghĩ đến một bé Nhè tội nghiệp nhưng đáng yêu. Hãy để con bé mãi mãi là một thiên thần bị đọa,  sống cho hết kiếp người trong thân xác tật nguyền trả nợ thế gian từ tiền kiếp.

 

Dì Tư lặng lẽ lau những giọt nước mắt lăn trên đôi má.

Bé Nhè ơi! Dì xin lỗi con, dì đã không thể thực hiện ước mơ ngày nào của con.

Ước mơ chỉ làm một người con gái bình thường nghèo nàn. Dùng hai bàn tay của mình lao động để mưu sinh. Hai bàn tay! Ờ! chỉ là hai bàn tay lành lặn như tất cả mọi người. Hai bàn tay dù chai sạm cũng được. Nhưng chỉ xin là hai bàn tay với 10 ngón hoạt động bình thường. Không có những sợi dây gân chằng chịt trì  kéo những ngón tay như trì kéo cả một cuộc đời.

Con chỉ xin nhìn thẳng cuộc đời bằng hai con mắt chân thật.  Chứ không phải  tật nguyền quẹo đầu nhìn xéo qua nửa con mắt bị kéo lệch thảm thương.

Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.

Bé Nhè ơi! Dì Tư xin lỗi con.

Xin lỗi con nhiều lắm vì đã không có một đôi đủa thần biến đổi đời con.

 

Nguyễn thị Thêm.

18/9/2015.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19332)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20293)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21314)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20277)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20174)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20840)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20007)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20092)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20501)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20082)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21575)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21054)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21834)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20859)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21825)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21039)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20354)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20953)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20004)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19135)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20226)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19529)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20402)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21592)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20348)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19766)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19735)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20512)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19680)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19972)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21023)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20996)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21677)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20562)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21010)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20754)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19481)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20739)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20464)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18933)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19323)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18691)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19629)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21282)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20454)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18968)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20551)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19287)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18470)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18950)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?