越南
Cái xỏ lá của ba tàu trong chữ “Việt”
Vào thuở xa xưa khi còn lon ton xách cặp đến trường để nghe thầy cô dạy rằng ta là người Việt sống trên đất nước Việt
Cái ngày mà tui bắt đầu biết đọc lỏm bỏm vài chữ Hán trên báo Tàu. Nhìn chữ “Việt” trong hai chữ Việt Nam (越南 ) mà tức cành hông. Bọn nó đã chơi xỏ mình ngay từ đầu.
Theo sự diễn giải của các bậc tiền bối thông thạo Hán Văn thì Việt Nam có nghĩa là xứ sở của người Việt ở phương nam
Nếu so với Tàu thì mình ở phía nam vậy thì rõ ràng là ba tàu đặt tên nước cho chúng ta phải không? Còn nếu không thì chữ nam ở đâu mà ra? Nếu vua cha mình tự đặt lấy như có sách bảo là chúa Nguyễn Ánh đặt ra thì tại sao phải là Việt Nam mà không là Việt Đông hay Việt Quốc này kia? So với Tàu thì ta ở phía nam nhưng so với những nước khác thì Việt Bắc cũng hợp lý vậy?
Dựa theo các lập luận trên thì tuy không biết rõ là do ai và từ khi nào nhưng cái giả thuyết người Tàu là tác giả của hai chữ Việt Nam có nhiều xác xuất đúng nhứt. Trong bài này tui muốn bàn đến cách người Tàu chế biến ra chữ “ Việt “.
Việt Nam (越南 ): Nói nôm na theo kiểu bình dân Nam bộ ta thì là … Cái tụi người Việt xóm dưới.
OK ! Tui chấp nhận mấy anh ba dùng chữ Nam là đúng không có vấn đề chi cả nhưng còn chữ “Việt” thì từ đâu ra?
Với sự tìm tòi tự học lấy của tui thì chữ “Việt” trong tiếng Hán ngoài cái nghĩa là người Việt thì còn có thêm một chữ Việt nữa là cái búa cái rìu. Chữ “Việt” trong nghĩa Việt Nam có bộ Tẩu còn chữ Việt chỉ cái búa thì có bộ Kim. Cả 2 chữ đều có âm Việt hay Cân đều có nghĩa là búa.
Hãy cùng phân tích để hiểu biết thêm cái tâm địa của người láng giềng khi chế ra cái chữ viết để gọi chúng ta cùng sự tai hại của lối học từ chương hồi xưa của cha ông.
Việt
Giã sử khi xưa lần đầu tiên người Tàu thấy người Việt và đặt tên gọi là Việt cho có cái mà kêu thì cũng được đi nhưng cái lối viết “ Việt “ của họ là một điều đại xỏ lá hàm ý khinh khi chế diểu chúng ta.
Chữ Hán được viết hay vẽ ra dựa theo quy luật tượng hình tượng ý tượng thanh quanh đời thường. Thí dụ như chữ Nhất là một vạch ngang, chữ Nhị là hai vạch …
Tượng hình thì như chữ Nữ mà họ vẽ một người phụ nữ đứng nghiêng có cái gì nhô ra thấy phê phê ... Có lý quá ha !
Còn chữ Việt?
Đầu tiên họ viết chữ Tẩu (走) có nghĩa là chạy.
Kế đến họ thêm vô kế bên chữ Cân có nghĩa là cái búa, cái rìu nhưng lại cố ý bỏ đi một phần là chữ Kim (金)là kim loại.
Có nghĩa là … Cái thằng vác búa mềm búa cùn búa không bằng sắt mà chạy. Và họ cho đó là chữ Việt dùng để chỉ dân tộc chúng ta.
Vậy Việt Nam có nghĩa là … Cái tụi vác búa dõm chạy xuống phía Nam.
Việc thiếu mất chữ Kim có thể suy luận như sau:
Kim là kim loại, vòng vàng bạch kim. Cái búa mà không có kim loại như sắt thép thì là búa cao su, búa dõm không đáng sợ hay chẳng là cái búa chi cả.
Cũng có thể thêm vô cái hàm ý nhạo báng … Lật đật vác búa chạy bỏ rớt bị tiền.
Sao mà kì quá vậy?
Đánh nó bao lần mà vẫn không xong thì sao không đi sát với thực tế dùng bộ Nhân với chữ Cường để tạo ra chữ Việt cho có lý hơn.
Việt Nam xứ sở của Cường Nhân phương Nam nghe mà tự hào dân tộc.
Mấy mươi năm trời ngắm nhìn vận nước nổi trôi thế sự đổi dời đọc vài quyển Sử tui suy gẫm như vầy. Có thể là vào thời tiền sử chúng ta dùng búa làm vũ khí và bị người Tàu đánh thua nên phải rút lui về phía dưới nên họ mới tạo ra chữ “Việt” như thế.
Bắt đầu thì đơn giản là cái thằng đánh thua vác búa chạy xuống phía Nam.
Rồi thì chắc muốn chế nhạo lẫn dùng phong thủy để trù ếm chúng ta đời đời kiếp kiếp nên cố ý bỏ bớt chữ Kim cho bỏ ghét phải không?
Cái bực tức đối với sự xỏ lá ba que của người Tàu không làm cho tui buồn bằng cái sự chấp nhận cái tên quái dị đó của bao đời vua chúa và các học giả nước ta.
Biết bao người lều chổng đi thi bằng chữ Hán trở thành ông Nghè ông Cống này nọ mà sao không có lấy một người chịu suy nghĩ để nhận ra cái nhục trong quốc danh mà tìm ra một chữ “Việt” khác cho vui lòng thế hệ mai sau.
Viết đến đây tui chợt nhớ ra trong tiếng nước ta có chữ Việt dã . Ừ thì cũng vẫn là …Chạy!
Không lẽ muôn đời cứ vác búa dõm mà chạy hay sao? Mà chạy đi đâu nữa bây giờ? Mất luôn phương hướng thì cầm chắc là sẽ chạy vào hư vô. Hãy dạy cho người Tàu viết lại chữ Việt đúng nghĩa có bộ Nhân với 2 âm Búa và Tấn.
Hoàng Duy Liệu
(2016)