1:51 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

XUÂN TRÊN ĐẤT MỚI - Võ Quách Thị Tường Vi

07 Tháng Giêng 201610:48 CH(Xem: 7696)

Xuân Trên Đất Mới

Gió đông đã bớt lạnh.  Trên cành cây đào sau vườn những búp non bắt đầu đâm chồi nẩy nở. Năm nay mùa đông đi qua quá mau so với những năm trước. Thế là thêm một mùa xuân nữa đã về. Lại thêm một cái Tết nữa. Tết năm nay đánh dấu bốn mươi năm mà Dung đã định cư trên quê hương thứ hai của mình. Lòng bâng khuâng Dung chợt nhớ lại những tháng ngày năm xưa cùng cái Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.

Dung vẫn nhớ như in trong đầu vào ngày 22 tháng Tư năm 1975, một chiếc máy bay quân sự chở hơn số lượng người đã định, lao chao hai ba vòng trên không gian trước khi lấy đà bay thẳng về hướng đông. Người người ngồi la liệt ở giữa sàn máy bay mà chung quanh được bao bọc bởi hai hàng ghế. Có rất nhiều người ngồi trên hai hàng ghế này, vừa là những quân nhân Mỹ vừa là những người di tản.  Nhiều bà mẹ ôm những đứa bé thật chặt vào lòng dỗ dành để các em ấy bớt sợ và bớt khóc. Có những tiếng khóc thút thít từ một vài nơi trong lòng máy bay. Dung thấy có nhiều người không nói, nhưng nước mắt vẫn chảy ra nơi hai khóe mắt của họ. Những con mắt nhìn nhau trống không, không định hướng và không hồn. Những người quân nhân Mỹ trẻ ngồi gác ở hai bên cánh cửa của máy bay, vũ trang đầy đủ, sẵn sàng dùng vũ khí để bảo vệ cho nhóm “hành khách” của mình. Ai nấy cũng rất khẩn trương và hoảng hốt.  Qua tiếng động cơ ầm ỉ của máy bay, những tiếng súng liên thanh cùng với những tiếng đạn pháo kích vẫn nghe rõ ràng như đang ở phía dưới chân Dung.

Dung vẫn thật không ngờ mình lại đang có mặt trong lòng phi cơ này. Mọi sự giống như trong mơ. Hai ngày trước, khi tình cờ gặp ông hội trưởng của hội Cô Nhi nơi mà Dung đang làm việc bán thời gian, ông có hỏi Dung có muốn di tản không. Dung đã trả lời xin đi. Mục đích Dung xin đi là để có cơ hội được đi học tiếp. Từ hồi còn nhỏ Dung đã rất thích đi học. Dung may mắn thi đậu vào trường Trung học công lập Ngô Quyền Biên Hòa và học lên được luôn tú tài hai. Sau đó Dung vừa đi học đại học vừa đi dạy kèm. Đầu năm 75 thì Dung xin được một việc làm với hội Cô Nhi này. Việc làm cũng rất thích thú vì Dung có dịp tiếp xúc nhiều với các em nhỏ cùng những cha mẹ nuôi của các em ấy. Dung cũng đã lặn lội vào trong những hang cùng ngõ hẹp tìm kiếm các em này để trao lại cho các em những món quà hay học bỗng mà hội Cô Nhi đã xin được từ những vị hảo tâm ở bên Mỹ gửi về. Tiền lương trung bình nhưng đều đặn nên cũng giúp Dung yên lòng mà chú tâm vào việc học của mình.

Đang suy nghĩ mông lung thì Dung thấy một quân nhân Mỹ thình lình đứng bật lên, chụp vội cây súng của mình và nói một tràng tiếng Mỹ dài còn tay thì ra dấu bảo mọi người ngồi sát xuống sàn máy bay. Có một người nào đó trong nhóm hành khách thông dịch lại với giọng hoảng hốt:

-Bà con ơi, họ nói mình đang bay qua một khu đang đánh nhau dữ dội và nguy hiểm lắm. Mọi người nên im lặng và ngồi sát xuống sàn mau lên!!!

Những tiếng khóc rấm rứt và tiếng nói chuyện lập tức im lặng ngay. Ai nấy cũng sợ hãi và nét mặt tái xanh lại. Bà cụ ngồi kế bên Dung đưa tay lần chuỗi hạt và làm dấu thánh giá rồi lẩm bẩm đọc kinh. Một vài người khác thì niệm kinh Phật trong yên lặng. Dung nghe rõ những tiếng đạn bắn phía ngoài máy bay cùng những tiếng đại bác rầm rì. Thình lình máy bay bị đảo qua một bên rồi chúi xuống đất một chút. Có tiếng người la to:

-Trúng đạn rồi bà con ơi!! Máy bay bị trúng đạn rồi !!!

Sàn máy bay bây giờ đã đông nghẹt người ngồi. Tự nhiên nhiều người òa lên khóc cùng một lúc.  Anh lính Mỹ hồi nảy lại đứng lên lần nữa và làm dấu cho mọi người yên lặng. Máy bay lảo đảo một vài phút rồi sau đó thì cất cánh bay thẳng trở lại. Dần dà không khí trong máy bay lại trở lại trạng thái bình thường như lúc trước. Trong lòng máy bay mọi người bắt đầu chuyện trò trở lại. Bà cụ ngồi bên cạnh Dung quay qua hỏi thăm:

-Cô có sao không? Người nhà của cô đâu rồi?

-Dạ con cảm ơn bác, con không sao cả. Dạ con đi một mình.

-Con gái mà đi di tản loạn lạc một mình, khổ thiệt!!

Dung gượng cười nhưng cái miệng thì méo xẹo và buồn ray rức trong lòng.  Số là ba của Dung đã đổi lên Ban Mê Thuột làm việc mấy tháng trước và đã mất liên lạc với gia đình hồi tháng ba vừa rồi. Dung có lên Bộ Nội Vụ để tìm tin tức nhưng ba Dung vẫn biệt tăm. Lại thêm cậu em út của Dung bị đi vào trại huấn luyện Quang Trung vào cuối tháng hai. Khi hay tin này Dung chạy về để tiễn em nhưng không kịp nữa. Dung chỉ thấy được một chút phía sau của xe “cam nhông” với tấm màn màu xanh lá cây dày đặc chở em mình đi lính mà thôi.  Khi được biết là mình có tên trong danh sách để di tản, Dung vừa mừng, vừa bâng khuâng. Mừng là mình có hy vọng để tiếp nối việc học nhưng bâng khuâng là vì không biết tương lai sẽ đi về đâu, nhất là trong khi tin tức của ba mình không rõ ràng và cậu em trai lại ở trong quân trường.  Trăm mối ngổn ngang trong lòng nước mắt của Dung đã trào ra hồi nào không hay. Dung khóc âm thầm.

Rốt cuộc rồi máy bay cũng đáp xuống một phi trường quân sự ở Phi Luật Tân. Khi ra khỏi máy bay, Dung nhìn lại thì thấy nhiều vết đạn loang lỗ bên ngoài của phi cơ. Dung thật kinh hoàng và thấy mình rất là may mắn.  Sau đó Dung được di chuyển qua đảo Guam và ở trong một chiếc lều được dựng lên rất vội vã qua đêm cùng với hai gia đình nhân viên của Hội Cô Nhi. Hàng ngày Dung hay đến những trạm thông tin để hy vọng tìm được bạn bè hay những người thân. Dung vẫn thầm hy vọng là bằng một phép lạ nhiệm mầu nào đó Dung sẽ tìm lại được những người thân yêu của mình. Người đến đảo càng lúc càng đông nhưng Dung thấy hy vọng mong manh của mình mỗi ngày lại một thưa dần. Dung hay thường đi lang thang ở bên bờ đảo, nhìn ra khơi mà thấy lòng mình chùng lại, thầm hỏi quyết định ra đi của mình có đúng hay không?

Hai tuần sau thì Dung được đưa qua Mỹ và định cư ở tiểu bang Maryland trong một thành phố giáp ranh giới với thủ phủ Washington D. C. Dung về ở chung với chị Liên dưới sự bảo trợ của hai vợ chồng ông bà mục sư đạo Cơ Đốc. Chị Liên lớn hơn Dung bảy tuổi, rất nghiêm nghị và ít cười. Hình như chị cũng có một tâm sự gì đó mà Dung thường hay thấy chị khóc lặng lẽ âm thầm. Khi bị bắt gặp thì chị cười gượng gạo và nói là bị bụi vương vào mắt. Chị Liên ơi, em cũng có bụi vương vào mắt đó, Dung thầm nhủ trong lòng. Chị hay dạy Dung tiếng Anh và chỉ bảo Dung cách sống ở bên Mỹ. Chị đã có bằng Cử Nhân Anh Văn, đi du học ở bên Phi Luật Tân về, và đã đi làm mấy năm nay. Hồi nhỏ chị học trường Marie Curie nên rất thông thạo tiếng Pháp. Dung thấy chị hay viết thư bằng tiếng Pháp và gửi cho bạn bè, bà con ở khắp mọi nơi.Chị đã có việc làm ổn định ở cùng chỗ với ông bà bảo trợ còn Dung thì đã ghi danh đi học và đi làm bán thời gian ở trong một trường học hàm thụ. Tuy chị rất nghiêm và có vẻ “khó” nhưng chị lại hay sợ những con vật nhỏ xíu vô hại. Một đêm đang ngủ ngon thì cả nhà đều choàng tỉnh dậy vì tiếng la hét của chị. Chị mặt mày tái xanh run rẩy chỉ tay vào bồn tắm. Dung thấy trong bồn tắm có một con chuột nhắt đang lúng túng tìm cách bò ra. Vì bồn tắm cao nên chú chuột này chồm lên thì lại bị tuột xuống nhiều lần gây ra những tiếng động lào xào. rột rạt trên thành bồn. Nó càng gây ra nhiều tiếng động thì chị Liên lại càng sợ hãi và càng khóc to thêm. Ông bà mục sư chạy vào thấy vậy, chỉ lắc đầu, mỉm cười và đã bắt chú chuột này bỏ ra ngoài vườn một cách dễ dàng.

Chị Liên cũng rất quan tâm về vấn đề ăn uống dinh dưỡng của mình. Chị muốn sụt cân nhưng lại thích ăn “chip” còn ông bà mục sư thì tuyệt đối không mua những thức ăn này. Một hôm chị mua đâu được bịch “chip” Cheetos nhỏ đem vào phòng và mời Dung ăn. Hai chị em ăn hết nguyên bịch này rất nhanh mà Dung vẫn còn thòm thèm vì đây là lần đầu tiên trong đời Dung được ăn một món ăn lạ và ngon như vậy. Hôm sau bà bảo trợ có việc vào phòng của hai đứa, mũi phập phồng bà ấy bảo là “tôi ngửi có mùi chip”. Chị Liên và Dung thì sợ quá lắc đầu lia lịa!!

Vấn đề ngôn ngữ và văn hóa bất đồng cũng gây ra những hiểu lầm không ít. Dung thì nghĩ đó là những bài học của mình nên đón nhận những lời sửa đổi một cách rất tự nhiên tuy đôi khi cũng có lúc tủi thân khóc thầm. Nhà ông bà mục sư này chỉ ăn đồ Mỹ và lại ăn chay trường nên chị Liên và Dung rất nhớ cơm và thức ăn Việt của mình. Nhớ một lần được mời đến nhà một chị bạn người Việt để dùng cơm, ra về chị ấy lại gói cho chị Liên và Dung một chai nước mắm nhỏ. Vào thời điểm ấy, thức ăn Việt nam rất hiếm hoi, có được chai nước mắm là rất quí. Chị Liên và Dung phải nghĩ cách làm sao mà đưa được món đồ “quốc cấm” này về nhà vì biết chắc là ông bà bảo trợ sẽ không thích. Sau khi được gói kín trong 5-6 lần giấy báo và bao nhựa, chai nước mắm “bất hợp pháp” này được dấu kín vào trong một góc của tủ đựng quần áo đợi chờ một cơ hội tốt. Rồi thời cơ cũng đến cho những ai có chí đợi chờ! Ông bà bảo trợ có dịp đi xa để thăm con cháu vài hôm. Chị Liên và Dung lật đật nấu nồi cơm bằng gạo Mỹ hiệu “Uncle Ben” vì không có gạo trắng Việt Nam mình lúc đó, luộc hai trứng gà cùng rau bắp cải, và trịnh trọng khui chai nước mắm ra để làm nước chấm. Hai chị em ăn ngấu nghiến rất ngon lành. Hình như đây là bữa cơm ngon nhất từ trước đến giờ. Khi ăn gần xong hai chị em nhìn nhau, tự nhiên nước mắt lại chảy dài và chị Liên cùng Dung đều bật khóc.

Rồi mùa đông đầu tiên trên nước Mỹ cũng đã đến. Dung và chị Liên thì sợ nhất là mùa Đông mặc dù là cảnh rất đẹp. Lần đầu tiên thấy tuyết, chị Liên đã kéo Dung lại để xem. Tuyết rất đẹp nhưng thời tiết thì lạnh thấu xương, Dung đã mặc hai ba lớp, lại khoác cái áo bành tô bên ngoài dày cộm như khúc giò bó chặt mà vẫn lạnh. Có hôm lạnh đến nổi thở ra khói, rồi khói này đông lại thành đá đóng chung quanh mũi và miệng như những bộ râu màu trắng trông rất là dị hợm và ngộ nghĩnh. Thỉnh thoảng có hôm trời quá lạnh, nước từ tuyết tan ra hôm trước lại đông thành đá. Dung hay đi bộ đến trường. Đường hôm ấy trơn trợt, Dung té lên té xuống nhiều lần làm cả người ê ẩm.

Mấy tháng đầu rồi cũng trôi qua nhanh. Năm 1976 đã bắt đầu. Tin tức bên nhà vẫn biệt tăm vì bang giao giữa nước Mỹ và Việt Nam đã bị cắt đứt. Dung đã gửi nhiều thư về nhà qua các ngả Thụy Sĩ, Gia Nã Đại, và Úc Đại Lợi nhưng vẫn không thư trả lời. Chị Liên thì vẫn nhận được tin gia đình đều từ thơ của một người chú ở bên Pháp. 

Một hôm đi lễ xong ra khỏi nhà thờ thì có một cô bạn người Mỹ làm chung sở chạy đến nói chúc mừng năm mới cho Dung và chị Liên. Chị Liên và Dung đều sững sờ. Trời ơi, Tết đã đến rồi sao?  Cô bạn này lại nói là hình như có một hội chợ Tết ở trung tâm YMCA ở dưới phố và tình nguyện chở chị Liên và Dung đi tham dự. Khi đến nơi thì hội chợ đã gần tan, lưa thưa vài ba người tóc đen gốc Việt Nam lủi thủi đi ra cửa. Chị Liên hỏi thăm họ thì ra những người này đều là người Việt mới qua, cũng đi tìm một chút hương vị ngày Tết cùng tình đồng hương như Dung và chị Liên vậy. Bên trong hội trường giờ đã trống trơn, vài ba chiếc bàn nhựa trắng nằm lưa thưa bên những chiếc ghế trống. Mình đã đến muộn lắm rồi. Dung thầm nhủ.

Đang khi đứng ngơ ngẩn ở bên cửa ra vào thì có một bà cụ người Bắc cùng với cô cháu gái đi ngang qua chỗ Dung và chị Liên đứng. Cụ dừng lại.

-Hai cô đừng buồn nữa. Hội chợ đầu tiên ở đây không có tổ chức lâu, mà cũng chẳng có gì nhiều. Chúng tôi gặp nhau vài ba phút rồi lại về vì mình cái gì cũng thiếu cả.

- Dạ con xin cảm ơn bác. Chúng con nhớ Tết quê nhà mà không biết ngày tháng nên mới đến nơi mà thôi. Chị Liên trả lời với giọng rươm rướm nước mắt.

-Thôi tôi còn cái bánh chưng mà tôi mới tập nấu tối qua, xin biếu hai cô dùng thử cho có một chút mùi vị ngày Tết hai cô nhé.

Cụ giở một túi xách ra và đưa chị Liên một cái bánh chưng gói bằng giấy bạc hình chữ nhật khá lớn.  

-Bên này không có khuôn lại không có lá chuối nên tôi gói đại, hai cô ăn đừng chê nhé. Nhưng bánh chưng này lại có màu xanh đặc biệt. Đố hai cô tôi làm bằng gì?

Bà cụ nói xong rồi cười có vẻ thích thú lắm và cùng cô cháu ra về. Chị Liên và Dung không biết nói gì chỉ lí nhí mấy tiếng cảm ơn còn bị nghẹn lại ở nơi cổ.

Trên đường ra cửa, chị Liên và Dung đều trầm ngâm, mỗi người một ý tưởng. Chưa bao giờ Dung thấy buồn và cô đơn như ngày hôm ấy. Đúng là một cái Tết tha hương!! Dung liếc qua chị Liên thì thấy chị ấy cũng sụt sùi nước mắt. Hai chị em đang đi lủi thủi thì bỗng nghe có tiếng ai gọi đằng sau lưng:

-Chị Dung chị Dung!! Phải chị Dung đó không?

Dung quay lại ngập ngừng ngó hai người thanh niên, một người trong quân phục phi công và một người khác trong quần áo thường phục. Hai người cùng có vẻ buồn bả và lẻ loi.

-Chị Dung chị không nhận ra em sao? Em là Hùng đây, em của chị Hạnh bạn chị đó. Còn đây là anh Hải anh của em. Ảnh là phi công lái F5, còn em cũng Không quân nhưng về cơ khí. Tụi em gặp lại trong trại tị nạn ở Guam và mới về DC tháng trước đó chị.

Thì ra đây là anh em của người bạn thân tên Hạnh của Dung khi còn trung học. Nhớ hồi đó hay đến nhà bạn Hạnh chơi, Dung hay gặp Hùng. Hùng rất ngoan và chịu khó. Có những mùa hè, đến thăm Hạnh trên căn gác, Hạnh đã nhờ Hùng đi mua cốc ổi về cho Dung và Hạnh nhâm nhi. Còn anh Hải thì họa hoằng lắm Dung mới gặp. Hồi ấy anh Hải rất oai, cao ráo và hay cười mỉm chi. Mỗi lần thấy anh Hải là Dung lật đật trốn đi nơi khác, rất sợ và mắc cở.

Dung mừng quá, mau mau xoay qua giới thiệu chị Liên cho anh em Hải và Hùng. Anh Hải ban đầu cũng ngập ngừng nhưng có thể nhờ bản tánh hoạt bát “phi công” sẵn của mình, anh ấy đã bắt chuyện một cách dễ dàng và tự nhiên. Còn chị Liên thì ban đầu cũng không nói gì nhưng nhờ anh Hải pha trò dí dỏm nên chị cũng trở nên dạn dĩ và nói chuyện vui vẻ hơn. Cả nhóm rủ nhau vào lại hội trường để nói chuyện tiếp. Cả bọn bốn người ngồi lại bên chiếc bàn trắng và trên những ghế nhựa nhưng sao bây giờ lại thấy ấm cúng vô cùng. Sẵn có chiếc bánh chưng mà bà cụ tốt bụng đã tặng ban nảy, cả đám mở ra, mỗi người chia nhau một miếng bánh. Đúng như lời bà cụ đã nói, dù không được gói bằng lá chuối nhưng cái bánh chưng này lại có một màu xanh ngọc rất đẹp, hương vị lại ngọt ngào thơm phức. Cả đám bốn đứa quây quần vừa kể chuyện ngày xưa ngày nay, nhâm nhi miếng bánh chưng vào ngày đầu Xuân của một năm mới. Không khí giống Tết vô cùng. Tự nhiên Dung thấy lòng mình thật bình an và hạnh phúc.   

Dung ngó một cách kín đáo qua chị Liên. Nét mặt buồn phiền nghiêm nghị của chị ngày thường đã mất dần. Thay vào đó là một nét mặt vui vẻ và tươi trẻ. Chị Liên cũng đẹp lắm đó. Một vẽ đẹp mà ngay chính lúc ấy Dung mới nhận ra. Hay thật là mùa Xuân đã về trong lòng của chị và của những người tha hương?

Bẵng đi một thời gian, chị Liên nhận việc  làm mới ở Gia Nã  Đại, nơi mà chị có thể sử dụng cả ba ngôn ngữ Anh Việt Pháp của mình, còn Dung thì theo đuổi việc học ở Ohio. Hai năm sau Dung nhận được thiệp hồng của chị Liên và anh Hải.

Mới đó mà đã bốn mươi năm rồi. Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào. Đúng là chị Liên và Dung đã có một mùa Xuân trên đất mới vào dịp Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.

 

Xuân 2014

Võ Quách thị Tường Vi

Viết cho chị L.

 

 

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Tám 20164:45 CH
Khách
Chuyện kể hay quá, mình rất thích đọc truyện của bạn, nếu có thể, bạn cố gắng viết thêm những story khác. Bạn đã may mắn không "" được"" sống với Cộng sản . Và còn may mắn hơn nữa là được tiếp tục con đường học vấn của mình. Còn chú Cáp sau đó ra sau???Ba mình thì bị họ bắt và không thấy trở về. Bạn có thể email cho Minh-lệ địa chỉ christ_010@yahoo.com
Chsnq Minh-lệ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 181102)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
11 Tháng Ba 2024(Xem: 249)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 156)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 255)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 323)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 396)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 714)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 697)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 689)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1172)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 1651)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 2189)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 1814)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 1668)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1518)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1377)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1362)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 1763)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2242)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2592)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 2934)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 2907)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 2565)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 3215)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 3607)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 3821)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 4322)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4087)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 3996)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 3796)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4777)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4476)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4478)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 5404)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 5567)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 5636)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5401)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4675)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4696)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4649)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 4820)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5354)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 4922)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 5967)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 5846)
Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.
26 Tháng Tư 2021(Xem: 6370)
hay sương thành lệ tra vào mắt mờ khuất trong em mọi nẻo về.
17 Tháng Tư 2021(Xem: 4907)
ánh trăng năm ấy đã lấy đi biết bao nhiêu linh hồn chưa đến tuổi phải từ bỏ thế gian...! trăng tròn 26-4-1975 ánh trăng buồn muôn thuở.
14 Tháng Tư 2021(Xem: 5357)
Facebook là bạn, nhưng tôi yêu những người bạn thật của tôi hơn. Họ đang chia sẻ với tôi những tâm tư tình cảm vui buồn rất thật của họ.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6559)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”