4:15 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

NIỀM VUI THÁNG 9 - Nguyễn Thị Thêm

09 Tháng Mười 20159:53 CH(Xem: 8649)

niem vui thang 9


Hôm nay tôi  muốn viết về đám cưới con gái của một người anh Ngô Quyền. Tôi biết đây là chuyện cá nhân, riêng tư không phải là đề tài chính. Nhưng niềm vui hội ngộ đó tôi muốn chia sẻ với mọi người.

Đối với tôi NQ rất thân thiết dù tôi chỉ học nơi ấy có hai năm. Có lẽ khi quyết định  rời xa đất nước, ta vẫn mang theo quê hương trong tâm tưởng.  Quê hương và kỷ niệm  gắn liền với tuổi mới lớn. Cái thuở mà hương tóc con gái còn thơm. Môi con gái còn trinh nguyên chưa hề có nụ hôn đầu. Cái thuở mà chỉ một cái nhìn thôi hai má đã hây hây hồng và tim đập  loạn nhịp.  Đó là thời kỳ chúng ta bước vào Trung học. Tuổi mới lớn ôm ấp bao nhiêu mơ ước và hy vọng.

Rồi chiến tranh đã đem những người con NQ vào cuộc  tử sinh. Những cánh chim NQ bay trên bầu trời trong đôi cánh sắt.  Họ lênh đênh trên những con tàu bảo vệ biển đảo, sông ngòi.  Họ rầm rập bước chân trong quân trường hay trên khắp núi rừng, làng quê VN. Người nữ sinh NQ làm vợ lính, vui buồn theo từng đợt hành quân của chồng.

Thế rồi sau biến cố 75, những chàng trai NQ thuở xưa gặp nhau tại trại tù để thấm thía nỗi buồn thua trận. Người BH lại gần gũi nhau hơn khi chia sẻ với nhau từng miếng đường, chút muối, đùm bọc với nhau vì hai chữ đồng hương. Người con gái NQ thuở nào lăn lóc giữa cuộc sống khắc nghiệp, làm một bà Tú Xương lặn lội thân cò nuôi chồng, nuôi con.

40 năm lận đận xứ người trên khắp thế giới, người Biên hòa tìm lại nhau và thân tình biết mấy. Tôi là người Biên Hòa và tôi kết với NQ vì người Biên Hòa thân thiết lắm. Ngọt như bưởi, mát như gió sông Đồng Nai lồng lộng thổi về. Người NQ và BH nói chung rất dễ gần gũi và thân tình. Chỉ cần đến với nhau đôi ba lần là biến thành thân thiết. Cho nên nơi xứ sở tạm dung chỉ cần là người Biên Hòa là tay bắt mặt mừng, hỏi thăm nhau từng góc làng quê, người quen ngỏ xóm.

Bây giờ ta lại gặp nhau.

Tóc xưa đã bạc, đổi màu thời gian.

Tuổi đà thất, lục lão làng.

Tiền hưu đã có, chẳng màng lợi danh.

 

Các bạn có thấy không, bây giờ gặp lại nhau chúng ta không hỏi chuyện làm ăn, nhà cửa hay bồ bịch mà thường hỏi chuyện về sức khỏe về gia đình con cháu.

Chúng ta, những người đã bị cái xã hội mới đá ra khỏi quê hương. Chúng ta như những cánh chim bị gãy cánh. Mình mất quê hương ngay trên chính quê hương mình. Mình bị mất quyền công dân ngay trên chính nơi mình được sinh ra và lớn lên.

Chúng ta bất kể mạng sống đem con chạy thục mạng vì muốn tìm cho thế hệ thứ hai có một nơi nương thân tốt đẹp và tự do.

Chúng ta qua nơi xứ lạ, tiếng nói khác, phong tục khác, hai bàn tay trắng, với một sức khỏe cạn kiệt vì bị áp chế, đói khát, bệnh tật. Thế nhưng vì tương lai con cái mình đã đứng lên làm lại từ đầu. Ước vọng chúng ta là con cái trưởng thành, có sự nghiệp và có một gia đình trên xứ sở tự do.

Đa số chúng ta đều có sui gia và cháu nội, cháu ngoại. Ai mà chưa có con lập gia đình thì thấp thỏm không yên.

Cha mẹ rất muốn kết thông gia với bạn xưa hay những người tử tế mà mình quen biết.  Những gia đình ấy thân thiết, con cái họ cũng đẹp trai, đẹp gái , gia đình tử tế, ăn học đàng hoàng nhưng không thể mở miệng nói chuyện ấy với con. Bởi vì con cái ta không muốn bị áp đặt, không muốn cha mẹ mai mối, không muốn cha mẹ chen vào sự chọn lựa riêng tư cả đời chúng nó.

Tuổi trẻ bây giờ quan niệm tình yêu là trên hết, bất kể Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ hay bất cứ chủng tộc nào. Người nào khiến nó yêu là nó chọn. Lúc nó dẫn về nhà giới thiệu thì mình mới biết mặt. Biết mặt thôi nghen, chớ nếu dài dòng tra cứu như hỏi về gia thế kiểu VN, thì sẽ bị chúng nó lộ vẻ bất bình cự nự ngay.

Cho nên làm cha làm mẹ ở cái xứ tự do này đôi lúc cũng buồn cười, nuôi con ăn học, mong nó có sự nghiệp rồi lập thành gia thất cho mình có cháu ẳm bồng. Nhưng đôi khi nó dẫn về giới thiệu một người đã có một đời dở dang, lôi theo một toa vài ba đứa bé thì mình cũng phải vui vẻ mà welcome. Đôi khi nở một nụ cười meo méo trần tình:

- "Ồ không sao! Mình tự dưng có thêm một bầy cháu càng vui nhà vui cửa"

Ở quốc gia đa chủng tộc này, không cho phép ai kỳ thị. Màu da vàng di dân của mình có gặp da màu hay tiếng nói khác thì cũng tốt thôi. Tình yêu bất chấp tuổi tác, tôn giáo, gia cảnh và nghèo giàu. Cho nên dù muốn dù không chúng ta đều hướng cái nhìn về con và thầm ước: "Mong nó chọn nơi nào  xứng đôi vừa lứa một chút để dù con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó, ta cũng ngồi dự lễ với một nụ cười trọn vẹn."

Tôi thì 4 đứa con đã yên bề gia thất. Chúng nó cũng đặt đâu tôi ngồi đó êm ru không dám nhúc nhích. Nhờ ơn trên chúng nó  đều hạnh phúc. Bây giờ nhìn bầy cháu xinh xắn thấy mình có phước vô cùng.

Thứ bảy vừa rồi tôi đi dự đám cưới con gái út của anh Đỗ Hữu Phương. Cháu Stephanie  tại Mariott Hotel ở Irvine. Các bạn hãy nhìn nụ cười rạng rỡ của anh chị Phương & Loan để thấy anh chị thật mãn nguyện. Như vậy cháu Tâm đã tìm cho mình một người đàn ông xứng đáng theo sự mong đợi của cha mẹ.

Chúc mừng anh chị Phương & Loan
 
thang 9-1thang 9-5



















Khi tôi tới nơi thì phần tổ chức nghi lễ đã xong rồi. Mọi người đang tham dự Cocktail hour, trước khi đi lên thang lầu vào phòng đại sảnh với tuổi tiệc trang trọng

Tôi ký tên và nhận số bàn của mình. Bước vào phòng thì nhóm Ngô Quyền mình đã có mặt gần như đầy đủ.

Wow! Vui quá là vui . Người tôi gặp đầu tiên là Hồng Nga , cô em út trong gia đình Tam C NQ. Hồng Nga báo một tin vui bằng tất cả hân hoan.

Thì ra chị Liên vợ anh Phát (Anh ruột của anh Phương)  là bạn thân từ thời con nhỏ của Nga ở Biên Hòa. Rất nhiều lần chị Liên hỏi thăm tin tức của Nga mà không được, Chị bắt anh Phát về VN phải tìm cho ra tông tích người bạn thuở xưa của mình. Thế mà đứng trước mặt Hồng Nga chị không hề biết. Nghe Nga nói người cũng ở BH chị hỏi có quen biết ai tên Hồng Nga không?.

Khi Hồng Nga nói: "Tôi chính là Hồng Nga" thì hai người mới nhìn kỹ nhau hơn để vỡ òa niềm vui 50 năm gặp lại.

Trái đất vẫn tròn, đâu có ai ngờ hai người bạn thân tình cờ gặp lại nhau đây

Đây là Hồng Nga và chị Liên, đôi bạn 50 năm mới gặp lại.

 thang 9.4


Một niềm vui nữa là anh Sinh chồng của Ngọc Dung bây giờ đã thoát hẵn lưỡi hái tử thần.

Hôm tháng 8 anh Sinh và Ngọc Dung tham dự ngày phát giải Việt Báo. Anh Sinh đi dự nhưng gương mặt rất mỏi mệt, anh gượng vui nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy khó thở. Sau hôm đó anh phải vào lại bệnh viện để theo dõi.

Bây giờ anh khỏe rất nhiều, giọng nói, giọng cười rõ ràng, sảng khoái.  Chúc mừng Ngọc Dung và nhắn riêng với anh Sinh, người đồng hương của tôi:

IMG_0499.1

"Hãy yêu quý và hết lòng với người bạn đời của mình. Có qua cơn bệnh nặng mới biết giá trị của cơm hơn phở ngàn lần. Hãy trân quý những gì ND bỏ ra vì sức khỏe của chồng, vì tình yêu và hạnh phúc gia đình.''

 Mà quên nữa! Anh Sinh luôn là người chồng gương mẫu luôn yêu thương, chìu chuộng Ngọc Dung. Cho nên khỏi cần dặn, anh Sinh sẽ không bao giờ đi ăn phở một mình.

IMG_0524.1
IMG_0514.1

Nhóm NQ mình đi đâu cũng quậy tới nơi. Trong nhà hàng có quày chụp hình tự động, thế là phe ta dù đã già cũng rũ nhau vào hóa trang để chụp. Rất tiếc không có ông phó nhòm nào chụp lúc mấy anh chị em làm tuồng.

Xin gửi các bạn vài hình ảnh trong buổi tiệc cưới.

 

Thang 9-2IMG_0490.1IMG_0492.1

Buổi tiệc thật vui, những món ăn ngon miệng do nhà hàng Furiwa nấu.

Cô dâu chú rễ thật xứng đôi, anh anh chị Phương & Loan dành cho bạn bè nhiều ưu tiên. Những chiếc máy chụp hình bấm lia lịa để ghi những hình ảnh vui vẻ này.

Cuối cùng cả nhóm NQ cùng nhau chụp một tấm hình lưu niệm chung.

 IMG_0532.1

 

Có một điều tôi muốn tâm sự cùng các bạn và BCH NQ.

Sang năm chúng ta tổ chức hội ngộ NQ 60 năm thành lập. Một cuộc hội ngộ mà tôi tin chắc tất cả những ai từng học NQ cũng đều trông đợi để tham dự.

Chúng ta tuổi cũng đã cao, nhất là những khóa đàn anh đã bước vào U80, tại sao ta không làm một kỳ họp mặt cho trang trọng  tại một khách sạn như Mariott này hay một khách sạn nào khác.

Các thầy tuổi già sức yếu, một năm còn gặp mặt là một năm vui. Tôi thấy tại đây giá phòng như anh chị Phát mướn chỉ có 100$/đêm  giá không mắc mà các thầy và các anh chị ở xa khỏi phải mướn lẻ tẻ nhiều nơi. Chúng ta tập trung ở một khách sạn, tổ chức buổi lễ cũng tại nơi này, vừa rộng rãi mà hết sức trang trọng và tiện nghi.

Đồng ý là giá có cao hơn khi ta tổ chức ở một nhà hàng tàu, nhưng nâng giá tiền đóng góp lên một chút để cùng trang trải cho cuộc họp mặt thì tôi nghĩ anh em NQ mình không ai phàn nàn. Thức ăn thay vì ăn một món theo kiểu Mỹ mình đề nghị một nhà hàng nấu đem đến, như nhà hàng Furiwa nấu ăn khá chuẩn.

60 năm cho một đời người gắn bó với nghề dạy học, thầy cô hẳn rất vui khi được mời. Các anh chị ở xa bỏ cả mấy trăm mua vé máy bay về đây, tăng lên vài chục bạc cho bữa tiệc chắc các anh chị cũng vui  lòng.

Các mạnh thường quân BH chắc sẽ không bỏ rơi NQ. Sẽ hổ trợ tối đa. Còn chúng ta nếu có điều kiện cũng góp một tay cho BTC có kinh phí trang trải mọi chi phí cao hơn mọi năm.

 

60 năm dài lắm một chặng đường,

Thầy trò phiêu bạt ở muôn phương.

Về đây gặp mặt ngày hội lớn.

Thầy tóc bạc phơ, trò điểm sương.

 

Thầy sẽ cười, nụ cười thật tươi.

Ngày mai ai biết khóc hay cười.

Tử sinh là chuyện không thể biết.

Được một ngày vui hãy cứ vui

 

 

Đây là những ý kiến thô thiển của tôi trong bài viết này. Nếu BCH và các bạn thấy hợp lý thì email về BCH, vì chúng ta phải có kế hoạch ngay từ bây giờ để giữ chỗ và book sớm.

Tháng 7 rất nhiều nơi về thăm Nam Cali cho nên các khách sạn sẽ đông khách và hết chỗ.

Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.

Nếu có gì không phải xin các bạn tha thứ.

Chúc các bạn có những ngày vui và hạnh phúc.

 

Nguyễn thị Thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6701)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5871)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6928)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7334)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6349)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6063)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6624)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5425)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5288)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5586)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5523)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5570)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6026)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6817)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6829)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6174)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6102)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6268)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6452)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6909)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6571)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6951)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7020)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6810)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6431)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47142)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66980)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24942)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5983)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5978)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6295)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7013)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5523)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5766)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6378)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5651)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5464)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5926)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6409)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5474)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6011)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6202)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6212)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8164)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7100)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6346)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8749)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7793)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7423)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7353)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu