1:49 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

XÓM GÒ - Huỳnh Văn Thôi

07 Tháng Giêng 201610:55 CH(Xem: 9057)

Xóm Gò

Trải qua bao thời cuộc đổi thay, địa danh Xóm Gò không còn nữa trên bản đồ, nhưng nó vẫn còn trong tâm khảm của tôi rành rọt từ con đường làng ngoằn ngoèo, bụi tre khóm trúc, xóm nhà thưa thớt dọc hai bên đường rầy xe lửa dưới chân núi Bữu Long, Biên Hòa.

Thầy giáo Đằng là người khai trí đầu tiên của tôi lúc tôi 8 tuổi, vì chiến tranh và không người hướng dẫn tôi đi học quá trể, nhưng tôi cũng thông minh, ngay ngày đầu tiên thầy viết cho tôi bài học vở lòng mấy hàng chữ cái, xong thầy bảo một đứa lớp lớn kèm tôi, nội buổi sáng tôi đã thuộc bài và sau đó thầy viết tiếp cho buổi chiều. Lớp học là cái  nối liền với căn nhà ba gian rộng rãi với những vật trang trí cổ đẹp, trước nhà là môt sân rộng để học trò vui đùa trong giờ ra chơi. Học trò các lớp học chung, đứa lớp lớn phụ thày kèm mấy đứa nhỏ hay mới vào học như tôi chẳng hạn, thầy ngồi trên bộ ván ngựa với cái bàn bên cạnh và tấm bảng sau lưng, thầy chỉ loay quay trên bộ ván ngựa thôi, đó là hình ảnh đặc biệt của trường học ngày xưa ở thôn quê Việt Nam.

Lúc đầu đi học ở trường thầy giáo Đằng, tôi ở chung với chị Hai tôi ở căn nhà mới cất, khi chỗ ở cũ là khu nhà máy mủ cao su của Pháp bỏ hoang bị quân đội Nhật chiếm đóng sau ngày 03 tháng 09 năm 1945 và bị phá bỏ để nới rộng vòng đai an ninh phi trường Biên Hòa. Sau khi ba tôi có việc làm trong nhà thương của Pháp ở phi trường, trong phi trường có trường Sơ cấp từ lớp 5 tới lớp 3 (tức lớp 1 tới lớp 3 bây giờ) do các thầy Thũy, thầy Bổ và thầy Lâu dạy. Trò nào muốn học thêm phải thi đậu lớp nhì ở trường tỉnh Nguyển Du và phải giỏi mới được thầy Lâu làm danh sách gởi ra trường tỉnh để thi, tôi và chị em của nữ văn thi sĩ trong nhóm Tam C/Ngô Quyền, Kiều Oanh Trịnh không biết học lớp ba mấy năm chứ tôi phải 2 năm, còn những trang lứa với tôi ở trong trại gia binh không thi đậu hoặc không được thầy Lâu tuyển chọn đi thi bèn gia nhập vào trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu như Sanh Huỳnh, Thiện (Hủ Kẹo), Nhóm v..v..trong số đó chỉ có Roanh ra trường là sĩ quan TQLC tướng rất ngầu. Ba tôi xin cho tôi vào học lớp 5 của thầy Thũy, được hơn tháng tôi lại bỏ học ở trường Sơ cấp trở ra học ở thầy giáo Đằng, cứ thế đôi ba lần chừng lên lớp tư của thầy Bổ tôi không có ra vô gì hết, có lẽ tôi nhớ và thương thầy Đằng nên bỏ đi không đành, vì thầy rất tâm huyết trong việc dạy dỗ mặc dù thầy bị bệnh nan y. Có những buổi sáng đi học ngược chiều với ba thầy ở ngoài chợ Biên Hòa đi bằng xe đạp vào phi trường, mình cũng cảm thấy ngượng, mặc dù vậy nhưng các thầy thương nên vẫn nhận mình vào học lại lớp 5 của thầy Thũy. Từ trong phi trường đi học ở thầy giáo Đằng tôi phải đi qua đồng ruộng ,rừng chồi, chùa và một cái đình bỏ hoang với cây da khổng lồ chằn chịt rể dây từ trên xuống  làm thằng nhỏ cũng teo khi đi một mình và khi đi ngang qua những ngôi mộ bên vệ đường tôi phải chạy thụt mạng cho mau qua khỏi, đôi khi quá hấp tấp vấp phải những gốc cây bị tươm máu mấy đầu ngón chân vì đi chân không làm gì có giày dép như học sinh ngày nay. Một buỗi xế chiều, trên đường về một thằng Tây thình lình xuất hiện với cây súng tiểu liên trên tay ở đường rầy, tôi xí xô xí xào tiếng Tây bồi với nó, vậy mà nó cũng hiểu, sau đó nó bảo tôi đặt ngón tay trỏ vào cò súng kéo mạnh ngược lại, ba tiếng nổ chát chúa liên tiếp làm tôi hoảng hồn còn thằng Tây thì cười rũ rượi. Gần trường thầy giáo Đằng có lò đường thủ công gần đó, tức là mía được xay ép bằng hai ống trục kim loại bằng gổ bọc nhôm do trâu hay bò kéo vòng tròn bằng một thanh gổ dài nối liền cổ con vật và hai ống trục, nước mía được lọc qua mành lưới, xong được múc vào chảo lớn để nấu thành đường, nên tới mùa mía đường tụi học trò rất thích vì trên đường đi học về tạt vào lấy một khúc mía làm cho sạch xong nhúng vào chảo đường sắp đổ ra khuôn, đường nhão bọc dính quanh cây mía vừa lăn cây mía vừa đi vừa ăn rất khoái, hay xin những miếng đường vụn rơi rải nằm ngoài khuôn đổ, đường vụn ăn rất ngon thơm.

Mùa hè tôi hay về ở với chị Hai tôi vì chị sống có một mình, một hôm trời mưa lớn, chúng tôi đang chơi ngoài đồng ruộng, sẵn mưa lớn nên tắm luôn, đang tắm ở đám ruộng đã cày bừa xong và nước rất nhiều, một thằng nhỏ đang tắm trước mặt tôi vài thước, lúc nó đứng dậy tôi thấy một con đỉa trâu to bằng ngón tay út bám vào mông đít nó, tôi liền chạy tới vừa la “đỉa-đỉa” vừa lấy tay gạt con đỉa xuống, nhưng nó hút chặc vào da thịt nên rất khó gạt nó rớt xuống, chừng gạt xong con đỉa thằng nhỏ vừa khóc vừa chạy vào nhà mét má nó là tôi bắt đỉa bỏ lên mông đít nó. Một hôm tụi tui đùa giỡn ở hai cái mã lớn chung quanh xây bằng những khối đá ong to lớn, một thằng trang lứa bị té xây xác mình mẩy rồi tôi cũng bị trầy trụa ở mang tai, chúng tôi thôi không đùa giỡn nữa, chắc có lẽ người nằm phía dưới muốn được yên tĩnh.

Xóm Gò còn đâu nữa, nó chỉ còn lại trong tâm khảm của những ai còn sống cho tới bây giờ sau bao đổi thay của thời cuộc. Giờ có nhìn lại mảnh đất năm xưa chắc cũng không ai nhận ra Xóm Gò vì những đợt di cư vô tiền khoáng hậu sau 75 cho tới nay. Thật buồn thay.                                                                     

 

                                                                   Thôi Huỳnh

                                                        

 

                                                            

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5748)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6804)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7226)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6274)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 5990)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6516)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5340)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5213)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5518)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5441)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5478)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 5953)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6732)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6739)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6082)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6029)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6179)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6371)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6819)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6493)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6891)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 6914)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6706)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6326)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47075)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66891)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24869)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5898)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5901)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6204)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 6952)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5468)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5691)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6315)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5563)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5371)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5841)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6316)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5415)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5900)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6122)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6128)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8063)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7012)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6252)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8640)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7724)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7329)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7309)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6521)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ